intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc họp đánh giá lần 6 công ước an toàn hạt nhân và những kết quả đạt được của đoàn Việt Nam

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Ủy nhiệm thư của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 14/3/2013, Đoàn Việt Nam dưới sự dẫn đầu của ông Lê Chí Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tham dự Cuộc họp đánh giá (Review Meeting) lần 6 theo Công ước An toàn hạt nhân (CNS)1 từ ngày 24/3-4/4/2014 tại Viên (Áo). Tham gia đoàn công tác còn có ông Nguyễn An Trung, Trưởng phòng An toàn hạt nhân, Cục ATBXHN và ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Tham tán công sứ, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc họp đánh giá lần 6 công ước an toàn hạt nhân và những kết quả đạt được của đoàn Việt Nam

  1. CUỘC HỌP ĐÁNH GIÁ LẦN 6 CÔNG ƯỚC AN TOÀN HẠT NHÂN VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐOÀN VIỆT NAM Lê Chí Dũng, Nguyễn An Trung Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Nguyễn Mạnh Tuấn Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo Theo Ủy nhiệm thư của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 14/3/2013, Đoàn Việt Nam dưới sự dẫn đầu của ông Lê Chí Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tham dự Cuộc họp đánh giá (Review Meeting) lần 6 theo Công ước An toàn hạt nhân (CNS)1 từ ngày 24/3-4/4/2014 tại Viên (Áo). Tham gia đoàn công tác còn có ông Nguyễn An Trung, Trưởng phòng An toàn hạt nhân, Cục ATBXHN và ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Tham tán công sứ, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo. Cuộc họp đánh giá lần 6 có sự tham dự của 69/76 quốc gia thành viên Công ước. Cơ quan Năng lượng hạt nhân NEA/OECD tham dự với tư cách quan sát viên. Ghi chú ảnh: Phiên khai mạc cuộc họp đánh giá lần 6 Công ước An toàn hạt nhân, ngày 24/3/2014 tại Trụ sở IAEA, Vienna, Áo Để chuẩn bị cho cuộc họp đánh giá lần này, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốc gia theo quy định của CNS. Báo cáo quốc gia được gửi đăng tải trên Website của CNS và đã nhận được 79 câu hỏi của các quốc gia thành viên. Việt Nam đã trả lời tất cả các câu hỏi theo hạn định. Ngoài các phiên họp toàn thể, cuộc họp đánh giá CNS có các phiên họp nhóm (viết tắt là CG). Theo các cuộc họp trù bị trước đó, cuộc họp đánh giá lần 6 được tổ chức thành 6 CG. Mỗi CG bao gồm các quốc gia có chương trình điện hạt nhân với phạm vi khác nhau, các quốc gia không có điện hạt nhân và các quốc gia đang phát triển chương trình điện hạt nhân. Việt Nam thuộc nhóm 1 (CG1). 1 Thông tin bổ sung: Công ước An toàn hạt nhân (CNS), có hiệu lực từ ngày 24/10/1996. Mục tiêu của Công ước là hướng dẫn bảo đảm duy trì an toàn hạt nhân ở mức độ cao trên toàn thế giới. Công ước không mang tính bắt buộc, mà khuyến khích các bên tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn được quốc tế công nhận. Việt Nam ký tham gia CNS từ năm 2010. Sau khi trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã tham gia cuộc họp đánh giá lần thứ 5 (năm 2011) và cuộc họp bất thường sau sự cố Fukushima (năm 2012). 