intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng thành phần loài chim ở khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Bình Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để bảo tồn và phát huy giá trị dịch vụ sinh thái của khu hệ chim nơi đây, bài viết đã tiến hành điều tra khảo sát xác định thành phần loài chim tạo cơ sở cho bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái quan sát chim ở Thung Nham.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng thành phần loài chim ở khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình

  1. . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI THUNG NHAM, TỈNH NINH BÌNH Hoàng Thị Thanh Mùi, Vƣơng Thu Phƣơng, Nguyễn Lân Hùng Sơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khu Du lịch sinh thái Thung Nham nằm ở cực Tây xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 10 km, thuộc vùng lõi của quần thể Di sản thế giới Tràng An đƣợc UNESCO công nhận năm 2014. Điểm nhấn của Thung Nham là Vƣờn chim tự nhiên với nhiều loài chim nƣớc đến trú ngụ, làm tổ, sinh sản giữa một vùng đất ngập nƣớc đƣợc bao quanh bởi dãy núi đá vôi và liền kề phía bên kia dãy núi là vùng đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng. Với nỗ lực xã hội hóa trong việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái, từ năm 2003, Công ty cổ phần Dịch vụ thƣơng mại và du lịch Doanh Sinh đã đƣợc tỉnh Ninh Bình cho phép đầu tƣ, khai thác du lịch. Theo đó, khu vực Vƣờn chim đã đƣợc quy hoạch, cải tạo và thu hút ngày càng nhiều loài chim nƣớc về đây trú ngụ, sinh sản. Cùng với các loài chim nƣớc, các loài chim rừng cũng đƣợc bảo tồn và tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho khu vực. Để bảo tồn và phát huy giá trị dịch vụ sinh thái của khu hệ chim nơi đây, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát xác định thành phần loài chim tạo cơ sở cho bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái quan sát chim ở Thung Nham. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: Vƣờn chim Thung Nham nằm trong Khu du lịch sinh thái Thung Nham thuộc thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình. Khu vực trung tâm của vƣờn chim có tọa độ địa lí 23o13‟20” vĩ độ Bắc, 105o53‟06” kinh độ Đông. Vƣờn chim đƣợc hình thành trong một thung lũng ngập nƣớc bao quanh là rừng trên núi đá vôi. Vƣợt qua dãy núi đá vôi phía nam của vƣờn chim là vùng đồng bằng canh tác nông nghiệp vốn là nơi kiếm ăn của nhiều loài chim nƣớc. Vƣờn chim có diện tích 334,2 ha, từ năm 2003 đƣợc doanh nghiệp Doanh Sinh cải tạo, trồng bổ sung cây trong đầm làm giá thể cho chim đậu, làm tổ đồng thời đắp bờ giữ nƣớc và tạo khu nƣớc nông cho chim nƣớc kiếm ăn. Vƣờn chim Thung Nham đã trở thành một điểm tham quan quan trọng của tỉnh Ninh Bình thu hút ngày một nhiều khách du lịch đến thăm quan và lƣu trú. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện vào các tháng 5, 6, 7, 9, 11 năm 2015 và các tháng 2, 6 năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu chim ngoài tự nhiên. Quan sát chim trực tiếp ngoài thực địa với các thiết bị hỗ trợ nhƣ ống nhòm Nikon action 10x50, ống fieldscop Nikon 25-75x82 ED, máy quay phim Canon, máy ảnh có gắn tele Nikon 70-400 hoặc gắn vào fieldscopes. Trong quá trình định loại ngoài tự nhiên chúng tôi sử dụng một số tài liệu có hình màu minh họa của Robson (2015), Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Philipps (2005) để nhận dạng nhanh. Ngoài ra có tra cứu một số tài liệu của Võ Quý (1971, 1975) để bổ sung thông tin về các loài chim. Tên phổ thông, tên khoa học, tên tiếng Anh các loài chim đƣợc chúng tôi lấy theo tài liệu của Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011. Đồng thời, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cộng đồng địa phƣơng, cán bộ quản lý, hƣớng dẫn viên du lịch, cán bộ bảo vệ để bổ sung thông tin về sự hiện diện của các loài chim trong khu vực. 274
  2. . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Hình 1: Ảnh Khu du lịch sinh thái Thung Nham chụp từ Vệ tinh (nguồn: Google Earth, 2016) II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài chim Đã ghi nhận đƣợc ở khu vực nghiên cứu có 77 loài chim thuộc 59 giống, 31 họ, 12 bộ. Đa dạng thành phần loài chim đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 1. Trong số đó, chúng tôi đã chụp hình đƣợc 39 loài, còn lại là quan sát trực tiếp ngoài tự nhiên hoặc nhận dạng qua tiếng kêu, tiếng hót đặc trƣng của loài. Bảng 1 Thành phần loài chim ở Khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr I BỘ GÀ GALLIFORMES 1 Họ Trĩ Phasianidae Gà rừng 1 Gallus gallus (Linnaeus, 1758) R K Red Junglefowl II BỘ CHIM LẶN PODICIPEDIFORMES 2 Họ Chim lặn Podicipedidae Le hôi 2 Tachybaptus ruficollis (Pallas, 1764) R QS Little Grebe III BỘ HẠC CICONIIFORMES 3 Họ Hạc Ciconiidae Cò nhạn, Cò ốc 3 Anastomus oscitans (Boddaert, 1783) R A Asian Openbill 4 Họ Diệc Ardeidae Cò lùn hung 4 Ixobrychus cinnamomeus (J.F.Gmelin, 1789) R QS Cinnamon Bittern 275
  3. . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr Vạc 5 Black-crowned Night Nycticorax nycticorax Linnaeus, 1758 R A Heron Cò xanh 6 Butorides striata (Linnaeus, 1758) M QS Straited Heron Cò bợ 7 Ardeola bacchus (Bonaparte, 1855) R A Chinese Pond Heron Cò ruồi 8 Bubulcus coromandus Linnaeus, 1758 M A Cattle Egret Diệc xám 9 Ardea cinerea Linnaeus, 1758 M A Grey Heron Cò ngàng nhỡ 10 Egretta intermedia Wagler, 1827 M A Intermediate Egret Cò trắng 11 Egretta garzetta (Linnaeus, 1766) R A Little Egret IV BỘ CẮT FALCONIFORMES 5 Họ Cắt Falconidae Cắt bụng hung 12 Falco severus Horsfield, 1821 R QS Oriental Hobby V BỘ ƢNG ACCIPITRIFORMES 6 Họ Ƣng Accipitridae Diều hâu 13 Milvus migrans (Boddaert, 1783) R QS Black Kite Ƣng ấn độ 14 Accipiter trivirgatus (Temminck, 1824) R QS Crested Goshawk Đại bàng mã lai 15 Ictinaetus malayensis (Temminck, 1822) R QS Indian Black Eagle VI BỘ SẾU GRUIFORMES 7 Họ Gà nƣớc Rallidae Cuốc ngực trắng 16 Amaurornis phoenicurus Pennant, 1769 R A White-breasted Waterhen VII BỘ BỒ CÂU COLUMBIFORMES 8 Họ Bồ câu Columbidae Cu gáy 17 Streptopelia chinensis (Scopoli, 1768) R A Spotted-necked Dove VIII BỘ CU CU CUCULIFORMES 276
