intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cùng khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc giới thiệu tổng quan về tình hình chăn nuôi giai đoạn 2005-2019; cách phát triển kinh tế từ các nghề chăn nuôi lợn, trâu, bò và dê; quan điểm, chủ trương và giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cùng khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH
  2. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chăn nuôi gia súc là ngành sản xuất cung cấp các sản phẩm thịt và sữa chủ yếu cho con người. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ở nước ta, ngành chăn nuôi gia súc có nhiều lợi thế để phát triển do nhu cầu tiêu dùng trong nước về các sản phẩm thịt, sữa gia tăng, đồng thời cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này ra các nước trên thế giới ngày càng mở rộng. Để ngành chăn nuôi gia súc phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn sản xuất, ngoài việc xây dựng các chính sách hỗ trợ và đầu tư nguồn vốn để mở rộng chăn nuôi, việc nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi gia súc có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao giá trị và phát triển bền vững nghề chăn nuôi gia súc ở nước ta. Cuốn sách Khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc giới thiệu tổng quan về tình hình chăn nuôi giai đoạn 2005-2019; cách phát triển kinh tế từ các nghề chăn nuôi lợn, trâu, bò và dê; quan điểm, chủ trương và giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở Việt Nam. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác 5
  3. thông tin tuyên truyền trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, giúp bạn đọc có những thông tin bổ ích để phát triển chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình biên soạn, biên tập có thể còn thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc! Tháng 12 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  4. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI MỘT SỐ GIA SÚC PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM Trong giai đoạn 2005-2019, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng đã dần phát triển theo hướng ngành sản xuất hàng hóa lớn, gắn với thị trường và hội nhập quốc tế, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế, khả năng cạnh tranh như lợn, bò, trâu, dê và những sản phẩm đặc sản. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức cao trong nhiều năm qua, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu xuất khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi gia súc như lợn sữa, lợn thịt và các sản phẩm sữa. Trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi gia súc là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phần lớn đều do tư nhân đầu tư như Công ty Hòa Phát, TH True Milk, CP Việt Nam, Mavin, GreenFeed, v.v.. Nhiều chuỗi liên kết trong chăn nuôi được hình thành tại hầu hết các địa phương, dưới các hình thức: 7
  5. chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi, doanh nghiệp và nông dân cùng làm, v.v.. Điển hình là chuỗi sản xuất thịt lợn của Công ty CP Việt Nam, Dabaco, GreenFeed, Bình Minh; chuỗi sản xuất sữa của Công ty Vinamilk, Mộc Châu, Cô gái Hà Lan, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Sóc Trăng, các chuỗi liên kết trong sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi lợn sữa của Thắng Lợi (Hải Dương, Hà Nam, Nam Định), Hoa Mai (Thanh Hóa)… 1. Quy mô đàn gia súc và sản lượng sản phẩm chăn nuôi a) Chăn nuôi lợn Trong giai đoạn 2005-2019, quy mô đàn lợn dao động từ 24,93 đến 29,08 triệu con (xem Hình 1.1). Tổng đàn lợn cao nhất vào năm 2016, thời điểm giá lợn ổn định ở mức cao nên người dân đầu tư nhiều vào chăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn xuống thấp nhất vào năm 2019 do khủng hoảng giá lợn xuống thấp vào năm 2017 và 2018, sau đó xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi vào tháng 2/2019 kéo dài cho tới nay. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.1: Tổng đàn lợn cả nước giai đoạn 2005-2019 8
