intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của siêu âm tim trong tiên lượng bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các đặc điểm của siêu âm tim và khả năng tiên lượng tử vong do tắc động mạch phổi cấp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 8 năm 2015, trên 85 bệnh nhân được chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 55,7 ± 18,7.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của siêu âm tim trong tiên lượng bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM TIM<br /> TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP<br /> Đỗ Giang Phúc, Hoàng Bùi Hải<br /> Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội<br /> Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các đặc điểm của siêu âm tim và khả năng tiên lượng tử vong do tắc động<br /> mạch phổi cấp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 8 năm 2015, trên 85 bệnh<br /> nhân được chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 55,7 ±<br /> 18,7. Tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn chức năng thất phải là 89,4%, trong đó 74/85 (85,9%) bệnh nhân có tăng<br /> áp động mạch phổi, 36/85 (42,4%) có giãn thất phải, 1/85 (1,18%) có huyết khối buồng tim phải. Có 6/85<br /> (7%) bệnh nhân tử vong trong vòng 1 tháng và đều có rối loạn chức năng thất phải. Nghiên cứu cho thấy có<br /> sự tương quan giữa áp lực động mạch phổi và độ nặng trên phim chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi; giữa<br /> giãn thất phải với tăng troponin T và NT - ProBNP ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp. Tỷ lệ tử vong trong<br /> vòng 1 tháng đầu của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp có xu hướng cao hơn khi có rối loạn chức năng<br /> thất phải trên siêu âm tim.<br /> Từ khóa: siêu âm tim, tắc động mạch phổi, rối loạn chức năng thất phải<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tắc động mạch phổi là một bệnh lý thường<br /> <br /> trọng và ý nghĩa của rối loạn chức năng thất<br /> <br /> gặp ở bệnh nhân nội trú với tỷ lệ tử vong cao,<br /> <br /> phải trên siêu âm tim của những bệnh nhân<br /> tắc động mạch phổi cấp giúp phân tầng nguy<br /> <br /> chỉ xếp sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ não<br /> [1; 2]. Tăng áp động mạch phổi và rối loạn<br /> chức năng thất phải là hậu quả của tắc động<br /> mạch phổi. Đây cũng là nguyên nhân đẩy<br /> bệnh nhân tới bệnh cảnh sốc và tử vong [2].<br /> Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà<br /> khoa học đã tìm cách phát hiện và đánh giá<br /> chức năng thất phải và tình trạng tăng áp phổi<br /> ở những bệnh nhân nghi ngờ tắc động mạch<br /> phổi cấp để chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và<br /> điều trị bệnh nhân. Siêu âm tim là một biện<br /> pháp thăm dò không xâm lấn, an toàn có độ<br /> chính xác cao đã nhanh chóng được đưa vào<br /> nghiên cứu và thực hành lâm sang. Năm<br /> 1995, Lualdi và cộng sự đã chỉ ra tầm quan<br /> <br /> cơ của bệnh nhân và can thiệp kịp thời kể ở<br /> cả những bệnh nhân có huyết động ổn định<br /> [3]. Đến năm 1996, McConnell và cộng sự đã<br /> chỉ rõ các vùng tổn thương thất phải phát hiện<br /> được trên siêu âm tim và đưa ra dấu hiệu<br /> McConell (giảm vận động của thành tự do thất<br /> phải với vận động mỏm tim bình thường) rất<br /> có giá trị ở bệnh nhân tắc động mạch phổi với<br /> độ nhạy 77% và độ đặc hiệu 94% trong chẩn<br /> đoán [4]. Sau đó 1 năm, siêu âm tim đã được<br /> coi như một yếu tố tiên lượng bệnh nhân tắc<br /> động mạch phổi cấp [5]. Vào năm 2002, tác<br /> giả Goldhaber đã mô tả các dấu hiệu có thể<br /> thấy được trên siêu âm tim bao gồm tăng áp<br /> phổi, rối loạn chức năng thất phải, giãn thất<br /> phải, huyết khối buồng tim phải và huyết khối<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Bùi Hoàng Hải, Bộ môn Gây mê Hồi sức,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: hoangbuihai@gmail.com<br /> Ngày nhận: 10/10/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 26/02/2016<br /> <br /> 64<br /> <br /> ở động mạch phổi (thân chung và động mạch<br /> phổi 2 bên). Tác giả cũng chỉ ra siêu âm tim<br /> không được khuyến cáo như một thăm dò<br /> hình ảnh thường quy để chẩn đoán các<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> trường hợp nghi ngờ tắc động mạch phổi<br /> <br /> châu Âu năm 2014 một lần nữa nhấn mạnh<br /> <br /> nhưng rất hữu ích để đánh giá mức độ nặng<br /> của bệnh nhân [6]. Hướng dẫn chẩn đoán và<br /> <br /> vai trò của siêu âm tim trong việc quyết định<br /> điều trị tái tưới máu cho bệnh nhân cũng như<br /> <br /> điều trị tắc động mạch phổi của hội tim mạch<br /> <br /> theo dõi tiến triển của bệnh [1].<br /> <br /> Nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp có sốc/ tụt huyết áp<br /> <br /> Chụp được CLVT ĐMP ngay lập tức?<br /> <br /> Không<br /> <br /> Có<br /> <br /> Siêu âm tim<br /> Quá tải thất phải<br /> <br /> Không<br /> <br /> Có<br /> <br /> Không thể thực<br /> hiện thăm dò khác<br /> hoặc bệnh nhân<br /> không ổn định<br /> <br /> Tìm các nguyên<br /> nhân khác gây bất<br /> ổn huyết động<br /> <br /> Thực hiện được<br /> CLVT ĐMP và bệnh<br /> nhân ổn định<br /> <br /> CLVT ĐMP<br /> <br /> Dương tính<br /> <br /> Điều trị đặc hiệu<br /> cho TĐMP – tái<br /> tưới máu thì đầu<br /> <br /> Âm tính<br /> <br /> Tìm các nguyên<br /> nhân khác gây bất<br /> ổn huyết động<br /> <br /> Hình 1. Quy trình chẩn đoán bệnh nhân tắc động mạch phổi có sốc hoặc tụt áp<br /> *CLVT: Cắt lớp vi tính; ĐMP: Động mạch phổi; TĐMP: Tắc động mạch phổi<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 65<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Ở Việt Nam, tắc động mạch phổi ngày<br /> <br /> phải vì đó không còn là dấu hiệu của quá tải<br /> <br /> càng được quan tâm, và đang tiếp tục được<br /> nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vai trò<br /> <br /> thất phải cấp) [1]:<br /> 1. Giãn thất phải: Đường kính thất phải<br /> <br /> của siêu âm tim mới dừng lại ở mức mô tả<br /> các dấu hiệu của bệnh nhân tắc động mạch<br /> <br /> cuối tâm trương > 30 mm hoặc tỉ số đường<br /> kính thất phải/ đường kính thất trái cuối tâm<br /> <br /> phổi ghi nhận được trên siêu âm tim [7; 8].<br /> Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu:<br /> <br /> trương > 1.<br /> 2. Vách liên thất di động nghịch thường.<br /> <br /> - Mô tả rối loạn chức năng thất phải trong<br /> <br /> 3. Tăng áp phổi: Thời gian gia tốc trên dop-<br /> <br /> siêu âm tim của các bệnh nhân tắc động mạch<br /> phổi cấp.<br /> <br /> pler mạch phổi (acceleration time) < 90 ms<br /> hoặc áp lực động mạch phổi đo qua chênh áp<br /> <br /> - Đánh giá vai trò của siêu âm tim trong<br /> tiên lượng tử vong bệnh nhân tắc động mạch<br /> <br /> van ba lá > 30 mmHg.<br /> <br /> phổi cấp.<br /> <br /> (tâm nhĩ hoặc tâm thất phải).