intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc đời xe buýt

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Em cứ lắc lư. Con đường làm em mệt nhoài. Nhìn hành khách trên xe lại càng ngao ngán. Người thì gật gù, cái đầu hết lắc bên này lại ngả ngửa sang bên kia. Có người còn chảy cả nước dãi, trông như đứa con nít. Có một vài hành khách miệng nhai chóp chép, tay cầm bắp ngô, ổ bánh mì hay một cái gì đó ăn được. Có một vài người trò chuyện rôm rả, lấn át cả tiếng đài FM đang phát kênh VOV giao thông, chuyên mục Giờ cao điểm. Và… ngồi trên người em...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc đời xe buýt

  1. Cuộc đời xe buýt TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ THUÝ NGA Em cứ lắc lư. Con đường làm em mệt nhoài. Nhìn hành khách trên xe lại càng ngao ngán. Người thì gật gù, cái đầu hết lắc bên này lại ngả ngửa sang bên kia. Có người còn chảy cả nước dãi, trông như đứa con nít. Có một vài hành khách miệng nhai chóp chép, tay cầm bắp ngô, ổ bánh mì hay một cái gì đó ăn được. Có một vài người trò chuyện rôm rả, lấn át cả tiếng đài FM đang phát kênh VOV giao thông, chuyên mục Giờ cao điểm. Và… ngồi trên người em còn có một hành khách đặc biệt. Nàng thu hút em nhiều nhất… *** Em là một chiếc xe buýt, một chiếc xe cỡ bự. Thân hình em màu xanh hòa bình. Em mang con số 10 to tướng trước trán. Và… em là một tuyến xe đang được thí điểm bán vé tự động. Tức là, chỉ có em và bác tài, không có tiếp viên. Em rất khó chịu, vì cứ bị thay bác tài liên tục. Khi em vừa quen quen với bác tài này, đùng một cái, đã lại thấy một bác tài khác lù lù xuất hiện, và bác tài em vừa mới quen lại biến mất, lâu lâu mới gặp lại, thật đến buồn. Mà có phải bác tài nào cũng vui tính, dễ chịu đâu. Hơn nữa, đa phần bác tài đều cáu gắt, khó tính. Đến em còn thấy ngột ngạt, khó chịu nữa, huống chi là hành khách. Em không biết tại sao. Nhưng có lần, em nghe hành khách trên xe nói chuyện với nhau. Họ bảo, làm nghề lái xe, suốt ngày phải căng mắt lên với bụi đường, xe cộ tấp nập, lúc nào cũng phải căng thẳng, tập trung hết sức, cho nên cái tính dễ sinh ra cáu bẳn. Nghe cũng thấy có lý. Chắc là tại như thế nên các bác tài mới khó tính. Thôi thì em cũng thông cảm vậy. Chỉ chừng ấy chặng đường và cũng chỉ có một con đường duy nhất, hôm nào em cũng đi đi lại lại, một ngày không biết chạy đến bao nhiêu lần như thế. Nhiều khi đến nhàm chán. Xe buýt nào cũng cùng chung một số phận như em. Nhưng mà nghĩ lại, được chu du bên ngoài, nhìn đây đó, ngắm thành phố cũng thú. Cảnh bình minh tươi sáng, cảnh hoàng hôn
  2. rũ buồn hay cảnh ban trưa nắng cháy em đều được thưởng ngoạn. Mỗi đoạn đường đi qua là mỗi sự trải nghiệm khác nhau. Bao nhiêu hoạt động của con người và của cảnh vật, trời đất, em đều thu vào tầm mắt. Thú thật, nếu em là một nhà văn, ghi chép lại những gì thoảng qua và đọng lại trong đời mình, không biết sẽ dài bao nhiêu trang nữa. Rất nhiều cuốn tiểu thuyết sẽ ra đời. Rất nhiều truyện ngắn sẽ phôi thai. Và chắc cũng sẽ rất nhiều bài thơ xuất thần nữa. Mà cái phận của những thằng xe buýt như em cũng bất hạnh nữa. Sinh ra chẳng được đặt