  6. Chăn nuôi lợn tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhiều hơn so với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và ít nhất ở khu vực Tây Nguyên. Xu hướng đàn lợn tăng ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, ổn định ở khu vực Tây Nguyên. Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn có đàn lợn với số lượng lớn nhất, chiếm 25,42-28,41% tổng đàn lợn cả nước. Mặc dù vậy, xu hướng đàn lợn tăng mạnh ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (tăng 5,44%) và giảm mạnh ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (giảm 5,48%) (Hình 1.2). Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.2: Phân bố đàn lợn ở các vùng sinh thái năm 2005 và 2018 Sản lượng thịt lợn xuất chuồng trong giai đoạn 2005-2019 có tốc độ tăng trưởng khoảng 4,45%/năm, tăng từ 2,29 triệu tấn năm 2005 lên 3,29 triệu tấn năm 2019, đạt mức cao nhất là 3,82 triệu tấn năm 2018. Hình 1.3 cho thấy, sản lượng thịt lợn có xu hướng tăng dần đều đến năm 2018, nhưng sang năm 9
  7. 2019 giảm 13,80% do đàn lợn giảm mạnh bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi đã làm giảm 11,45% tổng đàn lợn so với năm 2018. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.3: Sản lượng thịt lợn cả nước giai đoạn 2005-2019 b) Chăn nuôi trâu Đàn trâu đã suy giảm liên tục trong giai đoạn 2005-2019, từ 2,92 triệu con giảm xuống còn 2,25 triệu con, bình quân giảm 1,62%/năm (Hình 1.4). Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.4: Tổng đàn trâu cả nước giai đoạn 2005-2019 10
  8. Việc duy trì đàn trâu gặp khó khăn do công tác phát triển đàn trâu ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng ở nhiều nơi thiếu trâu đực giống, hiện tượng cận huyết khá phổ biến dẫn đến đàn trâu có chiều hướng suy giảm cả về số lượng, tầm vóc và khối lượng. Quá trình đô thị hoá làm thu hẹp bãi chăn thả, quá trình cơ giới hoá nông nghiệp làm giảm nhu cầu cày, kéo, v.v.. cũng là nguyên nhân làm giảm đàn trâu. Đàn trâu phân bố chủ yếu ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và ít có sự biến động về phân bố giữa các vùng trong giai đoạn 2005-2019. Đàn trâu ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có xu hướng tăng số lượng từ 1,06 đến 1,74% trong cả giai đoạn, còn khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 0,25 đến 2,16% (xem Hình 1.5). Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.5: Phân bố đàn trâu ở các vùng sinh thái năm 2005 và 2018 11
  9. Hình 1.6 cho thấy, sản lượng thịt trâu từ 59,8 nghìn tấn (năm 2005) đã tăng lên 95,1 nghìn tấn (năm 2019), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm nhờ cải tiến kỹ thuật chăn nuôi và tăng khối lượng giết thịt, sản lượng thịt trâu vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.6: Sản lượng thịt trâu cả nước giai đoạn 2005-2019 c) Chăn nuôi bò thịt Trong giai đoạn 2005-2008, đàn bò thịt có xu hướng tăng từ 5,44 triệu con (năm 2005) lên 6,23 triệu con (năm 2008) với tốc độ bình quân đạt 3,65%/năm. Giai đoạn 2008-2013, mỗi năm đàn bò thịt giảm 4,22%, còn 4,97 triệu con vào năm 2013, đây là giai đoạn chăn nuôi bò thịt gặp khó khăn về đầu ra nên xu hướng chăn nuôi bò giảm. Giai đoạn 2013-2019, đàn bò thịt lại có xu hướng tăng, bình quân 1,92%/năm, đạt 5,64 triệu con năm 2019 (Hình 1.7), do có nhiều doanh nghiệp lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, v.v.. đầu tư nhập khẩu hàng trăm nghìn con bò thịt từ Ôxtrâylia về nuôi vỗ béo bán thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất 12
  10. tiểu ngạch đi Trung Quốc, tác động tích cực đến sự phát triển chung của chăn nuôi bò thịt. Trong giai đoạn này, quy mô chăn nuôi bò trong cơ sở chăn nuôi có xu hướng tăng, đặc biệt có những trang trại chăn nuôi bò thâm canh có quy mô hàng nghìn con tại các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Gia Lai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.7: Tổng đàn bò thịt cả nước giai đoạn 2005-2019 Giai đoạn 2005-2018, đàn bò thịt tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm 40,77-43,39%; đàn bò thịt vùng Trung du và miền núi phía Bắc dao động ở mức 15,80-17,62%, vùng Tây Nguyên 11,13-13,29%, vùng Đồng bằng sông Hồng 8,61-12,61%, vùng Đông Nam Bộ 6,81- 7,15% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long 9,71- 12,90%. Từ năm 2005 đến năm 2018, tỷ trọng đàn bò khu vực Đồng bằng sông Hồng giảm 4,20%, trong khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng đàn bò tăng 3,19% (Hình 1.8). Đa số các tỉnh có đàn bò lớn như Nghệ An, Sơn 13
