intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô - Đức giai đoạn 1941-1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái lược lực lượng xe tăng hạng nặng của Liên Xô và Đức trước khi tham chiến; Ưu thế của lực lượng xe tăng Liên Xô trước năm 1942; Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô - Đức những năm 1942-1945.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô - Đức giai đoạn 1941-1945

  1. CUỘC ĐỐI ĐẦU XE TĂNG HẠNG NẶNG XÔ - ĐỨC GIAI ĐOẠN 1941-1945 ĐẶNG PHÚ PHONG Khoa Lịch sử Tóm tắt: Trong giai đoạn đầu xâm lược Liên bang Xô-viết, lực lượng tăng thiết-giáp của phát xít Đức đã gặp sự chống trả quyết liệt từ lực lượng tăng- thiết giáp Liên Xô. Trong đó, các xe tăng hạng nặng KV-1 và KV-2 của Hồng quân Liên Xô đã chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối trước những xe tăng của Đức lúc đó. Để đáp trả, phát xít Đức đã nghiên cứu, sản xuất và đưa vào chiến trường hai loại xe tăng mới Tiger và Panther, bắt đầu cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng giữa hai bên. Từ năm 1942 đến tháng 5-1945, Liên Xô và Đức đã nghiên cứu và tung ra chiến trường những mẫu xe tăng hạng nặng có sức mạnh hủy diệt rất lớn. Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô-Đức là cuộc đối đầu trên bộ có quy mô lớn nhất góp phần quyết định cục diện của mặt trận Xô-Đức 1941-1945 và đưa đến thắng lợi cuối cùng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai... Từ khóa: Xe tăng hạng nặng, Liên Xô, Phát xít Đức, IS-2, Tiger 1. KHÁI LƯỢC LỰC LƯỢNG XE TĂNG HẠNG NẶNG CỦA LIÊN XÔ VÀ ĐƯC TRƯỚC KHI THAM CHIẾN 1.1. Về phía Đức Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Đức chỉ có một dự án xe tăng hạng nặng cho riêng mình như mẫu thử nghiệm DW1 và DW2 được công ty “Heschel und Sohn” phát triển vào năm 1938. Tuy nhiên dự án DW đã bị hủy bỏ vào năm 1939 để nhường chỗ cho dự án xe tăng hạng nặng VK 30.01 có những thông số kỹ thuật tốt hơn. Khi bắt đầu cuộc xâm lược nước Pháp (1940), nước Đức không có xe tăng hạng nặng tham chiến mà lực lượng thiết giáp xung kích chính trên chiến trường là xe tăng hạng nhẹ Panzer I; II, xe tăng hạng trung Panzer III;IV và một lượng lớn xe tăng hạng nhẹ chiếm được của Tiệp Khắc1. Sau khi giành chiến thắng trước Pháp, Đức đã chiếm được một số lượng lớn xe tăng hạng nặng Char B1 của Pháp, các xe tăng Char B1 này được đổi tên thành Panzer B2 và là “xương sống” của lực lượng xe tăng hạng nặng Đức trên chiến trường Châu Âu. 1.2. Về phía Liên Xô Trái với Đức, trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc xảy ra, Liên Xô đã phát triển lực lượng xe tăng hạng nặng hùng hậu với những biểu tượng như xe tăng hạng nặng T-35. 1 Sau khi thôn tính Tiệp Khắc, Đức đã chiếm được dây chuyền sản xuất vũ khí hiện đại trong đó có dây chuyền sản xuất xe tăng hạng nhẹ nổi tiếng LT vz.35 và LT vz.38, hai loại xe tăng này được đặt tên lại là Panzer 35(t) và Panzer 38(t). 87