37 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  2. I. CÁC PHIÊN HỌP TOÀN THỂ 1. Phiên họp toàn thể sáng ngày 24/3/2014 Phát biểu khai mạc, Phó Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Denis Flory nhấn mạnh những nỗ lực mà IAEA và các quốc gia thành viên đã thực hiện sau 3 năm xảy ra tai nạn Fukushima về các vấn đề tăng cường an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố và bảo vệ bức xạ, tiến hành các cuộc đánh giá đồng cấp (peer review mission) và tăng cường khung pháp lý quốc tế. Chủ tịch của Cuộc họp đánh giá lần 6, ông André-Claude Lacoste, nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc họp đánh giá là cơ hội để các quốc gia thành viên cùng thảo luận và đưa ra những giải pháp tăng cường an toàn hạt nhân trên toàn thế giới. Trong phát biểu của mình, ông André-Claude Lacoste mong muốn cuộc họp đánh giá lần 6 sẽ đạt được 3 mục tiêu chính: - Có những thảo luận chất lượng cao, sôi động với phạm vi rộng, trong đó có những cam kết mang tính thực chất bởi tất cả các quốc gia thành viên; - Cải thiện cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả của Công ước CNS; - Thống nhất quan điểm về các bài học thu được sau sự cố Fukushima. 2. Phiên họp toàn thể trong tuần từ 31/3-4/4/2014 Phiên họp toàn thể trong tuần từ 31/3-4/4/2014 (sau khi kết thúc họp nhóm) đề cập tới các vấn đề sau đây: a) Các hành động của cộng đồng an toàn hạt nhân sau sự cố Fukushima Sau khi đã được thống nhất tại Phiên họp bất thường lần 2 (năm 2012), các quốc gia thành viên đã thông qua kế hoạch hành động thực hiện sau sự cố Fukushima, đưa việc thực hiện kế hoạch vào báo cáo quốc gia cũng như báo cáo tại hội nghị. Về cơ bản, hành động của các quốc gia bao gồm: tăng cường các biện pháp và thiết kế an toàn cho các NMĐHN đang hoạt động, cải thiện công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố, tăng cường khung pháp quy quốc gia bảo đảm tính độc lập và năng lực của cơ quan pháp quy, rà soát và sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các đoàn đánh giá đồng cấp (peer review mission) và trao đổi thông tin. Cuộc họp ghi nhận: giữa các quốc gia vẫn tồn tại sự khác biệt về mục tiêu, ưu tiên và tiến trình thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự khác biệt là: điều kiện tự nhiên khác nhau, trong đó có các sự kiện tự nhiên cực đoan, cách tiếp cận khác nhau trong hoạt động pháp quy. Cuộc họp đã thống nhất việc thiết lập và sử dụng mục tiêu an toàn chung cho việc thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn. Các báo cáo cho thấy, các quốc gia đang tập trung nguồn lực vào việc giải quyết các mối nguy hại tự nhiên, mà đôi khi có thể không lưu ý đúng mức đến nguy hại do con người gây ra. Một số biện pháp đã được thực hiện để duy trì tính toàn vẹn của boong-ke lò, trong đó có sử dụng khái niệm duy trì vùng hoạt bên trong thùng lò (in-vessel core retention). Tuy nhiên, biện pháp này còn nhiều yếu tố bất định cần phải được đánh giá. Báo cáo cũng cho thấy, các bài học thu được sau sự cố Three Mile Island trong việc duy trì tính toàn vẹn của boong-ke lò chưa được một số quốc gia áp dụng một cách đầy đủ. b) Đề xuất sửa đổi CNS của Thụy Sỹ Đề xuất của Thụy Sỹ là bổ sung thêm một khoản mới trong Điều 18 của Công ước (về thiết kế và xây dựng NMĐHN), cụ thể “Nuclear power plants shall be designed and constructed with the objectives of preventing accidents and, should an accident occur, mitigating its effects and avoiding releases of radionuclides causing long-term off-site contamination. In order to identify and implement appropriate safety improvements, these objectives shall also be applied at existing plants”. 38 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  3. Đề xuất này được đưa ra sau khi nghiên cứu bài học từ các sự cố (nghiêm trọng) trước đây đã để xảy ra phát tán phóng xạ ra ngoài nhà máy gây ảnh hưởng lâu dài cho con người và môi trường. Đề xuất này có lợi cho các quốc gia đang xem xét cấp phép xây dựng các lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân mới. