intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm bệnh rubella trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm bệnh rubella trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Nghiên cứu được thực hiện ở tất cả những bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên có biểu hiện lâm sàng: Sốt hoặc không sốt, phát ban dạng sởi, có hoặc không có dấu hiệu viêm long, nhập viện và điều trị nội trú tại khoa nội A bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm bệnh rubella trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM BỆNH RUBELLA TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN<br /> TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI<br /> Đỗ Minh Tuấn *, Nguyễn Hoài Phong **<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm bệnh nhân người lớn mắc bệnh Rubella.<br /> Phương pháp nghiên cứu. Tiền cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.<br /> Đối tượng. Tất cả những bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên có biểu hiện lâm sàng: Sốt hoặc không sốt, phát ban<br /> dạng sởi, có hoặc không có dấu hiệu viêm long, nhập viện và điều trị nội trú tại khoa nội A Bệnh Viện Bệnh Nhiệt<br /> Đới Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> Kết quả: Từ tháng 03/2009 đến tháng 05/2010 có 324 bệnh nhân nhập viện vì sốt và phát ban viện tại khoa<br /> nhiễm A bệnh viện Nhiệt đới, có 121 trường hợp mắc bệnh rubella 37,3%. Trong đó nam 37,2 % và 62,8% là<br /> nữ, tỷ lệ phụ nữ mang thai là 17,1 %. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 24,02 ± 6,02 năm. Tất cả bệnh nhân đều<br /> có sốt và phát ban. Các triệu chứng: viêm kết mạc mắt (81%), ho (61,2 %), hạch to (55,4%), chảy mũi nước<br /> (46,2%). Trình tự phát ban từ tai- mặt- cổ-ngực- bụng- lưng –chi trên- chi dưới là 67,8%. Trong số 37 bệnh<br /> nhân có biến chứng: 28,1% bị tiêu chảy, 4,1% bị viêm phế quản, 2,5% bị viêm phổi và 0.8 % bị nhiễm khuẩn<br /> tiểu. Số ngày sốt trước khi nhập viện điều trị ở phần lớn các bệnh nhân là từ 3 đến 4 ngày (53,8%). Số ngày sốt<br /> trung bình ở bệnh nhân có biến chứng là 4.93 ± 1,71 ngày. Ngày xuất hiện của ban sau khi sốt thường từ 1 đến<br /> 2 ngày (95,9%), số ngày sốt trung bình là 1,84 ± 0,88 ngày. Số ngày kể từ khi ban mọc đến khi ban xuất hiện<br /> toàn thân phổ biến 3 ngày đầu 92,6%. Số ngày ban hiện diện trung bình là 5,49 ± 2,05 ngày, đa số là 4 đến 5<br /> ngày (45,5%). Thời gian nằm viện điều trị trung bình là 6,57 ± 1,86 ngày. Số lượng bạch cầu dưới 4.000<br /> TB/mm3 máu chiếm 28,9%, tỷ lệ neutrophil trên 74% chiếm 52,1 %, tỷ lệ lymphocyt dưới 20% chiếm 71,1 %.<br /> Số lượng tiểu cầu dưới 150.000 TB/ mm3 máu chiếm 36,4%. ALT tăng so với bình thường có 60,3 số trường<br /> hợp.<br /> Kết luận: 121 bệnh nhân rubella, tất cả bệnh nhân đều có sốt và phát ban. Triệu chứng nổi bậc là viêm kết<br /> mạc mắt, ho,chảy nước mũi, hạch to.<br /> Từ khóa: Bệnh Rubella.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE FEATURE OF RUBELLA IN ADULT AT TROPICAL HOSPITAL<br /> Do Minh Tuan, Nguyen Hoai Phong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 151 -159<br /> Objectives: To describe the feature of Rubella in adult.<br /> Methods: Descriptive study.