  4. . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr 9 Họ Cu cu Cuculidae Bắt cô trói cột 18 Cuculus micropterus Gould, 1837 R K Indian Cuckoo Tìm vịt 19 Cacomantis merulinus (Scopoli, 1786) R K, QS Plaintive Cuckoo Tu hú 20 Eudynamys scolopaceus (Linnaeus, 1758) M K Common Koel Phƣớn, Coọc 21 Rhopodytes tristis (Lesson, 1830) R A Green-bellied Malkoha Bìm bịp lớn 22 Centropus sinensis (Stephens, 1815) R A Greater Coucal IX BỘ CÖ STRIGIFORMES 10 Họ C mèo Strigidae Cú mèo khoang cổ 23 Otus bakkamoena Hodgson, 1836 R A Collared Scops Owl X BỘ SẢ CORACIIFORMES 11 Họ Bói cá Alcedinidae Sả đầu nâu 24 Halcyon smyrnensis (Linnaeus, 1758) R QS White-throated Kingfisher Bồng chanh 25 Alcedo atthis (Linnaeus, 1758) R A Common Kingfisher Bồng chanh rừng 26 Alcedo hercules Laubmann, 1917 R QS Blyth‟s Kingfisher 12 Họ Đầu rìu Upupidae Đầu rìu 27 Upupa epops Linnaeus, 1758 R QS Common Hoopoe XI BỘ GÕ KIẾN PICIFORMES 13 Họ Cu rốc Ramphastidae Thầy chùa đầu xám 28 Megalaima faiostricta (Temminck, 1831) R K Green-eared Barbet Gõ kiến nâu 29 Celeus brachyurus (Vieillot, 1818) R QS Rufous Woodpecker XII BỘ SẺ PASSERIFORMES 14 Họ Bách thanh Lanidae Bách thanh nâu 30 Lanius cristatus Linnaeus, 1758 M A Brown Shrike 277
  5. . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr Bách thanh đuôi dài 31 Lanius schach Linnaeus, 1758 R A Long-tailed Shrike 15 Họ Chèo bẻo Dicruridae Chèo bẻo 32 Dicrurus macrocercus (Vieillot, 1817) R A Black Drongo Chèo bẻo xám 33 Dicrurus leucophaeus Vieillot, 1817 R A Ashy Drongo Chèo bẻo rừng 34 Dicrurus aeneus Vieillot, 1817 R A Broned Drongo 16 Họ Rẻ quạt Rhipiduridae Rẻ quạt họng trắng 35 Rhipidura albicollis (Vieillot, 1818) R A White-throated Fantail 17 Họ Thiên đƣờng Monarchidae Đớp ruồi xanh gáy đen 36 Hypothymis azurea (Boddaert, 1783) R A Black-naped Monarch 18 Họ Quạ Corvidae Giẻ cùi 37 Urocissa erythrorhyncha (Boddaert, 1783) R QS Red-billied Blue Magpie Chim khách 38 Crypsirina temia (Daudin, 1800) R A Racquet-tailed Treepie 19 Họ Bạc má Paridae Bạc má 39 Parus minor (Linnaeus, 1758) R A Japanese Tit 20 Họ Nhạn Hirundinidae Nhạn bụng trắng 40 Hirundo rustica Linnaeus, 1758 R A Barn Swallow 21 Họ Chiền chiện Cisticolidae Chiền chiện núi họng 41 trắng Prinia atrogularis (Moore, 1854) R QS Hill Prinia Chiền chiện đầu nâu 42 Prinia rufescens Blyth, 1847 R A Rufescent Prinia Chiền chiện bụng hung 43 Prinia inornata Sykes, 1832 R A Plain Prinia Chích bông đuôi dài 44 Orthotomus sutorius (Pennnant, 1769) R A Common Tailorbird 278
  6. . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr Chích bông cánh vàng 45 Orthotomus atrogularis Temminck, 1836 R A Dark-necked Tailorbird 22 Họ Chào mào Pycnonotidae Chào mào vàng mào đen 46 Pycnonotus melanicterus (Gmelin, 1789) R QS Black-crested Bulbul Chào mào 47 Pycnonotus jocosus (Linnaeus, 1758) R A Red-whiskered Bulbul Bông lau tai trắng 48 Pycnonotus aurigaster (Vieillot, 1818) R A Sooty-headed Bulbul Bông lau họng vạch 49 Pycnonotus finlaysoni Strickland, 1844 R A Stripe-throated Bulbul Cành cạch lớn 50 Alophoixus pallidus (Swinhoe, 1870) R K, QS Puff-throated Bulbul 23 Họ Chích phylo Phylloscopidae Chích mày vàng Phylloscopus coronatus Temminck&Schlegel, 51 M QS Eastern Crowned Warbler 1847 Chích mày lớn 52 Phylloscopus inornatus (Blyth, 1842) M QS Yellow-browed Warbler Chích bianchi 53 Seicercus valentini E.Hartert, 1907 R QS Bianchi‟s Warbler Chích đớp ruồi má xám 