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại sứ Việt Nam tại Áo, Đoàn Việt Nam đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Thụy Sĩ2. Kết quả có 42 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống (Hoa Kỳ và Canada, với lý do sẽ mất rất nhiều thời gian cho quy trình, thủ tục thông qua một Công ước được sửa đổi), 12 phiếu trắng. Nhật và các nước EU bỏ phiếu ủng hộ, Nga và Hàn Quốc bỏ phiếu trắng. Dựa trên kết quả bỏ phiếu này, Cuộc họp đánh giá đã thông qua kế hoạch tổ chức Hội nghị ngoại giao (Diplomatic Conference) trong vòng 1 năm tới để tiếp tục thảo luận về đề xuất này. c) Một số vấn đề khác Tại phiên họp toàn thể sáng 31/3/2014, khi đại diện CG1 trình bày báo cáo tóm tắt về Việt Nam, đại diện đoàn Pháp nhấn mạnh: các quốc gia xuất khẩu điện hạt nhân cho Việt Nam, đặc biệt là cơ quan pháp quy của các quốc gia đó cần có trách nhiệm đối với an toàn hạt nhân ở Việt Nam. Yêu cầu này đã được đưa vào báo cáo cuối cùng của cuộc họp tại mục về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia thành viên bắt đầu hoặc khởi động lại chương trình điện hạt nhân và các quốc gia bán công nghệ. Cuộc họp đã đồng ý rằng, các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết cho quốc gia láng giềng về nhà máy điện hạt nhân được xây dựng gần biên giới, nhằm giúp các quốc gia láng giềng đánh giá tác động có khả năng xảy ra trên vùng lãnh thổ của mình. Việc tham vấn giữa các quốc gia về mối nguy hại của các ảnh hưởng xuyên biên giới cần được xây dựng dựa trên cơ chế trao đổi thông tin đầy đủ và minh bạch, từ đó giúp thiết lập các biện pháp chuẩn bị và ứng phó sự cố một cách hài hòa. Tính độc lập của cơ quan pháp quy, trong đó đề cập tới yêu cầu về sự phân tách có hiệu quả giữa chức năng của cơ quan pháp quy với chức năng của các tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy và sử dụng năng lượng nguyên tử. II. HỌP NHÓM CG1 CG1 có các quốc gia thành viên sau đây - Quốc gia có điện hạt nhân: Hoa Kỳ, Argentina, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan; - Quốc gia không có điện hạt nhân: Ý (hiện tại các NMĐHN tại Ý đều đóng cửa) Peru, Singapore, Việt Nam, Luxembourg, Estonia, Ireland, Bosnia và Herzegovina. Các quốc gia có điện hạt nhân trình bày báo cáo quốc gia từ 3-4,5 tiếng, các quốc gia không có điện hạt nhân trình bày báo cáo quốc gia trong khoảng 1,5 tiếng. Các đại biểu thể hiện sự quan tâm đến chương trình điện hạt nhân của Việt Nam, nên đã đặt ra nhiều câu hỏi cho đoàn Việt Nam: - Ireland: Việc chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân như thế nào? Đặc biệt về hệ thống pháp qui? Có rút kinh nghiệm từ sự cố Fukushima không? Số lượng và chất lượng cán bộ pháp qui hiện nay và trong tương lai? Phái đoàn IRRS cuối năm làm việc tại Việt Nam sẽ đánh giá thực tại hay cả tương lai? - Singapore: Xây dựng nhà máy điện chậm 03 hay 06 năm? Vấn đề cấp phép như thế nào? Có nhiều cơ quan tham gia vào quá trình này, vậy quyền lực và trách nhiệm của VARANS về an toàn hạt nhân như thế nào? VARANS có thể dừng lò hạt nhân được không? Nguồn nhân lực chuẩn bị thế nào trước việc Việt Nam áp dụng 02 hệ thống công nghệ hạt nhân khác nhau? Việt Nam có hệ thống thông tin trao đổi với các nước láng giềng trong trường hợp sự cố xảy ra hay không? 