intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán lớp 10 trung học phổ thông

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

73
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán ở lớp 10 trung học phổ thông để làm nền tảng cho giáo viên thiết kế những biện pháp giúp đỡ học sinh phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán lớp 10 trung học phổ thông

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 18-29<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0058<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN,<br /> NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH KHÓ KHĂN<br /> TRONG HỌC TOÁN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> <br /> Nguyễn Thụy Phương Trâm<br /> Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, Lâm Đồng<br /> Tóm tắt. Bài báo này đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của học sinh khó khăn trong học<br /> toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán ở lớp 10 trung học<br /> phổ thông để làm nền tảng cho giáo viên thiết kế những biện pháp giúp đỡ học sinh phù hợp.<br /> Ngoài những đặc điểm chung của học sinh ở lớp 10 trung học phổ thông, học sinh khó khăn<br /> trong học toán còn có những đặc điểm riêng trong quá trình học tập, có thể là thụ động trong<br /> giờ học, quá trình học tập phụ thuộc phần lớn vào giáo viên, tự ti trong giờ học toán,….<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán, được chia thành<br /> hai nhóm nguyên nhân cơ bản là do bản thân học sinh và từ xã hội. Qua việc tìm hiểu những<br /> nguyên nhân trên từng đối tượng học sinh, bài báo cũng đề xuất những biện pháp phù hợp để<br /> giúp các em thoát khỏi tình trạng khó khăn trong học toán ở lớp 10 trung học phổ thông.<br /> Từ khóa: Đặc điểm học sinh, học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Vấn đề học sinh khó khăn trong học toán, đã được quan tâm nghiên cứu từ rất nhiều năm, ở<br /> trong nước cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới: Marguerite B. Slack và Mark A. Boyer [11];<br /> Rashmi Rekha Borah [12], K. Dasaradhi, Ch. Sri Ra Rajeswari, P.V.S. Badarinath [7],... Trong nước<br /> thì có các nghiên cứu của Trần Kiểm [2-4]; Nguyễn Bá Kim [5]; Nguyễn Thị Thanh Tuyên [6],<br /> Các xu hướng nghiên cứu về học sinh khó khăn trong học toán được tiếp cận đa ngành, với sự tham<br /> gia của các chuyên gia nhiều lĩnh vực: tâm lí học, giáo dục học và cả lĩnh vực thần kinh học.<br /> Tuy nhiên, tìm hiểu về học sinh khó khăn trong học toán ở lứa tuổi đầu cấp trung học phổ<br /> thông (THPT) vẫn là những vấn đề còn mới mẻ, để ngỏ cho những đóng góp của các nhà chuyên<br /> môn trong và ngoài nước.<br /> Học sinh khó khăn trong học toán ở lớp 10 THPT là những HS gặp khó khăn trong quá trình<br /> hoàn thành nội dung chương trình môn Toán ở giai đoạn lớp 10 hoặc trước đó. Học sinh khó khăn<br /> trong học toán lớp 10 nếu không được phát hiện và giúp đỡ kịp thời sẽ dẫn đến những khó khăn<br /> liên tiếp kéo dài cho những năm THPT, có thể không hoàn thành nội dung chương trình môn Toán<br /> và chương trình cấp THPT, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và định hướng nghề nghiệp<br /> của các em. Vì vậy, người giáo viên (GV) cần nghiên cứu các đặc điểm của học sinh khó khăn<br /> trong học toán, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán để từ đó có<br /> những biện pháp giúp đỡ các em một cách phù hợp.<br /> Ngày nhận bài: 26/2/2018. Ngày sửa bài: 20/4/2018. Ngày nhận đăng: 27/4/2018.