<br /> Results: From March 2009 to May 2010, 324 consecutive A infectious Department at Hospital of Tropical<br /> were enrolled in our study with 121 Rubella patients was diagnosis (37.3%). Male was 37.2%, female was 62.8%<br /> and 17.1% of pregnancy. Average age was 24.02 ± 6.02 years. All patients have fever and rash. The common<br /> symptom was conjunctivitis (81%), cough (61.2 %), lymphadenopathy (55.4%) and runny nose (46.2%). The<br /> sequence of break out in the rash were Ear - Face - Neck - Check - Abdomen Back - Uper extrimities – Lower<br /> * Trường Trung học Y Tế Cần Thơ<br /> ** Bộ môn Nhi ĐHYD TP. HCM<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hoài Phong ĐT: 0918340750<br /> Email: drhphong@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br /> 151<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> extrimities in 67.8%. Among 37 patients have complications, there were diarrhea 28.1%, bronchilitis were 4.1%,<br /> pneumonia 2.5% and 0.8% urinary tract infection. Duration of fever before admitting to hospital were 3 to 4 days<br /> (53.8%). Duration of fever was 4.93 ± 1.71 days in complication patients. Duration of break out in the rash after<br /> fever was from 1 to 2 days (95.9%). Mean of duration of fever was 1.84 ± 0.88 days. Duration of rash appearance<br /> from ear to total body was the first 3 days of disease (92.6%). Duration of rash was 5.49 ± 2.05 days, there was<br /> almost from 4 to 5 days (45.5%). The mean of stay in Hospital was 6.57 ± 1.86 days. The number of white blood<br /> cell under 4000/mm3 (28.9%), ratio of neutrophil more than 74% was 79.5%, propotion of lyphocyt less than<br /> 20% was 71.1%. The number of platelet less than 150.000/mm3 was 36.4%. ALT increase above normal was<br /> 60.3%.<br /> Conclusions: 121 Rubella patients was diagnosis, all patients have fever and rash. The prominent symptom<br /> was conjunctivitis, cough, runny nose, lymphadenopathy.<br /> Key word: Rubella.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức, sởi ba<br /> ngày) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và gây<br /> dịch do virus rubella gây nên. Bệnh được biết<br /> đến từ hơn 200 năm nay nhưng chỉ mới được<br /> quan tâm kể từ khi Bác sĩ nhãn khoa người Úc<br /> N.Mac Alister Gregg nhận ra mối quan hệ giữa<br /> nhiễm rubella ở thai phụ và sự khiếm khuyết<br /> bẩm sinh nơi con họ(3,Error! Reference source not found.).<br /> Rubella xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới,<br /> bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, do<br /> tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dịch<br /> tiết có chứa virus rubella được bắn ra môi<br /> trường bên ngoài từ người bệnh khi ho hoặc hắt<br /> hơi. Tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh nên dễ<br /> bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Tại các<br /> nước phát triển, bệnh giảm đi một cách đáng kể<br /> thông qua các chương trình tiêm chủng mở rộng<br /> và giám sát bệnh. Trong khi đó, ở những nước<br /> đang phát triển nơi mà chiến dịch giám sát bệnh<br /> cũng như chủng ngừa rubella chưa thật sự đầy<br /> đủ, tỷ lệ mắc rubella vẫn còn khá cao đặc biệt là<br /> ở nhóm bệnh nhân người lớn.<br /> Thời gian gần đây dịch sốt phát ban nói<br /> chung, rubella nói riêng đã xuất hiện ở rất nhiều<br /> tỉnh thành trong cả nước và để lại nhiều biến<br /> chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Đặc biệt dịch<br /> rubella bùng phát lần này chiếm tỷ lệ cao ở<br /> nhóm bệnh nhân người lớn, đây là một hiện<br /> tượng sưc khỏe không phổ biến lắm từ trước tới<br /> nay. Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại,<br /> không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập<br /> <br /> 152<br /> <br /> đến vấn đề này. Vì thế để hiểu rõ hơn về tỷ lệ<br /> mắc rubella ở người lớn; Đặc điểm dịch tễ, lâm<br /> sàng và cận lâm sàng của chúng ra sao; chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm vào<br /> các mục tiêu:<br /> <br /> Mục tiêu tổng quát<br /> Mô tả đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và cận<br /> lâm sàng; Tỷ lệ mắc bệnh và diễn tiến lâm sàng<br /> của bệnh nhân rubella người lớn điều trị tại<br /> Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 03 năm 2009<br /> đến tháng 05 năm 2010.<br /> <br /> Mục tiêu chuyên biệt<br /> Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc rubella ở<br /> người lớn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.<br /> Mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng,<br /> cận lâm sàng và diễn tiến bệnh của bệnh nhân<br /> người lớn mắc rubella điều trị tại Bệnh viện<br /> Bệnh Nhiệt Đới.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả những bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên có<br /> biểu hiện lâm sàng: Sốt hoặc không sốt, phát<br /> ban dạng sởi, có hoặc không có dấu hệu viêm<br /> long, nhập viện và điều trị nội trú tại khoa nội A<br /> Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới.<br /> <br /> Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br /> Địa điểm<br /> Khoa nội A Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới.<br /> Thời gian<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Từ tháng 03 năm 2009 đến tháng 05 năm<br /> 2010.<br /> <br /> Tiêu chí chọn đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả những bệnh nhân được chọn làm đối<br /> tương nghiên cứu thoả các tiêu chí sau:<br /> Tuổi: Từ 15 tuổi trở lên.<br /> Lâm sàng có biểu hiện sốt hoặc không sốt,<br /> phát ban dạng sởi, nổi hạch lympho (có hoặc<br /> không có dấu hiệu viêm long).<br /> Huyết thanh chẩn đoán rubella (phát hiện<br /> kháng thể IgM bằng kỹ thuật Mac-ELISA do<br /> viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện)<br /> dương tính(1).<br /> Bệnh nhân đồng ý hợp tác trong suốt quá<br /> trình tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> Tiêu chí loại trừ<br /> Bệnh nhân không hợp tác trong quá trình<br /> tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thăm khám cũng như khai thác thông tin, chúng<br /> tôi luôn làm đúng trách nhiệm của người thầy<br /> thuốc khi thăm khám và chỉ đưa ra những câu<br /> hỏi mang tính nghiệp vụ không làm ảnh hưởng<br /> đến uy tính của đối tượng được phỏng vấn.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian từ tháng 3 năm 2009 đến<br /> tháng 5 năm 2010, chúng tôi thu thập được 324<br /> bệnh nhân sốt kèm phát ban dạng sởi đủ tiêu<br /> chuẩn vào lô nghiên cứu. 121 trường hợp nhiễm<br /> Rubella (37,3%).<br /> <br /> Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu<br /> Mẫu có 121 trường hợp nhiễm rubella, trong<br /> đó có 45 trường hợp (37,2%) là nam và 76<br /> trường hợp (62,8%) là nữ.<br /> Trong số những bệnh nhân nữ có 13 trường<br /> hợp (17,1%) mang thai, thời gian mang thai<br /> trung bình là 19 ± 9,59 tuần.<br /> <br /> Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng sốt hoặc<br /> không sốt, phát ban dạng sởi, có hoặc không có<br /> dấu hiệu viêm long, nhưng huyết thanh chẩn<br /> đoán rubella âm tính cả hai lần xét nghiệm (Nếu<br /> bệnh nhân được xét nghiệm hai lần) hoặc âm<br /> tính lần một (Nếu bệnh nhân chỉ làm xét nghiệm<br /> một lần).