intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương thận được điều trị tấn công với mycophenolic acid

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị tấn công sau 3 tháng và 6 tháng của bệnh nhi chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống với mycophenolic acid ở khoa Thận, bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 2‐2010 đến tháng 3‐2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương thận được điều trị tấn công với mycophenolic acid

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG  <br /> CÓ TỔN THƯƠNG THẬN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG  <br /> VỚI MYCOPHENOLIC ACID <br /> Trần Hữu Minh Quân*, Vũ Huy Trụ** <br /> <br /> TÓM TẮT  <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị tấn công sau 3 <br /> tháng và 6 tháng của bệnh nhi chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống với Mycophenolic acid ở khoa Thận, bệnh viện <br /> Nhi Đồng I từ tháng 2‐2010 đến tháng 3‐2013.  <br /> Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả, cắt ngang.  <br /> Kết quả: Từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 3 năm 2013, chúng tôi nghiên cứu 36 bệnh nhân bị tổn thương <br /> thận do lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là 10,75 ± 2,4 <br /> tuổi. Tỉ lệ nữ: nam là 4:1. Tại thời điểm dùng mycophenolic acid, 38,9% bệnh nhi có phù, 38,9% có cao huyết áp, <br /> 97.2% tiểu đạm, 88,9% tiểu máu và 44,8% tiểu đạm ngưỡng thận hư. Dựa trên kết quả sinh thiết thận đầu tiên, <br /> 75% bệnh nhi có sang thương thận nhóm III, 19.4% nhóm IV và 5.6% nhóm V. Lui bệnh hoàn toàn sau 3 tháng <br /> và 6 tháng đạt 16,7% và 19,4%; lui bệnh một phần: 58,3% và 63,9%. <br /> Kết luận: Trong điều trị tổn thương thận do SLE, điều trị phối hợp mycophenolic acid và prednisone tỏ ra <br /> có hiệu quả.  <br /> Từ khóa: Lupus, viêm thận lupus, Mycophenolate mofetil  <br /> <br /> ABSTRACT <br /> INDUCTION THERAPY WITH MYCOPHENOLIC ACID FOR CHILDREN WITH LUPUS NEPHRITIS <br /> Tran Huu Minh Quan, Vu Huy Tru <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 489 ‐ 495 <br /> Objective:  To  describe  the  epidemiology,  clinical,  laboratory  manifestations  and  treatment  response  to <br /> induction  therapy  with  mycophenolic  acid  for  children  with  lupus  nephritis  after  3  months  and  6  months  in <br /> children’s hospital No 1 from February, 2010 to March, 2013. <br /> Study design: Retrospective, crossective and descriptive study. <br /> Results:  From  February  2010  to  March  2003,  we  studied  36  patients  diagnosed  lupus  nephritis  at <br /> Children’s Hospital No 1. The mean age at the time of diagnosis of lupus nephritis was 10.75± 2.4. The female: <br /> male ratio was 4: 1. At the time of Induction therapy with mycophenolic acid, 38.9% patients had edema, 38.9% <br /> had hypertension, 97.2% had proteinuria, 88.9% had hematuria and 44.8% had nephrotic syndrome. There were <br /> 75% patients with class III, 19.4% with class IV and 5.6% with class V based on initial renal biopsy. After 3 <br /> months  and  6  months,  16.7%  and  19.4%  of  the  36  patients  treated  with  mycophenolic  acid  had  a  complete <br /> remission; 58.3% and 63.9% had a partial remission. <br /> Conclusions:  For  the  treatment  of  lupus  nephritis,  the  combination  of  mycophenolic  acid  and <br /> prednisone is effective. <br /> Key words: lupus erythematosus, lupus, lupus nephritis, mycophenolate mofetil <br /> <br /> * Khoa Thận, Bệnh viện Nhi Đồng 1, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh <br /> Tác giả liên lạc: BS. Trần Hữu Minh Quân, ĐT: 0937008683  Email: minhquan389112@gmail.com <br /> <br /> Nhi Khoa<br /> <br /> 489<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Cho  đến  hiện  nay,  viêm  thận  vẫn  là <br /> nguyên nhân chính gây tử vong của SLE(3,8). Ở <br /> trẻ em, viêm thận do SLE xuất hiện sớm, nặng <br /> hơn  và  thường  gặp  hơn  ở  người  lớn,  với  tần <br /> suất  lên  đến  82%(18,19).  Theo  tác  giả  Dương <br /> Minh  Điền  tỉ  lệ  tổn  thương  thận  là <br /> 62%(14,15).Trong  điều  trị  tổn  thương  thận  nặng <br /> do  SLE,  cyclophosphamide  (CYC)  được  sử <br /> dụng  nhiều,  đạt  lui  bệnh  cao,  giá  thành  rẻ <br /> nhưng  có  nhiều  nguy  cơ  nhiễm  trùng  và  tử <br /> vong  do  nhiễm  trùng  cũng  như  các  tác  dụng <br /> phụ lâu dài lên trẻ, đặc biệt xơ buồng trứng, vô <br /> sinh  và  ung  thư(2,12).  