intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảnh quan Bắc Kạn đa dạng và phức tạp. Trên nền chung của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa của cả nước, lãnh thổ còn được phân chia thành 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan, 92 loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan mang một hoặc một vài chức năng tự nhiên như: phòng hộ và bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất lâm nghiệp, phát triển nông lâm kết hợp, sản xuất nông nghiệp và định cư, phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn

Phạm Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 65 - 72<br /> <br /> ĐA DẠNG CẢNH QUAN TỈNH BẮC KẠN<br /> Phạm Hương Giang*<br /> Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cảnh quan Bắc Kạn đa dạng và phức tạp. Trên nền chung của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa của<br /> cả nước, lãnh thổ còn được phân chia thành 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan, 92 loại cảnh<br /> quan. Mỗi loại cảnh quan mang một hoặc một vài chức năng tự nhiên như: phòng hộ và bảo vệ<br /> môi trường, phát triển sản xuất lâm nghiệp, phát triển nông lâm kết hợp, sản xuất nông nghiệp và<br /> định cư, phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp... Động lực biến đổi của cảnh quan Bắc Kạn<br /> diễn ra theo các hướng khác nhau, tùy thuộc vào sự tương tác của các yếu tố tự nhiên và các hoạt<br /> động khai thác lãnh thổ của con người. Từ các phân tích trên, chúng ta có thể đề xuất các định<br /> hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho tỉnh này.<br /> Từ khóa: Cảnh quan, đa dạng, cấu trúc, chức năng, động lực.<br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN<br /> CỨU ĐA DẠNG CẢNH QUAN BẮC KẠN*<br /> 1. Khái niệm đa dạng cảnh quan và các<br /> hướng tiếp cận nghiên cứu hiện nay<br /> Khái niệm đa dạng cảnh quan ngày càng được<br /> sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cảnh quan.<br /> Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một khái<br /> niệm thống nhất. Theo A.I. Bacca và V.O.<br /> Mokiev (1997) định nghĩa: “đa dạng cảnh<br /> quan là sự biểu hiện vô số những thông tin<br /> của một cá thể hay một nhóm trên những<br /> khoanh vi địa hình, mà sự biểu hiện bên ngoài<br /> của nó là sự tác động giữa tự nhiên với con<br /> người và sự tác động của chính các thành<br /> phần tự nhiên đó”.<br /> Hiện nay, trong cảnh quan học tồn tại hai<br /> hướng tiếp cận nghiên cứu đa dạng cảnh<br /> quan. Một là hướng phân tích định tính và<br /> định lượng cấu trúc cảnh quan của khu vực<br /> dựa trên bản đồ cảnh quan và toán thống kê<br /> xác định các hệ số. Hướng này xác định được<br /> tần số xuất hiện các cảnh quan trong một<br /> không gian nhất định trong những những tổng<br /> thể tự nhiên phức tạp, có cấu trúc địa chất<br /> không đồng nhất. Hướng thứ hai là nghiên<br /> cứu đa dạng cảnh quan dựa trên dữ liệu viễn<br /> thám. Theo đó, sự đa dạng cảnh quan được<br /> hiểu là sự kết hợp về hình dạng và kích thước<br /> của những hệ sinh thái khác nhau trên một<br /> diện tích lớn.