intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Sinh học vào để giảng dạy môn Giáo dục công dân - Sống và làm theo lời Bác

Chia sẻ: Phan Vĩnh Phú | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

401
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tình huống "Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Sinh học vào để giảng dạy môn Giáo dục công dân - Sống và làm theo lời Bác" trong Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống dưới đây. Nội dung bài báo cáo nhằm mục đích cho nhiều người hiểu thêm về những tệ nạn xã hội mà con người đang phải gánh chịu, nắm bắt những kiên thức xung quanh để phân tích và góp phần bảo vệ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Sinh học vào để giảng dạy môn Giáo dục công dân - Sống và làm theo lời Bác

  1.                                    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ                                             PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NINH KIỀU       Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng                       Địa Chỉ: 148 Mậu Thân, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP Cần  Thơ Điện Thoại : 07103 732 711 Email : quatrithcshuynhthuckhang.edu.cantho.vn           Nhoùm Hoïc Sinh : 1. Löôøng Höõu Khaùnh Ngaøy Sinh : 11/01/2000 …Lôùp 8a2 2. Nguyeãn Tuaán Long. Ngaøy Sinh : 21/10/2000… Lôùp 8a2
  2. 3. Hoà Nguyeãn Taán Phuùc Ngaøy Sinh : 03/06/2000… Lôùp 8a2 Thöïc Hieän Cuoäc Thi : 2014 - 2015
  3. I/  Tên tình huống : TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ,  SINH HỌC VÀO ĐỂ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN “ Sống Và  Làm Theo Lời Bác”. 1. Mục tiêu giải quyết tình huống.   + Qua những kiến thức đã học ở nhiều bài, chúng em thấy rằng con người  đang tàn phá và gây nhiều thiệt hại cho chính họ.Nhưng cũng song song đó  con người đã không chịu phòng chống mà còn lây la vướn vào Tệ Nạn Xã  Hội ở cuốn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 có nói đến thiệt hại này., và cũng  qua bài này chúng em mong nhắn nhũ đến các bạn cùng trang lứa, các anh  chị thiếu niên hay các bác hãy luôn quan sát và tìm hiểu Tệ Nạn Xã Hội  không tốt cho chính họ mà nó còn gây ra những nguy hiểm khôn lường nữa.  Sau nhiều bài đã học em muốn đưa môn Giáo Dục Công Dân 8 để giảng  dạy vào việc làm của một người cận cụ vì nước, hi sinh tuổi đời để mà  làm việc cho quốc gia. Đó chính là Bác Hồ “ hãy sống và làm theo lời bác”. + Về kiến thức: ­ Chúng em mong rằng càng có nhiều người hiểu thêm về những tệ  nạn xã hội mà con người đang phải gánh chịu. ­ Nắm bắt được những kiến thức xung quanh để phân tích và góp  phần bảo vệ. ­ Kết hợp các môn lại với nhau để giải quyết tình huống. + Về kĩ năng : ­ Giúp các bạn rèn tốt khả năng tư duy, thu nhập thông tin cần thiết,  phân tích kênh hình, làm bài tập để mà thực hành cho tốt, liên hệ thực tế. + Về thái độ:  ­ Phân tích cho học sinh hiểu thêm về những kiến thức để đừng có sa  vào những tệ nạn xã hội. Học tập và làm theo lời bác đã dạy nhân loại Việt  Nam trước lúc ra đi. 2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình  huống.  Quan sát giúp học sinh biết cách để mà cố gắng làm và cố gắng phấn  đấu.   Vận dụng các môn với nhau để liên kết thực tiễn, giải quyết tình  huống.  Vận dụng môn địa để hiểu thêm về quá trình và hành trình công cuộc  đổi mới của dân tộc, qua lời bác dạy năm xưa, và nhìn ngắm ngày nay có  như lời bác dạy không. Tổ quốc của chúng ta có vể vang trở thành quốc gia  nổi trội nhất Đông Nam Á hay không.  Vận dụng môn lịch sử để nhớ và hiểu thêm về những hành trình mà  anh em bộ đội nước ta đã hùng dũng hi sinh ngoài sa cơ, nay chúng ta được 