  2. ĐẶNG PHÚ PHONG T-35 là xe tăng hạng nặng đa tháp pháo được Cục thiết kế OKMO phát triển từ những năm 1930 cho Hồng quân, T-35 dược trang bị 5 tháp pháo, trong đó tháp pháo chính mang pháo 76,2mm model 1927/1932 (được xem là cỡ nòng lớn cho xe tăng lúc đó), 2 tháp pháo phụ mang pháo 45mm vả 2 tháp pháo phụ còn lại chỉ được trang bị súng máy 7,62mm. T-35 được biên chế cho Hồng quân từ năm 1935 và được sản xuất tổng cộng chỉ có 61 xe. T-35 đóng vai trò như một biểu tượng cho sức mạnh của lực lượng tăng- thiết giáp và nền công nghiệp của Liên Xô vào những năm 1930 [5; tr 1]. Mặc dù được xem là biểu tượng của Hồng quân trước chiến tranh vệ quốc nhưng T-35 đã bộc lộ nhiều nhược điểm không thể khắc phục như trọng lượng quá nặng, không thể bọc thêm giáp vốn không đủ độ dày, động cơ yếu và sức cơ động trên địa hình không tốt nên Hồng quân tiến hành phát triển một loại xe tăng hạng nặng mới có thể đáp ứng những yếu tố mà T-35 không thực hiện được. Kết quả của việc phát triển đó là một loại xe tăng hạng nặng mới được sản xuất với thân xe nhỏ hơn, chỉ có một tháp pháo và được bọc giáp dày hơn. Đó là xe tăng Kliment Voroshilov hay còn được gọi dưới cái tên KV. Sau cuộc chiến tranh với Phần Lan năm 1940, các xe tăng KV đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trước các loại pháo chống tăng của đối phương. Không có một vũ khí chống tăng nào xuyên thủng được giáp trước2, hệ thống treo hoạt động tốt và xích xe di chuyển linh hoạt trên nền đất yếu. Xe tăng KV được đưa vào sản xuất hàng loạt với 2 phiên bản: KV-1 mang pháo chính 76,2 mm và KV-2 mang pháo chính 152mm M10. Khi chiến dịch xâm lược Liên Xô của Đức bắt đầu, Hồng quân được trang bị 508 xe tăng KV-1 và KV-2 nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu [7; tr 1]. 2. ƯU THẾ CỦA LỰC LƯỢNG XE TĂNG LIÊN XÔ TRƯỚC NĂM 1942 Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc, lực lượng tăng-thiết giáp Liên Xô nói chung và xe tăng hạng nặng nói riêng đã chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng trước tăng-thiết giáp của quân đội Đức. Nguyên nhân chính là số lượng các xe tăng hạng nặng KV quá ít (chỉ 508 chiếc so với hơn 12000 xe tăng BT), kíp chiến đấu chỉ có từ 3 đến 5 giờ đào tạo, thiếu kỹ thuật sửa chữa xe khi bị hư hỏng. Điều rất quan trọng nữa là các xe tăng ít khi được trang bị Radio (vốn đắt tiền và chỉ được trang bị cho xe chỉ huy) nên việc liên lạc giữa các thành viên trong xe và giữa các xe với nhau trở nên khó khăn dẫn đến việc không thể phối hợp tác chiến giữa các đơn vị. Mặc dù tổn thất nghiêm trọng nhưng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, không một xe tăng nào của Đức có thể xuyên thủng lớp giáp dày của xe tăng KV 3 mà phải dùng đến 2 Ở phiên bản KV-1 mod 1941, phần thân và vị trí của lái xe có độ dày 75mm; mặt trước và sườn tháp pháo dày 70mm; phần khiên pháo dày 90mm; cấu trúc đĩa riềm, đỉnh và đáy tháp pháo dày 40mm. 3 Hầu hết các loại xe tăng Đức trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Liên Xô đều không được trang bị pháo chống tăng hạng nặng, một phần do việc phát triển muộn và một phần là việc chiến thắng dễ dàng lực lượng tăng-thiết giáp Pháp năm 1940. Trong giai đoạn đầu Pazner II chỉ được mang pháo 20mm, Panzer III được trang bị pháo 37mm và Panzer IV trang bị lựu pháo nòng ngắn 75mm, tất cả các loại pháo này đều không thể xuyên thủng giáp của xe tăng KV-1 và KV-2. 88