tên, lại còn không cha không mẹ. Hết qua tay người này lại đến tay người khác. Suốt ngày hít bụi đường, chứng kiến những vụ tai nạn ngợp cả mắt. Thế vẫn chưa đủ. Hết bị bác tài hành hạ, lại còn bị hành khách vứt rác bừa bãi lên người. Rồi thì mùi mắm tôm, đủ thứ mùi hôi thối cứ thế mà ngửi. Bịt mũi rồi vẫn còn phải ngửi. Rồi thì suốt ngày phải nghe đủ thứ âm thanh. Nào là tiếng chuyện trò huyên thuyên bát nháo, toàn chuyện trên trời dưới đất. Nào là tiếng khóc ỉ ôi của trẻ nhỏ, tiếng cãi vã chanh chua, tiếng xì xào to nhỏ, tiếng quát tháo, chửi bới của bác tài…đủ thứ tiếng. Cái tai của em như muốn điếc. Mà nhiều khi điếc lại hay, cứ như vịt nghe sấm, đỡ mệt. Ấy mà lại không điếc được mới khổ. *** Hầu như ngày nào nàng cũng cố định một đoạn đường dài từ đầu bến đến gần cuối bến. Nàng thường chọn một chỗ ngồi cạnh cửa sổ. Đôi mắt buồn buồn và hay nhìn xa xăm, mông lung của nàng thường làm em chú ý. Ở nàng, đặc biệt là đôi mắt, toát ra vẻ gì đó mơ mộng, lãng mạn của người nghệ sĩ. Rồi em thấy nàng lôi trong ba lô ra một cuốn sổ màu đen dày dày, nhỏ nhỏ. Nàng dở sổ ra, lấy cây bút ghi ghi chép chép gì đó. Chữ nàng đẹp lắm. Mặc dù em cứ lắc lư, lâu lâu bác tài lại cho em đứng ngắt đột ngột, các hành khách như muốn lộn nhào, đổ người về phía trước. Vậy mà chữ nàng vẫn đẹp. Nàng làm thơ! Em đang nhẩm đọc thì có một giọt nước rơi đúng vào chữ cuối câu, làm nhòe dấu chấm. Như vô thức, em nhìn lên mắt nàng. Trời ơi! Nàng đang khóc. Một giọt nước nữa rớt xuống, và em đoán nó sẽ lại làm mờ mất một chữ nào đó trên trang sổ. Mắt nàng long lanh, còn đọng nước nơi vành mi. Bình thường, đôi mắt nàng đã buồn, giờ trông còn
  3. buồn hơn. Em bối rối! Phải chi em là một hành khách. Và phải chi em ngồi cạnh nàng. Em sẽ đưa cho nàng tờ khăn giấy. Em không biết vì sao nàng khóc. Những cô gái đa cảm hay khóc mà không cần lý do. Rồi sau giọt nước mắt thứ ba hay thứ tư gì đó, nàng bỗng cười, cái nụ cười buồn buồn và lắc đầu. *** Hôm nay em buồn lắm. Lúc sáng, nghe bác tài nói chuyện với hành khách, thấy thương cho công việc của những người lái xe. Ngày nào cũng phải dậy từ lúc ba rưỡi sáng, tối đến chín, mười giờ mới được về nhà. Ngày nào cũng như ngày nào, chạy suốt cả mười sáu giờ đồng hồ, không biết đến chủ nhật và ngày lễ. Thế mà…lương chỉ có năm triệu một tháng. Nay lại thêm cái vụ bán vé tự động, phải vất vả với từng hành khách, lại thường hay bị trễ giờ quy định, thế mà mỗi tháng chỉ được thêm hai mươi ngàn tiền trách nhiệm. Em nghe mà ngỡ ngàng, thấy thương bác tài quá. Trong khi nghề lái xe thường nguy hiểm, lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, không được phép buồn ngủ, cũng không được phép chểnh mảng giây phút nào. Lại thêm cái việc ngày nào cũng hít bụi đường, xăng khói và tra tấn đôi tai bằng đủ thứ âm thanh giống như em vậy. Nên nghề lái xe cũng thương, cũng khổ lắm. Nhiều khi, thấy bác tài hung hăng, cáu gắt và thái độ không được lịch sự lắm với hành khách, em bực mình, nhưng nghĩ lại, thấy đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Cứ chiều về, đúng giờ cao điểm lại kẹt xe. Em mệt nhoài. Cứ nhích từng bước ngắn cũn như