intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đ TÀIỀ : ĐỐI ĐẦU HẠT NHÂN NGA – MỸ TRONG BỘ PHIM “THIRTEEN DAYS”.

Chia sẻ: Pham Thi Hoa | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

81
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàn cảnh : Chiến tranh thế giới đã qua đi nhưng mối đe doạ vẫn còn đó cho nhân loại khi hai cường quốc đứng đầu là Mỹ và Liên Xô bước vào một cuộc chiến khác. Chiến tranh lạnh không còn là ván bài lật ngửa nhưng nguy hiểm hơn khi nó gieo vào lòng những người chơi sự thận trọng và nỗi ám ảnh về những nước cờ sai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đ TÀIỀ : ĐỐI ĐẦU HẠT NHÂN NGA – MỸ TRONG BỘ PHIM “THIRTEEN DAYS”.

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI – QT214DV01 NHÓM THỰC HIỆN: GAME OVER NGUYỄN THẮNG TÚ (2002036) (NHÓM TRƯỞNG) a.i.1. PHẠM THANH AN (2001263) a.i.2. NGUYỄN LÊ TIỂU LY (2000730) a.i.3. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN (2000656) a.i.4. LÊ THỊ THÙY LINH (2001448) a.i.5. NGUYỄN HỒ NHẬT KHA (2002364) a.i.6. GVHD: TH.S PHẠM VĂN MINH Tháng 11/2012
  2. ĐỀ TÀI: MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI – QT214DV01 NHÓM THỰC HIỆN: GAME OVER NGUYỄN THẮNG TÚ (2002036) (NHÓM TRƯỞNG) 1. PHẠM THANH AN (2001263) 2. NGUYỄN LÊ TIỂU LY (2000730) 3. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN (2000656) 4. LÊ THỊ THÙY LINH (2001448) 5. NGUYỄN HỒ NHẬT KHA (2002364) 6. GVHD: TH.S PHẠM VĂN MINH Tháng 11/2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
  3. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
  4. TỰ ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM HỌ VÀ TÊN STT MSSV ĐÓNG GÓP Nguyễn Thắng Tú 1 2002036 20% 2001263 Phạm Thanh An 2 16% 2000730 Nguyễn Lê Tiểu Ly 3 16% 2000656 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 4 16% 2001448 Lê Thị Thùy Linh 5 16% 2002364 Nguyễn Hồ Nhật Kha 6 16% Những khó khăn của nhóm khi thực hiện đề tài: Nhóm gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bộ phim “thirteen days” v ới ph ụ đ ề Ti ếng Vi ệt. Việc xem phim bằng tiếng Anh khiến nhóm nhiều khi không hiểu sát nghĩa câu nói c ủa nhân vật. Việc tìm tài liệu tham khảo cho bộ phim gặp khá nhiều khó khăn vì đây là b ộ phim được sản xuất từ khá lâu. Nhóm chỉ trích những tình huống chiến lược tổng quan nhất, bao quát toàn bộ bộ phim nên có chỗ chưa rõ được tại sao người chơi lại chọn chiến lược như vậy vì có khá nhi ều chiến lược nhỏ đằng sau của các người chơi trước khi đưa ra quy ết đ ịnh l ớn và còn liên quan tới hoàn cảnh lịch sử vô cùng phức tạp. Bộ phim dựa trên tình huống có thật trong lịch sử về cuộc đ ối đ ầu h ạt nhân gi ữa Nga và Mỹ nhưng bộ phim này do Mỹ sản xuất nên nhóm không dám đảm bảo tất cả các sự vi ệc và tình huống trong phim đều mang tính khách quan nhất.
