intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hành vi phạm tội ở bệnh nhân rối loạn khí sắc được giám định pháp y tâm thần

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả hình thức và tính chất của hành vi phạm tội ở bệnh nhân (BN) rối loạn khí sắc (RLKS) phạm tội được giám định pháp y tâm thần. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hành vi phạm tội ở bệnh nhân rối loạn khí sắc được giám định pháp y tâm thần

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI PHẠM TỘI Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN KHÍ SẮC<br /> ĐƢỢC GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN<br /> Nguyễn Thành Quang*; Bùi Quang Huy**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả hình thức và tính chất của hành vi phạm tội ở bệnh nhân (BN) rối loạn khí<br /> sắc (RLKS) phạm tội được giám định pháp y tâm thần. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br /> tiến cứu cắt ngang, mô tả từng trường hợp cụ thể trên 76 BN RLKS (60 BN ở giai đoạn trầm<br /> cảm và 16 BN giai đoạn hưng cảm) phạm tội. Kết quả và kết luận: tội giết người và tội giết<br /> người - tự sát chỉ gặp ở nhóm BN trầm cảm với tỷ lệ trong nhóm lần lượt 25,0% và 18,3%.<br /> Phương tiện gây án chủ yếu thô sơ (100% vụ cố ý gây thương tích, 66,7% vụ giết người).<br /> Tội giết người và giết người - tự sát thường xảy ra với người trong gia đình và hàng xóm<br /> (46,7% và 90,9%). 60,5% số vụ án chỉ gây hại cho 1 người. Hậu quả gây chết người chiếm tỷ lệ<br /> cao (28,9%), gây thiệt hại về tài sản: 44,7%. 59,2% số người mất năng lực nhận thức và điều<br /> khiển hành vi.<br /> * Từ khoá: Rối loạn khí sắc; Hành vi phạm tội.<br /> <br /> Characteristics of offense Behaviour in Patients with Mood Disorders<br /> in Forensic Psychiatry<br /> Summary<br /> Objectives: To describe the form and nature of the criminal offense in patients with mood<br /> disorders in forensic psychiatry. Subjects and methods: A cross-sectional prospective case study on<br /> 76 patients with mood disorders who have committed crimes (60 patients in depressive stage and<br /> 16 patients in manic stage). Results and conclusions: Murder and murder-suicide are the most<br /> common in depressive patients (25.0% and 18.3%, respectively). In almost cases, rudimentary<br /> tools are used predominantly (100% injuries, 66.7% killings). Victims of murder (46.7%) and<br /> murder - suicide (90.9%) are always members of his or her family or neighbor. 60.5% of cases<br /> only have one victim. Serious consequence accounts for a very high perc entage (28.9%),<br /> damaged belongings explained 44.7%. 59.2% of patients have a loss of cognitive capacity and<br /> behavioural control.<br /> * Key words: Mood disorders; Criminal behaviour.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hành vi phạm tội ở BN RLKS rất phổ<br /> biến, là mối lo ngại cho cộng đồng và tạo<br /> ra sự kỳ thị đối với người bệnh tâm thần.<br /> <br /> Theo Sadock BJ (2007), các hành vi<br /> này bao gồm trộm cắp, gây hấn, gian<br /> lận tài chính, đánh người, giết người và<br /> tự sát.<br /> <br /> * Viện Pháp y Tâm thần TW<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Bùi Quang Huy (bshuy2003@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 24/08/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/11/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/12/2015<br /> <br /> 137<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> Nghiên cứu về hành vi phạm tội ở BN<br /> RLKS giúp cho Ngành Tâm thần cũng<br /> như các cơ quan bảo vệ pháp luật giảm<br /> hành vi phạm tội ở những BN này.<br /> Nghiên cứu này nhằm: Mô tả hình thức<br /> và tính chất của hành vi phạm tội ở BN<br /> RLKS phạm tội được giám định pháp y<br /> tâm thần.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 76 BN RLKS (60 BN trầm cảm, 16 BN<br /> hưng cảm) từ 14 - > 65 tuổi, được các cơ<br /> quan pháp luật đưa tới giám định pháp y<br /> tâm thần từ tháng 12 - 2008 đến 12 2011 tại Viện Pháp y Tâm thần Trung<br /> ương, Phân viện phía Nam.<br /> Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến<br /> cứu, cắt ngang, mô tả từng trường hợp<br /> cụ thể.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> * Hành vi phạm tội ở BN RLKS:<br /> Hành vi giết người chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (15 BN = 19,74%), tiếp theo hành vi giết<br /> người - tự sát (11 BN = 14,47%), cố ý gây<br /> thương tích (7 BN = 9,21%), hành vi cướp<br /> giật (8 BN = 10,53%), hành vi trộm cắp (6<br /> BN = 7,89%), hành vi gây rối ở nơi công<br /> cộng (2 BN = 2,63%). Sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê với p < 0,001 (2 = 42,20;<br /> p = 0,000).