intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cưỡi sóng đến sào huyệt của cướp biển

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cưỡi sóng đến sào huyệt của cướp biển Quần đảo Hà Tiên còn có tên là quần đảo Hải Tặc bởi cách đây khoảng 300 năm rất nổi tiếng với nhiều vụ cướp biển có tổ chức ở qui mô lớn. Bọn cướp đã vơ vét được nhiều vàng bạc và châu báu đem chôn giấu vào những địa điểm bí mật trên đảo Hải Tặc. Khuất lấp trong cây cối xung quanh đảo có những lô cốt do quân đội Mỹ xây dựng rất kiên cố trong chiến tranh Việt Nam. Chúng chứng tỏ rằng hòn đảo này có vị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cưỡi sóng đến sào huyệt của cướp biển

  1. Cưỡi sóng đến sào huyệt của cướp biển Quần đảo Hà Tiên còn có tên là quần đảo Hải Tặc bởi cách đây khoảng 300 năm rất nổi tiếng với nhiều vụ cướp biển có tổ chức ở qui mô lớn. Bọn cướp đã vơ vét được nhiều vàng bạc và châu báu đem chôn giấu vào những địa điểm bí mật trên đảo Hải Tặc. Khuất lấp trong cây cối xung quanh đảo có những lô cốt do quân đội Mỹ xây dựng rất kiên cố trong chiến tranh Việt Nam. Chúng chứng tỏ rằng hòn đảo này có vị trí chiến lược quan trọng trong số 14 đảo thuộc quần đảo Tiên Hải. Khi đi quanh đảo, bạn có thể thấy rất rõ những hòn đảo của Campuchia chỉ cách hòn Đốc chừng 5km, phía Tây là đảo Phú Quốc hiện ra mờ mờ như tảng mây xám khổng lồ và phía Đông là thị xã Hà Tiên làm tôi nhớ tới lời của những nhà kinh tế đánh giá rằng với vị trí ấy đảo Hải Tặc có tiềm năng du lịch lớn. Hòn đảo này có vị trí chiến lược quan trọng trong số 14 đảo thuộc quần đảo Tiên Hải Hành trình khám phá quần đảo Hải Tặc - Hà Tiên Quần đảo Hà Tiên còn có tên là quần đảo Hải Tặc bởi cách đây khoảng 300 năm rất nổi tiếng với nhiều vụ cướp biển có tổ chức ở qui mô lớn. Các tàu buôn của Trung Quốc và phương Tây đã từng là nạn nhân của những vụ rượt đuổi táo tợn trên biển.
  2. Bọn cướp đã vơ vét được nhiều vàng bạc và châu báu đem chôn giấu vào những địa điểm bí mật trên đảo Hải Tặc. Cướp biển đã vơ vét được nhiều vàng bạc và châu báu đem chôn giấu vào những địa điểm bí mật trên đảo Năm 1981, người dân ở quần đảo Hà Tiên đã bắt giữ hai người nước ngoài khi họ đang lén lút trong hẻm núi với la bàn, bản đồ và dụng cụ đào vàng. Họ khai rằng vì có được tấm bản đồ kho báu của bọn hải tặc được vẽ cách đây 300 năm nên đã tìm mọi cách để đổ bộ lên... quần đảo này. Sức hút của lịch sử kì bí Mặc dù những thông tin lịch sử ấy đề cập đến những vụ cướp đã xảy ra đã 3 thế kỉ rồi những đã khiến tôi suy nghĩ nhiều, trong đó thắc mắc lớn nhất là: Vào thời điểm ấy, nguyên nhân nào đã khiến vùng biển đảo nằm trong vịnh Thái Lan thành ổ tội phạm? Những dòng tin trên mạng và câu hỏi ấy đã thôi thúc tôi đến quần đảo Hải Tặc. Vì biết tin nơi muốn đến nằm giữa xa khơi chưa có dấu chân du khách nên tôi không muốn quá mạo hiểm đi một mình, bèn phỉnh phờ ông bạn thế này: "Mày muốn đến hang ổ của cướp biển hay không?" Nghe lời "tiếp thị" như vậy, ông bạn tôi không một chút suy nghĩ đã nhận lời ngay. Thế là hai gã đàn ông liền xách giỏ đến bến xe miền Tây (TP.HCM) mua vé xe đi Hà Tiên, giá 120.000 đồng/chiếc, rồi ngồi bó gối trên ghế xe hơi đến 7 giờ sáng mới đến thị xã Hà Tiên, cách Sài Gòn khoảng 400km về phía Tây.