<br /> Tác giả liên hệ: Nguyễn Thụy Phương Trâm. Địa chỉ e-mail: ntptram1976@gmail.com<br /> <br /> 18<br /> <br /> Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn…<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán<br /> Về khái niệm “học sinh khó khăn trong học tập”: Nói chung, có thể thấy cách gọi tên phổ<br /> biến đối tượng học sinh này là “slow learner”, có thể hiểu là đối tượng học sinh học chậm<br /> nói chung hoặc học chậm một số môn học nào đó. Những nghiên cứu này trước hết tập trung vào<br /> việc xác định các đặc điểm hay đặc trưng để nhận ra đối tượng học sinh này. Chẳng hạn như:<br /> Những học sinh này luôn nghĩ rằng mình thua kém các bạn cùng trang lứa, các em được phát triển<br /> khá tốt về thể chất nhưng khá vụng về và không chịu hợp tác trong các hoạt động.<br /> Năm 2016, K. Dasaradhi, Ch. Sri Ra Rajeswari, P.V.S. Badarinath cho rằng, “slow<br /> learner” là khái niệm dùng để chỉ những học sinh có khả năng hoàn thành chương trình trường<br /> học nhưng thường thì có khuynh hướng đạt ở mức độ thấp hơn mức độ trung bình mà học<br /> sinh cùng tuổi đạt được trong nhà trường [7].<br /> Vini Sebastian (2016) [10] cho rằng học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh<br /> không thể hiện được bất cứ sự quan tâm bề ngoài nào trong các hoạt động học tập của họ.<br /> Có nhiều nghiên cứu về quá trình học của học sinh khó khăn trong học toán, những đặc trưng<br /> cơ bản về tâm lí, hoạt động học tập, cách học,… của học sinh khó khăn trong học toán.<br /> Các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và tâm lí học đã tìm hiểu rất nhiều về đặc điểm của học<br /> sinh khó khăn trong học toán. Ngoài những đặc điểm chung của học sinh khó khăn trong học tập,<br /> học sinh khó khăn trong học toán. còn có những đặc điểm riêng khác nữa. Trong một nghiên cứu<br /> tiến hành tại Hoa Kỳ, Mercel (2003) cho rằng những học sinh khó khăn trong học toán mang<br /> những đặc điểm sau:<br /> - Khả năng nắm bắt kiến thức chậm so với các bạn cùng trang lứa.<br /> - Khả năng diễn đạt kiến thức toán học kém.<br /> - Không có động cơ học tập.<br /> - Dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xung quanh.<br /> - Điểm kiểm tra trắc nghiệm luôn thấp.<br /> Qua tham khảo các tài liệu ta thấy có thể nhất trí quan niệm về học sinh khó khăn trong học<br /> toán là HS “chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của<br /> Bộ Giáo Dục”. Nói chung, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam cũng tiếp cận theo các nghiên<br /> cứu nước ngoài, đã chỉ ra các dấu hiệu về học sinh khó khăn trong học toán, mà đa số dùng khái<br /> niệm “học sinh yếu kém”, trong học tập môn học nào đó. Các công trình sau này, ít tập trung hơn<br /> tới các yếu tố tâm lí, biểu hiện bên ngoài, đánh giá học sinh yếu kém mà coi đó như là một mặc<br /> định, đã xác định được đối tượng này, do vậy, các tác giả tập trung nhiều hơn tới các giải pháp tác<br /> động, các biện pháp sư phạm, biện pháp quản lí nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng “học sinh yếu<br /> kém” trong quá trình học tập. Các nghiên cứu tác động này ở nhiều khía cạnh khác nhau như:<br /> công tác quản lí, tác động tới các chủ thể liên quan (gia đình, nhà trường, xã hội); công tác kiểm<br /> tra đánh giá; gợi động cơ trong học tập; tạo hứng thú trong học tập cho học sinh; …<br /> Đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài, Nguyễn Bá Kim [4] cũng<br /> nhận định học sinh khó khăn trong học toán thường có ba đặc điểm sau:<br /> + Nhiều “lỗ hổng” về tri thức, kĩ năng;<br /> + Tiếp thu chậm;<br /> + Phương pháp học tập toán chưa tốt.