trẻ con tập đi. Lâu lâu bác tài lại phanh gấp khiến em muốn đổ nhào. Mọi người, xe máy, ô tô, xe tải…ai cũng chen lấn, ai cũng muốn đi nhanh, thành ra đã kẹt lại càng kẹt hơn. Bác tài lại chửi thề. Thằng lơ xe từ một chiếc xe buýt khác thò đầu ra ngoài cửa sổ, hướng về phía em, và cũng chửi thề. Em thấy sợ, bất giác có linh cảm sắp có chuyện không hay xẩy ra. Khi chạy vào con đường thưa người, không bị kẹt xe nữa, bác tài ghé trạm gần nhất cho hành khách xuống. Em đang định chuyển bánh thì một tiếng “choang” vang lên. Em tối sầm mặt mũi, thấy đau rát ở cánh tay. Chưa định thần được chuyện gì đang xẩy ra thì hàng trăm mảnh kính vụn vỡ rơi xuống, nghe rát rạt. Rồi em thấy mình đang phóng như điên. Mặt bác tài giận dữ trong mấy câu chửi thề liên tiếp. Phía trước em
  4. là một chiếc xe màu xanh lá cây, mang con số 150 và hình như hơi nhỏ con hơn em. Nó cũng phóng như điên. Em rượt nó. Bác tài nín thở, luồn lách qua các xe khác một cách điệu nghệ. Cơ mà vẫn cách chiếc xe ấy một quãng dài. Hành khách ngồi trên xe cũng muốn nín thở. Cả xe im re, ai cũng cố bám thật chắc vào thành ghế. Em liếc mắt qua nàng. Tội nghiệp. Người nàng mỏng như tờ giấy, và em có cảm tưởng nàng như con chim én đang bay lượn, mặt nhăn nhó và khổ não. Kétttttttttttttt! Hành khách đổ nháo nhào về phía trước. Đứa trẻ khóc thét lên sợ hãi. Nàng đập đầu vào thành ghế phía trên. Bác tài giận dữ. Lại chửi thề. Xung quanh, xe máy, ô tô đều dừng lại. Phía trước, chiếc xe màu xanh lá vẫn phóng vèo. Thằng lơ xe ló mặt qua cửa sổ, ném về phía em một nụ cười đểu đầy khoái chí. Một hành khách trên xe lên tiếng: Bà nó! Không mắc đèn đỏ thì mày tiêu rồi con! Lúc này, Bác tài mới dịu dọng và quay ra sau: Xin mọi người thông cảm. Tôi phải đuổi theo nó, bắt nó đền tấm kính. Chứ không mình phải bỏ tiền đền. Mà đâu phải rẻ, một tấm đến gần ba triệu đấy… Bác tài lại đế thêm một câu chửi thề, nhưng lần này không gay gắt, mà có gì đó chua xót và man mác. Cũng tội. Chạy cả tháng, ngày cứ mười mấy tiếng, nắng cũng như mưa, ngày lễ, chủ nhật cũng như ngày bình thường, đi sớm về khuya, lại còn ngày ngày hít bụi đường, đánh cược với sự an toàn của biết bao người trên xe. Bây giờ… bỗng nhiên mất ba triệu, hơn nửa tháng lương rồi. Mà đâu có ác gì cho cam, mà nói cho đáng đời hay câu gì đó đau hơn nữa. Tự nhiên cái thằng lơ xe ấy, vì một phút nông nỗi hay thích đùa cợt gì đó, đã vô tình tước mất tiền ăn uống, thuốc men gần cả tháng của nhà người ta, mà cũng không hề hay biết. Đã thế lại cứ ngỡ là khoái chí lắm, vui lắm. Bỗng dưng em thấy ngậm ngùi. Thương bác tài, và thương cho cả thằng lơ xe dại dột nữa. Rồi một ngày kia, nó sẽ mất số tiền gấp đôi hôm nay nó lấy của bác tài. Hay nó sẽ phải chịu sự trừng phạt của tòa án lương tâm tối cao bằng sự cắn rứt, cào xé vào mỗi tối. Cánh tay của nó sẽ bắc qua trán, trằn trọc. Sự hối hận sẽ giày vò nó. Không hiểu sao em tin thế, tin một cách mãnh liệt. Con người ta không thể không có lòng trắc ẩn được. Trời ơi! Sao mà thấy buồn vậy cà! ***