  3. Hòn đảo mang sức hút của lịch sử kì bí Hà Tiên nhỏ như lòng bàn tay nên chỉ cần nửa ngày chúng tôi đã đi bộ khắp đường ngang ngõ dọc của thị xã nằm sát biên giới Campuchia này. Nhưng chúng tôi đã mất thêm nửa ngày và một đêm để quanh quẩn ở bến cảng Hà Tiên. Sở dĩ phí phạm nhiều thời gian vào việc la cà là do chúng tôi tình cờ gặp cụ ông Trương Minh Đạt, 76 tuổi, chuyên nghiên cứu về lịch sử văn hóa Hà Tiên. Ông Đạt khuyên rằng, mấy chàng trai muốn tìm hiểu quần đảo Hải Tặc phải biết chút ít về thị xã Hà Tiên sẽ thấy thú vị hơn. Bởi thời xưa Hà Tiên là thương cảng buôn bán sầm uất, đã thu hút tàu buôn từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và cả phương Tây, nhờ đó bọn hải tặc có đất "dụng võ". Ngày nay, thương cảng Hà Tiên vẫn sầm uất bởi tàu ghe đánh cá ra vào thường xuyên và nhiều thương vụ mua bán hải sản diễn ra nhộn nhịp, chỉ có điều không có tàu buôn nước ngoài. Điều thú vị là, tại bến cảng đã từng một thời ngẫu nhiên trở thành miếng mồi nhử tàu buôn để bọn cướp biển hành sự, chúng tôi tìm được con tàu chở khách chạy tuyến Hà Tiên - quần đảo Hải Tặc, giá vé 30.000 đồng/người. Thú vị hơn khi nghĩ rằng con tàu sẽ chở chúng tôi đi theo "dấu vết" của nhiều tàu buôn và cả tàu của bọn hải tặc.
  4. Khi con tàu vừa rời khỏi bến, tôi nhìn ra xa khơi đã thấy quần đảo Hải Tặc hiện lên mờ mờ trong nắng. Nhưng phải mất 1 giờ 20 phút, quần đảo có 14 hòn đảo quây quần trong diện tích chừng 9km² mới hiện rõ trước mắt chúng tôi. Khi tàu vào vùng biển trung tâm quần đảo, tôi thấy đảo nào cũng có đặc điểm giống nhau là có cây rừng che phủ đến 80%, nơi giáp với nước mặn là ghềnh đá trơ trọi và hoang sơ. Và khi nhìn vài trăm chiếc tàu đánh cá đang dập dềnh quanh những hòn đảo, tôi dễ dàng kết luận rằng: người dân Tiên Hải sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản. Một cán bộ UBND xã Tiên Hải, quản lý quần đảo Hải Tặc đi cùng tàu với chúng tôi cho biết thêm, người dân trên đảo còn làm nhiều nghề khác như đóng tàu, chế biến hải sản, buôn bán...Chỉ có 6 hòn đảo có người sinh sống gồm hòn Đốc, hòn Tre Nhỏ, hòn Giang, hòn Đước, hòn U và hòn Đồi Mồi, với tổng cộng khoảng 400 nóc nhà và 2.000 người, còn lại là đảo hoang. Trong số này, hòn Đốc có vị thế quan trọng nhất bởi trụ sở chính quyền xã Tiên Hải, trường học, bưu điện, trạm xá, chợ...