  11. La, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Tây Ninh, v.v.. đều thực hiện tốt chương trình thụ tinh nhân tạo cho bò, đây là giải pháp quan trọng kết hợp hài hòa với chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng nhằm cải tiến cả chất lượng và số lượng đàn bò tại địa phương. Một số giống bò thịt năng suất cao được đưa vào sản xuất trong thời gian qua như Brahman, Red Angus, Charolaise và BBB, v.v.. tạo con lai cho năng suất, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.8: Phân bố đàn bò thịt ở các vùng sinh thái năm 2005 và 2018 Sản lượng thịt bò tăng từ 142,20 nghìn tấn năm 2005 lên 349,20 nghìn tấn năm 2019, đạt tốc độ tăng trưởng 9,07%/năm. Chăn nuôi bò thịt được hầu hết các địa phương có chủ trương phát triển, các chương trình giống, chương trình khuyến nông đều dành phần lớn kinh phí cho công tác cải tạo đàn bò và trồng cỏ, chế biến phụ phẩm nuôi dưỡng, vỗ béo bò thịt. Mặc 14
  12. dù tổng đàn bò có xu hướng giảm nhưng nhờ tăng năng suất chăn nuôi và tăng khối lượng giết thịt, sản lượng thịt bò đạt được tương đối cao. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.9: Sản lượng thịt bò cả nước giai đoạn 2005-2019 d) Chăn nuôi bò sữa Giai đoạn 2005-2019, số lượng bò sữa cả nước tăng từ 104,10 nghìn con lên 321,23 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,91%/năm. Từ năm 2008 đến năm 2019, đàn bò sữa liên tục tăng về số lượng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 16,45%/năm (Hình 1.10). Việc phát triển mạnh đàn bò sữa có sự tham gia của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, đầu tư bài bản như TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu Milk... đã tiến hành đầu tư nhập khẩu hàng chục nghìn con bò sữa chất lượng cao từ Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Niu Dilân, v.v., để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất chăn nuôi bò sữa của các đơn vị. 15
  13. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.10: Tổng đàn bò sữa cả nước giai đoạn 2005-2019 Giai đoạn 2005-2019, sản lượng sữa có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,05%, tăng từ 197,7 nghìn tấn lên 1,03 triệu tấn (Hình 1.11). Đây là thành tựu lớn của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu sang 46 thị trường, trong đó có Trung Quốc, Inđônêxia, Philíppin, Malaixia, các nước Trung Đông, v.v.. Hình 1.11: Sản lượng sữa bò tươi cả nước giai đoạn 2005-2019 16
  14. Cơ cấu đàn bò sữa tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Bộ (33,35%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (25,69%), còn các vùng khác dao động trong khoảng 8,12-12,22% (Hình 1.12). Đặc biệt,, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tốc độ tăng đàn bò sữa rất nhanh do các doanh nghiệp lớn như TH True Milk và Vinamilk đã đầu tư mạnh mẽ vào đàn bò sữa ở các tỉnh thuộc khu vực này như Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v.. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.12: Phân bố đàn bò sữa ở các vùng sinh thái năm 2018 2. Tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc Sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chăn nuôi trong nước thời gian qua là sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các chuỗi liên kết chăn nuôi có thể gồm một số công đoạn hoặc khép kín, được xây dựng bởi các nhóm hộ, hợp tác xã, nhất là của 17
  15. các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam, Japfa Comfeed, Vissan, TH True Milk, Vinamilk, Masan, Mavin, v.v.. Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch từ hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi trang trại tập trung và các hộ lớn, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Số hộ chăn nuôi có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhất là chăn nuôi lợn. Năm 2011, cả nước có 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn, năm 2016 có 3,44 triệu hộ, đến năm 2019 chỉ còn khoảng 2,96 triệu hộ chăn nuôi lợn. Nhờ sự chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư công nghệ chăn nuôi hiện đại, giống, thức ăn chất lượng cao, quản lý chăn nuôi tiên tiến hơn nên năng suất và chi phí chăn nuôi trong nước đã được cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2005-2019 cũng là thời kỳ mà số lượng và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực chăn nuôi, thú y tăng mạnh, đặc biệt là từ năm 2015 trở lại đây đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư rất mạnh vào chăn nuôi, như Masan, Hòa Phát, PAN, Hùng Vương, Nutifood... Đầu tư FDI trong lĩnh vực chăn nuôi cũng không ngừng gia tăng về số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư có chất lượng hơn vào chuỗi liên kết khép kín, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển bền vững hơn, như đầu tư nghiên cứu, sản xuất con giống, thiết bị chuồng trại, đặc biệt là vào những lĩnh vực khó khăn, còn nhiều 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2