[1]<br /> *<br /> <br /> ĐT: 0943977009; Email: phamhuonggiangsptn@gmail.com<br /> <br /> Nghiên cứu khái niệm đa dạng cảnh quan<br /> được dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống,<br /> tức là coi một lãnh thổ có diện tích bất kỳ là<br /> một hệ thống có cấu trúc rõ ràng, phụ thuộc<br /> vào các thể tổng hợp địa lý tự nhiên. Do vậy,<br /> tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đa dạng<br /> cảnh quan cho phép chúng ta xem xét sự đa<br /> dạng cảnh quan như một chỉ báo của tổ chức<br /> có thứ bậc cảnh quan khu vực và cấu trúc<br /> cảnh quan của vùng lãnh thổ bất kỳ. Sự đa<br /> dạng của cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo<br /> phải luôn được cân nhắc với việc thực hiện<br /> các chức năng kinh tế - xã hội.<br /> 2. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng<br /> cho lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn<br /> Kế thừa các hệ thống phân loại của các tác giả<br /> trong và ngoài nước, kết quả phân tích các<br /> nhân tố thành tạo cảnh quan và tỉ lệ bản đồ<br /> thành lập cho lãnh thổ nghiên cứu<br /> (1:100.000), chúng tôi đã đưa ra hệ thống<br /> phân loại cảnh quan áp dụng cho Bắc Kạn<br /> gồm 6 cấp được thể hiện trên bảng 1.<br /> SỰ ĐA DẠNG CẢNH QUAN BẮC KẠN<br /> Tính chất đa dạng cảnh quan của Bắc Kạn<br /> được thể hiện trong cấu trúc, chức năng và<br /> động lực biến đổi cảnh quan.[2],[3]<br /> 1. Đa dạng về cấu trúc cảnh quan<br /> Với đặc thù là một tỉnh miền núi Đông Bắc<br /> Bắc Bộ, thiên nhiên Bắc Kạn vừa chịu tác<br /> động của các quá trình tự nhiên (xâm thực,<br /> bóc mòn, rửa trôi, bồi tụ…), vừa chịu tác<br /> 65<br /> <br /> Phạm Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> động của các hoạt động khai thác tài nguyên<br /> của dân cư bản địa, chủ yếu là người dân tộc<br /> thiểu số. Các nhân tố này đã quyết định sự<br /> phân hóa cảnh quan tỉnh Bắc Kạn, chi phối<br /> cấu trúc cảnh quan và được thể hiện qua cấu<br /> trúc đứng và cấu trúc ngang.<br /> Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng<br /> cho tỉnh Bắc Kạn<br /> Cấp<br /> phân<br /> loại<br /> Hệ<br /> CQ<br /> Phụ<br /> hệ<br /> CQ<br /> Kiểu<br /> CQ<br /> Lớp<br /> CQ<br /> Phụ<br /> lớp<br /> CQ<br /> Loại<br /> CQ<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Nền bức xạ Mặt trời quyết định chế độ<br /> nhiệt - ẩm theo đới, kết hợp với hệ<br /> thống hoàn lưu khí quyển cỡ châu lục.<br /> Tương tác giữa đại địa hình và hoàn<br /> lưu gió mùa quyết định sự phân bố lại<br /> chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ.<br /> Kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc<br /> phát sinh.<br /> Đặc điểm phát sinh hình thái đại địa<br /> hình thể hiện quy luật phân hóa phi<br /> địa đới của tự nhiên.<br /> Phân chia trong phạm vi cấp lớp, dựa<br /> vào đặc trưng trắc lượng hình thái địa<br /> hình, thể hiện qua sự phân hóa đai<br /> cao.<br /> Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ<br /> giữa nhóm quần xã thực vật và loại<br /> đất.