<br /> <br /> Tuổi trung bình của bệnh nhân là 24,02 ±<br /> 6,02 năm, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ<br /> 15 đến 25 tuổi (72,7%).<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> <br /> Đặc điểm về dịch tễ<br /> <br /> Cắt ngang, mô tả hàng loạt trường hợp.<br /> <br /> Cỡ mẫu và công thức tính cỡ mẫu<br /> <br /> Nghề nghiệp của bệnh nhân đa phần là học<br /> sinh-sinh viên có 36 trường hợp (29,8%), công<br /> nhân có 33 trường hợp (27,3%), nhân viên văn<br /> phòng có 19 trường hợp (15,7%).<br /> Tất cả bệnh nhân không ghi nhận được tiền<br /> sử tiêm ngừa Rubella.<br /> <br /> Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm<br /> SPSS 11.5.<br /> <br /> Có 23 trường hợp (19%) có tiền sử tiếp xúc<br /> với nguồn lây, nguồn lây chủ yếu là những<br /> người sống chung trong nhà có 12 trường hợp<br /> (52,2%), người cùng nơi làm việc - học tập có 11<br /> trường hơp (47,8%), thời gian kể từ khi tiếp xúc<br /> với nguồn lây đến khi phát bệnh trung bình<br /> 11,35 ± 6,78 ngày.<br /> <br /> Các biến số định lượng được biểu diễn bằng<br /> giá trị trung bình ± SD.<br /> <br /> Có 7 trường hợp (5,8%) được ghi nhận là có<br /> tiền sử sốt phát ban.<br /> <br /> Vấn đề y đức<br /> <br /> Đặc điểm về lâm sàng<br /> <br /> Trên cơ sở tiến hành nghiên cứu đề tài để<br /> thu thập dữ liệu cần thiết, chúng tôi luôn phấn<br /> đấu để đảm bảo vấn đề y đức trong nghiên cứu<br /> khoa học. Cụ thể khi tiếp cận bệnh nhân để<br /> <br /> Các triệu chứng viêm kết mạc mắt có 98<br /> trường hợp (81%), ho có 74 trường hợp (61,2%),<br /> hạch có 67 trường hợp (55,4%) chảy mũi nước có<br /> 56 trường hợp (46,3%).<br /> <br /> Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp<br /> cắt ngang mô tả hàng loạt trường hợp và không<br /> tính cỡ mẫu.<br /> <br /> Phân tích số liệu<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br /> 153<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Trong số bệnh nhân sốt thì có 64 trường hợp<br /> (52,9%) là sốt cao, 46 trường hợp (38%) là sốt<br /> vừa và 11 trường hợp (9,1%) là sốt nhẹ với nhiệt<br /> độ trung bình 39,12 ± 0,840C.<br /> Trong số 67 bệnh nhân có hạch, hạch cổ có<br /> 27 trường hợp (40,3%), hạch sau tai có 15 trường<br /> hợp (22,4%) hạch sau gáy có 9 trường hợp<br /> (13,4%), hạch nơi khác là 23,9%.<br /> Bảng 1. Đặc điểm trình tự phát ban của bệnh nhân<br /> (n = 121).<br /> <br /> Bệnh nhân còn sốt với nhiệt độ từ 380c đến<br /> 4005c, nhiệt độ trung bình là 3901c ± 0,84.<br /> Ngày sốt kể từ khi phát bệnh đến khi bệnh<br /> nhân hết sốt ở đa số trường hợp là 4 đến 7 ngày<br /> với 30 trường hợp (81,1%), số ngày sốt trung<br /> bình 4,93 ± 1,71 ngày.<br /> Số ngày hiện diện của ban dao động từ 2<br /> đến 13 ngày, chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 4 đến 6<br /> ngày với 19 trường hợp (51,3%), ngày hiện diện<br /> của ban trung bình là 5,5 ± 2,1 ngày.<br /> <br /> Trình tự phát ban<br /> Tần sốTỷ lệ %<br /> Tai, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, chi trên, chi 82<br /> 67,8<br /> dưới<br /> Chi trên, tai, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, chi<br /> 8<br /> 6,6<br /> dưới<br /> Cổ, ngực, bụng, lưng, chi trên, chi dưới<br /> 6<br /> 5<br /> Tai, mặt, cổ, ngực, chi trên, bụng, lưng, chi<br /> 5<br /> 4,1<br /> dưới<br /> Cổ, ngực, bụng, lưng, tai, mặt, chi trên, chi<br /> 5<br /> 4,1<br /> dưới.