  4. yên bình là phải tự hào và lấy niềm vinh dự khi có họ là người anh em  không cùng cha cùng mẹ nhưng họ là người cùng một người cha nuôi của  chúng ta đó chính là người anh hùng vĩ đại, người lãnh đạo vĩ đại Chủ tịch  Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  Vận dụng kiến thức môn sinh học vào chuyên đề thực tiễn để ra sức  phấn đấu, trồng thêm cây xanh như lời bác dạy, trồng thêm mỗi cây xanh là  chúng ta đã góp phần tự bảo vệ mình trước những tác hại to lớn của thiên  nhiên, tự trồng cây là thêm một phần tô thắm cho màu xanh đất nước, trồng  thêm một cây sẽ là những ngọn núi bảo vệ chúng ta trước thiên tai mà  tương lai sẽ gánh chịu. ­ Muốn thực hiện chúng ta cần vận dụng nhiều kiến thức của các môn  lớp 8 như: Lịch Sử ( học về khí chất hào hùng dân tộc), Địa lí ( học về  những lãnh thổ của Việc Nam trước nguy cơ bị xâm chiếm lần nữa), Sinh  học ( học để biết cách chăm sóc cây xanh, bảo vệ nguồn Oxi để chúng ta  hô hấp, ăn thực phẩm do chính chúng ta làm, bảo vệ trước nguy cơ bị “  Ngộ độc thực phẩm”. Chúng ta đã được học các môn này từ khi chúng ta  còn rất nhỏ, họ muốn dạy cho chúng ta rằng: “ dạy trẻ là phải dạy lúc còn  thơ” để mai sau không có học nó cũng biết được chút ít về xã hội, hiểu biết  thêm về lịch sử hào hùng của “ cha anh” tầm quan trọng của lãnh thổ Việt  Nam, và song song đó là những biện pháp phòng chống thiên tai, phòng  chống ngộ độc thực phẩm. 3. Giải pháp giải quyết tình huống: ­ Hiểu và nắm vững kiến thức để từ các môn “ Lịch sử, Địa lí, Sinh  Học” mà chúng ta có thể vận dụng về việc thực hành các biện pháp phòng  chống tệ nạn xã hội, và tích cực làm theo lời bác. ­ Tích cực thực hành các bài giảng mà GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  đã  cho chúng ta được thêm phần hiểu biết. ­ Học và hiểu được các bài giảng mà thầy cô đã giảng dạy cho chúng  ta. 4. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Cách đây 5 năm, đầu xuân Đinh Hợi vào ngày thành lập Đảng, Bộ Chính trị  Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã phát động Cuộc vận động “Học  tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngay từ những ngày đầu,  Cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình của đông đảo  cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Quá trình thực hiện:
  5. Qua mỗi năm, nội dung học tập và các hình thức tổ chức hoạt động tập thể nối  tiếp nhau được tổ chức, tạo nên những phong trào có dấu ấn sâu đậm trong dư  luận xã hội, mang lại những kết quả bước đầu đầy ấn tượng, đặc biệt là về nhận  thức, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Qua thực hiện Cuộc vận động, nhận thức chung trong xã hội về sự cần thiết phải  học tập, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày  càng đầy đủ và đúng đắn hơn. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đầy biến  động, tác động đến lối sống của mỗi người, mỗi gia đình và xã hội, chúng ta càng  nhận thức sâu sắc hơn lời dạy của Bác “đạo đức không phải là cái gì từ trên trời  rơi xuống, nó do rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có, giống như ngọc càng mài càng  sáng, vàng càng luyện càng trong”. Với cán bộ, đảng viên, những người đã tuyên  thệ dưới cờ Đảng, nguyện phấn đấu hy sinh vì lý tưởng của Đảng của dân tộc qua  cuộc vận động thêm một lần được ôn lại lời dạy của Bác: “Làm cách mạng là  công việc to tát. Người cách mạng phải có đạo đức. Nếu không có đạo đức, tự  mình tham ô, hủ hóa thì làm nổi việc gì”. Với Đảng, với những người cộng sản  chân chính đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, từng trải qua những chặng đường  đầy gian lao, thử thách, bao “uy vũ không khuất phục”, có dịp để suy ngẫm thêm  quan niệm Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức suốt đời. Đó là: “Một Đảng, một  dân tộc và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, được mọi người yêu mến, kính  phục, không có nghĩa là hôm nay vẫn được mọi người tôn trọng, nếu như lòng dạ  không trong sáng nữa, sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Tổng kết 4 năm triển khai Cuộc vận động, Ban Chỉ đạo Trung ương đã báo cáo  những kết quả bước đầu quan trọng của Cuộc vận động với Đại hội lần thứ XI  của Đảng. Đại hội đã đánh giá cao kết quả của Cuộc vận động, nhất là trong việc  hình thành nhận thức mới về việc rèn luyện đạo đức và làm theo tấm gương đạo  đức Hồ Chí Minh, từ đó yêu cầu phải đưa việc học tập và làm theo tấm gương  đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên quan trọng trong Đảng và  xã hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, ngày 14­5­2011 Bộ Chính trị  Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị 03­CT/TW về tiếp  tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí  Minh. Nội dung việc học tập và làm theo lần này là tiếp tục những nội dung đã  thực hiện trong Cuộc vận động, đồng thời có mở rộng và làm sâu sắc hơn, đặc  biệt thêm điểm mới là học tập và làm theo phong cách của Bác. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là học tập tư tưởng đạo đức  mang đậm những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn  hóa nhân loại, kết hợp với tư tưởng đạo đức tiên tiến nhất của thời đại, đạo đức  cách mạng, đạo đức cộng sản. Đó là tư tưởng đạo đức vì con người, cho con  người, vì nước vì dân, trung với nước, hiếu với dân, yêu thương, quý mến, kính 
  6. trọng nhân dân. Tư tưởng đạo đức đó thể hiện một cách sống động trong tấm  gương đạo đức Hồ Chí Minh cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, trong sáng,  giản dị, thật sự khiêm tốn…, xuyên suốt cuộc đời của Người. Nội dung học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung mới, có ý  nghĩa thiết thực đối với mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong  thực hiện giải pháp đột phá cải cách hành chính. Phong cách là sự kết hợp giữa tư  tưởng đạo đức, phương pháp và lối sống của mỗi người được thể hiện ra bên  ngoài. Phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức. Đạo đức được thể hiện qua  phong cách, qua phong cách có thể đánh giá được tư tưởng đạo đức, nhân cách của  một con người. Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng đạo đức, nhân cách,  phương pháp làm việc của Người, là một chỉnh thể, tạo thành một hệ thống với  những thể hiện quan trọng nhất là phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong  cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt .v.v. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Độc lập, tự  chủ là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm là sai, những cái  cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng nay không còn phù hợp,  để tìm tòi, đi tới những cái mới mang tính thời đại, trả lời được những câu hỏi mà  cuộc sống đang đặt ra. Sự sáng tạo ở Hồ Chí Minh là luôn xuất phát từ yêu cầu  của thực tiễn để tìm tòi, phát triển lý luận, tìm ra cái mới phù hợp với quy luật  khách quan của cách mạng Việt Nam, góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú  thêm nhận thức về các quy luật phát triển chung của xã hội và thời đại. Tư duy đó  luôn hướng tầm nhìn ra thế giới, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, làm giàu  trí tuệ của mình bằng những kiến thức rất phong phú, sâu rộng. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung, chủ yếu là tác  phong quần chúng, tác phong tập thể ­ dân chủ, tác phong khoa học. Tác phong quần chúng được thể hiện qua niềm tin yêu và tôn trọng con người; sự  sâu sát quần chúng, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính  đáng của quần chúng; sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa  khuyết điểm của mình. Tác phong tập thể ­ dân chủ Hồ Chí Minh là luôn luôn tạo  ra không khí sôi nổi, hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo trong tập thể.  Người chỉ ra những hệ lụy của làm việc không tập thể, không dân chủ trong đội  ngũ cán bộ, đảng viên, làm cho "nội bộ của Đảng âm u", "uất ức mà hóa ra oán  ghét, chán nản", cấp trên cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng xa rời cán bộ, đảng  viên... Tác phong khoa học Hồ Chí Minh tập trung ở những điểm chủ yếu như: làm  việc đi sâu, đi sát cơ sở, có điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình  hình cụ thể... Biết sàng lọc những thông tin sai lệch, những báo cáo dối trá, những 