  5. MỤC LỤC
  6. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề án một cách thành công, trước hết nhóm chúng tôi xin g ửi l ời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Phạm Văn Minh – gi ảng viên môn Lý thuy ết Trò chơi của chúng tôi. Thầy đã cung cấp cho nhóm chúng tôi nh ững tài li ệu h ữu ích và quan trọng liên quan tới đề tài. Thầy là người đã định hướng để nhóm chúng tôi ch ọn được đề tài ưng ý nhất. Thầy đã hướng dẫn chúng tôi cách trình bày m ột bài báo cáo hoàn chỉnh, phương hướng viết bài đầy đủ rõ ràng và một số yếu tố quan tr ọng khác đ ể nhóm chúng tôi có thể hoàn thành bài báo cáo cho đề tài một cách tốt nhất. Tiếp theo xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả thành viên trong nhóm Game Over đã thu x ếp thời gian hoàn thành tốt công việc mình được giao, tính kỉ luật và thái độ làm việc nhóm nghiêm túc cộng với sự hợp tác chặt chẽ. Xin chân thành cảm ơn!
  7. ĐỀ TÀI: ĐỐI ĐẦU HẠT NHÂN NGA – MỸ TRONG BỘ PHIM “THIRTEEN DAYS”. Giới thiệu đề tài: I. Giới thiệu phim “ Thirteen Days” 1. Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới đã qua đi nhưng mối đe doạ vẫn còn đó cho nhân loại khi hai cường quốc đứng đầu là Mỹ và Liên Xô bước vào một cuộc chiến khác. Chiến tranh lạnh không còn là ván bài lật ngửa nhưng nguy hiểm hơn khi nó gieo vào lòng những người chơi sự thận trọng và nỗi ám ảnh về những nước cờ sai. Tháng 10-1962, những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Liên Xô đang xây dựng kho vũ khí hạt nhân tại Cuba. Những đầu đạn đang hướng về nước Mỹ và trong chốc lát vùng duyên hải Đông Nam có thể biến mất khỏi bản đồ. Sự kiện này làm chấn động nội các của tổng thống Kennedy. Nhưng bên cạnh ông may mắn khi còn có những người cận vệ và phụ tá trung thành và tín nhiệm. Nhờ có họ, tổng thống có thể đưa ra những quyết định tỉnh táo trong giờ phút nóng bỏng ấy. Một trong số đó là cố vấn đặc biệt O'Donnell. Và câu chuyện về 13 ngày không ngủ của nước Mỹ hiện lên trong con mắt ông cố vấn…
  8. Giới thiệu: “ Mười ba ngày” là một bộ phim tư liệu lịch sử sản xuất năm 2000 của đạo diễn Roger Donaldson về khủng hoảng tên lửa tại vịnh Con Heo của Cuba năm 1962. B ộ phim mang cùng tên với cuốn sách “Thirteen Days” của c ựu T ổng thống Robert F. Kennedy, thực tế lại dựa trên một cuốn sách khác, cuộn băng Kennedy: phía Nhà Tr ắng trong cuộc khủng hoảng tên lửa của Cuba Ernest May và Philip Zelikow . Đây là b ộ phim tài liệu thứ hai được thực hiện về cuộc khủng hoảng, đầu tiên là cuộc khủng ho ảng tên lửa tại Cuba sản xuất tháng 10/1974, được dựa trên cuốn sách của Kennedy. Bộ phim năm 2000 có chứa một số thông tin m ới được giải m ật nên không có s ẵn đ ể s ản xuất trước đó, đặc biệt ở sự lựa chọn của Kenneth O'Donnell( Kevin Costner) là nhân v ật chính. Nam diễn viên Bruce Greenwood đóng vai tổng thống Kennedy và di ễn viên Steven Culp đóng vai thượng nghị sĩ Bobby Kennedy trong phim. O'Donnell từng đ ược cho là m ột tay mafia có thế lực tại Hoa kỳ vào thập niên 1960, là c ố v ấn chính th ức c ủa t ổng th ống Kennedy vào lúc đó. Qua cuốn phim người xem chưa bi ết v ề sự ki ện Vịnh Con Heo năm 1962 sẽ cảm thấy bàng hoàng, rùng mình run sợ vì họ chưa từng bi ết đ ến nhân lo ại đã một lần đứng ngay bên bờ vực thẳm của một cuộc chi ến tranh nguyên t ử h ủy di ệt. May mắn thay tổng thống Kennedy đã đưa thế giới thoát khỏi cuộc chiến tranh hủy diệt đó. Thirteen Days là một cuốn phim có mùi vị vừa phiêu l ưu, v ừa hình s ự, v ừa chi ến tranh v ừa chính trị căng thẳng. Người xem sẽ có dịp nhìn thấy một Kevin Costner hoàn toàn khác trong những cuốn phim nhàm chán khác của ông. Dĩ nhiên trong phim Thirteen Days không có những màn "action" rùng rợn và phi lý như trong phim Waterworld, nhưng tính ch ất căng thẳng và yếu tố "có thật" của câu chuyện đã làm cho phim Thirteen Days tr ở nên c ực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn. Tóm tắt phim 2. Vào ngày 14.10.1962, một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ đã chụp được các bức ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba. Dù người Mỹ biết Liên Xô đã đặt một số tên lửa phòng thủ dọc bờ biển Cuba, nhưng những gì họ chứng kiến là dấu hiệu rõ ràng đầu tiên rằng các vũ khí hạt nhân tấn công hiện diện tại Cuba.