<br /> <br /> a. Cấu trúc đứng<br /> Cấu trúc đứng của cảnh quan Bắc Kạn thể<br /> hiện thứ tự sắp xếp các hợp phần trên lãnh<br /> thổ. Ở Bắc Kạn, cấu trúc đứng có sự phân hóa<br /> từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ miền<br /> núi xuống đồng bằng. Vùng núi (độ cao từ<br /> 600m trở lên, độ dốc từ 150) là vùng có độ<br /> cao và độ dốc lớn, quá trình sườn thống trị,<br /> lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, các loại đất chính<br /> là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất dốc tụ…<br /> Tương quan nhiệt ẩm dồi dào nên lớp phủ<br /> rừng chiếm ưu thế: rừng kín lá rộng thường<br /> xanh ít bị tác động, rừng kín thứ sinh, rừng tre<br /> nứa… Vùng đồi (độ cao từ 200 đến 600m, độ<br /> dốc 8 - 150) có độ cao và độ dốc vừa phải, quá<br /> trình sườn vẫn còn thống trị nhưng yếu hơn<br /> vùng núi, với các loại đất chủ yếu là đất vàng<br /> đỏ trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá<br /> 66<br /> <br /> 112(12)/1: 65 - 72<br /> <br /> sét, đất vàng nhạt, tầng đất dày hơn, chất<br /> lượng khá tốt là tiềm năng lớn cho trồng cây<br /> công nghiệp dài ngày và cây ăn quả hoặc<br /> trồng rừng, vì vậy vùng đồi là vùng được ưu<br /> tiên cho mô hình nông lâm kết hợp hiện nay.<br /> Với ưu thế có độ cao và độ dốc thấp (độ cao<br /> dưới 200m, độ dốc dưới 80), vùng đồng bằng<br /> là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của con<br /> người, cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc.<br /> Quá trình tích tụ là quá trình thống trị ở đây,<br /> hình thành nên đất phù sa, tầng đất dày, thành<br /> phần cơ giới tốt, giàu dinh dưỡng nên vùng<br /> này là nơi canh tác nông nghiệp chủ yếu của<br /> tỉnh, với các loại cây chủ đạo như lúa, hoa<br /> màu và cây công nghiệp hàng năm.<br /> b. Cấu trúc ngang<br /> Cấu trúc ngang cho biết sự phân hóa không<br /> gian của các đơn vị cảnh quan và mối liên hệ<br /> giữa các cấp cảnh quan. Bắc Kạn thuộc hệ<br /> cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ cảnh<br /> quan nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh,<br /> có 1 kiểu cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 5 phụ<br /> lớp và 92 loại cảnh quan (không kể cảnh quan<br /> sông, suối, hồ, ao - cảnh quan đánh số 93).<br /> Cấu trúc ngang của cảnh quan Bắc Kạn được<br /> phân hóa như hình 1.<br /> * Lớp cảnh quan: Ở Bắc Kạn được phân chia<br /> làm 3 lớp:<br /> - Lớp cảnh núi: phân bố ở độ cao từ 600m trở<br /> lên, phổ biến ở khoảng độ cao 600 - 1000m,<br /> độ cao từ 1000m trở lên chiếm diện tích<br /> không nhiều nhưng lại là nơi tập tập trung các<br /> đỉnh núi cao nhất tỉnh: thuộc cánh cung Sông<br /> Gâm có các đỉnh Pú Bình (1.404m), Khuổi<br /> Tàng (1.359m), Tam Tao (1.328m)…; thuộc<br /> cánh cung Ngân Sơn có đỉnh Khau Xiểm<br /> (1.147m), Phan Ngam (1.263m), Long Siêng<br /> (1.146m)… Đây là nơi bắt nguồn của các con<br /> sông lớn trong tỉnh. Địa hình bị chia cắt<br /> mạnh, sườn dốc từ 150 trở lên, việc canh tác<br /> và định cư của nhân dân gặp nhiều khó khăn<br /> nên dân cư thưa thớt, kinh tế chậm phát triển.<br /> Tuy nhiên lớp cảnh quan này có khí hậu mát<br /> mẻ, nhiều phong cảnh đẹp nên có nhiều tiềm<br /> năng phát triển du lịch bên cạnh tiềm năng<br /> vốn có là lâm nghiệp và thủy điện.