Gần  đây  trong  một  số <br /> nghiên  cứu  thử  nghiệm  lâm  sàng  ngẫu  nhiên <br /> có  đối  chứng  ở  người  lớn,  mycophenolic  acid <br /> (MPA), một thuốc ức chế miễn dịch ức chế sự <br /> tăng  sinh  của  tế  bào  lympho  B  và  T,  tỏ  ra  là <br /> thuốc thay thế CYC trong điều trị tấn công và <br /> duy trì viêm thận nặng do lupus với hiệu quả <br /> thậm chí còn cao hơn nhưng lại dễ sử dụng, ít <br /> tác  dụng  phụ  mặc  dù  giá  thành  tương  đối <br /> cao(1,11,10).  <br /> Một số nghiên cứu trên trẻ em cho đến hiện <br /> nay cho thấy MPA hiệu quả tốt ở trẻ bị viêm cầu <br /> thận  màng  nhưng  đáp  ứng  lại  trái  ngược  nhau <br /> trong trường hợp viêm cầu thận tăng sinh nặng <br /> nhóm III hoặc nhóm IV(7,20). <br /> Tại  Việt  Nam,  hiện  chưa  có  nhiều  nghiên <br /> cứu  về  sử  dụng  MPAtrên  bệnh  nhân  SLE,  đặc <br /> biệt trên đối tượng trẻ em thì chưa có công trình <br /> nghiên cứu nào được công bố. <br /> Vì những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành <br /> nghiên cứu khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, <br /> cận lâm sàng và đáp ứng điều trị tấn công sau 3 <br /> tháng và 6 tháng của bệnh nhi SLE có viêm thận <br /> với MPA ở khoa Thận, bệnh viện Nhi Đồng I. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> Mục tiêu tổng quát <br /> Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận <br /> lâm  sàng  và  điều  trị  tấn  công  sau  3  tháng  và  6 <br /> tháng của bệnh nhi chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ <br /> <br /> 490<br /> <br /> thống  với  MPA  ở  khoa  Thận,  bệnh  viện  Nhi <br /> Đồng I từ tháng 2‐2010 đến tháng 3‐2013. <br /> <br /> Mục tiêu chuyên biệt <br /> Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng <br /> và  cận  lâm  sàng  của  bệnh  nhân  SLE  có  tổn <br /> thương thận được điều trị với MPA. <br /> Xác  định  tỉ  lệ  đáp  ứng  điều  trị  ở  thời  điểm  3 <br /> tháng và 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị với MPA. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Nghiên cứu mô tả dọc hàng loạt ca. <br /> <br /> Đối tượngnghiên cứu <br /> Tiêu chí chọn bệnh <br /> Tất cả bệnh nhi nhập khoa Thận, bệnh viện <br /> Nhi Đồng I thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu sau: <br /> ‐  Chẩn  đoán  Lupus  phù  hợp  tiêu  chuẩn <br /> của Hiệp hội Thấp học Hoa Kỳ 1982 (cập nhật <br /> năm 1997). <br /> ‐  Giải  phẫu  bệnh  mô  sinh  thiết  thận  trước <br /> khi điều trị với MPA thuộc nhóm III và IV theo <br /> hiệp  hội  Thận  quốc  tế  ISN/RPS  hoặc  nhóm  V <br /> nhưng biểu hiện đạm niệu ngưỡng thận hư. <br /> ‐ Được điều trị tấn công bằng MPA. <br /> <br /> Tiêu chí loại ra <br /> Bệnh  nhân  không  uống  thuốc  liên  tục  (tự <br /> ngưng thuốc, bỏ tái khám, …) <br /> Dùng MPA ít hơn 6 tháng <br /> <br /> Cỡ mẫu <br /> Tất  cả  những  bệnh  nhi  thỏa  tiêu  chí  chọn <br /> mẫu đều được đưa vào lô nghiên cứu. <br /> <br /> Các bước tiến hành nghiên cứu <br /> Phương pháp thu thập số liệu <br /> Tất cả những bệnh nhân đều được ghi nhận <br /> ở thời điểm chẩn đoán bao gồm: Đặc điểm dịch <br /> tễ: tuổi, giới, nơi cư trú. Đặc điểm lâm sàng: cân <br /> nặng, chiều cao, huyết áp, hồng ban cánh bướm <br /> ở má, hồng  ban  lupus  dạng  đĩa,  nhạy  cảm  ánh <br /> sáng,  rụng  tóc,  loét  họng,  viêm  khớp,  viêm <br /> màng  thanh  dịch,  viêm  thận,  tổn  thương  thần <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> kinh. Cận lâm sàng: công thức máu, xét nghiệm <br /> Coombs, CRP, ANA, C3, C4, anti‐ds DNA. <br /> Tại thời điểm chỉ định dùng MPA (kể cả các <br /> trường hợp dùng MPA sau khi thất bại với CYC <br /> hoặc  tái  phát  hoặc  ngưng  CYC  do  tác  dụng <br /> phụ), bệnh nhân sẽ được ghi nhận các biểu hiện <br /> của  tổn  thương  thận:  phù,  cao  huyết  áp;  tổng <br /> phân  tích  nước  tiểu,  đạm  niệu  24  giờ,  C3,  C4, <br /> creatinin, giải phẫu bệnh. <br /> Tất cả bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác <br /> đồ tấn công bằng MPA. <br /> Ở  thời  điểm  3  tháng,  6  tháng  sau  điều  trị <br /> bằng  MPA  bệnh  nhân  sẽ  đượcđánh  giá  đáp <br /> ứng điều trị: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một <br /> phần  và  chưa  đáp  ứng  dựa  vào  những  tiêu <br /> chuẩn sau(24,33): <br /> ‐ Lui bệnh hay đáp ứng hoàn toàn khi bệnh <br /> nhân đạt được tất cả 3 tiêu chuẩn sau: <br /> +  Cặn  lắng  nước  tiểu  không  hoạt  tính:  ≤  5 <br /> hồng cầu /quang trường cao độ và không có trụ <br /> tế bào hoặc  1+ qua tổng phân tích nước tiểu. <br /> +  Creatinin  máu  ≤  1,4  mg/dl  (124  µmol/l) <br /> hoặc  creatinin  máu  và  thanh  thải  creatinin <br /> không quá 15% giá trị bình thường. <br /> +  Protein  niệu 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2