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 các loại pháo hạng nặng bắn thẳng như Flak 36 cỡ nòng 88mm và lựu pháo 105mm để loại bỏ KV khỏi vòng chiến. Một số xe tăng KV đơn lẻ cũng có thể chặn đứng cả một hướng tiến công của quân Đức. Từ ngày 23-24 tháng 6, một xe tăng KV-2 đã chặn đứng bước tiến công của quân Đức, hạ gục một vài đơn vị của Sư đoàn Panzer số 6 cả ngày trên đầu cầu sông Dubysa, phía dưới Raseiniai, Lithuania, phá hoại và làm chậm bước tiến công của Tập đoàn quân thiết giáp số 4. Mặc dù bị bắn phá bởi tất cả các loại vũ khí của Đức nhưng chiếc xe vẫn không bị phá hủy và tiếp tục chiến đấu cho đến khi hết sạch đạn và kíp lái xe buộc phải đầu hàng. Trong chiến dịch Raseiniai, các xe tăng KV vẫn tiếp tục chiến đấu khi hết đạn bằng cách lao thẳng hoặc cán qua các xe tăng của Đức trước khi bị tiêu diệt. Một minh chứng cho sức mạnh tuyệt đối của xe tăng KV trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc là chiến thắng của Liên Xô trong trận Krasnogvardeysk vào ngày 14 tháng 8 năm 1941. Năm xe tăng KV-1 dưới sự chỉ huy của Trung úy Kolobanov đối đầu với đội tiên phong của Sư đoàn thiết giáp số 8 Đức. Các xe tăng KV đã ngụy trang một cách khéo léo trong các ngôi nhà dân dọc con đường duy nhất đi qua một đầm lầy. Chiếc xe tăng mang số hiệu 846 của Kolobanov đã lần lượt bắn cháy 22 xe tăng các loại và 2 khẩu pháo kéo, và các xe tăng KV còn lại tiêu diệt thêm 21 xe tăng nữa. Tổng cộng 43 xe tăng của Đức (chủ yếu trong trận này là xe tăng hạng nhẹ Panzer II và xe tăng hạng trung Panzer III) đã bị tiêu diệt bởi 5 xe tăng KV-1 do Kolobanov chỉ huy. Trận đánh đã chứng tỏ những xe tăng hạng nặng KV-1 nếu được điều khiển bởi kíp lái xuất sắc có thể dễ dàng hạ các xe tăng của Đức [8; tr1]. Vấp phải sự chống trả mãnh liệt của các xe tăng T-34 và KV của Hồng quân Liên Xô, Bộ chỉ huy quân sự Đức đã lệnh cho các kỹ sư thiết kế một loại xe tăng hạng nặng với trọng lượng 45 tấn và được trang bị pháo chính có cỡ nòng 88mm4, 2 hãng Porcher và Henschel cùng thiết kế loại xe tăng mới này, Porcher phát triển mẫu VK 45.01 (P) và Henschel phát triển mẫu VK 45.01 (H). Cuối cùng, bản thiết kế của Heschel với nhiều ưu thế hơn đã được phê duyệt và bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 8 năm 1942 dưới tên gọi mới là Panzer VI Ausf. H (Tiger) [9; tr1]. Sự xuất hiện của loại tăng mới này - Tiger - từ phía Đức đã mở ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa Liên Xô và Đức trên chiến trường châu Âu từ năm 1942. 3. CUỘC ĐỐI ĐẦU XE TĂNG HẠNG NẶNG XÔ-ĐỨC NHỮNG NĂM 1942-1945 3.1. Ưu thế của Tiger Xe tăng hạng nặng Tiger tham chiến lần đầu tiên vào ngày 23-9-1942 gần thành phố Leningrat. Mặc dù có lớp giáp rất dày5 và pháo 88mm có sức xuyên phá cao nhưng trong lần đầu tham chiến, Tiger đã gặp nhiều sự cố. Do sự nôn nóng của Hitle, các xe tăng Tiger đã tham chiến sớm hơn nhiều tháng so với kế hoạch, nhiều xe bị loại khỏi 4 Pháo chính của Tiger được sửa đổi từ pháo phòng không Flak 36 có cỡ nòng 88mm và cỡ đạn 87,7mm. 5 Giáp mặt trước của Tiger dày 100mm, khiên pháo dày 120mm, hai bên hông và sau xe dày 80mm so với 75mm thân trước và 90mm khiên pháo của KV-1. 89
  4. ĐẶNG PHÚ PHONG vòng chiến đấu do sự trục trặc của các chi tiết máy và các pháo chống tăng của Hồng quân. Một chiếc Tiger đã bị Hồng quân bắt sống và nghiên cứu để đối phó. Tuy nhiên, sau khi Tiger I được hoàn thiện và tham chiến ở mặt trận phía Đông, không một xe tăng hạng nặng nào của Hồng quân có thể đối đầu được với loại xe tăng mới này. Pháo 76,2mm của KV-1 không thể xuyên thủng được giáp mặt trước của Tiger và chỉ xuyên được giáp hông xe trong cự li rất gần giống như các xe tăng T-34, điều đó hoàn toàn không thể khi cự ly để Tiger tiêu diệt KV-1 ở khoảng cách lên đến 1.000m. Từ sau năm 1941, sự hiệu quả của T-34 đã làm