đều tập trung trên hòn đảo này. Với tầm quan trọng như vậy, dĩ nhiên, điểm đến cuối cùng của tàu là cập bến cảng hòn Đốc, kết thúc hành trình 9,5 hải lý. Khi bước lên cầu cảng, chúng tôi hỏi thăm nhà trọ, một người đàn ông nói: "Ở đây chỉ có một nhà trọ của ông Ba Minh chính là chủ chiếc tàu mấy anh vừa đi". Không ngờ việc tìm nhà trọ chỗ hẻo lánh lại dễ dàng như vậy. Từ cầu cảng chúng tôi chỉ cần theo chân ông Ba Minh đi chừng 500m l à đến ngôi nhà trọn có 3 phòng nhỏ giá 80.000 đồng/phòng. Hành trình quanh những gành đá hoang
  5. Biển trời mênh mông Sau khi nhận phòng, việc đầu tiên chúng tôi là đến vài quán cà phê, bắt chuyện với chủ quán và những người khách để có nhiều tin liên quan đến xứ sở xa lạ này. Càng nhiều càng tốt. Chúng tôi nghe được nhiều tin thú vị nhưng lời nói của một cụ ông khoảng 70 đã làm tôi chăm chú nhất: "Tui nghe ông già tui nói, trước kia, ở phía Bắc hòn đảo này có một đầm nước nhỏ ăn thông với biển, bọn hải tặc thường trú ngụ và giấu tàu thuyền ở đó. Bây giờ chỗ đó người ta xây hồ để chứa nước mưa cung cấp cho người dân trên đảo". Lời của cụ già chúng tôi háo hức muốn khám phá hòn đảo nên vội đeo máy ảnh, leo lên xe đi luôn. Từ nhà trọ theo con đường bê tông vừa đủ cho 2 chiếc honda tránh nhau, chúng tôi đi về phía Đông Bắc của hòn đảo chừng 1km. Trước mắt chúng tôi là một hồ nước được xây vuông vức khoảng 1.500m². Mặc dù dấu tích của bọn hải tặc đã bị con người san phẳng, nhưng chúng tôi vẫn thấy thú vị bởi khung cảnh đã kích thích chúng tôi tưởng tượng về cảnh sinh hoạt của bọn cướp. Từ đây, chúng tôi tiếp tục "thám hiểm" quanh đảo. Mặc dù quanh hòn đảo có một con đường đang thi công gần xong (có thể đi được) nhưng chúng tôi chọn cách men theo gành đá. Con đường gồ ghề, lởm chởm, quanh co cho chúng tôi cảm giác thám hiểm thực sự. Đảo có chu vi chừng 7km, phía Nam là nơi người dân sinh sống dọc theo đoạn đường chừng 3km, trong khi phía Bắc chỉ có một vài ngôi nhà, còn lại là ghềnh đá quanh co, ngoằn nghoèo, hoang sơ. Đến chỗ gềnh đá vắng nhất chúng tôi đã gặp hai người câu cá và một số người lom khom lật những chú ốc trú bên dưới. Nhìn những giỏ đựng đầy cá của hai người câu và cách bắt ốc một cách dễ dàng như thế, hẳn bạn sẽ tưởng tượng ra sản vật của đảo Hải Tặc trù phú đến mức nào.
