intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hình thái tổn thương phổi kẽ trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở một số bệnh hệ thống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao tổn thương phổi kẽ trong một số bệnh hệ thống. Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ/viêm đa cơ, bệnh mô liên kết hỗn hợp được chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao có tổn thương phổi tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 02/2020 đến tháng 07/2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hình thái tổn thương phổi kẽ trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở một số bệnh hệ thống

  1. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2022 | SỐ 129 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG PHỔI KẼ TRÊN PHIM CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO Ở MỘT SỐ BỆNH HỆ THỐNG Lê Thị Hoài1 TÓM TẮT Lê Văn Khảng2 Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân Vũ Thành Trung2 giải cao tổn thương phổi kẽ trong một số bệnh hệ thống. Nguyễn Thị Thu Thảo2 Vũ Thị Thu Trang1 Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân (BN) được Nguyễn Phương Anh2 chẩn đoán xơ cứng bì (XCB), viêm khớp dạng thấp (VKDT), Trần Văn Lượng2 viêm da cơ/viêm đa cơ (VDC/VĐC), bệnh mô liên kết hỗn hợp Nguyễn Thị Sơn2 (BMLKHH) được chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT) có Vũ Đăng Lưu1 tổn thương phổi tại bệnh viện (BV) Bạch Mai từ tháng 02/2020 đến tháng 07/2022. 1 Trường Đại học Y Hà Nội Kết quả: Nghiên cứu trên 42 bệnh nhân (32 nữ & 10 2 Bệnh viện Bạch Mai nam), hình thái tổn thương thường gặp nhất ở bệnh nhân XCB, VDC/VĐC là viêm phổi kẽ không đặc hiệu (NSIP) lần lượt là 81.3 và 46.3%. Ở BN VKDT hình thái tổn thương thường gặp nhất là viêm phổi kẽ thông thường (UIP) chiếm 40%. Ở BN Tác giả chịu trách nhiệm mắc BMLKHH tỉ lệ UIP, NSIP, viêm phổi tổ chức hóa (OP) tương Lê Thị Hoài đương nhau. Trường Đại học Y Hà Nội Email: foreverle18081995@gmail.com Kết luận: Hình thái tổn thương NSIP thường gặp nhất ở hầu hết các bệnh mô liên kết ngoại trừ VKDT tổn thương phổi Ngày nhận bài: 05/09/2022 thường gặp nhất là hình thái UIP. Phân bố ưu thế ở ngoại vi Ngày phản biện: 07/10/2022 phần sau dưới phổi. ngày đồng ý đăng: 12/10/2022 Từ khóa: Bệnh mô liên kết hỗn hợp, NSIP, UIP, OP, phổi kẽ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ BMLKHH phát triển hình ảnh HRCT của bệnh Bệnh phổi mô kẽ (ILD) được xem như một phổi mô kẽ [3]. nhóm lớn, không đồng nhất của các bệnh khác HRCT là một phương pháp nhạy hơn để nhau ảnh hưởng đến nhu mô phổi do viêm và phát hiện bệnh phổi kẽ so với X quang và cắt lớp xơ hóa [1]. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vi tính (CLVT) và được coi là trọng tâm trong chẩn phổi mô kẽ trong đó một nhóm nguyên nhân đoán bệnh phổi kẽ, theo khuyến nghị của Hiệp đã biết thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh hệ hội Lồng ngực Hoa Kỳ/ Hiệp hội Hô hấp Châu Âu thống. Các bệnh hệ thống gây tổn thương phổi trong hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi kẽ [4-6]. thường gặp nhất là XCB, VKDT, VDC/VĐC [2]. BMLKHH gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong HRCT cho phép phân biệt các bất thường đó có tổn thương tại phổi, 50% bệnh nhân mắc không rõ ràng trên X quang phổi và có thể chẩn Trang 82 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 129 | 2022 | LÊ THỊ HOÀI VÀ CỘNG SỰ đoán sớm hơn các bệnh phổi kẽ. Ngoài ra HRCT 2.2.2 Biến số nghiên cứu có thể loại trừ sự không cần thiết của các kỹ thuật UIP: là một hình thái tổn thương đặc trưng chẩn đoán hoặc tiên lượng có xâm lấn [7–9]. bởi tổn thương không đồng nhất và xơ hóa Sinh thiết phổi bằng phẫu thuật là không phổi dạng tổ ong [12]. khả thi ở nhiều bệnh nhân và do đó vai trò của NSIP: là một hình thái phổi kẽ mạn tính đặc lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh là quan trọng trưng bởi tổn thương viêm và xơ hóa khoảng kẽ để giảm thiểu thủ thuật sinh thiết phổi [9], [10]. với nhiều mức độ khác nhau [12]. Bệnh phổi kẽ có nhiều hình thái tổn thương OP: Viêm phổi tổ chức hóa là một hình thái khác nhau trong khi đó UIP và NSIP là hai hình mô bệnh học đặc trưng bởi những nút tổ chức thái thường gặp nhất đồng thời phương pháp liên kết và tổ chức mô hạt trong khoảng trao đổi điều trị và tiên lượng khác nhau nên việc chẩn khí và đường dẫn khí xa [12]. đoán phân biệt UIP và NSIP bằng HRCT là quan Có 3 kiểu phân bố tổn thương [13]: trung trọng và có ý nghĩa trên thực tiến lâm sàng. tâm – ngoại vi, phần trên – phần dưới, phần Theo nghiên cứu của Masanori Akira và cộng sự trước – phần sau. (cs) năm 2009, độ nhạy của HRCT để chẩn đoán UIP là 55%, độ đặc hiệu là 63%, độ nhạy và độ 2.2.3 Phương tiện nghiên cứu đặc hiệu để chẩn đoán NSIP lần lượt là 63% và Máy CT 128 dãy đặt tại Trung tâm điện 55% [11]. quang Bệnh viện Bạch Mai. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 2.2.4 Quy trình chụp cắt lớp vi tính độ nhằm: “Mô tả đặc điểm hình thái tổn thương phổi phân giải cao kẽ trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao trong Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều một số bệnh hệ thống”. được chụp HRCT có độ dày lát cắt ≤ 1.5mm với 2. Đối tượng và phương pháp thời gian lớp cắt ≤ 1s. 2.1. Đối tượng: Gồm 42 bệnh nhân có các 2.2.4 Xử lý và phân tích số liệu bệnh XCB, VKDT, VDC/VĐC, BMLKHH và có tổn thương phổi kẽ trên HRCT tại bệnh viện Bạch Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê Mai từ tháng 02/2020 đến tháng 07/2022. y học. 2.2. Phương pháp 3. KẾT QUẢ 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 42 tiến cứu. bệnh nhân cho thấy, tổn thương phổi kẽ trong 04 bệnh XCB, VKDT, VDC/VĐC, BMLKHH hay gặp - Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được nhất ở lứa tuổi 40 – 60 tuổi (chiếm 54.8%), bệnh chẩn đoán XCB, VKDT, VDC/VĐC, BMLKHH và ít gặp hơn ở những người ≤ 40 tuổi, tuổi trung có tổn thương phổi kẽ trên phim chụp HRCT, không có tình trạng nhiễm khuẩn trên lâm sàng bình là 53.98. Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới với và xét nghiệm, có đủ hồ sơ bệnh án. tỷ lệ mắc bệnh của nữ/nam = 3.2/1. - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không có 3.2. Đặc điểm tổn thương phổi kẽ trên tổn thương phổi kẽ trên HRCT, lâm sàng có tình HRCT trạng nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 83