<br /> <br /> Phạm Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 65 - 72<br /> <br /> Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa<br /> Phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh<br /> Kiểu CQ rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa<br /> <br /> Lớp CQ đồi<br /> <br /> Lớp CQ núi<br /> <br /> Lớp CQ đồng bằng<br /> <br /> Phụ lớp<br /> núi TB<br /> <br /> Phụ lớp<br /> núi thấp<br /> <br /> Phụ lớp<br /> đồi cao<br /> <br /> Phụ lớp<br /> đồi thấp<br /> <br /> Phụ lớp ĐB<br /> thung lũng<br /> <br /> 18 loại<br /> <br /> 38 loại<br /> <br /> 17 loại<br /> <br /> 10 loại<br /> <br /> 9 loại<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Bắc Kạn<br /> - Lớp cảnh quan đồi: có độ cao từ 200 đến<br /> 600m, độ dốc 8 - 150, là lớp cảnh quan<br /> chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng.<br /> Đặc điểm nền rắn khá phức tạp, khí hậu nóng<br /> ẩm, rừng trồng, trảng cỏ - cây bụi chiếm đa<br /> số. Trong điều kiện lượng mưa phân mùa, quá<br /> trình thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ nên nhiều<br /> nơi đất bị trơ sỏi đá. Tuy vậy, vùng đồi lại là<br /> nơi có nhiều thuận lợi để trồng cây công<br /> nghiệp, cây ăn quả và phát triển mô hình kinh<br /> tế nông lâm kết hợp.<br /> - Lớp cảnh quan đồng bằng: đặc trưng bởi<br /> quá trình bồi tụ vật liệu từ hai lớp cảnh quan<br /> núi và đồi, mang lại cho đồng bằng lượng phù<br /> sa màu mỡ. Với ưu thế có độ cao thấp (dưới<br /> 200m), độ dốc vừa phải (dưới 80), đất đai màu<br /> mỡ, nguồn nước dồi dào nên lớp cảnh quan<br /> đồng bằng là nơi trồng trọt lương thực thực<br /> phẩm chủ yếu của người dân. Cũng vì thế, từ<br /> lâu lớp cảnh quan này bị khai thác với tốc độ<br /> khá mạnh, nhiều nơi cảnh quan tự nhiên bị<br /> biến đổi nhanh chóng, hình thành nên các<br /> cảnh quan nhân sinh.<br /> * Phụ lớp cảnh quan: được phân chia trong<br /> phạm vi lớp cảnh quan theo chỉ tiêu đặc trưng<br /> trắc lượng hình thái địa hình, thể hiện qua sự<br /> phân hóa đai cao của tự nhiên. Theo PGS.TS.<br /> Phạm Hoàng Hải (Viện Địa lý), lãnh thổ Bắc<br /> Kạn được chia làm 5 phụ lớp. Đặc điểm phân<br /> hóa như trên bảng 2.<br /> <br /> * Loại cảnh quan: là tổ hợp của các loại đất<br /> có trên các lớp và phụ lớp cảnh quan với các<br /> nhóm thực vật khác nhau, là những đơn vị cụ<br /> thể phản ánh đầy đủ nhất, đặc trưng nhất về<br /> hiện trạng và đặc điểm sinh thái của từng đơn<br /> vị lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn. Toàn tỉnh được tạo<br /> nên bởi 92 loại cảnh quan khác nhau (bảng 3).<br /> Trong đó, nhóm cảnh quan rừng và trảng cỏ cây bụi chiếm diện tích lớn nhất, đồng thời<br /> cũng là hai nhóm loại có số lần lặp lại nhiều<br /> nhất, chúng phân bố trên tất cả các lớp và phụ<br /> lớp. Trong số 92 loại cảnh quan, loại cảnh<br /> quan số 44 có diện tích lớn nhất (104.848,6<br /> ha), loại cảnh quan số 42 có số lần lặp lại<br /> nhiều nhất (151 khoanh vi), những loại cảnh<br /> quan trên đất Fa (đất vàng đỏ trên đá macma<br /> axit) và đất Fs (đất đỏ vàng trên đá sét) phân<br /> hóa đa dạng và phức tạp nhất.<br /> Cảnh quan Bắc Kạn tuy phân hóa đa dạng và<br /> phức tạp nhưng vẫn thể hiện được quy luật<br /> chung đó là: cảnh quan núi phân bố chủ yếu ở<br /> phía tây và phía bắc của tỉnh, cảnh quan đồi<br /> và đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông và<br /> phía nam của tỉnh; cảnh quan đồng bằng<br /> thường nằm xen kẽ vào giữa các cảnh quan<br /> núi đồi tạo nên kiểu đồng bằng thung lũng<br /> giữa núi; phân hóa theo đai cao là tính chất<br /> bao trùm của thiên nhiên lãnh thổ Bắc Kạn.