  6. Người dân trên đảo phải nói là quá hiếu khách, nên chúng tôi dễ dàng làm quen với hai chàng thanh niên câu cá để rồi có đầy ắp những điều xúc động và đáng nhớ. Hai chàng thanh niên đã dẫn chúng tôi đi câu rất nhiều cá, mực, ốc rồi nướng cá, luộc ốc, hấp mực và ngồi vừa ăn vừa uống rượu ngay trên gành đá. Trong lúc rôm rả ăn nhậu, chúng tôi được nghe những ngư phủ trải lòng tâm sự rất chân tình. Mặc sức khám phá Tối hôm đó, chúng tôi tiếp tục khám phá nét sinh hoạt về đêm của dân hòn Đốc. Cho đến 23 giờ đêm, bỗng dưng, cả đảo tối om. Một lát sau tôi mới hiểu chiếc máy phát điện duy nhất cung cấp điện cho toàn đảo đến giờ...ngưng hoạt động. Vậy nên, nếu bạn ra đến quần đảo Hải Tặc hãy nhớ khi máy phát điện hoạt động vào lúc 17 giờ là phải sạc ngay pin điện thoại, máy ảnh, hoặc máy quay phim, kẻo rồi bỏ uổng, không ghi lại được những hình ảnh huyền ảo, thú vị của hòn đảo này khi màn đêm buông xuống. Sáng hôm sau, chúng tôi thuê tàu để qua hòn Đước và hòn Giang với giá 150.000 đồng. Người chủ đò nói, nếu muốn tham quan cả đảo thì "bao đò" giá khoảng 1.000.000 - 1.200.000 đồng/ngày. Vừa bước chân lên hòn Đước chúng tôi thấy một làng chài có chừng 10 nhà xây, còn lại đều dựng tạm bợ bằng tra và che chắn lá hoặc bạt. Nhìn những tấm bạt của một số ngôi nhà rách te tua bay phần phật trong gió, khiến tôi thấy cuộc sống của người dân nơi đây qúa nghèo. Dường như tất cả người dân trên đảo đều mỉm cười và dõi mắt nhìn chúng tôi.
  7. Vì diện tích không nhỏ hơn hòn Đốc là bao nhưng số lương người sinh sống ít hơn nhiều nên gành đá của hòn Đước rất hoang sơ, đa dạng và gập ghềnh hơn nhiều. Bên mé Tây của hòn Đước chỉ có một gia đình sống đơn lẻ. Nhìn ngôi nhà cô quạnh bên mép biển hoang, chúng tôi cảm thấy chạnh lòng. Từ hòn Đước qua hòn Giang chỉ mất 5 phút đi đò. Hòn Giang có diện tích cũng tương đồng với hòn Đước, có khoảng 20 ngôi nhà cũng xập xệ, một nhà thờ có sức chứa khoảng 100 người cũng đổ nát đang được xây dựng. Khi đi trên gành đá phía trước làng chài, hai cô bé 7 tuổi, tên Mận và tên Trinh, cứ theo chúng tôi hỏi đủ việc. Chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn của nhau. Hai cô bé dắt chúng tôi đi khắp làng chài và líu lo hỏi đủ chuyện. Chúng tôi rất thích thú bởi sự hồn nhiên của hai hướng dẫn viên nhí. Trên gành đá phía trước làng chài, chúng tôi gặp một phụ nữ chừng 60 tuổi đang bắt ốc. Sau vài câu hỏi thăm, chúng tôi hỏi mua, bà đồng ý bán 3.000 đồng/kg rồi bê rổ ốc chừng 5kg vào nhà luộc cho chúng tôi ăn. Trên ghềnh còn có một số người già, trẻ em mò ốc, bắt cá. Chỉ cần bước ra khỏi nhà 10m là người dân có thể săn bắt cá, tôm ốc đem bán nhưng cuộc sống của họ vẫn nghèo. Chúng tôi đi quanh đảo, khi trở về làng chài thì người đàn ông tên Lũy đã mời chúng tôi ở lại đêm. Tối đó, vợ anh Lũy đã hấp ghẹ, nướng cá để khách và chủ ngồi cũng nhau vừa uống rượu vừa trò chuyện cho đến tận tới khuya rồi lăn ra ngủ. Gió biển lồng lộng thốc vào thân thể chúng tôi nóng hầm bởi rượu. Giờ thì tôi mới hiểu, người dân ở đây nghèo vì họ sống qúa...hào phóng. Cũng phải thôi, giữa trời này, nước này, cuộc sống là an nhiên, là tự tại, nào ai có để tâm chi chuyện làm giàu, chuyện nghèo...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2