2 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN về an toàn trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân mới ban hành trong năm 2012 của Việt Nam cũng đưa ra yêu cầu này. 39 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  4. - Arhentina: Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của VARANS? Quan hệ giữa VARANS với Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia? Quan hệ giữa VARANS với các đơn vị an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân tại các tỉnh? Vấn đề chọn địa điểm và nhà cung cấp thiết bị? Vấn đề minh bạch thông tin với người dân địa phương? - Thụy Điển: Về hiệu quả độc lập của hệ thống cấp phép, có bảo đảm tách bạch giữa 02 nhiệm vụ thúc đẩy và an toàn không? Việt Nam đang phát triển các hệ thống công nghệ khác nhau. Vậy Việt Nam có dự định xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật chung không? Trong quá trình xây dựng có nêu thêm yêu cầu về an toàn hạt nhân cho các nhà thầu xây dựng không? - Hoa Kỳ: Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn thiết kế chung khi cùng lúc áp dụng 02 hệ công nghệ hạt nhân của 02 nước khác nhau hay không? Sau sự cố Fukushima, Việt Nam có sửa đổi hệ tiêu chí không? - Ba Lan: Việt Nam có đề nghị quốc tế giúp đỡ VARANS đánh giá các báo cáo về địa điểm, báo cáo tiền khả thi không? - Nga: VARANS cử nhiều cán bộ đào tạo ở nước ngoài. Họ có chuyển giao kiến thức khi về Việt Nam không? Đại biểu Việt Nam đã trả lời thỏa đáng các câu hỏi này. Trên cơ sở báo cáo quốc gia, hỏi – đáp tại các phiên họp, các thành viên dự họp thống nhất những ý kiến tổng hợp, nhận xét đối với mỗi quốc gia. III. HỌP BÊN LỀ Bện cạnh việc tham gia các phiên họp toàn thể, họp nhóm quốc gia, đoàn Việt Nam còn tham dự các cuộc họp như: - Nghe báo cáo của đoàn Nga; - Nghe báo cáo của đoàn Nhật Bản; - Nghe báo cáo của đoàn Trung Quốc; - Nghe báo cáo về đề xuất sửa đổi Công ước của Thụy Sĩ; - Nghe báo cáo về đề xuất sửa đổi Hướng dẫn của Pháp; - Trao đổi ý kiến với đoàn Trung Quốc về thực hiện quy định “openess and transparency” của CNS; - Trao đổi ý kiến với chuyên gia IAEA chuẩn bị cho đoàn IRRS làm việc tại Việt Nam tháng 9- 10/2014. IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐOÀN VIỆT NAM Việc tham dự và báo cáo tại cuộc họp của Đoàn Việt Nam đã đạt được nhiều mục tiêu: - Trình bày rõ chủ trương, kế hoạch, quá trình triển khai dự án và nỗ lực bảo đảm an toàn cho chương trình điện hạt nhân của Việt Nam. Báo cáo đã nêu rõ cả cái tốt và cái chưa hoàn thiện để tranh thủ sự chia sẻ kinh nghiệm của các nước. - Những vấn đề các quốc gia đặt ra cho Việt Nam cũng chính là những điểm yếu, những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt. Một, hệ thống các cơ quan pháp qui phức tạp, không độc lập, chưa phân tách chức năng thúc đẩy và bảo đảm an toàn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nhất là sau sự cố Fukushima. Hai, thách thức nguồn nhân lực, nhất là khi Việt Nam sử dụng 02 công nghệ từ các quốc gia khác nhau. Ba, vấn đề xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế chung. Bốn, vấn đề thông tin cho các nước láng giềng khi xảy ra sự cố. Năm, vấn đề minh bách thông tin, đặc biệt với người dân. Sáu, vấn đề hợp tác quốc tế giữa các cơ quan pháp qui. Bảy, năng lực của cơ quan pháp quy. Những vấn đề này ta đã nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia có quy mô chương trình điện hạt nhân khác nhau. - Việt Nam cũng tranh thủ được những vấn đề nêu trong Báo cáo cuối của cuộc họp phục vụ cho yêu cầu của mình. Một, các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết cho các quốc gia 40 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  5. láng giềng về nhà máy điện hạt nhân được xây dựng gần biên giới, nhằm giúp các quốc gia này đánh giá tác động về an toàn có khả năng xảy ra trên vùng lãnh thổ của mình. Việc tham vấn giữa các quốc gia về mối nguy hại của các ảnh hưởng xuyên