  9. Các chuyến bay do thám sau đó tiết lộ rằng có 33 tên lửa được đặt tại Cuba (tuy nhiên, mãi đến nhiều thập niên sau đó, tại một cuộc hội thảo về cuộc khủng hoảng ở Havana, đại tướng Liên Xô Anatoly I. Gribkov, người phụ trách việc triển khai các tên lửa ở Cuba, tiết lộ Liên Xô thực tế đã triển khai 45 đầu đ ạn hạt nhân, bao gồm chín tên lửa tầm gần hay tên lửa hạt nhân chiến thuật mà nước Mỹ chưa bao giờ phát hiện). Tổng thống Mỹ John F. Kennedy được thông báo về các tên lửa vào buổi sáng ngày 16.10 và đã triệu tập một nhóm các chuyên gia nhằm quyết định các hành đ ộng đ ối phó. Nhóm được biết với tên gọi Ban điều hành đã tiến hành thảo luận trong gần một tuần. Ban đầu, các chuyên gia muốn tiến hành một cuộc không kích và tiếp tục bằng một cuộc xâm lược song họ lo sợ việc này sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể tránh khỏi. Phong tỏa hay xâm lược? Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng tháng 10, Tổng thống Kennedy đã nói rõ rằng sự hiện diện hạt nhân Liên Xô tại Cuba sẽ không được dung thứ. Ông thậm chí đi xa đến mức soạn sẵn một bài diễn văn mở đầu bằng đoạn: “Sáng nay, tôi đã mi ễn cưỡng ra lệnh cho các lực lượng vũ trang tấn công và tiêu diệt các l ực l ượng h ạt nhân ở Cuba”. Dù ông Kennedy chưa bao giờ đọc bài diễn văn đó và cuộc đối đầu kéo dài 13 ngày với Liên Xô đã được giải quyết một cách hòa bình, nhưng Mỹ và Liên Xô đã tiến rất gần đến một cuộc chiến tranh hạt nhân vào năm 1962. Ông Gribkov cho biết các tư lệnh Liên Xô ở Cuba đã được giao quyền sử dụng chín vũ khí hạt nhân chiến thuật để đẩy lùi lực lượng xâm lược, nghĩa là hai n ước chắc chắn sẽ lâm vào một cuộc chiến hạt nhân nếu Mỹ chọn phương án xâm chiếm Cuba. Ban điều hành đã chia làm hai phe: Phe diều hâu chọn phương án không kích và xâm lược trong khi phe bồ câu chọn phương án phong tỏa và thương thuyết. Phe bồ câu bao gồm: Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara cùng người phó Roswell Gilpatric, Ngoại trưởng Dean Rusk cùng các trợ lý George Ball, Alexis Johnson, và Edwin Martin, các chuyên gia về Liên Xô Llewellyn Thompson và Chip Bohlen, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Adlai Stevenson, Thứ trưởng Ngoại giao và là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Lovett, và người viết diễn văn cho tổng thống Ted Sorensen. Phe diều hâu được dẫn đầu bởi Cố vấn An ninh Quốc gia Mac Bundy và bao gồm cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, Bộ trưởng Tài chính Douglas Dillon, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương John McCone, và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Paul Nitze. Toàn bộ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đứng đầu là đại t ướng Maxwell Taylor đều ủng hộ một cuộc không kích. Giống người anh trai, ban đầu Robert F. Kennedy cũng nghiêng về một cuộc không kích song cả hai đã nhanh chóng thay đổi ý kiến và chọn giải pháp phong tỏa do ông McNamara đề xướng. Tổng thống Kennedy đưa ra thông báo về việc phong tỏa trong một bài diễn văn được truyền hình trên toàn quốc vào ngày 22.10.1962. Ông cảnh báo các lãnh đạo