  3. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2022 | SỐ 129 Bảng 1. Đặc điểm tổn thương phổi trên HRCT Đặc điểm tổn thương Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Dày kẽ 42 100 Tổn thương có hồi phục Kính mờ 6 14.3 Đông đặc 7 16.7 Giãn phế quản co kéo 13 30.9 Tổn thương không hồi phục Tổ ong 9 21.4 Giãn phế nang 1 2.4 Kén khí 1 2.4 Tổn thương khác Dịch khoang màng phổi 2 4.8 Hạch bệnh lý 5 11.9 Giãn thực quản 7 16.7 Nhận xét: Trong nhóm tổn thương có hồi 21.4 %. Ngoài ra các tổn thương không phải đặc phục, tổn thương dày kẽ chiếm tỉ lệ lớn nhất, điểm tổn thương phổi kẽ nhưng có liên quan thì gặp ở tất cả bệnh nhân chiếm 100%, tiếp đó là giãn thực quản thường gặp nhất với 16.7%, tiếp tổn thương đông đặc và kính mờ chiếm lần lượt đó là những bệnh nhân có hạch bệnh lý chiếm là 16.7% và 14.3%. Nhóm tổn thương không hồi 11.9 %. Những bệnh nhân có dịch màng phổi, phục gồm giãn phế quản co kéo và tổ ong, trong kén khí và giãn phế nang chiếm tỉ lệ ít hơn lần đó tổn thương giãn phế quản co kéo thường lượt là 4.8 %, 2.4% và 2.4%. gặp hơn chiếm tỷ lệ 30.9%, tổn thương tổ ong là Bảng 2. Phân bố tổn thương theo vị trí Phân bố n % Trên 6 14.3 Theo phần trên – dưới Dưới 34 81 Rải rác 2 4.7 Ngoại vi 35 83.3 Theo phần trung tâm – ngoại vi Trung tâm 5 11.9 Rải rác 2 4.8 Trước 5 11.9 Theo phần trước - sau Sau 35 83.3 Rải rác 2 4.8 Nhận xét: Trong 42 bệnh nhân được nghiên thường gặp nhất là phân bố ưu thế phần dưới cứu, xét về phân bố theo phần trên – dưới thì với 81% còn tỉ lệ phân bố ở phần trên và phân Trang 84 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 129 | 2022 | LÊ THỊ HOÀI VÀ CỘNG SỰ bố rải rác chiếm tỉ lệ ít hơn lần lượt là 14.3% và tự từ phổ biến đến ít phổ biến hơn là phân bố ưu 4.7 %. Khi xét về phân bố theo phần trung tâm thế phần sau, ưu thế phần trước và rải rác với tỉ lệ – ngoại vi thì tỉ lệ phân bố ưu thế ngoại vi gặp lần lượt là 83.3%, 11.9% và 4.8%. Nhìn chung tổn nhiều nhất với 83.3%, phân bố ưu thế trung tâm tương phổi kẽ trong 42 bệnh nhân được nghiên là 11.9% và phân bố rải rác là 4.8%. Với phân bố cứu cho thấy phân bố tổn thương thường gặp theo phần trước – sau thì tỉ lệ phân bố theo thứ nhất là ngoại vi phần sau dưới của phổi. 3.3. Phân bố hình thái tổn thương theo nhóm bệnh Bảng 3. Phân bố tổn thương theo nhóm bệnh XCB VKDT VDC/VĐC BMLKHH N % N % N % N % UIP 2 12.5 4 40 0 0 1 33.3 NSIP 13 81.3 3 30 6 46.2 1 33.3 OP 0 0 1 10 4 30.7 1 33.3 NSIP + OP 0 0 1 10 0 0 0 0 Khác 1 6.2 1 10 3 23.1 0 0 Nhận xét: Hình thái tổn thương NSIP liên bệnh tác động đến hệ thống collagen của gặp nhiều nhất ở bệnh nhân XCB, VDC/VĐC. Ở cơ thể nên bệnh còn có tên gọi khác là bệnh BMLKHH số trường hợp có hình thái tổn thương collagen – mạch máu. UIP, NSIP, OP tương đương nhau. Ở bệnh nhân 4.2. Đặc điểm, hình thái tổn thương phổi XCB hình thái tổn thương gặp tỉ lệ thứ 2 sau NSIP là UIP với 12.5%. Bệnh nhân VKDT có hình thái 4.2.1. Đặc điểm hình ảnh tổn thương phổi tổn thương nhiều nhất là UIP, tiếp đó là NSIP với Trong nghiên cứu của chúng tôi tổn thương tỉ lệ lần lượt là 40% và 30%. Ở bệnh nhân VDC/ dày kẽ hay gặp nhất với tỉ lệ 100%. Tỉ lệ này của VĐC tỉ lệ OP đứng thứ hai sau NSIP là 30.7%, chúng tôi có sự chệnh lệch cao hơn so với nghiên