  7. phương án thiếu trung thực. Biết sử dụng bộ máy, những người cộng sự, những cơ  quan giúp việc. Thường xuyên đặt ra chương trình, kế hoạch sát hợp, thiết thực;  thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng... Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là cách nói, cách viết trong sáng, dễ hiểu, dễ  nhớ, dễ làm, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc. Người đặt  ra bốn vấn đề khi nói và viết là: Nói, viết cái gì?; Nói, viết cho ai?; Nói, viết để  làm gì?; Nói, viết như thế nào? Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, định  hướng cho việc nói và viết của mỗi người, nhất là đối với người lãnh đạo. Mặc dù  công việc rất bận nhưng Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo với hơn 100 bút  danh khác nhau. Đặc trưng cơ bản trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh là:  chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề,  không màu mè, lắt léo, quanh co... Người căn dặn phải chống các bệnh hay nói  chữ, ham dùng chữ, sính dùng chữ nước ngoài, thậm chí không hiểu cũng dùng;  chống “thói ba hoa”... Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự ứng xử trên một bình diện văn hóa cao. Đối  với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa  chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, tự nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp  Người đều cảm thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không e ngại, sợ sệt,  không còn sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân với bình dân.  Trong quan hệ với mọi người Hồ Chí Minh luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương,  quý mến, trân trọng, khiêm nhường, sự khoan dung, độ lượng với con người. Chính  vì vậy mà sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc mọi người  hướng tới Người, hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống, trong công tác,  học tập, trong xây dựng và phát triển... Phong cách sống, sinh hoạt Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại  không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản  dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng ngày; là cách sống chừng mực, điều  độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian, không ham muốn danh lợi riêng  cho mình. Đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên, tạo nên  tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động say  mê của một tâm hồn nghệ sĩ. Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn của tư tưởng, đạo  đức, phương pháp, nhân cách, lối sống Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tự nhiên  trong cuộc sống của Người, để Người trở thành sự toàn vẹn, với một cuộc sống  trọn vẹn. Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện cuộc đời của Người, không cần đến  bất cứ sự trang sức nào. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca 
  8. ngợi, mà phong cách của Người xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm  tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch thanh cao  làm vui; lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, mỗi tổ  chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  trên vị trí công tác. Trên cơ sở trung thành, kiên định với mục tiêu lý tưởng của  Đảng, của cách mạng, lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân, vận dụng sáng tạo  chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết những vấn đề thực tiễn  đang đặt ra trong giai đoạn mới, góp phần tạo nên những động lực mới cho sự phát  triển đất nước. Học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh, cần thực sự sâu sát quần  chúng, tin yêu và tôn trọng quần chúng, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những  kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng  và sửa chữa khuyết điểm của mình. Thực hiện và phát huy dân chủ, trước hết là  dân chủ trong Đảng, trong tổ chức sinh hoạt đảng. Có tác phong làm việc khoa học,  hiệu quả, hợp tác; có chương trình, kế hoạch sát hợp, thiết thực. Nói và viết dễ  hiểu, dễ nhớ, dễ làm, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc;  duy trì kỷ luật phát ngôn. Học tập phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, xây dựng cho mình cách ứng xử có văn  hóa với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em. Xuất phát từ thái độ yêu thương, quý  mến con người, trân trọng con người, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với  con người để có sự ứng xử tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình với mọi người. Xây  dựng thái độ ứng xử với tự nhiên, môi trường đúng đắn, trách nhiệm, cùng toàn  Đảng, toàn dân xây dựng môi trường sinh thái trong sạch, bền vững. Học tập phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh, xây dựng lối sống giản dị, thanh cao,  điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian; tinh thần lạc quan, tự trọng  và tôn trọng cộng đồng, xã hội. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh để mỗi chúng ta tự phấn đấu, vươn  lên, tự làm cho mình trở lên tốt đẹp, hoàn thiện hơn, làm việc có hiệu quả hơn. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh những năm  qua mang lại cho chúng ta một nhận thức mới, giản dị nhưng rất quan trọng là học  tập và làm theo Bác là công việc của mỗi người và mọi người. Với mỗi người, khi trăn trở, vật lộn với cuộc sống làm cho chúng ta đôi khi sao  lãng việc rèn luyện đạo đức. Với toàn xã hội, sự tập trung quá mức vào các mục 
  9. tiêu kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng để khắc phục nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp  các nước trong khu vực…, với bối cảnh kinh tế thị trường như một cơn lốc ập  đến, tình trạng lệch chuẩn, loạn chuẩn trong xã hội ngày càng gia tăng. Tình trạng  xem thường, không đánh giá đúng, hoặc không coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức,  chạy theo lối sống thực dụng, vị tiền… đã dẫn đến những trả giá… Và Cuộc vận  động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hơn bốn năm qua đã  góp phần mang đến sự thay đổi trong nhận thức, dù không phải là mới, được nhiều  người chấp nhận: học tập và rèn luyện về đạo đức trước hết là của mỗi người, vì  chính mình và phải luôn nêu gương về đạo đức. Sự trả giá nào đó trong những  cuộc đời, gia đình và xã hội làm cơ sở để mọi người càng thấy rõ hơn “tính di  truyền xã hội” của đạo đức, ý nghĩa và trách nhiệm trong sự nêu gương. Bác Hồ  dạy, ông bà nêu gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu  gương cho em, đảng viên nêu gương cho quần chúng. Đó là sự khẳng định về một  nguyên tắc thực hành đạo đức, đồng thời xác định rõ trách nhiệm tự mình rèn  luyện đạo đức của mỗi người. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong  giai đoạn hiện nay, bên cạnh sự cố gắng tự thân của mỗi người, rất cần sự hỗ trợ,  nâng đỡ của tập thể để mỗi người tự vươn lên cùng tập thể. Đứng trước những  bão táp, mưa sa của cuộc sống vận động với tốc độ của âm thanh, ánh sáng thời  công nghệ số, mỗi người đều cần đến một chỗ dựa từ tập thể. Việc đưa nội dung  học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào  sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị  là một biện pháp quan trọng. Duy trì sinh hoạt thường xuyên, trong sinh hoạt định  kỳ có nội dung trao đổi, thảo luận về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của  Bác trong tập thể, phát hiện những vấn đề nảy sinh về đạo đức, lối sống để chấn  chỉnh, phát hiện những việc tốt, người tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến để  học tập và noi theo... Hàng năm có tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá, chú trọng  công tác thi đua khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời để các điển hình  tiên tiến ngày càng nhiều thêm, nảy nở như hoa mùa xuân. Tổ chức đảng, chính  quyền cấp trên chú trọng công tác kiểm tra, giúp cơ sở thực hiện đúng định hướng  và có hiệu quả thiết thực. Trong thực hiện Chỉ thị lần này cần chú trọng hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức  cho thế hệ trẻ, đặc biệt trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.  Bác Hồ đã dạy “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Điều ấy đang được thể  hiện trong mục tiêu “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” của ngành giáo dục. Dạy chữ  luôn luôn là quan trọng hàng đầu. Nhưng trong điều kiện cách mạng công nghệ và  “thời của Internet”, không thể và không cần đưa hết tri thức của nhân loại hiện có  vào các chương trình đào tạo, đặc biệt là trong các trường phổ thông. Một số môn 