Hồng quân ngừng các dự án thiết kế xe tăng hạng nặng mới và khi Tiger tham chiến, Hồng quân đã phải trả giá rất đắt khi không có loại tăng-thiết giáp nào đủ sức tiêu diệt Tiger. Các xe tăng chủ lực có số lượng nhiều nhất trên chiến trường của Hồng quân lúc đó là T-34 chứ không phải KV đã phải chịu tổn thất rất lớn để tiêu diệt được một Tiger. Hồng quân đã phải tiếp tục cải tiến KV-1 và KV-1S ra đời với độ cơ động cao hơn, chỉ huy có tháp quan sát nhưng giáp bảo vệ và vũ khí không được cải thiện, thậm chí giáp của KV-1S còn mỏng hơn so với KV-1. Điều này đã khiến cho ưu thế của xe tăng Đức (Tiger I) trở nên hiển nhiên cho đến khi Hồng quân sản xuất và đưa vào chiến trường loại tăng mới có tính năng vượt trội. 3.2. Cuộc đối đầu giữa IS-1 và Tiger I Sức mạnh tuyệt đối của Tiger I trên chiến trường đã buộc Hồng quân phải phát triển trở lại một loại xe tăng hạng nặng mới mạnh hơn và khởi động lại dự án xe tăng KV-13. Một số lượng nhỏ Tiger I bị Hồng quân bắt sống đã được mổ xẻ để nghiên cứu và Bộ chỉ huy Hồng quân quyết định khởi động một dự án xe tăng mới có tên gọi Dự án 237. Tuy nhiên, chiến sự ác liệt vào mùa hè năm 1943 đã buộc các kỹ sư Liên Xô phải tìm ra một biện pháp đối phó tạm thời trong khi hoàn thiện dự án 237. Kết quả là một xe tăng mới với tháp pháo của dự án 237 trang bị pháo chính 85mm 52-K gắn trên khung gầm của xe tăng KV-1S ra đời với tên gọi mới là KV-85. Pháo 52-K trên KV-85 có thể bắn xuyên giáp trước của Tiger I trong khoảng cách 500m. Các xe tăng thuộc dự án 237 cũng được đưa vào sản xuất hàng loạt với cái tên mới là IS-1 mang pháo chính 85mm giống như loại KV-85. Trong trận Kurk, phía Hồng quân chỉ có 225 xe tăng hạng nặng IS-1 và KV-85 (chỉ chiếm 5% tổng số xe tăng Liên Xô trong chiến dịch này) để đối đầu với 211 xe tăng Tiger I của Đức 6 [4, tr 1]. Cuộc chạm trán đầu tiên giữa Tiger và các xe tăng hạng nặng Liên Xô vào 14 giờ chiều ngày 12 tháng 7 năm 1943 trên cánh đồng Prokhorovka 7 với hơn 120 xe tăng hạng nặng IS-1 và KV-85 với 57 xe tăng Tiger (chỉ tính riêng xe tăng 6 Ngoài Tiger, quân đội Đức còn huy động 259 xe tăng Panther trong trận này, mặc dù trọng lượng bằng thậm chí hơn các xe tăng hạng nặng của Hồng quân và được trang bị pháo chính 75mm L70 có độ xuyên giáp cao hơn pháo 88 nhưng Panther vẫn được quân đội Đức xếp vào loại xe tăng hạng trung. 7 Trận Prokhorovka là trận đánh diễn ra giữa Tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ của Hồng quân kéo dài từ ngày 11 đến 13 tháng 7 năm 1943 diễn ra tại ngôi làng Prokhorovka cách Matscova 450km về phía Nam. Trận đánh này được xem là một trong những trận đấu xe tăng lớn nhất lịch sử quân sự thế giới với sự tham chiến của khoảng 1464 xe tăng và pháo tự hành của hai bên. 90
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 hạng nặng). Trong trận đánh này, lần đầu tiên sức mạnh về hỏa lực và giáp bảo vệ của Tiger I không thể chiến thắng các xe tăng hạng nặng của Liên Xô. Các xe tăng IS-1 và KV-85 với giáp bảo vệ lên đến 160mm ở mặt trước và hỏa lực mạnh với đạn sabot УБР-365П từ pháo nòng dài 85mm đã hạ gục Tiger I ở khoảng cách 1.000m, điều mà trước đó không một loại tăng hạng nặng nào của Hồng quân làm được. Tổng cộng khoảng 50 xe tăng Tiger I và Panzer IV bị phá hủy còn Liên Xô chỉ chịu tổn thất 17 xe tăng KV-85 và 30 xe tăng T-34 (hầu hết T-34 bị phá hủy do máy bay cường kích Ju-27, xe tăng