intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CUỘC DẠO CHƠI CỦA TÂM HỒN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không gian nghệ thuật Văn Việt (V Art Space, 27A- Trần Bình Trọng, Hà Nội) đang trưng bày triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Vũ Thanh Nghị (sinh năm 1972) mang tên Cuộc dạo chơi của tâm hồn. Triển lãm giới thiệu 20 bức sơn dầu mới hoàn thành trong năm 2008 của anh, kéo dài từ ngày 5- 12- 2008 đến ngày 5- 1- 2009. “Cái bầu” là từ mà họa sĩ Vũ Thanh Nghị dùng để (tạm) gọi một motif tạo hình trở đi trở lại trong tranh của anh. Song cái motif ấy gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CUỘC DẠO CHƠI CỦA TÂM HỒN

  1. CUỘC DẠO CHƠI CỦA TÂM HỒN VŨ THANH NGHỊ-đi chợ hoa-sơn dầu
  2. Không gian nghệ thuật Văn Việt (V Art Space, 27A- Trần Bình Trọng, Hà Nội) đang trưng bày triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Vũ Thanh Nghị (sinh năm 1972) mang tên Cuộc dạo chơi của tâm hồn. Triển lãm giới thiệu 20 bức sơn dầu mới hoàn thành trong năm 2008 của anh, kéo dài từ ngày 5- 12- 2008 đến ngày 5- 1- 2009. “Cái bầu” là từ mà họa sĩ Vũ Thanh Nghị dùng để (tạm) gọi một motif tạo hình trở đi trở lại trong tranh của anh. Song cái motif ấy gây ấn tượng đặc biệt bởi nó được biến hóa khôn lường nhờ một kỹ thuật tạo hình điêu luyện và một sự tự tin về kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu của họa sĩ. Cái bầu đó lúc thì là tấm lưng người phụ nữ, lúc lại là gợi hình ảnh cái gùi, hay đôi quang gánh, lúc lại là chiếc bắp chân vất vả, có lúc lại là chứa trọn một chân dung tự họa hiền lành... Thoạt tiên, cái motif này khiến cho nhân vật trong tranh của anh thô cứng và rất “robot”. Ai cũng như được hiện ra từ một thế giới hoàn toàn xa lạ, một thế giới chỉ có trong tưởng tượng trẻ thơ hoặc trong một nỗ lực đặc biệt kiến tạo nên một thế giới khác loài người của những nhà khoa học. Các nhân vật đều đang trong tư thế hoạt động song sự “cứng nhắc người máy” đó lại đem đến cảm giác như thể họ đứng lặng im, hệt những mẫu tạo hình đồ chơi... Nhưng chính cái cảm giác đầu tiên kỳ khôi ấy lại là một thử thách người xem, dẫn họ đi sâu hơn vào một thế giới huyền hoặc bên trong cái bầu. Dù trên bề mặt tạo hình, cái bầu đó là gì đi nữa, thì nó đều có
  3. rất nhiều màu đen ở phía miệng, để gợi những mảng màu tạo hình và đồng thời gợi ra một thế giới sâu hút, mê hoặc của trí tưởng tượng. Nó như một cái hố đen mà một đứa trẻ có thể dán mắt vào đó rất lâu để tưởng tượng ra tất cả những gì bên trong đó, một niềm vui, một nỗi sợ hãi, một thế giới ma quỷ hoặc thần tiên, có thể là cả vô vàn hình ảnh giấc mơ hàng đêm... Nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, họa sĩ đã nhuần nhuyễn trong việc xử lý ngôn ngữ tạo hình hòa quyện giữa hai trường phái lập thể và siêu thực. Những nhân vật trong tranh của anh vì thế vừa có vẻ gần gụi vì dáng vẻ quen thuộc của họ vừa rất xa cách, như từ một thế giới mộng tưởng nào đó hóa thân. Để nắm được kỹ thuật tạo hình của hai trường phái kia, chắc hẳn họa sĩ không hề nhàn hạ chút nào trong công việc. Song cái thế giới tưởng tượng quá ư phong phú và rất trẻ thơ kia của anh đã kéo anh đi thật xa, để anh được hoàn toàn thoải mái, tự do trong thế giới ấy khi cùng lúc phải làm việc cật lực với kỹ thuật vẽ tranh của mình. Anh đã chứng tỏ được một điều căn cốt trong nghệ thuật tạo hình: khi nghệ sĩ nắm vững kiến thức căn bản của nghề nghiệp, dù có “phiêu” đến cỡ nào thì tranh của anh ta vẫn thật ngon lành về tạo hình. Và cao hơn thế, Vũ Thanh Nghị làm được một điều đặc biệt: anh đã vượt ra khỏi giới hạn vẽ tranh nệ thực và mô tả hiện thực. Đây là một giới hạn của hội họa Việt Nam. Vượt ra khỏi giới hạn ấy, anh đã có thể ung dung trình bày một cách nhìn thế giới khác của bản thân mình; đó là một hiện thực khác của đời sống thường nhật được hình thành nên từ một trí tưởng tượng phong phú song không hề duy mỹ mà trái lại, có phần đượm
  4. những âu lo do (và về) đời sống. Vũ Thanh Nghị không còn là một hoạ sĩ trẻ (với ranh giới thường thấy là từ tuổi 35 trở xuống). Đã 10 năm kể từ khi anh tốt nghiệp thủ khoa- khoa Hội họa, Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), anh vẫn cặm cụi với sự cẩn trọng, đôi khi thái quá, của mình với nghệ thuật. Có lẽ đó là một trong những lí do căn bản khiến cho cái tên của anh không để được để ý trên bề mặt của diễn đàn mỹ thuật trong nước. Song rất nhiều người trong nghề, khi biết anh, đều thầm nể anh về khía cạnh nghề nghiệp. Ai đó từng đã nói: những giá trị thật đều nặng nên chìm sâu... Đến xem triển lãm này của Vũ Thanh Nghị, cá nhân tôi thầm chắc chắn câu nói đó luôn đúng. Phong Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2