<br /> 67<br /> <br /> Phạm Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 65 - 72<br /> <br /> Bảng 2. Phân hóa độ cao và diện tích giữa các phụ lớp cảnh quan tỉnh Bắc Kạn<br /> Lớp CQ<br /> Lớp núi<br /> Lớp đồi<br /> Lớp đồng bằng<br /> <br /> Độ cao tuyệt đối<br /> > 1.000 m<br /> <br /> Diện tích (ha)<br /> 49.381,2<br /> <br /> Tỉ lệ % diện tích<br /> 10,11<br /> <br /> Núi thấp<br /> <br /> 600 - 1.000m<br /> <br /> 355.343,4<br /> <br /> 72,78<br /> <br /> Đồi cao<br /> <br /> 400 - < 600m<br /> <br /> 53.842,2<br /> <br /> 11,03<br /> <br /> Đồi thấp<br /> <br /> 200 - < 400m<br /> <br /> 4.313,1<br /> <br /> 0,88<br /> <br /> < 200m<br /> <br /> 25.374,3<br /> <br /> 5,20<br /> <br /> Phụ lớp CQ<br /> Núi trung bình<br /> <br /> Đồng bằng giữa núi<br /> <br /> Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 488.254,2 ha<br /> Bảng 3. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Bắc Kạn<br /> Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á<br /> Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh<br /> Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa<br /> Lớp<br /> cảnh<br /> quan<br /> <br /> Phụ<br /> lớp<br /> cảnh<br /> quan<br /> <br /> Loại thực vật<br /> Loại đất<br /> Đất trơ sỏi đá<br /> <br /> Núi<br /> trung<br /> bình<br /> <br /> Đất vàng đỏ<br /> trên đá macma axit<br /> Đất vàng nhạt<br /> trên đá cát<br /> Đất đỏ vàng trên đá sét<br /> Đất mùn vàng<br /> trên đá macma axit<br /> Đất mùn vàng<br /> rên đá cát<br /> Đất mùn đỏ trên đá sét<br /> <br /> Rừng<br /> nguyên<br /> sinh<br /> <br /> Rừng<br /> thứ<br /> sinh<br /> <br /> Rừng<br /> trồng<br /> <br /> 1<br /> <br /> Cây<br /> bụi<br /> <br /> Cây<br /> hàng<br /> năm<br /> <br /> Cây<br /> lâu<br /> năm<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10<br /> <br /> 11<br /> <br /> 12<br /> <br /> 13<br /> <br /> 14<br /> 15<br /> <br /> 16<br /> <br /> 17<br /> <br /> 18<br /> <br /> Núi<br /> Đất dốc tụ<br /> Đất trơ sỏi đá<br /> <br /> Núi<br /> thấp<br /> <br /> 68<br /> <br /> Đất vàng đỏ<br /> trên đá macma axit<br /> Đất nâu đỏ<br /> trên đá macma bazơ<br /> Đất biến đổi<br /> do trồng lúa<br /> Đất nâu vàng<br /> trên phù sa cổ<br /> Đất vàng nhạt<br /> trên đá cát<br /> <br /> 19<br /> 20<br /> <br /> 21<br /> <br /> 23<br /> <br /> 24<br /> <br /> 29<br /> <br /> 30<br /> <br /> 22<br /> 25<br /> <br /> 26<br /> <br /> 27<br /> <br /> 31<br /> <br /> 32<br /> <br /> 28<br /> <br /> 33<br /> 34<br /> 37<br /> <br /> 38<br /> <br /> 35<br /> 39<br /> <br /> 40<br /> <br /> 36<br /> <br /> Thủy<br /> sinh<br /> <br /> Phạm Hương Giang<br /> <br /> Lớp<br /> cảnh<br /> quan<br /> <br /> Núi<br /> <br /> Phụ<br /> lớp<br /> cảnh<br /> quan<br /> <br /> Núi<br /> thấp<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 65 - 72<br /> <br /> Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á<br /> Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh<br /> Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa<br /> Loại thực vật<br /> Rừng<br /> Rừng<br /> Cây<br /> Cây<br /> Rừng<br /> Cây<br /> nguyên<br /> thứ<br /> hàng<br /> lâu<br /> trồng<br /> bụi<br /> Loại đất<br /> sinh<br /> sinh<br /> năm<br /> năm<br /> Đất đỏ vàng trên đá sét<br /> <br /> 