  5. Nàng ơi là nàng! Em chịu nàng luôn đó. Bị người ta móc túi mà vẫn còn bênh cho người ta. Có ai như nàng không nữa trời? Hôm nay xe đông cứng người, và nàng phải đứng để nhường ghế cho bà bầu. Em tức cái thằng thanh niên cao to kia. Thấy bà bầu lên xe mà không chịu nhường ghế, lại để cho một cô bé yếu ớt phải đứng dậy nhường, sao mà không thấy xấu hổ vậy cà! Nàng đứng, tay bám chặt lấy thành ghế bên cạnh, người lúc nào cũng lắc lư. Cứ mỗi lần bác tài thắng gấp, nàng lại như muốn đổ nhào, tội nghiệp. Có một bà, đầu đội cái mũ cụp xuống, đứng ngay sau nàng. Mới đầu em đã thấy hơi nghi nghi, nhìn bà này có gì đó cứ mập mờ. Gần kế bà này, có một anh thanh niên, lâu lâu lại để ý đến bả. Nàng đứng, mà vẫn tranh thủ đọc mấy trang tiểu thuyết, hình như là “Đẹp và buồn” của Kawabata. Em thấy ngoài bìa sách ghi như thế. Nàng đọc say sưa lắm, và em thích nhìn nàng lúc đó. Ở nàng toát ra cái gì đó mỏng manh. Em mường tượng đến giọt sương, mong manh dễ vỡ. Có khi lại thấy nàng như một làn sương khói mờ ảo, thật khó nắm bắt. Nàng đang say sưa với những trang sách, còn em say sưa trong những tưởng tượng của mình. Rồi tiếng anh thanh niên la lớn lên, tay cầm tay của bà kìa giơ lên cao, trong tay bả cầm chiếc ví con gái, màu hồng. - Định ăn cắp hả bà già? Mau trả lại đồ cho người ta đi. - Này! Đừng có mà vu oan giá họa nhé. Tao ăn cắp bao giờ? - Thế cái gì trong tay bà kia? Hử? Cô bé! Kiểm tra lại ba lô xem có mất gì không? - Ơ cái thằng này! Đồ của bà, bà cầm. Mắc mớ gì tới mày hả cái đồ lắm chuyện? - Xem lại coi bé? Loại người thế này là phải dẫn lên công an phường mới được. Nàng lúc này mới ngẩng lên, đỡ chiếc ba lô đeo sau lưng xuống. Vẫn khóa bình thường. Rồi nàng thấy một đường rạch dài bên dưới. Nàng hốt hoảng. Ví không thấy đâu, điện thoại cũng không thấy đâu. Nàng lại sắp khóc mất rồi, con mắt đỏ hoe. - Sao bé? Mất gì không? Anh thanh niên hỏi nàng. Mọi người xôn xao, chen lấn hướng ánh nhìn về nàng và bà kia. - Dạ…mất ví và điện thoại…
  6. - Này, bà già! Còn cái điện thoại đâu? Cái ví này có phải của bé không bé? Anh thanh niên giật chiếc ví trên tay bả đưa cho nàng. Nàng nhận về và gật đầu. - Tao không có biết. Thấy cái ví rơi dưới chân thì tao nhặt. Của mày thì trả cho mày. - Bà không lấy, thế có dám để mọi người khám xét không? - Bà thách đứa nào đụng vào người bà… Một người cầm cái túi của bà kia lục xét, còn anh thanh niên xem trong túi áo của bả. Trong túi có 3 chiếc điện thoại và 2 cái ví, một cái màu đen của phụ nữ, một cái màu nâu của con trai. Còn anh thanh niên lôi ra chiếc điện thoại màu trắng và 2 cái dao lam. Tiếng xì xào lúc này to hơn. - Tống cổ bả lên công an đi! - Mấy cái điện thoại và ví này chắc là ăn cắp của người khác đây… - Già rồi mà còn đi ăn trộm. - Chiếc điện thoại này có phải của bé không? – Anh thanh niên cầm chiếc điện thoại màu trắng vừa móc trong túi áo bà kia đưa về phía nàng. Nàng gật đầu: “dạ”, nghe nhỏ xíu trong miệng. Bà kia cúi đầu, vì chứng cớ đã rành rành, không cãi được, miệng lầm bầm gì đó. - Giờ tính sao đây bà già? Cùng lên công an chứ nhỉ? - Thôi cho già xin chú. Từ nay già chừa… - Chừa cái nỗi gì. Rồi lại “ngựa quen đường cũ” cho coi. Làm cái nghề gì không làm, lại đi ăn cắp. - Mà cái bà này, lấy của ai không lấy, lại đi lấy của bọn sinh viên, bọn nó thì tiền đâu ra, cha mẹ ngoài quê chật vật lắm mới nuôi được con cái ăn học… - Đã ăn cắp mà còn nghĩ được thế thì may. Họ chỉ nghĩ làm sao lấy được càng nhiều càng tốt, cần gì biết đến ai là sinh viên, học sinh gì chứ…
  7. Mấy người trên xe cũng rõ lắm chuyện. Nàng là người bị ăn cắp không nói, anh thanh niên là người bắt cắp không nói, thế mà mấy người cứ xen vào, nói như thể để bỏ tức, như thể người bị mất cắp là mình. - Dạ…dù sao con cũng chưa bị mất gì, thôi mọi người tha cho bà đi ạ. - Con bé này bị người ta lấy cắp mà còn xin tha cho bả nữa. - Tha cũng được, nhưng già phải hứa là từ nay đừng có làm nghề này nữa, và phải đền cái ba lô khác cho bé, bà làm rách cái ba lô của bé rồi. – Anh thanh niên dịu giọng. - Ừ, già đồng ý. - Dạ thôi ạ. Từ nay bà không thế là được rồi. Cái này để tối con về may lại, vẫn dùng được, không sao hết ạ. - Còn bé, từ nay đừng có bỏ điện thoại trong ba lô như thế. Rút kinh nghiệm nhé. - Dạ, em cảm ơn ạ. Bà già nhìn nàng bằng một ánh mắt khác lạ, và hình như chứa chan cảm xúc. Nàng mỉm cười đáp lại. Sao lúc này trông nàng đẹp vậy cà! Xe ghé trạm và nàng bước xuống. Bà già kia cũng bước xuống. Em còn đang ngẩn ngơ với nụ cười và đôi mắt của nàng. *** Một ngày… Hai ngày… Rồi ba ngày… Em không thấy nàng. Thời gian sao mà lê thê chậm chạp. Em buồn lắm. Đường phố sao mà nhạt nhẽo. Nàng ở đâu? Sao nàng không đến? Nàng đã chán đi xe buýt rồi và sẽ đi một phương tiện khác? Hay có khi nào nàng đang gặp chuyện gì không? Mớ suy nghĩ hỗn độn ấy bám riết lấy em. Hôm nay bà già từng ăn cắp ví và điện thoại nàng hôm bữa cũng ngồi trên người em, và hình như cũng đang đảo ánh nhìn dáo dác tìm một người. Bỗng dưng em nghĩ chắc bà ấy cũng đang tìm nàng, giống em, vì một lý do nào đó em cũng không mấy bận tâm. Sang ngày thứ tư thì nàng xuất hiện. Nhưng không thấy ba lô trên lưng. Nàng chỉ cầm duy nhất một cuốn sách trên tay, mà không phải là những cuốn tiểu thuyết quen thuộc. Lần này, nàng cầm cuốn “Cuộc đời và những ca khúc bất hủ của Trịnh Cộng Sơn”. Trông
  8. nàng có vẻ mệt mỏi. Làn môi nhợt nhạt, cả gương mặt cũng nhợt nhạt như người mới ốm dậy. Ánh mắt nàng cứ hướng ra ô cửa sổ, xa xăm, vô hồn. Đến trạm quen thuộc mọi ngày nàng xuống, nhưng hôm nay, nàng vẫn ngồi lặng im, hướng nhìn vẫn không thay đổi. Nàng quên hay sao em cũng không biết nữa. Khi gần tới bến, chỉ còn lại nàng là hành khách cuối cùng trên xe. Bác tài quay sang hỏi: Về đâu bé? Nàng bỗng giật mình, nụ cười buồn và man mác: Con cũng không biết nữa. Khi nào tới bến, chú cho con xuống cũng được. Giọng nàng nhẹ bẫng như một cơn gió vừa thoảng qua. Bác tài tò mò: Sao xuống đâu mà cũng không biết thế bé? Nàng lại cười: Con đang muốn viết một cuốn tiểu thuyết, và con muốn rong ruổi khắp nơi, tìm một cái gì đó con cũng không chắc nữa… Hóa ra, nàng là nhà văn chứ không phải một nhà thơ. Cuộc hành trình của nàng ươm mầm cho những tác phẩm văn học mới. Và em lại muốn đưa hết cuộc đời của mình kể cho nàng nghe, nhưng sẽ giữ lại những phút xao lòng từ khi biết nàng cho riêng mình…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2