<br /> Năm học 2016 - 2017, chúng tôi tiến hành khảo sát những đặc điểm của học sinh khó khăn<br /> trong học toán lớp 10 THPT trên 117 giáo viên ở 12 trường THPT trên địa bàn 3 tỉnh: Lâm Đồng,<br /> Đắc lắc, Bình Thuận, được mô tả trong Bảng 1.<br /> 19<br /> <br /> Nguyễn Thụy Phương Trâm<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả khảo sát các đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán<br /> Vấn đề 1. Về các biểu hiện quan sát trên lớp<br /> <br /> 1.1<br /> Quan<br /> sát<br /> trên<br /> lớp<br /> học<br /> Toán<br /> <br /> Mô tả chi tiết<br /> <br /> Thể<br /> hiện<br /> rất rõ<br /> %<br /> <br /> Thể<br /> hiện<br /> rõ<br /> %<br /> <br /> Thỉnh<br /> thooảng<br /> thể hiện<br /> %<br /> <br /> Không<br /> thể<br /> hiện<br /> %<br /> <br /> 1.1.1<br /> <br /> Chậm nhận thức, phản ứng hay phản<br /> hồi với môi trường học tập.<br /> <br /> 31,4<br /> <br /> 21<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1.1.2<br /> <br /> Ít tò mò, tìm hiểu về những nội dung<br /> học tập mới, vấn đề mới.<br /> <br /> 24,8<br /> <br /> 36,2<br /> <br /> 34,3<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 1.1.3<br /> <br /> Cho thấy sự không hứng thú, ít quan<br /> tâm đến những nội dung, hoạt động<br /> học tập trong lớp đã và đang diễn ra<br /> <br /> 17,1<br /> <br /> 41<br /> <br /> 38,1<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 1.1.4<br /> <br /> Hay ghi nhớ máy móc (thuộc lòng,<br /> thuộc vẹt) các công thức, khái niệm<br /> hơn là ghi nhớ về nguyên nhân, ý<br /> nghĩa, ứng dụng,…<br /> <br /> 20<br /> <br /> 65,7<br /> <br /> 12,4<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 1.1.5<br /> <br /> Không thể sử dụng, liên hệ được các<br /> kiến thức cơ bản đã học để làm bài<br /> tập cơ bản trong sách giáo khoa.<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> 60<br /> <br /> 37,1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1.1.6<br /> <br /> Ít khi và khó có khả năng tập trung<br /> trong giờ học.<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 59,6<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1.1.7<br /> <br /> Khi được hỏi, thiếu sự lưu loát, trôi<br /> trảy và chính xác trong sử dụng ngôn<br /> ngữ để trả lời, trao đổi.<br /> <br /> 37,1<br /> <br /> 37,1<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 1.1.8<br /> <br /> Quá phụ thuộc vào giáo viên trong<br /> quá trình học kiến thức, ghi nhớ, làm<br /> bài tập,…<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> 48,6<br /> <br /> 19<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1.1.9<br /> <br /> Gặp nhiều khó khăn khi chuyển kiến<br /> thức từ vấn đề này, bài này, chủ đề<br /> này, hoạt động này sang hoạt động<br /> khác, chủ đề khác, …<br /> <br /> 18,1<br /> <br /> 61<br /> <br /> 20<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1.1.10<br /> <br /> Chậm hiểu một khái niệm, định lí<br /> đơn giản.<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> 56,2<br /> <br /> 40<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1.1.11<br /> <br /> Rất chậm hiểu khái niệm, định lí trừu<br /> tượng.<br /> <br /> 37,1<br /> <br /> 29,5<br /> <br /> 26,7<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> 1.1.12<br /> <br /> Không thể đưa ra các kết quả khái<br /> quát hóa hoặc kết luận.