  10. học có thể được giảm tải, tích hợp, chuyển thành môn tự chọn theo các định  hướng nhất định..., để dành thời gian cho dạy người và dạy nghề. Chỉ thị 03­ CT/TW của Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng các chương trình giáo dục đạo đức theo  tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các cấp học, bậc học. Thực hiện  “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” nêu trong Nghị quyết Đại hội  XI của Đảng, đưa nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào chính khóa là thực  hiện lời dạy của Người, đó là “giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo thế hệ cách mạng cho  đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Bước vào năm mới, vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, của dân tộc, mỗi  người trong chúng ta hãy tự mình học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo  đức, phong cách Hồ Chí Minh, học tập và làm theo Bác cho “lòng ta trong sáng hơn. 5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí  Minh" Hội đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo 5 chuẩn mực đạo đức, lối sống theo  tấm gương đạo đức của Bác để cán bộ, hội viên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo,  khắc phục được tư tưởng hời hợt, chung chung, thiếu cụ thể, khó làm theo.   Việc học và làm theo tấm gương của Bác được vận dụng trong thực hiện phong  trào CCB gương mẫu, gia đình văn hóa, đưa vào bản cam kết thi đua của từng hội  viên với chi hội, trên cơ sở ấy chi hội ký cam kết với hội cơ sở, hội cơ sở ký với  Huyện hội.   Với cách triển khai như vậy, trong năm 2012 đã có 100% tổ chức Hội đạt trong  sạch, vững mạnh, 7.008 hội viên gương mẫu (bằng 96%), 6.895/7251 gia đình  CCB văn hóa (bằng 95,1%).   Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" có 100% hội viên CCB  đăng ký phấn đấu trở thành gia đình văn hóa, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ  chính trị ở địa phương, 525 hội viên tham gia 286 tổ hòa giải, 1.440 hội viên tham  gia tổ tự quản ở 286 thôn xóm, tham gia quản lý đoạn đường CCB tự quản tiêu  biểu như Hội CCB thị trấn Nho Quan.   Với phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, ngoài 5 xã làm điểm, Hội CCB  ở các xã khác cũng đã vào cuộc bằng những việc làm thiết thực như tuyên truyền  về 19 tiêu chí, vận động hội viên hiến đất, hiến công, hiến kế, góp phần tạo sức 
  11. lan tỏa cho phong trào. Toàn hội đã hiến được 17.000 m2 đất, 1.500 ngày công.  Tiêu biểu như gia đình bà Vũ Thị Hà ở xã Sơn Hà đóng góp 100 triệu đồng, gia đình  ông Nguyễn Văn Thể ở xã Quỳnh Lưu hiến 200 m2 đất...     Thực hiện lời dạy của Bác về đoàn kết, phong trào CCB đoàn kết giúp nhau phát  triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng đã và đang đi vào chiều sâu,  đạt hiệu quả thiết thực.   Hội đã đề ra nhiều chủ trương, triển khai nhiều biện pháp tích cực để giảm nghèo  nhanh, bền vững, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, có 21 chi hội không còn hội  viên nghèo.   Các giải pháp chủ yếu đã được Hội thực hiện hiệu quả đồng thời sẽ tiếp tục đẩy  mạnh triển khai trong thời gian tới đó là hỗ trợ hội viên về kiến thức khoa học kỹ  thuật thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng; hỗ trợ giống vốn từ các chương trình  vay vốn ưu đãi; xây dựng các mô hình điểm để nhân ra diện rộng, đồng thời tổ  chức cho cán bộ, hội viên đi học tập kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương  khác; tuyên truyền, vận động hội viên có điều kiện kinh tế khá, giàu giúp đỡ hội  viên nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp  tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây  dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách  đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng  là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình,  hợp tác và phát triển. Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự chủ,  tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi,  phấn đấu vì hòa bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường  quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử,  xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân  tộc. Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao  tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty,  chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng  trước chủ nghĩa tư bản.