hình thái tổn thương khác là 23.1%. cứu của Simon L F Walsh và cộng sự là 41% [15] 4. BÀN LUẬN và của tác giả Nguyễn Vĩnh Hải với 77.5% [17]. Điều này có thể do tiêu chí chọn bệnh nhân của 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu chúng tôi là ở những bệnh hệ thống khác nhau Trong tổng số 42 bệnh nhân tham gia và chúng tôi chỉ chọn những bệnh nhân có tổn nghiên cứu thì có 57.1% bệnh nhân có độ tuổi thương phổi kẽ để đưa vào nghiên cứu. 40 – 60, trong đó có 31% bệnh nhân trên 60 tuổi, Trong nhóm đặc điểm hình ảnh tổn thương chỉ có 11.9 % bệnh nhân dưới 40 tuổi. Kết quả phổi có hồi phục, đông đặc và kính mờ chiếm này phù hợp với một số nghiên cứu trên thế giới tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 16.7% và 14.3%. Tỉ lệ và trong nước [14–16]. Tỉ lệ tổn thương phổi kẽ của chúng đôi có sự khác biệt so với nghiên cứu ở bệnh nhân mắc bệnh hệ thống gặp nhiều hơn của Simon L F Walsh và cs (6.2%) [15] và so với ở nữ (32 nữ so với 10 nam). Kết quả này phù nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thoa (5.4%) hợp vì các bệnh tự miễn chủ yếu gặp ở nữ do [14]. Điều này có thể do tiêu chí chọn BN của Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 85
  5. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2022 | SỐ 129 chúng tôi trên những BN có tổn thương phổi và có nghiên cứu nào ở Việt Nam và trên thế giới không có tình trang nhiễm khuẩn. nói về hạch bệnh lý ở bệnh nhân bệnh hệ thống có tổn thương phổi kẽ. Tỉ lệ của chúng đôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của Simon L F Walsh và cộng sự 4.2.3. Phân bố tổn thương. (3.5%) [15]. Điều này có thể do tiêu chí chọn Một số bệnh lý phổi kẽ có xu hướng phân BN của chúng tôi trên những BN có tổn thương bố ở một số khu vực nhất định. Do đó việc đánh phổi và không có tình trang nhiễm khuẩn. giá sự phân bố ưu thế có giá trị chẩn đoán, có 3 Tổn thương giãn phế quản co kéo gặp ở 13 kiểu phân bố [25]: phân bố trung tâm - ngoại vi, bệnh nhân chiếm tỉ lệ 30.9%. Tỉ lệ của chúng đôi phân bố phần trên - dưới, phân bố phần trước có sự cao hơn so với nghiên cứu của Simon L F - sau. Walsh và cộng sự (4.5%) [15] và của tác giả Tạ Thị Phân bố tổn thương thường gặp nhất theo Hương Trang là 14.9% [18]. Điều này có thể giải phần trên - dưới thì thường gặp phân bố ưu thế thích do chúng tôi nghiên cứu trên những BN phần dưới với 81%, tỉ lệ phân bố lớn hơn theo với những giai đoạn tổn thương phổi khác nhau. phần trung tâm - ngoại vi là ưu thế ngoại vi với 4.2.2. Đặc điểm tổn thương liên quan 83.3%, phân bố theo chiều trước sau thì phân bố ưu thế phía sau chiếm lớn nhất với 83.3%. Nhìn Giãn thực quản thường gặp ở bệnh nhân tổng thể phân bố phổ biến ở bệnh nhân có tổn XCB, có bằng chứng cho thấy bệnh trào ngược thương phổi kẽ trên bệnh hệ thống là ngoại vi dạ dày thực quản (GERD) có thể liên quan đến phần sau dưới. Tỉ lệ này của chúng tôi phù hợp diễn biến tự nhiên của tổn thương phổi kẽ ở với các nghiên cứu trên thế giới. Việt Nam chưa bệnh nhân XCB. Thực quản giãn khi đường có nghiên cứu nào tương tự. kính ngang lớn nhất ≥9mm [19], [20]. Giãn thực quản trong 42 bệnh nhân ở nghiên cứu này 4.2.4. Phân bố hình thái tổn thương theo gặp ở 16.7%. Tỉ lệ của