  10. Liên Xô rằng: “Chính sách của quốc gia này xem mọi tên lửa bắn từ Cuba đ ến bất kỳ quốc gia nào ở bán cầu Tây như là một cuộc tấn công của Liên Xô nhằm vào nước Mỹ, do đó cần có một sự đáp trả toàn diện với Liên Xô”. Hai ngày sau đó, các con tàu của Liên Xô đã tiến đến gần đường phong tỏa và ngừng lại. Sau này, ông Sergei Khrushchev, con trai của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, khi đó được 27 tuổi, kể rằng ông nhớ cha mình đã bình tĩnh trong suốt cuộc khủng hoảng. “Ông ấy không hoang mang. Ông ấy nghĩ rằng một trong những điều quan trọng nhất là không được phép bắn trước. Bởi sau phát đầu tiên, sẽ không còn chuyện thương lượng và mọi chuyện sẽ nằm trong tay quân đội, những người sẽ hành xử theo một cách rất khác. Và tôi nghĩ Tổng thống Kennedy có cùng ý nghĩ bởi trước phát bắn đầu tiên, bạn có thể mặc cả song sau khi đó, bạn sẽ chết”. Thỏa thuận bí mật Vào ngày 26.10.1962, Kennedy nhận được một thông điệp từ Khrushchev đề nghị rút các tên lửa tại Cuba để đổi lại lời cam kết của Washington rằng sẽ không xâm lược Cuba hoặc lật đổ Fidel Castro. Trước khi phản hồi, Tổng thống Kennedy tiếp tục nhận được một bức thư từ Khrushchev. Lần này có thêm điều kiện là Mỹ phải rút các tên lửa của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lại việc Moscow rút tên lửa khỏi Cuba. Ông Kennedy cùng nhóm cố vấn đã quyết định làm lơ bức thư thứ hai và đồng ý với nội dung của bức thư thứ nhất. Đề xuất bao gồm ba yếu tố: • Một là thỏa thuận được công khai và nó về căn bản giống như đề xuất của bức thư thứ nhất, đó là Liên Xô rút tên lửa và Mỹ sẽ cam kết không xâm lược hoặc tấn công Cuba. • Thứ hai là một tối hậu thư bí mật, trong đó nói Liên Xô cần phải giải quyết trong vòng 24 giờ đồng hồ, nếu không Mỹ sẽ hành động. • Và yếu tố thứ ba, mà Mỹ gọi là món hối lộ bí mật, trong đó nói Mỹ chưa sẵn sàng thỏa thuận với Liên Xô về các tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Song Mỹ khẳng định, nếu các tên lửa được rút khỏi Cuba, thì trong vòng sáu tháng, sẽ không còn tên lửa nào ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 28.10.1962, Nikita Khrushchev đã thông báo trên đài truyền thanh Radio Moscow rằng Liên Xô đã chấp nhận đề xuất của người Mỹ và sẽ rút các tên lửa khỏi Cuba. Vào giữa tháng 11.1962, toàn bộ các tên lửa được rút khỏi Cuba và vào tháng 4 năm sau, toàn bộ các tên lửa Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ được dỡ bỏ theo thỏa thuận bí mật.
  11. Thiết lập trò chơi và giải II. Phân tích phim: Diễn biến cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba 1. Ngày 21/5/1962: Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung tại hòn đảo Cuba, trước lo ngại Mỹ có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, giáp giới với Liên bang Xô viết lúc bấy giờ. Cuối tháng 9: 36 tên lửa tầm trung R-12, với đầu đạn hạt nhân, đã bí mật tớiCuba. 14/10: Một máy bay do thám của Mỹ xác nhận tên lửa Liên Xô đang đ ược tri ển khai tại Cuba, chỉ cách bờ biển Florida 145km. Ảnh chụp từ trên cao một trong những căn cứ tên lửa tầm trung c ủa Cuba, ngày 23/10/1962.