41<br /> <br /> 42<br /> <br /> Đất đỏ nâu<br /> trên đá vôi<br /> <br /> 47<br /> <br /> Đất mùn đỏ trên đá sét<br /> Đất mùn đỏ<br /> trên đá vôi<br /> <br /> 43<br /> <br /> 44<br /> <br /> 45<br /> <br /> 48<br /> <br /> 49<br /> <br /> 50<br /> <br /> 51<br /> <br /> 52<br /> <br /> 53<br /> <br /> 54<br /> <br /> 55<br /> <br /> 56<br /> <br /> Đất dốc tụ<br /> Đồi<br /> cao<br /> Đồi<br /> <br /> Đồi<br /> thấp<br /> <br /> Đồng<br /> bằng<br /> <br /> Đất vàng đỏ<br /> trên đá macma axit<br /> Đất vàng nhạt<br /> trên đá cát<br /> <br /> Thủy<br /> sinh<br /> <br /> 46<br /> <br /> 57<br /> 58<br /> <br /> 59<br /> <br /> 60<br /> <br /> 61<br /> <br /> 62<br /> <br /> 64<br /> <br /> 65<br /> <br /> 66<br /> <br /> 67<br /> <br /> 68<br /> <br /> Đất đỏ vàng trên đá sét<br /> <br /> 69<br /> <br /> 70<br /> <br /> 71<br /> <br /> 72<br /> <br /> 73<br /> <br /> Đất vàng đỏ<br /> rên đá macma axit<br /> <br /> 74<br /> <br /> 75<br /> <br /> 76<br /> <br /> 77<br /> <br /> 78<br /> <br /> Đất đỏ vàng trên đá sét<br /> <br /> 79<br /> <br /> 80<br /> <br /> 81<br /> <br /> 82<br /> <br /> 83<br /> <br /> Đất phù sa chua<br /> <br /> 84<br /> <br /> 85<br /> <br /> 86<br /> <br /> 87<br /> <br /> Đất phù sa ngọt<br /> <br /> 88<br /> <br /> 89<br /> <br /> 91<br /> <br /> 92<br /> <br /> Sông, hồ, mặt nước<br /> <br /> 2. Đa dạng về chức năng cảnh quan<br /> Mỗi đơn vị cảnh quan luôn mang một chức<br /> năng tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của con người. Qua phân tích đặc điểm<br /> cấu trúc, chúng tôi xác định cảnh quan lãnh<br /> thổ Bắc Kạn có những chức năng tự nhiên<br /> sau:[3],[4]<br /> * Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường:<br /> đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong chức<br /> năng này là những cảnh quan thuộc lớp cảnh<br /> quan núi, chúng có vai trò hạn chế xâm thực,<br /> trượt lở đất, điều tiết nguồn nước, điều hòa<br /> khí hậu… Những cảnh quan này có lớp phủ<br /> thực vật là rừng kín lá rộng thường xanh ít bị<br /> tác động hay còn gọi là rừng nguyên sinh<br /> (cảnh quan số 1, 3, 6, 9, 12, 16, 20, 23, 29, 37,<br /> 41, 47, 51, 54), rừng kín thứ sinh (cảnh quan<br /> số 4, 7, 10, 13, 17, 21, 24, 30, 34, 38, 42, 48,<br /> <br /> 90<br /> <br /> 63<br /> <br /> 93<br /> <br /> 52, 55) trên các loại đất khác nhau, thậm chí<br /> có cả rừng trồng khép tán (25, 39, 43). Ở<br /> vùng đồi, tuy độ cao và độ dốc nhỏ hơn<br /> nhưng quá trình ngoại sinh vẫn diễn ra khá<br /> mạnh, lớp phủ thực vật trong các cảnh quan<br /> thuộc lớp cảnh quan này đảm nhận chức năng<br /> bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ sản<br /> xuất nông nghiệp (cảnh quan số 58, 59, 60,<br /> 64, 65, 66, 69, 70, 71, 74, 75, 76, 79, 80).<br /> * Chức năng kinh tế - xã hội:<br /> - Chức năng phát triển lâm nghiệp và sản<br /> xuất nông lâm kết hợp: là những cảnh quan<br /> vùng đồi núi, có độ cao và độ dốc khá lớn.<br /> Nhóm cảnh quan có chức năng phát triển lâm<br /> nghiệp là những cảnh quan phân bố chủ yếu<br /> trên vùng núi thấp, có độ dốc 15 - 250, có lớp<br /> phủ là rừng tự nhiên, rừng thứ sinh hoặc rừng<br /> trồng (cảnh quan số 20, 21, 23, 24, 25, 29, 30,<br /> 69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2