<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 44,8<br /> <br /> 30,5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 37,1<br /> <br /> 34,3<br /> <br /> 22,9<br /> <br /> 5,7<br /> <br /> 19<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mã<br /> hóa<br /> <br /> 1.1.13 Tự ti, thiếu tự tin trong học toán.<br /> Không biết lập luận, suy luận hợp lí<br /> 1.1.14 khi giải quyết các vấn đề trong các<br /> trường hợp đơn giản.<br /> 20<br /> <br /> Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn…<br /> <br /> 1.2<br /> Những<br /> quan<br /> sát<br /> khác<br /> <br /> Không nhìn thấy được sự kết nối (tạo<br /> mối liên kết) giữa các ý tưởng toán<br /> 1.1.15 học, giữa toán học với các môn học<br /> khác cũng như giữa toán học với<br /> cuộc sống hằng ngày.<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> 49,5<br /> <br /> 21<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1.2.1<br /> <br /> Trong hoạt động ít có tính độc đáo,<br /> chủ động, độc lập.<br /> <br /> 22,9<br /> <br /> 41<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 1.2.2<br /> <br /> Ổn định tâm lí không cao.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 34<br /> <br /> 63,1<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> Bảng 1 cho thấy các biểu hiện giáo viên quan sát trên lớp, thấy rõ nhất đối với học sinh gặp<br /> khó khăn trong học toán, được nhiều giáo viên đánh giá (trên 60% giáo viên đánh giá là thể hiện<br /> rõ và rất rõ) là các biểu hiện 1.1.2; 1.1.4; 1.1.11-1.1.13; 1.1.15; 1.2.1. Một số biểu đồ thu được<br /> như sau:<br /> <br /> 21<br /> <br /> Nguyễn Thụy Phương Trâm<br /> <br /> Như vậy, có thể thấy, một số biểu hiện rõ và rất rõ ở đối tượng học sinh gặp khó khăn trong<br /> học toán là:<br /> - Tự ti, thiếu tự tin trong học toán;<br /> - Trong hoạt động ít có tính độc đáo, chủ động, độc lập;<br /> - Rất chậm hiểu khái niệm, định lí trừu tượng;<br /> - Hay ghi nhớ máy móc (thuộc lòng, thuộc vẹt) các công thức, khái niệm hơn là ghi nhớ về<br /> nguyên nhân, ý nghĩa, ứng dụng,…<br /> - Quá phụ thuộc vào giáo viên trong quá trình học kiến thức, ghi nhớ, làm bài tập,…<br /> - Ít tò mò, tìm hiểu về những nội dung học tập mới, vấn đề mới;<br /> - Không thể đưa ra các kết quả khái quát hóa hoặc kết luận;<br /> - Không nhìn thấy được sự kết nối (tạo mối liên kết) giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học<br /> với các môn học khác cũng như giữa toán học với cuộc sống hằng ngày.<br /> Giáo viên có thể đánh giá đối tượng học sinh của mình từ những biểu hiện trên đồng thời xác<br /> định được nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện đó để có thể tác động phù hợp với từng đối tượng.<br /> Chẳng hạn như sự tự tin, dù rằng nó bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc<br /> tạm thời hạ thấp yêu cầu, động viên, hỗ trợ,… sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập.<br /> <br /> 2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán<br /> A.M.Ghelmont [5] đã chỉ ra những thiếu sót trong giảng dạy của giáo viên là nguyên nhân cơ<br /> bản của tình trạng học kém. Ông cho rằng vì giáo viên chưa nắm được một cách toàn diện và sâu<br /> sắc những đặc điểm tâm lí của học sinh kém nên chưa có những biện pháp xử lí cá biệt thích hợp.<br /> Ngoài ra theo ông còn có một số nguyên nhân khác phụ thuộc trực tiếp vào chủ thể học sinh, như<br /> tính lười biếng, thái độ tiêu cực, tinh thần trách nhiệm và ý thức về bổn phận người học sinh chưa cao.<br /> 22<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0