  12. Trong suốt một tuần, hai cường quốc đã đối đầu trực tiếp trong “cuộc ch ơi” h ạt nhân nguy hiểm, trong khi cả thế gi ới nín thở dõi theo, lo sợ tr ước vi ễn c ảnh m ột trong hai “tay chơi” có thể phạm sai lầm chết người. 22/10: Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã ra lệnh cho hải quân phong t ỏaCuba, và cho biết ông có bằng chứng chứng tỏ tên lửa tấn công Liên Xô có mặt ở Cuba. Ông đã đe dọa tới một cuộc tấn công hạt nhân nếu những tên lửa này không được rút đi. Tổng thống Mỹ Kennedy ký lệnh phong tỏa hải quân đối với Cuba tại Nhà Tr ắng, ngày 24/10/1962.
  13. Quân đội Mỹ được đặt trong tình trạng cảnh giác cao nhất. Washington đã đệ trình phản đối lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. 23/10: Kennedy ký tuyên bố cho phép hải quân phong tỏa Cuba và ra lệnh sẵn sàng đổ bộ vào Cuba. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhóm họp và Tổ chức các qu ốc gia châu M ỹ ủng hộ Mỹ. Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev phản đ ối. Quân đ ội Liên Xô và các n ước đồng minh trong khối được đặt trong tình trạng báo động. Ảnh do báo Granma của Cuba công bố cho thấy dân quân Cuba bên dàn pháo phòng không M53 tại Havana trong cuộc khủng hoảng 1962. 26/10: Trong lá thư gửi Kennedy, ông Khrushchev đề xuất dỡ bỏ và rút tên lửa Liên Xô và quân nhân ở Cuba, nếu Mỹ đảm bảo không xâm lược Cuba.
  14. Ảnh do báo Granma của Cuba công bố, nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro (th ứ hai t ừ ph ải) thị sát một đơn vị phòng không ở một địa điểm không đ ược ti ết l ộ trong cu ộc kh ủng hoảng. Mỹ gia tăng các chuyến bay do thám. Một tàu ngầm Liên Xô đã được phát hiện. 27/10: Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Cuba, khiến phi công thiệt mạng. Viên phi công này là người duy nhất thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng. Quan tài của thiếu tá Rudolf Anderson Jr., trường hợp thương vong duy nh ất trong cu ộc khủng hoảng tên lửa Cuba, được đưa lên máy bay Thụy S ỹ ở sân bay Havana, ngày 6/11/1962, để về Mỹ. Kennedy nhận một lá thư của nhà lãnh đạo Khrushchev, yêu cầu Mỹ chuyển tên l ửa n ước này ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Italia, để đổi lại Liên Xô chuyển tên lửa ra khỏi Cuba. Kennedy hứa không xâm lược Cuba và dỡ bỏ phong tỏa nước này nếu tên lửa được chuyển đi. 28/10: Khrushchev đồng ý dỡ bỏ tên lửa và đưa chúng trở lại Liên Xô. Ông bày t ỏ tin tưởng Mỹ sẽ không xâm lược Cuba.
  15. Ảnh chụp từ trên cao ngày 4/12/1962 trên bờ biển Cuba: Tàu chở hàng Liên Xô Okhotsk chở tên lửa Ilyouchine IL 28 rút khỏi Cuba, theo th ỏa thu ận v ới M ỹ. Máy bay và tr ực thăng Mỹ đã bay tầm thấp để theo dõi sát hoạt động dỡ và chất tên lửa, trong khi các tàu chi ến Mỹ cũng theo sát tàu Liên Xô chở tên lửa trở lại Liên Xô. Ảnh chụp từ trên cao ngày 9/11/1962 trên bờ biển Cuba, tàu Anosov c ủa Liên Xô ch ở tên lửa rút khỏi Cuba. 20/11: Kennedy dỡ cbỏ phong tỏa Cuba và tên lửa đã được rút về Liên Xô, kết thúc cuộc khủng hoảng được cho là nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại.