chúng tôi có sự khác biệt nhóm bệnh. so với nghiên cứu Patiwetwitoon và cs (84.5%) Với 13 bệnh nhân XCB trong nghiên cứu, tỉ [21], Salaffi và cs (60.3%) [22]. Điều này có thể lệ hình thái tổn thương thường gặp nhất là NSIP do nghiên cứu của hai tác giả trên chỉ bao gồm chiếm 81.3 %, tiếp thứ 2 là UIP với 12.5% và 1 bệnh nhân XCB. bệnh nhân có hình thái tổn thương khác chiếm Hạch trung thất bệnh lý là hạch có đường 6.2%. Tỉ lệ của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu kính trục ngắn ≥10mm [23]. Không có sự khác của Bouros D và cs với hình thái NSIP chiếm tỉ lệ biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ hạch to ở BN có tổn cao nhất 77.5%, tỉ lệ UIP là 15%, 7.5% còn lại bao thương kính mờ ưu thế với BN có tổn thương gồm RB-ILD và OP [26]. dày kẽ ưu thế. Tuy nhiên có mối tương quan Trong những bệnh nhân VKDT gồm 10 giữa mức độ lan rộng của tổn thương ở các bệnh nhân, hình thái tổn thương UIP có tỉ lệ cao bệnh nhân có tổn thương phổi kẽ với hạch nghi nhất chiếm 40%, tiếp đến là NSIP với 30%, tỉ lệ ngờ [23]. Hạch bệnh lý gặp ở 11.9% trường hợp OP, NSIP kết hợp OP và hình thái tổn thương trong nghiên cứu. Tỉ lệ của chúng tôi thấp hơn không khác định chiếm tỉ lệ như nhau là 10%. Tỉ so với nghiên cứu của Carolina Althoff Souza và lệ của chúng tôi phù hợp với nghiên của Huyn- cs (67%) [24]. Điều này có thể do tiêu chí chọn Kyung Lee và cs với hình thái tổn thương chiếm bệnh nhân của nghiên cứu trên là những bệnh tỉ lệ cao nhất là UIP với 55.6%, thứ hai là hình thái nhân có tổn thương phổi kẽ vô căn. Hiện chưa NSIP với 33.3% còn lại là OP chiếm 11.1% [27]. Trang 86 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  6. VDC/VĐC có 13 bệnh nhân trong đó hình thái tổn thương NSIP chiếm ưu thế với 46.2 % tiếp theo là OP với 30.7% còn lại 23.1% hình thái tổn thương khác. Tỉ lệ này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của William W. Douglas và cộng sự với hình thái tổn thương phổi NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 129 | 2022 | LÊ THỊ HOÀI VÀ CỘNG SỰ chiếm tỉ lệ cao nhất là NSIP chiếm 81.8%, tiếp theo là OP với tỉ lệ 13.6% còn lại là UIP chiếm 4.8%28. VDC/VĐC có 13 bệnh nhân trong đótrong nghiên cứu cứu cho thấy tỉ lệ UIP, NSIP và OP tương Với những bệnh nhân BMLKHH hình nghiên cho thấy tỉ lệ UIP, NSIP và OP tương thái tổn thương NSIP chiếm ưu thế với 46.2 % đương nhau với tỉ lệ 33.3%. BMLKHH có sự kết đương nhau với tỉ lệ 33.3%. BMLKHH có sự kết hợp của 2 hay nhiều bệnh hệ thống khác nhau tiếp theo là OP với 30.7% còn lại 23.1% hình thái hợp của 2 hay nhiều bệnh hệ thống khác nhau tổn thương khác. Tỉtổn thương sẽ khác nhau ở các nhóm bệnh nhân khácthương sẽ khác nhau ở các nên tỉ lệ hình thái lệ này của chúng tôi phù nên tỉ lệ hình thái tổn nhau. Chưa thấy nghiên hợp với nghiên cứu của William W. Douglas và nhóm bệnh nhân khác nhau. Chưa thấy nghiên cứu nào trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ hình thái tổn thương ở bệnh nhân mắc cộng sự với hình thái tổn thương phổi chiếm tỉ cứu nào trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ BMLKHH. NSIP chiếm 81.8%, tiếp theo là OP lệ cao nhất là hình thái tổn thương ở bệnh nhân mắc BMLKHH. với tỉ lệ Chúngcòn