<br /> Cổ, ngực, bụng, lưng, chi trên, tai, mặt, chi<br /> 5<br /> 4,1<br /> dưới<br /> Ngực, bụng, tai, mặt, cổ, lưng, chi trên, chi<br /> 3<br /> 2,5<br /> dưới<br /> Tai, mặt, cổ, lưng, chi trên, chi dưới<br /> 2<br /> 1,7<br /> Bụng, cổ, ngực, lưng, chi trên, chi dưới<br /> 2<br /> 1,7<br /> Cổ, ngực, tai, mặt, bụng, lưng, chi trên, chi<br /> 2<br /> 1,7<br /> dưới<br /> Cổ, ngực, chi trên, bụng, lưng, chi dưới<br /> 1<br /> 0,8<br /> Tổng cộng<br /> 121<br /> 100<br /> <br /> Số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân<br /> dao động từ 3 đến 13 ngày, chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> là từ 5 đến 6 ngày với 18 trường hợp (48,6%) với<br /> số trung bình là 6,6 ± 1,86 ngày.<br /> <br /> Trình tự phát ban trên bệnh nhân rất đa<br /> dạng và không theo một trình tự nhất định. Tuy<br /> nhiên có 82 trường hợp (67,8%) phát ban theo<br /> trình tự giống sởi: Tai, mặt, cổ, ngực, bụng,<br /> lưng, chi trên, chi dưới.<br /> <br /> Số ngày sốt trước khi nhập viện điều trị ở<br /> phần lớn bệnh nhân là từ 1 đến 2 ngày với 91<br /> trường hợp (75,2%), số ngày sốt trung bình 2,1 ±<br /> 1,19 ngày.<br /> <br /> Trong số 121 bệnh nhân mắc rubella, có 37<br /> trường hợp (30,6%) có biến chứng. Các biến<br /> chứng của bệnh nhân xuất hiện với tần số<br /> như sau:<br /> Bảng 2. Đặc điểm về biến chứng của bệnh nhân<br /> (n = 121).<br /> Biến chứng<br /> Tiêu chảy<br /> Viêm phế quản<br /> Viêm phổi<br /> Nhiễm khuẩn tiểu<br /> <br /> Tần số<br /> 34<br /> 5<br /> 3<br /> 1<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 28,1<br /> 4,1<br /> 2,5<br /> 0,8<br /> <br /> Khi phân tích 37 bệnh nhân có biến chứng<br /> thì thấy rằng:<br /> <br /> 154<br /> <br /> Đặc điểm về diễn tiến lâm sàng của bệnh<br /> nhân<br /> Bảng 3. Số ngày sốt trước khi nhập viện điều trị của<br /> bệnh nhân (n = 121).<br /> Số ngày sốt<br /> 1 ngày<br /> 2 ngày<br /> 3 ngày<br /> 4 ngày<br /> 5 ngày<br /> 6 ngày<br /> Tổng cộng<br /> Số ngày trung bình ± SD<br /> <br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> 42<br /> 34,7<br /> 49<br /> 40,5<br /> 17<br /> 14<br /> 5<br /> 4,1<br /> 5<br /> 4,1<br /> 3<br /> 2,5<br /> 121<br /> 100<br /> 2,1 ± 1,193<br /> <br /> Bảng 4. Ngày ban xuất hiện sau khi sốt của bệnh<br /> nhân (n = 121).<br /> Số ngày<br /> Cùng ngày với sốt<br /> Một ngày<br /> Hai ngày<br /> Ba ngày<br /> Tổng cộng<br /> Số ngày trung bình ± SD<br /> <br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> 52<br /> 43<br /> 41<br /> 33,9<br /> 23<br /> 19<br /> 5<br /> 4,1<br /> 121<br /> 100<br /> 1,84 ± 0,876<br /> <br /> Ngày ban xuất hiện sau khi sốt phổ biến là<br /> cùng ngày và sau khi sốt từ 1 đến 2 ngày với 116<br /> trường hợp (95,9%), số ngày sốt trung bình là<br /> 1,84 ± 0,88 ngày.<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Bảng 5. Số ngày kể từ khi ban mọc đến khi ban xuất<br /> hiện toàn thân (n = 121).<br /> Số ngày<br /> 1 ngày<br /> 2 ngày<br /> 3 ngày<br /> 4 ngày<br /> 5 ngày<br /> Tổng cộng<br /> Số ngày trung bình ± SD<br /> <br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> 21<br /> 17,4<br /> 67<br /> 55,4<br /> 24<br /> 19,8<br /> 5<br /> 4,1<br /> 4<br /> 3,3<br /> 121<br /> 100<br /> 2,21 ± 0,894<br /> <br /> Số ngày kể từ khi ban mọc đến khi ban xuất<br /> hiện toàn thân phổ biến nhất là 3 ngày đầu của<br /> bệnh với 112 trường hợp (92,6%), số ngày phát<br /> ban trung bình là 2,21 ± 0,89 ngày.