  12. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối  với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người  Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi  chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta  phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những  chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng  cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm  gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc  phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân, làm  lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo  động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi  thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của  vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo  gương Bác Hồ vĩ đại. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải  phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Đạo đức  Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử  thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương  tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết  sức phục vụ nhân dân. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm lòng của một con người nhân  ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. Đạo đức Hồ Chí Minh là  tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống  giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Đã bao nhiêu năm nay, trong tâm khảm người Việt Nam, Bác Hồ vĩ đại và gần gũi.  Mỗi người cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên thanh niên chúng ta đã lấy tấm gương  của Bác để soi, để rèn mình, để cống hiến cho đất nước và xây dựng cơ quan, đơn  vị mình ngày càng tốt hơn. Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu hơn, rộng hơn, chúng ta tiếp thu nền văn  minh tiên tiến, nền khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại thì việc học tập và  làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh càng trở nên hết sức quan trọng. "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá con người Việt Nam  trong thời kỳ mới "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong  quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát 
  13. triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản  của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm,  chính, chí công vô tư". Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần,  kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất,  chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể,  của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng  lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có  hiệu quả. Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực  dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, Đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh vọng,  địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt  của công, thu vén cho gia đình, cá nhân..., cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Phải  thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,  bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích,  không bao che, giấu giếm khuyết điểm... Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười  biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng  nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá  nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì "hăng hái", tranh thủ kiếm lợi, việc gì  không "kiếm chác" được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm  ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và của nhân dân. Phải  có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ  mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội. + Mô tả ý nghĩa,vai trò của việc giải quyế tình huống. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ  Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần  quán triệt những nội dung của chủ  nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy  sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự  nghiệp đổi mới đất nước, công  nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước  nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý   cho sự  nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ  nghĩa xã   hội. Từ  quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả  dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho  được tự  do, độc lập”, để  rồi phấn đấu cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo  mặc, ai cũng được học hành”, để  nước ta “ sánh vai với cường quốc năm châu”.  Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
  14. ­ Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông  cha để  chúng ta có non sông, Tổ  quốc Việt Nam độc lập, tự  do, thống nhất trọn   vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự  hào về  truyền thống anh hùng của   dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung  với nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, bảo vệ  độc lập, chủ  quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ  Đảng,  chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước. ­ Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm  chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự  quản cộng đồng; hết lòng, hết sức phục vụ  nhân dân, giải quyết kịp thời những   yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh  đạm,   thờ   ơ   trước   những   khó   khăn,   bức   xúc...   của   nhân   dân.          ­ Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm  vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa  nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ  các nước phát triển  trong khu vực và thế  giới; thực hiện bằng được mong  ước của Bác Hồ  kính yêu:  “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. ­ Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ  gìn đoàn kết toàn  dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ  quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không  khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia rẽ dân  tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết là yêu   nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh  thần yêu nước chân chính. ­ Trung với nước hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công  việc, có lương tâm nghề  nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để  thành đạt và   cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương  giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học   và quý trọng nhân tài của ông cha ta; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học,   công nghệ  hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, công tác, hoàn thành xuất sắc   nhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, trì trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi hỏi  hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái truyền thống đạo lý dân  tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ­ Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn   mối quan hệ cá nhân ­ gia đình ­ tập thể ­ xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền   lợi. Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho   lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc  gì có hại thì quyết không làm. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước,  vì nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi,  vun vén cá nhân...
  15. ­ Qua việc tìm hiểu và làm thêm nhiều biện pháp đảng và nhà nước đang tiếp tục   tranh thủ  làm những biện pháp phòng và chống tệ  nạn xã hội. Kết hợp các môn  Lịch sử, Địa lí, Sinh Học em thấy nó sẽ  góp phần chó chúng ta dễ  học thêm về  môn Giáo Dục Công Dân 8. Qua các bài học, nếu các bạn biết liên kết các môn lại   thì học môn Giáo Dục Công Dân 8 không khó mà nó còn làm cho chúng ta thêm am   tường về  những lĩnh vực quan trọng góp phần bảo vệ  và làm cho đất nước thêm  giàu đẹp và i như rằng sáng giá sánh vai với các cường quốc năm châu như lời bác  dạy.    “ KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ      CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN      ĐÀO NÚI VÀ LẮP BIỂN      QUYẾT CHÍ ẮT LÀM NÊN”                              Lời chủ tịch Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2