và pháo chống tăng của Đức) [5; tr 1]. Trận đánh này đã mở đầu cho sự vượt trội của các xe tăng hạng nặng Liên Xô trước các xe tăng hạng nặng Phát xít Đức cho đến khi kết thúc chiến tranh Xô-Đức. 3.3. Cuộc đối đầu giữa IS-2 và Tiger I Để tăng cường hỏa lực và giáp bảo vệ, các kỹ sư Liên Xô đã ngừng phát triển IS-1 và chuyển sang nghiên cứu một loại xe tăng mới mạnh hơn là IS-2. IS-2 là xe tăng hạng nặng đầu tiên được trang bị lựu pháo hạng nặng A-19 có cỡ nòng 122mm bắn đạn có sơ tốc thấp là chủ yếu với liều phóng rời so với 76,2mm và 85mm của T-34 bắn đạn liều phóng liền với sơ tốc đầu đạn cao. Tuy đạn 122mm A-19 có sơ tốc thấp hơn so với pháo 85mm nhưng do đường kính và sức nặng của đầu đạn nên độ xuyên của pháo 122mm rất lớn, thậm chí còn xuyên cao hơn cả pháo 75mm L70 nòng dài trên xe tăng Panther. Pháo A-19 có thể xuyên thủng giáp trước thân xe Panther từ cự li 1.000m và lên đến 3.500 ở hai bên hông, xuyên thủng Tiger I ở cự ly từ 1.500 đến 2000m. Tuy nhiên, đạn nổ mạnh (HE) mới phát huy được sức hủy diệt to lớn của pháo A-19. Viên đạn 122mm với trọng lượng 25kg chứa 3,8kg thuốc nổ có thể thổi bay tất cả xe tăng của Đức lúc đó với chỉ một vài phát bắn trúng đích. Chỉ cần trúng đạn, các thiết bị bên ngoài xe tăng như kính ngắm, tháp chỉ huy, điện đài sẽ bị phá hủy, tổ lái bên trong sẽ bị tiêu diệt ngay hoặc bị thương nặng vì sóng xung kích. Trái với đạn xuyên giáp (AP) và xuyên giáp hỗn hợp cứng (APCR)-hai loại đạn phổ biến được trang bị trên xe tăng lúc đó, vốn bị giảm độ xuyên theo khoảng cách thì đạn nổ mạnh lại phụ thuộc vào khối lượng thuốc nổ bên trong và giữ nguyên độ xuyên giáp trong mọi khoảng cách. Nhược điểm lớn nhất của IS-2 là đạn 122mm gồm hai phần: liều phóng và đầu đạn rời nhau khá nặng, việc nạp đạn cho pháo rất lâu và khó khăn, trung bình chỉ 2 phát một phút. Thêm vào đó, đạn 122mm lớn hơn nên số đạn mang theo cũng ít hơn, mỗi xe tăng chỉ mang được 28 viên đạn và phải tính toán giữa việc mang đạn nổ mạnh hay xuyên giáp. Đến đầu năm 1944, pháo A-19 đã được thay thế bởi pháo D-25T cải tiến với một bộ phận hỗ trợ nạp đạn được thêm vào giúp tăng tốc độ bắn lên 3 phát một phút, với những nạp đạn viên có sức khỏe và kỹ thuật tốt, số phát bắn có thể lên đến 4 phát một phút. Mặc dù chậm hơn so với Tiger nhưng với hệ thống điều khiển hỏa lực thủ công trong những năm 40 thì sau một phát bắn, xạ thủ sẽ mất khoảng 15 giây để căn chỉnh đường ngắm hoặc tìm mục tiêu mới nên tốc độ bắn của IS-2 là chấp nhận được [10; tr 1]. Trận đánh đầu tiên giữa IS-2 với Tiger I vào tháng 2 năm 1944 trong chiến dịch Korsun-Shevchenko ở Ucraina. Trong trận đánh này, 10 xe tăng IS-2 thuộc Trung đoàn 91
  6. ĐẶNG PHÚ PHONG 72 đã phá hủy khoảng 41 xe tăng và pháo tự hành của Đức (bao gồm nhiều xe Tiger I) mà chỉ tổn thất 8 xe tăng IS-2. Pháo chính 88mm L56 của Tiger I không thể xuyên thủng giáp mặt trước của IS-2 có độ dày lên đến 200mm (giáp thân trước IS-2 có độ dày từ 100-120mm và được đặt nghiên 60 độ để tăng độ dày và khả năng trượt đạn) ở khoảng cách 500m hoặc thậm chí gần hơn. Ngày 9-10-1944, xe tăng IS-2 của Trung úy cận vệ Ivan Ivanovich Khitshenko thuộc Trung đoàn xe tăng hạng nặng số 79 đối đầu với 10 xe tăng Tiger I, bắn cháy 5 xe trước khi xe bị trúng đạn bốc cháy và Khitshenko hy sinh. Trong chiến dịch Debrecen ở Hungary từ ngày 6 đến ngày 31-10-1944, Trung đoàn xe tăng hạng nặng số 78 đã phá hủy 46 xe tăng Đức (trong đó có 6 Tiger I) mà chỉ bị tổn thất 2 xe IS-2, đáng chú ý là 2 xe bị phá hủy do súng chống tăng Panzerfaust chứ không phải Tiger I [9; tr 1]. Tiger I không bao giờ có thể thể hiện ưu thế của mình trước các xe tăng hạng nặng IS-2 như nó đã làm đối với các xe tăng KV và T-34-76 trong những năm đầu của cuộc chiến. 