xinlà UIP chiếm 4.8% [28]. hợp BN VKDT điều trị nhiều năm và có tổn thương 13.6% tôi lại trình bày một trường Chúng tôi xin trình bày một trường hợp BN Với những bệnh nhân BMLKHH trong tại phổi VKDT điều trị nhiều năm và có tổn thương tại phổi Hình 1: Hình ảnh minh họa hình thái tổn thương UIP ởởbệnh nhân VKDT Hình 1. Hình ảnh minh họa hình thái tổn thương UIP bệnh nhân VKDT BN BN nữ 64 tuổi đượcchẩn đoán VKDT 5 năm vào viện điều trị VKDT theo hẹn được chụp nữ 64 tuổi được chẩn đoán VKDT 5 nhau nhưng nhìn chung trong các bệnh hệ năm vào viện điều trị VKDT theo hẹn được chụp thống hình thái NSIP là hình thái thường gặp HRCT. Hình ảnh HRCT cho thấy hình ảnh tổ ong phân bố ngoại vi thùy dưới và rải rác ngoại HRCT. Hình ảnh HRCT cho thấy hình ảnh tổ ong nhất, riêng VKDT hình thái tổn thương phổi phân bố ngoại vi thùy dưới và rải rác ngoại vi thường gặp nhất là UIP. Ngoài ra, trong nhóm phần trước thùy trên kèm giãn phế quản co bệnh nhân mắc BMLKHH tỉ lệ UIP, NSIP và OP kéo ưu thế ở ngoại vi thùy dưới. Bệnh nhân này tương đương nhau với 33.3%. có giãn thực quản với đường kính ngang thực quản 16mm. Hình ảnh này phù hợp với hình thái tổn thương UIP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. KẾT LUẬN 1. Travis WD, Costabel U, Hansell DM, et al. An official American Thoracic Society/European Trong nhóm tổn thương có hồi phục tỉ Respiratory Society statement: Update of the lệ dày kẽ, kính mờ, đông đặc lần lượt là 100%, international multidisciplinary classification 54.8% và 16.7%. Trong nhóm tổn thương không of the idiopathic interstitial pneumonias. hồi phục tỉ lệ giãn phế quản co kéo và tổ ong lần Am J Respir Crit Care Med. 2013;188(6):733- lượt là 30.9% và 21.4%. Trong nhóm tổn thương 748. doi:10.1164/rccm.201308-1483ST có liên quan giãn thực quản chiếm tỉ lệ cao nhất 16.7%. Phân bố tổn thương thường gặp nhất 2. Korsten P, Konig MF, Tampe B, Mirsaeidi trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu là ưu thế M. Editorial: Interstitial Lung Disease ngoại vi, phần sau, dưới. in the Context of Systemic Disease: Pathophysiology, Treatment and Outcomes. Ở những bệnh nhân mắc bệnh hệ thống Front Med. 2020;7:644075. doi:10.3389/ tổn thương phổi là tổn thương thường gặp, tùy fmed.2020.644075 từng bệnh mà tỉ lệ hình thái tổn thương khác Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 87
  7. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2022 | SỐ 129 3. Narula N, Narula T, Mira-Avendano I, Wang interstitial pneumonia. Published online B, Abril A. Interstitial lung disease in patients 2017:424-429. with mixed connective tissue disease: pilot 10. Fell CD, Martinez FJ, Liu LX, et al. Clinical study on predictors of lung involvement. Predictors of a Diagnosis of Idiopathic Clin Exp Rheumatol. 2018;36(4):648-651. Pulmonary Fibrosis. Am J Respir Crit Care 4. Walsh SLF, Devaraj A, Enghelmayer JI, et al. Role Med. 2010;181(8):832-837. doi:10.1164/ of imaging in progressive-fibrosing interstitial rccm.200906-0959OC lung diseases. Eur Respir Rev. 2018;27(150). 