54 Seicercus poliogenys Blyth, 1847 R QS Grey-checked Warbler Chích đớp ruồi mỏ vàng 55 Abroscopus superciliaris (Blyth, 1859) R QS Yellow-bellied Warbler 24 Họ Khƣớu Timaliidae Chích chạch má vàng 56 Macronous gularis (Horsfield, 1822) R A Striped Tit-babbler Khƣớu khoang cổ 57 Lesser Necklaced Garrulax monileger Hodgson, 1836 R QS, K Laughing-thrush Khƣớu bạc má 58 Black-throated Laughing- Garrulax chinensis (Scopoli, 1786) R K thrush Lách tách má xám 59 Alcippe schaefferi Swinhoe, 1863 R QS Schaeffer‟s Fulvetta Khƣớu bụi đầu đen 60 Stachyris nigriceps Blyth, 1844 R QS Grey-thoated Babbler 279
  7. . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr 25 Họ Vành khuyên Zosteropidae Vành khuyên nhật bản Zosterops japonicus (Temminck and Schlegel, 61 R A Japanese White-eye 1847) 26 Họ Chim lam Irenidae Chim lam 62 Irena puella (Latham, 1790) R QS Asian Fairy-bluebird 27 Họ Sáo Sturnidae Sáo mỏ vàng 63 Acridotheres grandis F.Moore, 1858 R QS Great Myna 28 Họ Đớp ruồi Muscicapidae Oanh ƣng xanh 64 Luscinia cyane (Pallas, 1776) M A Siberian Blue Robin Chích chòe 65 Copsychus saularis (Linnaeus, 1758) R A Oriental Magpie-Robin Chích chòe lửa 66 Copsychus malabaricus (Scopoli, 1788) R A White-rumbed Shama Sẻ bụi xám 67 Saxicola ferreus J.E&G.R Gray, 1846 R QS Grey Bushchat Hoét đá 68 Monticola solitarius (Linnaeus, 1758) M A Blue Rock Thrush Đớp ruồi nâu 69 Muscicapa dauurica Pallas, 1811 M QS Asian Brown Flycatcher Đớp ruồi xanh xám 70 Eumyias thalassinus Swainson, 1838 R QS Asian Verditer Flycatcher 29 Họ H t mật Nectariniidae Hút mật họng tím 71 Cinnyris jugularis (Linnaeus, 1766) R A Olive-backed Sunbird Hút mật ngực đỏ 72 Aethopyga saturata (Hodgson, 1836) R A Black-throated Sunbird Hút mật đỏ 73 Aethopyga siparaja (Raffles, 1822) R A Crimson Sunbird 30 Họ Chim di Estrildidae Di cam 74 Lonchura striata (Linnaeus, 1766) R QS White-rumped Munia Di đá 75 Lonchura puctulata (Linnaeus, 1758) R QS Scaly-breasted Munia 280
  8. . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Tình Tên phổ thông, TT Tên khoa học trạng Nguồn Tên tiếng Anh cƣ tr 31 Họ Chìa vôi Motacillidae Chìa vôi trắng 76 Motacilla alba Linnaeus, 1758 M QS White Wagtail Chim manh lớn 77 Anthus richardi Vieillot, 1818 M QS Richard‟s Pipit Ghi chú: A. Có ảnh chụp; QS. Quan sát; K. Nhận dạng qua tiếng kêu; R. Định cư; M. Di cư, trú đ ng. 2. Đa dạng thành phần loài Do sự đa dạng về sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu bao gồm: sinh cảnh rừng trên núi đá vôi, sinh cảnh thực vật trong đầm và ven đầm nƣớc, sinh cảnh vƣờn trồng cây ăn quả và rau màu, bãi cỏ,… Vì vậy, các loài chim ở đây khá đa dạng về thành phần loài. Chủ yếu là các loài chim định cƣ với 64 loài (chiếm 83% tổng số loài ghi nhận ở khu vực nghiên cứu). Các loài chim trú đông hay di cƣ không nhiều nằm rải rác ở các họ Ardeidae, Lanidae, Phylloscopidae, Muscicapidae và Motacillidae. Họ đa dạng nhất về thành phần loài là họ Diệc (Ardeidae) rồi đến họ Đớp ruồi (Muscicapidae). Nhƣng cũng có đến 15 họ mới chỉ ghi nhận đƣợc 1 loài duy nhất. Các loài chim nƣớc trong họ Diệc có số lƣợng quần thể lớn tạo nên nét đặc trƣng cho vƣờn chim Thung Nham ở vùng đất ngập nƣớc giữa thung lũng núi