biên giới cần được xây dựng dựa trên cơ chế trao đổi thông tin đầy đủ và minh bạch, từ đó giúp thiết lập các biện pháp chuẩn bị và ứng phó sự cố một cách hài hòa. Hai, với các nước bắt đầu tham gia chương trình điện hạt nhân hoặc mở rộng chương trình điện hạt nhân, cơ quan pháp qui nước chủ nhà có thể thiết lập quan hệ hợp tác với cơ quan pháp qui nước đã cấp phép loại lò tương tự trong việc thẩm định và xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân cần thiết. Yêu cầu này là rất cần thiết khi Việt Nam trao đổi với với phía Hoa Kỳ, Nga, Nhật. Đại diện Pháp đã nhấn mạnh vấn đề này với Việt Nam như một ví dụ điển hình. Yêu cầu này đã được đưa vào báo cáo cuối cùng của cuộc họp. - Quan điểm của Việt Nam về đề xuất sửa đổi Điều 18 Công ước của Thụy Sĩ đã được nhiều quốc gia như Thụy Sĩ, Pháp hoan nghênh. - Về đề nghị của Việt Nam với Trung Quốc trao đổi thông tin về nhà máy điện hạt nhân xây dựng gần biên giới với Việt Nam, phía Trung Quốc đồng ý tiếp tục trao đổi ở cấp chuyên viên giữa Cục An toàn bức xạ hạt nhân với Cơ quan Pháp quy an toàn hạt nhân Trung Quốc, mở ra kênh thông tin giữa cơ quan pháp qui hai nước. V. KẾT LUẬN Cuộc họp đánh giá thường kì được tổ chức 3 năm một lần là diễn đàn quan trọng nhất của Công ước An toàn hạt nhân với sự tham dự của các nhà quản lí pháp qui, tổ chức vận hành và các chuyên gia hàng đầu về an toàn hạt nhân các nước. Các nước thành viên có trách nhiệm trình bày báo cáo đánh giá tổng thể hiện trạng an toàn chương trình điện hạt nhân quốc gia, sau đó các nước khác đánh giá, góp ý kiến trên cơ sở các qui định và kinh nghiệm của các nước và quốc tế. Diễn đàn này cũng là dịp trình bày, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và thể hiện cam kết tự nguyện các quốc gia về một loạt các vấn đề kỹ thuật liên quan đến an toàn hạt nhân như: an toàn nhà máy điện hạt nhân được xây dựng gần biên giới, chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa an toàn, thẩm định an toàn, bài học rút ra từ sự cố Fukushima hay về chương trình hành động của IAEA v.v.. Thậm chí các nước còn đưa ra khuyến cáo rằng, một số vấn đề trong tiêu chuẩn an toàn của IAEA cần có hướng dẫn kĩ thuật cụ thể. Việc Việt Nam chuẩn bị chu đáo Báo cáo quốc gia và trả lời đầy đủ các câu hỏi đặt ra cho Việt Nam trước khi cuộc họp bắt đầu là rất cần thiết. Báo cáo và trả lời rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo được sự ủng hộ của cộng đồng hạt nhân quốc tế. Bên cạnh hoạt động đánh giá báo cáo các quốc gia như thường lệ, cuộc họp lần này tập trung thảo luận đề xuất sửa đổi một số quy định, hướng dẫn cụ thể: Hướng dẫn về qui trình đánh giá CNS, Hướng dẫn xây dựng báo cáo quốc gia theo CNS, Thủ tục và qui định về tài chính theo CNS; đặc biệt là đề xuất sửa đổi Điều 18 Công ước của Thụy Sĩ liên quan đến yêu cầu giảm thiểu phát tán phóng xạ ra ngoài môi trường khi xảy ra sự cố nghiêm trọng. Đây là một bước nâng cao cơ chế hoạt động và hiệu quả của CNS. Mặc dù Công ước không có giá trị bắt buộc về pháp lí song lại có giá trị thực tiễn rất lớn. Nếu không chấp hành sẽ bị cộng đồng hạt nhân lên án. Đây thực sự là sức mạnh mềm đang tăng lên của CNS. Việc có được một tỷ lệ cao trong đồng thuận sửa đổi Điều 18 chứng tỏ quan điểm và quyết tâm bảo đảm an toàn hạt nhân của cộng đồng hạt nhân thế giới. Việc Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ đề nghị sửa đổi Điều 18 Công ước là phù hợp với thực tiễn quốc gia, thể hiện quan điểm ưu tiên tuyệt đối về an toàn, tạo niềm tin của cộng đồng hạt nhân quốc tế. 41 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2