11. Akira M, Inoue Y, Kitaichi M, Yamamoto doi:10.1183/16000617.0073-2018 S, Arai T, Toyokawa K. Usual interstitial 5. Meyer KC. Diagnosis and management of pneumonia and nonspecific interstitial interstitial lung disease. Transl Respir Med. pneumonia with and without concurrent 2014;2:4. doi:10.1186/2213-0802-2-4 emphysema: thin-section CT findings. Radiology. 2009;251(1):271-279. 6. American Thoracic Society, European doi:10.1148/radiol.2511080917 Respiratory Society. American Thoracic Society/European Respiratory Society 12. W. Richard Webb. High-Resolution CT of International Multidisciplinary Consensus the Lung. In: Fifth. ; 2015:700-740. Classification of the Idiopathic Interstitial 13. W. Richard Webb. High-resolution CT of the Pneumonias. This joint statement of the Lung. In: fifth. ; 2015:100-120. American Thoracic Society (ATS), and the European Respiratory Society (ERS) was 14. Nguyễn Thị Thoa. Nghiên cứu đặc điểm tổn adopted by the ATS board of directors, thương phổi kẽ trong bệnh nhân viêm đa June 2001 and by the ERS Executive cơ tự miễn. Published online 2017. Committee, June 2001. Am J Respir Crit Care 15. Walsh SLF, Sverzellati N, Devaraj A, Keir GJ, Med. 2002;165(2):277-304. doi:10.1164/ Wells AU, Hansell DM. Connective tissue ajrccm.165.2.ats01 disease related fibrotic lung disease: high 7. Raghu G, Collard HR, Egan JJ, et al. An Official resolution computed tomographic and ATS/ERS/JRS/ALAT Statement: Idiopathic pulmonary function indices as prognostic Pulmonary Fibrosis: Evidence-based determinants. Thorax. 2014;69(3):216-222. Guidelines for Diagnosis and Management. doi:10.1136/thoraxjnl-2013-203843 Am J Respir Crit Care Med. 2011;183(6):788- 16. Chung JH, Montner SM, Adegunsoye A, 824. doi:10.1164/rccm.2009-040GL et al. CT Findings, Radiologic-Pathologic 8. Raghu G, Remy-Jardin M, Myers JL, et al. Correlation, and Imaging Predictors Diagnosis of Idiopathic Pulmonary Fibrosis. of Survival for Patients With Interstitial An Official ATS/ERS/JRS/ALAT Clinical Pneumonia With Autoimmune Features. Practice Guideline. Am J Respir Crit Care AJR Am J Roentgenol. 2017;208(6):1229- Med. 2018;198(5):e44-e68. doi:10.1164/ 1236. doi:10.2214/AJR.16.17121 rccm.201807-1255ST 17. Nguyễn Vĩnh Hải. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm 9. Brownell R, Moua T, Henry TS. The use of sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực của pretest probability increases the value of viêm phổi kẽ trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ high-resolution CT in diagnosing usual thống. Published online 2015. Trang 88 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  8. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 125 | 2022 | LÊ THỊ HOÀI VÀ CỘNG SỰ 18. Tạ Thị Hương Trang. Nghiên cứu lâm sàng, 2018;123(9):655-663. doi:10.1007/s11547- cận lâm sàng viêm phổi kẽ ở bệnh nhân 018-0894-3 viêm khớp dạng thấp. Published online 23. W. Richard Webb, Nestor L. Muller, David P. 2020. Naidich. High-resolution CT of the Lung. In: 19. Bhalla M, Silver RM, Shepard JA, fifth. ; 2015. McLoud TC. Chest CT in patients with 24. Souza CA, Müller NL, Lee KS, Johkoh T, scleroderma: prevalence of asymptomatic Mitsuhiro H, Chong S. Idiopathic interstitial esophageal dilatation and mediastinal pneumonias: prevalence of mediastinal lymphadenopathy. AJR Am J Roentgenol. lymph node enlargement in 206 patients. 