  16. Tình huống chiến lược: 2. Trước việc phát hiện tên lửa của Nga ở Cuba đang ngắm về phía Mỹ, ngày 24/10, tổng thống Kennedy đã ra lệnh cho quân đội Mỹ bước vào trạng thái “sẵn sàng chiến đấu”, tiến hành phong tỏa toàn diện với Cuba. Lúc này cục diện đã biến đổi mạnh mẽ, Mỹ đứng trước 2 sự lựa chọn đó là “Không làm gì” hoặc là “leo thang phong tỏa bở biển Cuba”. Tuy nhiên để biết Mỹ sẽ đưa ra chiến lược nào, thì ta cần xét đến chiến lược của Nga (Truy toán lùi ). Đối mặt với sự bức bách của Mỹ, Nga đứng trước 2 lựa chọn đó là “Nh ượng bộ” hoặc “đón nhận thách thức”. Sự quyết định của Nga mang một ý nghĩa rất quan trọng, bởi nếu Nga chọn “đón nhận thách thức” thì m ột cu ộc đọ s ức “ vô tiền khoáng hậu” sẽ xảy ra, và hậu quả là không thể lường trước được. Cụ thể là sau khi Nga “đón nhận thách thức”, thì Mỹ và Nga phải lựa ch ọn cho mình hành động tức thời;hoặc là rút lui khỏi thế đối đầu hoặc là Doomday. Lúc này trò chơi trở thành trò chơi đống thời, nên không ai đoán được bước đi của đối phương.
  17. Rút khỏi thế đối đầu Nga Doom day Mỹ Rút khỏi thế đối (-0.5;-0.5) (-∞;-∞) đầu Doom day (-∞;-∞) (-∞;-∞) Có thể dự đoán được 2 cục diện có thể xảy ra trường hợp này: +Thứ nhất: Cả 2 cùng rút lui trước khi cuộc đụng độ hạt nhân n ổ ra. M ỗi bên sẽ nh ận k ết cục là (-0.5;-0.5). +Thứ hau:Một bên tấn công và bên kia đánh trả.Cả 2 sẽ bị hủy diệt. Trường hợp thứ nhất: Giả sử Nga đoán được chiến lược của Mỹ là sẽ rút lui thay vì ti ến công, thì Nga sẽ ch ọn “đón nhận thách thức” để giảm thiệt hại của mình (-0.5-0.5).
  18. Tuy nhiên mọi chuyện lại không diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp đó, bởi Nhà trắng đã đưa ra lệnh phong tỏa ”cách ly” Cuba và đưa máy bay do thám quanh Cuba, song song đó, là sự mất kiên nhẫn của Tư lệnh quân đội Nga tại Cuba, và đã hạ lệnh bắn rơi máy bay do thám của Mỹ mà không thông qua chỉ đạo từ Moscow. Chi ến tranh đã bắt đầu leo thang, chiến tranh hạt nhân không phải là điều không thể, tuy nhiên v ấn đ ề là v ẫn ch ưa có bên nào chịu nổ phát súng đầu tiên. Thực tế, mặc dù phô trương thực lực, nhưng cả Mỹ và Nga đ ều e ngại v ề chi ến tranh h ạt nhân bởi hậu quả của nó là không thể lường trước được. Do đó, vào ngày 27/10, Khrushchev đã viết thư gửi cho Kennedy biểu thị mong muốn gi ải quyết vi ệc leo thang chiến tranh này bằng biện pháp đàm phán. Trong trường hợp này, diễn biến cuộc chơi sẽ là: Ta có thể thấy được rằng hậu quả của chiến tranh hạt nhân là rất lớn, vì th ế không có lý do gì để Nga mạo hiểm chọn đón nhận thách thức, Nga chỉ có thể chọn nhượng b ộ, thà mất mặt với kết cục là -1 hơn là đón nhận lời thách thức để khai màn cho cu ộc chi ến h ạt nhân và đẩy thế giới đến bờ vực của sự hủy diệt. Ở đây, Mỹ đã đoán được bước đi của Nga là sẽ nhương bộ nên ngay từ đầu M ỹ đã ch ọn phong tỏa Cuba, khơi màn cho một cuộc khủng ho ảng hạt nhân tr ầm tr ọng đ ể chi ếm được ưu thế. Điểm cân bằng của cuộc chơi: NE = (Mỹ phong tỏa Cuba , Nganhượng bộ )