<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Để đánh giá các đặc điểm thu thập được<br /> trên siêu âm tim, chúng tôi so sánh các chỉ số<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> Bệnh nhân trên 18 tuổi, được chẩn đoán<br /> xác định tắc động mạch phổi qua chụp cắt lớp<br /> vi tính động mạch phổi có tiêm thuốc cản<br /> quang thấy huyết khối mới trong động mạch<br /> <br /> 4. Huyết khối tự do trong buồng tim phải<br /> <br /> đó với dấu hiệu tăng các dấu ấn sinh học của<br /> tim và độ nặng của tắc động mạch phổi trên<br /> phim cắt lớp vi tính (cả hai thăm dò được làm<br /> gần như cùng thời điểm trước điều trị):<br /> - Tăng dấu ấn sinh học của tim: NTproBNP ≥ 600 pg/ml; Troponin T > 0,01 ng/ml.<br /> <br /> phổi ở bất cứ vị trí nào. Bệnh nhân xuất hiện<br /> triệu chứng lần đầu trong vòng 14 ngày. Được<br /> <br /> - Điểm độ nặng trên phim chụp cắt lớp<br /> động mạch phổi được tính dựa theo công<br /> <br /> làm siêu âm tim trước điều trị.<br /> <br /> thức được mô tả bởi Qanadli và cộng sự [9]:<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> <br /> Điểm độ nặng (%) = { ∑(n.d)/40 } x 100<br /> <br /> - Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Trong đó n: số nhánh phân thùy phổi bị tắc<br /> do huyết khối (thấp nhất: 1; nhiều nhất: 20), d:<br /> <br /> - Bệnh nhân không đáp ứng được đầy đủ<br /> quy trình nghiên cứu.<br /> <br /> độ tắc nghẽn (không tắc: 0; tắc bán phần:1;<br /> tắc hoàn toàn: 2)<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang loạt ca bệnh.<br /> Siêu âm tim được thực hiện trên máy siêu<br /> âm tim hiệu Medison, được thực hiện bởi bác<br /> <br /> 3. Xử lí số liệu<br /> Số liệu được xử lí bằng phần mềm thống<br /> kê SPSS 16.0. Mô tả dưới dạng tỷ lệ phần<br /> trăm với các biến định tính, dạng trung bình,<br /> <br /> sĩ chuyên khoa tim mạch có chứng chỉ siêu<br /> âm tim. Siêu âm tim được tiến hành ngay<br /> <br /> trung vị với các biến định lượng. Để tìm giá trị<br /> các dấu hiệu thu thập được trên siêu âm tim ở<br /> <br /> trước khi tiến hành điều trị.<br /> <br /> bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp, chúng tôi<br /> <br /> Bệnh nhân có tình trạng rối loạn thất phải<br /> cấp khi có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau<br /> <br /> sử dụng test χ2 nếu giá trị mong đợi trong các<br /> <br /> (loại trừ trường hợp phì đại thành tự do thất<br /> <br /> trong các ô < 5. Kiểm định sự tương quan<br /> <br /> 66<br /> <br /> ô ≥ 5; fisher’s exact test nếu giá trị mong đợi<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> giữa 2 biến liên tục bằng kiểm định spearman.<br /> <br /> bí mật tuyệt đối.<br /> <br /> Tương quan yếu khi hệ số tương quan r < 0,3;<br /> tương quan trung bình khi r từ 0,3 đến 0,5;<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> tương quan chặt chẽ khi r > 0,7. Sự khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br /> <br /> 2015 chúng tôi thu thập được 85 bệnh nhân<br /> <br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> <br /> Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 8 năm<br /> có chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp được<br /> làm siêu âm tim. Tuổi trung bình của các bệnh<br /> <br /> Siêu âm tim là một thăm dò không xâm<br /> <br /> nhân trong nghiên cứu là 55,7 ± 18,7 (năm),<br /> <br /> lấn, có độ an toàn cao, ít ảnh hưởng đến bệnh<br /> nhân. Bệnh nhân được khám và điều trị cấp<br /> <br /> thấp nhất 20 tuổi, cao nhất 95 tuổi. Có 39/85<br /> <br /> cứu đúng theo phác đồ của khoa phòng. Bệnh<br /> nhân được đưa đến phòng siêu âm tim khi<br /> <br /> nhân nữ (chiếm tỷ lệ 54,1%). Thời gian nằm<br /> <br /> đảm bảo ổn định về huyết động, có hỗ trợ oxy<br /> <br /> bệnh nhân nam (chiếm 45,9%) và 46/85 bệnh<br /> viện trung bình là 12 ± 6,5 ngày.