3.4. Cuộc đối đầu giữa IS-2 và Tiger II Tiger II là xe tăng hạng nặng mạnh nhất tham chiến của phát xít Đức trên cả hai mặt trận Đông và Tây. Tiger II là con bài cuối cùng của lực lượng tăng-thiết giáp Đức nói chung và tăng hạng nặng Đức nói riêng mang trên mình những học thuyết về xe tăng của Phát xít Đức với giáp cực dày, pháo chính có nòng dài và độ xuyên giáp cao, đi cùng đó là trọng lượng nặng lên đến 70 tấn và độ linh hoạt rất kém cũng như khó bảo trì và sửa chữa trên chiến trường. Lớp giáp của Tiger II dày hớn bất cứ xe tăng nào của Liên Xô lúc đó với 150mm nghiên 50 độ (tương đương 230mm thép cán đồng nhất khi đặt thẳng đứng), mặt trước tháp pháo dày 180mm nghiêng 10 độ (tương đương với 190mm thép đặt thẳng đứng) [7; tr 1]. Trừ IS-2, không một loại xe tăng nào của Liên Xô và Đồng minh có độ dày giáp lớn như vậy, mặc dù trọng lượng IS-2 nhẹ hơn nhiều (chỉ 46 tấn với mẫu IS-2 model 1944) nhờ việc bố trí giáp nghiêng một cách hợp lý. Mặc dù có giáp trước rất dày nhưng Tiger II vẫn không thể an toàn trước pháo 122mm của xe tăng IS-2. Từ việc thử nghiệm pháo D-25T trên những xe Tiger II bị bắt được, chỉ sau một phát đạn nổ mạnh 122mm trúng đích, mặt trước thân xe Tiger II bị vỡ một mảng lớn có diện tích 30x30cm, các mối hàn nối giữa các tấm giáp phía trước và khe súng máy bị bật tung, các mối hàn nối với giáp hông bị vỡ bung ra 5cm và chiếc xe bốc cháy từ bên trong [10; tr1 ]. Qua thử nghiệm IS-2 có thể loại Tiger II khỏi vòng chiến đấu từ khoảng cách lên đến 3500m, điều mà pháo 88mm L71 không bao giờ làm được đối với IS-2. Trận đánh đầu tiên giữa IS-2 và Tiger II là vào trung tuần tháng 8-1944 trong chiến dịch chiếm bàn đạp vượt sông Vistula ở Ogledow thuộc Ba lan. Trong trận này, 20 xe tăng Tiger II thuộc Tiểu đoàn tăng hạng nặng 501 đã tham gia đánh chặn đội hình vượt sông của Hồng quân. Ngày 13-8-1944, 14 xe tăng Tiger II và một số Panzer IV tấn công 11 xe tăng IS-2, các xe tăng IS-2 với giáp dày đã phơi mặt về phía các xe tăng Đức và dùng đạn nổ mạnh bắn hạ Tiger II từ khoảng cách 1.000m trong khi pháo 88mm của Tiger II không thể bắn trả hiệu quả, tạo điều kiện cho Hồng quân vượt sông an toàn. Trong số các xe tăng IS-2, chiếc xe của Thượng úy cận vệ Udalov đã chặn đứng cuộc tiến công 92
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 của 7 xe tăng Tiger II và bắn cháy 3 chiếc từ cự ly 800m. Kết thúc trận đánh, 14 xe Tiger II bị phá hủy trong đó 6 chiếc thuộc về chiến công của các xe tăng IS-2. Sau khi ổn định lại đội hình, ngày hôm sau, một đội 5 chiếc Tiger II quay lại phản công. 1 trung đội IS-2 do thượng úy Klimenkov chỉ huy được lệnh chặn đánh. Bằng 2 phát đạn nổ mạnh (HE), chiếc IS-2 của thượng úy Klimenkov đã phá hủy 1 chiếc Tiger II, sau đó chiếc IS-2 này phá hủy tiếp 1 chiếc Tiger II khác khi đó đang quay đầu rút lui. Tại 1 hướng khác, 7 chiếc Tiger II tấn công nhưng cũng bị IS-2 chặn lại. Chiếc IS-2 của thượng úy Udalov đã chặn đánh và phá hủy 3 chiếc Tiger II từ cự ly 800 mét, khiến quân Đức phải rút lui. 2 giờ sau, quân Đức quay lại phản công, chiếc IS-2 của Trung úy Belyakov từ cự ly 1.000 mét đã phá hủy được 1 chiếc Tiger II sau 3 phát đạn nổ mạnh (HE). Những chiếc Tiger II còn lại phải rút lui. Tại làng Staszow, thêm 2 chiếc Tiger II bị phá hủy bởi 2 chiếc T-34-85 phục kích bắn xuyên hông ở cự ly 500 mét. Như vậy, tổng cộng 14 chiếc Tiger II thuộc tiểu đoàn số 501 bị thiệt hại trong vùng từ ngày 12 tới ngày 13 tháng 8 khi đương đầu với những chiếc T-34-85 và IS-2 của Liên Xô ở địa hình cát không thích hợp, trong khi phía Liên Xô không chịu thiệt hại nào. Tiger II đã có màn ra mắt nghèo nàn, những khiếm khuyết về hệ thống cơ khí, kích thước quá lớn khiến xe khó vận động linh hoạt và điểm yếu này đã bị Liên Xô khai thác để đánh bại nó. Vỏ giáp của xe cũng không đủ tốt như Đức mong đợi, Tiger II vẫn dễ bị phá hủy nếu bị pháo 122mm trên bắn trúng điều đó đã cho thấy loại xe này thích hợp cho phòng thủ hơn là tấn công [7; tr1 ]. Cho đến khi Phát xít Đức đầu hàng, Tiger II còn tham chiến trong chiến dịch Wisla- Oder nhưng cuối cùng đã thất bại không chỉ trước các xe tăng IS-2 mà còn bị tiêu diệt bởi các xe tăng hạng trung T-34-85 với pháo 85mm nòng dài, sức cơ động cao cùng số lượng đông đảo. Sau chiến dịch Wisla-Oder, Tiger II không bao giờ tham chiến trong các trận đánh lớn nữa mà phải lui về phòng thủ, trở thành các hỏa điểm và kết thúc vai trò xe tăng hạng nặng xung kích trên chiến trường. 4. KẾT LUẬN Thứ nhất, trước khi xâm lược Liên Xô, bộ máy quân sự Đức quốc xã vẫn chưa hoàn thiện được dòng xe tăng hạng nặng. Do đó, lực lượng tăng-thiết giáp xung kích chủ yếu trên chiến trường Châu Âu và Bắc Phi chủ yếu là những xe tăng hạng nhẹ và hạng trung. Sau khi gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ từ lực lượng tăng-thiết giáp Liên Xô và sự khó khăn khi phải đối đầu với xe tăng hạng nặng KV của Hồng quân, bộ chỉ huy quân sự Đức buộc phải đẩy nhanh việc thiết kế và cho ra đời xe tăng hạng nặng Tiger, bắt đầu cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng giữa hai nước cho đến khi kết thúc mặt trận phía Đông. Thứ hai, trong suốt cuộc chiến, hai bên đã liên tục tung ra những xe tăng hạng nặng có sức mạnh hơn hẳn các mặt trận khác với mục tiêu đánh bại hoàn toàn tăng hạng nặng nói riêng và toàn bộ lực lượng tăng-thiết giáp đối phương nói chung. Nếu bên này tung ra một loại xe tăng hạng nặng thì phía bên kia cũng lập tức tung ra một loại mới có sức mạnh ưu việt hơn. Thực tế này phản ánh cuộc chạy đua giữa hai nền công nghiệp quốc 93
  8. ĐẶNG PHÚ PHONG phòng và tư duy kỹ thuật quân sự của Liên Xô và Đức. Khi các kỹ sư quân sự Đức tung ra Tiger I với pháo 88mm L56 thì Liên Xô tung ra KV-85 và IS-1 mang pháo 85mm, khi Đức tung ra Tiger II với pháo 88mm L71 thì Liên Xô tung ra IS-2 với pháo 122mm D25-T và cuối cùng, các xe tăng hạng nặng IS-2 đã đánh bại lực lượng tăng-thiết giáp của Phát xít Đức. Thứ ba, cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng cũng phản ánh tư duy kỹ thuật quân sự của hai nước Xô-Đức. Nếu Liên Xô trong giai đoạn đầu thiết kế xe tăng hạng nặng với giáp dày mọi mặt và ít bố trí giáp nghiêng nhưng từ giai đoạn sau trở đi, lại bố trí giáp dày mỏng một cách hợp lý giữa các vị trí và tăng cỡ nòng pháo, đơn giản các chi tiết máy và cấu tạo đơn giản dễ bảo trì và có sức chiến đấu cao. Trái lại, trong suốt cuộc chiến, tư duy quân sự về xe tăng hạng nặng