  19. Ý nghĩa của cân bằng này: Thế giới đã qua được thời đi ểm được coi là nguy hi ểm nhất trong lịch sử, Mỹ đã đi chiến lược rất mạo hi ểm là phong t ỏa Cuba nh ưng l ại thu ho ạch được nhiều nhất, về phía Nga họ bắt buộc phải chọn chiến lược nhượng b ộ n ếu không muốn thế giới bị hủy diệt. III. Kết luận Chiến lược “leo thang phong tỏa bờ biển Cuba” của tổng thống Kenedy cho thấy rằng Mỹ cam kết sẽ thực hiện hành động trả đũa cần thi ết và điều đó khi ến Nga không th ể ch ấp nhận được, họ sẽ phải lùi bước. Đây là một nước đi mạo hi ểm có phần may m ắn c ủa tổng thống Kenedy. Chiến lược của Kenedy sau này được bi ết đ ến cái tên: brinkmanship (đẩy tình thế đến bờ vực của khủng hoảng). Trong suốt nhiều thập niên, cuộc khủng hoảng tên lửa đã được ca ngợi là màn biến hóa bậc thầy của T ổng th ống M ỹ John F. Kennedy khi đó. Một số người ngưỡng mộ không khỏi ngợi ca ông đã gi ữ đ ược thần kinh của mình vững vàng như thế nào và ngăn ngừa được một cuộc chiến giỏi ra sao. Qua sự tìm hiểu về đề tài này nhóm chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học sâu sắc. Có th ể kể đến như đôi khi trong cuộc chơi chúng ta có thể cân nh ắc ch ọn n ước đi mang tính m ạo hiểm có rủi ro, nếu chúng ta may mắn thì sẽ thu hoạch đ ược l ợi ích r ất l ớn. Nh ưng đó ch ỉ là lý thuyết còn thực tế trong một cuộc chơi bạn phải cân nh ắc nhi ều y ếu t ố, gi ữ tâm lý của mình một cách vững vàng nhất và khi đó bạn sẽ được một chi ến lược tối ưu nh ất cho mình. Nhóm đã hiểu nhiều hơn về vấn đề thực hi ện cam kết trong lý thuy ết trò ch ơi, cách làm thế nào để đối phương có thể tin tưởng sự cam kết c ủa mình và chi ếm ưu th ế trong cuộc chơi. Đề xuất một vài ý kiến liên quan tới đề tài: đối với tình hình hi ện nay th ế gi ới có r ất nhiều biến động khi có một số quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong đó nổi lên là 2 quốc gia Iran và Triều Tiên, chương trình hạt nhân của hai quốc gia này đã làm tình hình khu vực và thế giới ngày càng trở nên bất ổn. Có nên chăng cách ti ếp c ận c ủa M ỹ hay Nga đ ối v ới 2 quốc gia này sẽ giống như cái cách mà tổng thống Kenedy đã từng làm trong quá khứ đối với cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Cuba. Thật sự không thể nói trước được điều gì vì vũ khí hạt nhân chỉ có thể mang lại sự hủy diệt đối với nhân lo ại. V ới v ấn đ ề mang tính nhạy cảm như này, các quốc gia cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra m ột chiến l ược cho mình. Bất cứ một hành động cứng rắn từ bên nào sẽ dẫn đến hậu quả thật khôn lường.
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hồng Nhật, 09/2008, Môn học: Lý thuyết trò chơi. 2. Bộ phim “Thirteen days” của đạo diễn Roger Donaldson. 3. Vũ Quý, 09/10/2012, Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba: Khi cả thế giới nín thở, http://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-khung-hoang-ten-lua-cuba-khi-ca-the-gioi-nin-tho- 649455.htm 4. Thirteen Days (film), http://en.wikipedia.org/wiki/Thirteen_Days_(film)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2