đá vôi. Các loài chim nƣớc trú ngụ và làm tổ với số lƣợng lớn ở đây bao gồm vạc, cò bợ, cò ruồi, diệc xám, cò ngàng nhỡ, cò trắng, cò nhạn. Số lƣợng quần xã chim nƣớc trú ngụ tại vƣờn tập trung đông nhất vào tháng 9 trong năm. Loài cò nhạn hay còn gọi là cò ốc (Anastomus oscitans) vốn đƣợc ghi nhận là loài định cƣ ở Nam Bộ và là loài di cƣ không sinh sản hiếm ở Tây Bắc, Đông Bắc. Nhƣng nay tại vƣờn chim Thung Nham vào tháng 12/2015 chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 7 tổ của cò nhạn làm ở đảo cây giữa đầm nƣớc của vƣờn chim. Nhƣ vậy, ở khu vực nghiên cứu loài cò nhạn đƣợc xác định là loài di cƣ sinh sản. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) loài cò nhạn đặt ở mức độ đe dọa VU (sẽ nguy cấp). Nhƣ vậy, khu vực Thung Nham có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn loài chim quý hiếm này. III. KẾT LUẬN Nghiên cứu trong năm 2015-2016 ở Khu DLST Thung Nham đã ghi nhận 77 loài chim thuộc 59 giống, 31 họ, 12 bộ. Trong số đó chủ yếu là các loài chim định cƣ với 62 loài, 01 loài chim có giá trị bảo tồn, đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ đe dọa VU (sẽ nguy cấp) là loài Cò nhạn. Sáu loài chim nƣớc trong họ Diệc trú ngụ tại vƣờn chim Thung Nham với số lƣợng lớn bao gồm: cò bợ, cò trắng, cò ruồi, diệc xám, cò ngàng nhỡ, cò nhạn. Các loài chim này tập trung ở vƣờn chim nhiều nhất vào thời gian tháng 9 trong năm. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin cảm ơn Ban Giám đốc KDLST Thung Nham đã tạo điều kiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Ngọc Thanh, Trần Kiên, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Cử, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Huy Yết & Đặng Thị Đáp (biên tập), 2007. Sách Đỏ Việt Nam: Phần I. Động vật. Nxb. Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội, 515 trang. 2. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps, 2005. Chim Việt Nam, xuất bản lần thứ hai. Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 250 trang. 281
  9. . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT 3. Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân, 2011. Danh mục chim Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 192 trang. 4. Robson Craig, 2015. Birds of South-East Asia, second edition. Christopher Helm, London, 544 pages. 5. Võ Quý, 1971. Sinh học những loài chim thường gặp ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 342 trang. 6. Võ Quý, 1975. Chim Việt Nam, hình thái và phân loại, tập 1. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 648 trang. SPECIES DIVERSITY OF BIRDS IN THE THUNG NHAM ECOTOURISM ZONE, NINH BINH PROVINCE Hoang Thi Thanh Mui, Vuong Thu Phuong, Nguyen Lan Hung Son SUMMARY Thung Nham Ecotoursim Zone is located in Ninh Hai community, Hoa Lu district, Ninh Binh province and it has been known with bird garden nestled in the limestone wetland valley. The results of our survey during from 2015-2016 recorded 77 bird species belonging to 12 orders, 33 families, 59 genera. The Thung Nham plays an important role in bird conservation with 1 species listed in the Vietnam Red Data Book (2007). 282
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2