của Đức hầu như không thay đổi ngoại trừ việc bố trí giáp nghiêng ở Tiger II, đó là tăng độ dày của giáp bảo vệ, tăng sức mạnh của pháo chính, trong khi đó trọng lượng quá nặng, động cơ yếu, khó bảo trì là những nhược điểm đã khiến cho tăng hạng nặng Đức cuối cùng thua cuộc trước các xe tăng hạng nặng của Hồng quân. Thứ tư, việc thất bại trước các xe tăng hạng nặng Liên Xô nói chung và lực lượng tăng- thiết giáp Liên Xô nói riêng cũng phản ánh hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng Đức trong chiến tranh. Nếu trong cuộc chiến, chỉ tính riêng xe tăng hạng trung và hạng nặng thì Đức chỉ sản xuất được 5.774 xe tăng Panzer III, khoảng 8.800 xe tăng Panzer IV, khoảng 6.000 xe tăng Panther, 1.355 xe tăng Tiger I và 492 xe tăng Tiger II. Trong khi đó, Liên Xô đã sản xuất được khoảng 4800 xe tăng KV-1, 350 KV-2, hơn 57.000 xe tăng T-34 (gồm 37.400 T-34-76 và 22.559 xe tăng T34-85) vả 3984 xe tăng IS-1 và IS- 2). Riêng về xe tăng hạng nặng, hơn 1800 xe tăng Tiger I, II phải đối đầu với gần 4000 xe tăng IS với sức mạnh vượt trội về hỏa lực và giáp bảo vệ. Chiến thắng của lực lương xe tăng hạng nặng Liên Xô trước Phát xít Đức cũng là chiến thắng của nền công nghiệp quốc phòng toàn dân được Liên Xô áp dụng triệt để trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đó không chỉ là chiến thắng của sức mạnh vật chất mà còn là chiến thắng của tinh thần yêu nước vĩ đại, của trí tuệ và sức mạnh tuyệt vời của nhân dân Xô-viết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Chiến dịch Lvov–Sandomierz, truy cập ngày 10-8-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Lvov%E2%80 %93Sandomierz [2] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Chiến dịch Wisla-Oder, truy cập ngày 15-8-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Wisla-Oder [3] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Chiến tranh Xô-Đức, truy cập ngày 11-10-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_X%C3%B4- %C4%90%E1%BB%A9c [4] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Trận Vòng cung Kursk, truy cập ngày 3-10-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_V%C3%B2ng_cung_Kursk 94
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 [5] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Trận Prokhorovka, truy cập ngày 10-10-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Prokhorovka [6] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c T-35, truy cập ngày 17-10-2017, nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/T-35 [7] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Tiger II, truy cập ngày 12-9-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiger_II [8] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Xe tăng Kliment Voroshilov, truy cập ngày 15-9-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_t%C4%83ng_Kliment_Voroshilov [9] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Xe tăng Tiger I, truy cập ngày 19-8-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_t%C4%83ng_Tiger_I [10] Từ điể n Wikipedia: Mu ̣c Xe tăng Iosif Stalin, truy cập ngày 16-10-2017, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_t%C4%83ng_Iosif_Stalin ĐẶNG PHÚ PHONG SV lớp Sử 4C, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0162. 7213487, Email: dangphuphong1@gmail.com 95
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2