<br /> Theo Sadock BJ (2004) và Dan JS<br /> (2006), trong giai đoạn trầm cảm và hưng<br /> cảm của rối loạn cảm xúc, trạng thái cảm<br /> xúc bực bội và cáu kỉnh là nguyên nhân<br /> chính gây bạo lực, gây hấn, tấn công<br /> [3, 5].<br /> 138<br /> <br /> * Phương tiện gây án ở BN RLKS:<br /> Sử dụng phương tiện thô sơ như: gậy,<br /> gạch, dao… chiếm tỷ lệ cao nhất (25 BN =<br /> 32,90%), tiếp đến sử dụng sức mạnh cơ<br /> bắp như: đánh người, đấm, đá... (23 BN =<br /> 30,26%), sử dụng hóa chất (6 BN =<br /> 7,89%), sử dụng vật liệu cháy nổ, vũ khí<br /> quân dụng (3 BN = 3,95%) và rải truyền<br /> đơn, đơn từ và nói xấu chế độ (2 BN =<br /> 2,63%). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa nhóm<br /> sử dụng phương tiện thô sơ với các nhóm<br /> khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,001<br /> (Fisher's exact = 0,000).<br /> Theo Trung tâm Chính sách về bạo<br /> lực của Hoa Kỳ năm 2011, tội cố ý gây<br /> thương tích, tội giết người và giết người tự sát chủ yếu sử dụng súng. Đối với tội<br /> trộm cắp trong cửa hàng, hành vi này<br /> được thực hiện bằng tay.<br /> * Quan hệ giữa người bị hại với đối<br /> tượng gây án ở BN RLKS:<br /> Người bị hại là người không quen biết<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (28 BN = 36,84%),<br /> tiếp đến là người thân trong gia đình (19<br /> BN = 25,00%), người bị hại là bạn bè và<br /> hàng xóm (28 BN = 23,69%), cuối cùng<br /> người cùng cơ quan và tổ chức xã hội<br /> (11 BN = 14,47%). Sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê với p < 0,01 (2 = 11,74;<br /> p = 0,008).<br /> Theo Kaplan HI (1994), trong các tội<br /> bạo lực, đối tượng bị hại thường là các<br /> thành viên trong gia đình của BN [4].<br /> * Số người thiệt hại trong các vụ án<br /> (n = 76 BN):<br /> 1 người: 46 BN (60,5%); nhiều người:<br /> 30 BN (39,5%).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> Đa số các trường hợp, vụ án chỉ gây<br /> hại cho 1 người (60,5%). Kết quả này<br /> phù hợp với ý kiến của Kaplan HI (1994)<br /> cho rằng đa số trường hợp chỉ có 1 người<br /> bị hại [4].<br /> * Hậu quả của hành vi phạm tội:<br /> Hậu quả gây chết người chiếm tỷ lệ<br /> rất cao (28,9%). Gây thiệt hại về tài sản<br /> (34 BN = 44,7%). 14,5% số vụ (11 trường<br /> hợp) gây thương tích cho người bị hại.<br /> Ngô Văn Vinh (2010) nghiên cứu trên<br /> 472 đối tượng giám định cho thấy chết<br /> người 37,5%; gây thương tích 20,34%;<br /> thiệt hại tài sản 36,66% [1].<br /> * Năng lực nhận thức và điều khiển<br /> hành vi:<br /> Số người mất năng lực nhận thức và<br /> điều khiển hành vi chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (45 người = 59,2%). Số người hạn chế<br /> năng lực chiếm 22,4%; có năng lực: 14<br /> người (18,4%).<br /> Theo Ngô Văn Vinh (2010), tỷ lệ mất<br /> năng lực và hạn chế năng lực chiếm<br /> 76,7%; có năng lực nhận thức: 23,3%;<br /> phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [1].<br /> KẾT LUẬN<br /> - Tội giết người và giết người rồi tự<br /> sát, cố ý gây thương tích chỉ gặp ở nhóm<br /> BN trầm cảm với tỷ lệ trong nhóm lần lượt<br /> 25,0%; 18,3% và 11,7%. Ở giai đoạn<br /> hưng cảm, tội trộm cắp chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất (25,0%).<br /> <br /> - Phương tiện gây án thô sơ hay được<br /> sử dụng nhất (100% vụ cố ý gây thương<br /> tích, 66,7% vụ giết người).<br /> - Tội giết người và giết người - tự sát<br /> thường xảy ra với người trong gia đình và<br /> hàng xóm (46,7% và 90,9%).<br /> - 60,5% số vụ án chỉ gây hại cho 1 người.<br /> - Hậu quả gây chết người chiếm tỷ lệ<br /> rất cao (28,9%); gây thiệt hại về tài sản<br /> (44,7%).<br /> - 59,2% người mất năng lực nhận thức<br /> và điều khiển hành vi.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Ngô Văn Vinh, Dương Văn Lương và<br /> CS. Phân tích kết quả 472 trường hợp giám<br /> định tại Viện Giám định Pháp y Tâm thần<br /> Trung ương. Nội san Viện Giám định Pháp y<br /> Tâm thần Trung ương. 2010, tr.56-60.<br /> 2. American Psychiatric Association.<br /> Diagnostic and statistical manual of mental<br /> disorder. Fifth edition. 2013, pp.566-569.<br /> 3. Dan J Stein, David J Kupfe, Alan F<br /> Schatzberg. Textbook of mood disorders.<br /> American psychiatry publishing. First edition.<br /> 2006, Volume 1, pp.215-218<br /> 4. Kaplan HI, Sadock BJ, Grebb JA. Synopsis<br /> of psychiatry. Second edition. William and<br /> Wilkins. 1994, pp.346-348.<br /> 5. Sadock BJ, Sadock VA. Concise textbook<br /> of clinical psychiatry. Second edition. William<br /> and Wilkins. 2004, pp.404-406.<br /> <br /> 139<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2