<br /> Bảng 6. Số ngày ban hiện diện trên bệnh nhân (n =<br /> 121).<br /> Số ngày<br /> 2 ngày<br /> 3 ngày<br /> 4 ngày<br /> 5 ngày<br /> 6 ngày<br /> 7 ngày<br /> 8 ngày<br /> 9 ngày<br /> 10 ngày<br /> 11 ngày<br /> 13 ngày<br /> Tổng cộng<br /> Số ngày trung bình ± SD<br /> <br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> 6<br /> 5<br /> 8<br /> 6,6<br /> 29<br /> 24<br /> 26<br /> 21,5<br /> 17<br /> 14<br /> 17<br /> 14<br /> 11<br /> 9,1<br /> 3<br /> 2,5<br /> 1<br /> 0,8<br /> 1<br /> 0,8<br /> 2<br /> 1,7<br /> 121<br /> 100<br /> 5,4959 ± 2,05396<br /> <br /> Số ngày hiện diện của ban trên bệnh nhân<br /> trung bình là 5,49 ± 2,05 ngày, chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất là 4 đến 5 ngày với 55 trường hợp (45,5%).<br /> Bảng 7. Số ngày sốt kể từ khi phát bệnh đến khi hết<br /> sốt của bệnh nhân (n =121).<br /> Số ngày<br /> 1 ngày<br /> 2 ngày<br /> 3 ngày<br /> 4 ngày<br /> 5 ngày<br /> 6 ngày<br /> 7 ngày<br /> 8 ngày<br /> 9 ngày<br /> 14 ngày<br /> Tổng cộng<br /> Số ngày trung bình ± SD<br /> <br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> 1<br /> 0,8<br /> 4<br /> 3,3<br /> 14<br /> 11,6<br /> 30<br /> 24,8<br /> 40<br /> 33,1<br /> 15<br /> 12,4<br /> 8<br /> 6,6<br /> 6<br /> 5<br /> 2<br /> 1,7<br /> 1<br /> 0,8<br /> 121<br /> 100<br /> 4,93 ± 1,711<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Số ngày sốt kể từ khi phát bệnh đến khi hết<br /> sốt ở đa số bệnh nhân là từ 4 đến 5 ngày<br /> với 70 trường hợp (57,9%), số ngày sốt trung<br /> bình là 4,93 ± 1,71 ngày.<br /> Bảng 8. Số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân (n<br /> = 121).<br /> Số ngày<br /> 3 ngày<br /> 4 ngày<br /> 5 ngày<br /> 6 ngày<br /> 7 ngày<br /> 8 ngày<br /> 9 ngày<br /> 10 ngày<br /> Trên 10 ngày<br /> Tổng cộng<br /> Số ngày trung bình ± SD<br /> <br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> 1<br /> 0,8<br /> 12<br /> 9,9<br /> 29<br /> 24<br /> 21<br /> 17,4<br /> 23<br /> 19<br /> 17<br /> 14<br /> 9<br /> 7,4<br /> 6<br /> 5<br /> 3<br /> 2,5<br /> 121<br /> 100<br /> 6,57 ± 1,857<br /> <br /> Số ngày nằm viện điều trị trung bình của<br /> bệnh nhân 6,57 ± 1,86 ngày, phần lớn các trường<br /> hợp là từ 5 đến 7 ngày với 73 trường hợp<br /> (60,4%).<br /> <br /> Đặc điểm về cận lâm sàng<br /> Bảng 9. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân (n =<br /> 121).<br /> Xét nghiệm<br /> <br /> Số lượng<br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> < 4.000 TB/mm3<br /> 35<br /> 28,9<br /> 3<br /> 4.000-12.000 TB/mm<br /> 86<br /> 71,1<br /> Bạch cầu<br /> Số lượng bạch cầu trung bình: 5,05 ±<br /> 1,61546.103/mm3<br /> < 41%<br /> 1<br /> 0,8<br /> 41-74%<br /> 57<br /> 47,1<br /> Neutrophil<br /> > 74%<br /> 63<br /> 52,1<br /> Tỷ lệ % neutrophil trung bình: 72,23 ±<br /> 10,34667%<br /> < 20%<br /> 86<br /> 71,1<br /> 20-49%<br /> 35<br /> 28,9<br /> Lymphocyt<br /> Tỷ lệ % lymphocyt trung bình: 17,05 ±<br /> 7,26201%<br /> 3<br /> < 150.000 TB/mm<br /> 44<br /> 36,4<br /> 3<br /> ≥ 150.000 TB/mm<br /> 77<br /> 63,6<br /> PLT<br /> Số lượng tiểu cầu trung bình: 160,68 ±<br /> 3<br /> 3<br /> 42,089.10 /mm<br /> ≤ 30 U/L<br /> 19<br /> 15,7<br /> Nam<br /> > 30 U/L<br /> 26<br /> 21,5<br /> ALT<br /> ≤ 19 U/L<br /> 29<br /> 23,9<br /> Nữ<br /> > 19 U/L<br /> 47<br /> 38,8<br /> Số lượng ALT trung bình: 48,8835 ± 59,18455 U/L<br /> <br /> 155<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2