1993;161(2):269-272. doi:10.2214/ AJR Am J Roentgenol. 2006;186(4):995-999. ajr.161.2.8333359 doi:10.2214/AJR.04.1663 20. Vonk MC, van Die CE, Snoeren MM, et al. 25. Aziz ZA, Wells AU, Hansell DM, et al. Oesophageal dilatation on high-resolution HRCT diagnosis of diffuse parenchymal computed tomography scan of the lungs lung disease: inter-observer variation. as a sign of scleroderma. Ann Rheum Thorax. 2004;59(6):506-511. doi:10.1136/ Dis. 2008;67(9):1317-1321. doi:10.1136/ thx.2003.020396 ard.2007.081612 26. Bouros D, Wells AU, Nicholson AG, et al. 21. Patiwetwitoon S, Wangkaew S, Histopathologic subsets of fibrosing Euathrongchit J, Kasitanon N, Louthrenoo alveolitis in patients with systemic sclerosis W. High-resolution computed tomographic and their relationship to outcome. Am J findings in systemic sclerosis-associated Respir Crit Care Med. 2002;165(12):1581- interstitial lung disease: comparison 1586. doi:10.1164/rccm.2106012 between diffuse and limited systemic sclerosis. J Clin Rheumatol Pract Rep Rheum 27. Lee HK, Kim DS, Yoo B, et al. Histopathologic Musculoskelet Dis. 2012;18(5):229-233. pattern and clinical features of rheumatoid doi:10.1097/RHU.0b013e318261176f arthritis-associated interstitial lung disease. Chest. 2005;127(6):2019-2027. doi:10.1378/ 22. Salaffi F, Di Carlo M, Carotti M, Fraticelli chest.127.6.2019 P, Gabrielli A, Giovagnoni A. Relationship between interstitial lung disease and 28. Douglas WW, Tazelaar HD, Hartman TE, et al. oesophageal dilatation on chest high- Polymyositis-dermatomyositis-associated resolution computed tomography in interstitial lung disease. Am J Respir Crit Care patients with systemic sclerosis: a cross- Med. 2001;164(7):1182-1185. doi:10.1164/ sectional study. Radiol Med (Torino). ajrccm.164.7.2103110 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 89
  9. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2022 | SỐ 129 Abstract CHARACTERIZE HIGH-RESOLUTION COMPUTED TOMOGRAPHY (HRCT) IMAGES OF INTERSTITIAL LUNG LESIONS IN SOME SYSTEMIC DISEASES Objectives: Characterize high-resolution computed tomography (HRCT) images of interstitial lung lesions in some systemic diseases. Subjects and methods: 42 patients diagnosed with systemic sclerosis (SSc), rheumatoid (RA), dermatomyositis/polymyositis (DM/PM), and mixed connective tissue disease (MCTD) were subjected to HRCT with lung lesions at Bach Mai hospital from February 2020 to July 2022. Results: Studying 42 patients (32 women & 10 men), the most common lesion pattern in patients with SSc, DM/PM was nonspecific interstitial pneumonia (NSIP) 81.3% and 46.3%, respectively. The most common lesion pattern in RA patients is usual interstitial pneumonia (UIP), for 40%. The rates of UIP, NSIP and organizing pneumonia (OP) in patients with MCTD were similar. Conclusion: The most common NSIP lesion pattern in most systemic diseases except RA, the most common lung lesion pattern is the UIP. Distribution is predominant in the periphery of the lower posterior part of the lung. Keywords: Systemic diseases, NSIP, UIP, OP, interstitial lung. Trang 90 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0