<br /> 1. Đặc điểm chức năng thất phải trên<br /> <br /> trong quá trình vận chuyển. Khi bệnh nhân<br /> huyết động không ổn định sẽ được bác sĩ siêu<br /> <br /> siêu âm tim<br /> <br /> âm tim tại giường. Các kết quả thu thập được<br /> hoàn toàn phục vụ mục đích nghiên cứu và<br /> <br /> Đặc điểm chức năng thất phải được đánh<br /> giá trên lần siêu âm đầu tiên, trước khi can<br /> <br /> điều trị cho bệnh nhân, mọi thông tin được giữ<br /> <br /> thiệp điều trị được thể hiện qua bảng sau.<br /> <br /> Bảng 1. Đặc điểm chức năng thất phải trên siêu âm tim<br /> Đường kính thất phải (mm)<br /> <br /> 25,9 ± 7,2 (thấp nhất: 16 – cao nhất: 51)<br /> <br /> Áp lực động mạch phổi trung bình (mmHg)<br /> <br /> 50,3 ± 17 (thấp nhất: 25 – cao nhất: 104)<br /> <br /> Rối loạn chức năng thất phải<br /> <br /> 76/ 85 bệnh nhân ( 89,4 %)<br /> <br /> Trong đó:<br /> Huyết khối buồng tim phải<br /> <br /> 01/ 85 bệnh nhân ( 1,2 %)<br /> <br /> Giãn thất phải<br /> <br /> 36/ 85 bệnh nhân (42,4 %)<br /> <br /> Tăng áp động mạch phổi<br /> <br /> 74/ 85 bệnh nhân ( 85,9 %)<br /> <br /> Có 02/85 bệnh nhân (chiếm 2,4 %) có giãn thành tự do của thất phải. Có 40/85 bệnh nhân<br /> (chiếm 47,1 %) thấy tăng áp động mạch phổi nhưng chưa có giãn thất phải trên siêu tim.<br /> Bảng 2. Tương quan giữa tăng enzym tim và rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim<br /> Tăng NT - proBNP<br /> hoặc TroponinT<br /> <br /> Rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Không<br /> <br /> Có<br /> <br /> Không<br /> <br /> 4 (44,4%)<br /> <br /> 39 (51,3%)<br /> <br /> 43 (50,6%)<br /> <br /> Có<br /> <br /> 5 (55,6%)<br /> <br /> 37 (48,7%)<br /> <br /> 42 (49,4%)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 9 (100%)<br /> <br /> 76 (100%)<br /> <br /> 85 (100%)<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 67<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Không có sự liên quan giữa tình trạng tăng enzym tim và rối loạn chức năng thất phải<br /> (p = 0,48).<br /> Bảng 3. Tương quan giữa tăng enzym tim và giãn thất phải trên siêu âm tim<br /> Tăng NT - proBNP<br /> hoặc TroponinT<br /> <br /> Giãn thất phải trên siêu âm tim<br /> Tổng<br /> Không<br /> <br /> Có<br /> <br /> Không<br /> <br /> 33 (67,4 %)<br /> <br /> 10 (27,8 %)<br /> <br /> 43 (50,6 %)<br /> <br /> Có<br /> <br /> 16 (32,6 %)<br /> <br /> 29 (72,2 %)<br /> <br /> 42 (49,4 %)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 49 (100%)<br /> <br /> 36 (100%)<br /> <br /> 85 (100 %)<br /> <br /> Có sự liên quan giữa tình trạng giãn thất phải trên siêu âm tim và tăng enzym tim, p < 0,001.<br /> Sự tương quan các chỉ số trên siêu âm tim với mức độ tắc nghẽn trên phim chụp cắt<br /> lớp vi tính<br /> <br /> Áp lực động mạch phổi trước điều trị<br /> <br /> Hình 3.1. Tương quan giữa áp lực động mạch phổi và chỉ số độ nặng trên phim chụp cắt<br /> lớp vi tính<br /> Có sự tương quan trung bình giữa áp lực động mạch phổi và điểm độ nặng trên phim chụp cắt<br /> lớp vi tính (r = 0,46, p < 0,05). Trong khi đó, không có sự tương quan giữa đường kính thất phải<br /> và điểm độ nặng trên phim chụp cắt lớp vi tính ( r = 0,26, p > 0,05).<br /> <br /> 68<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2