intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng phân bố theo chủng (variety) trong viêm não - màng não do c. neoformans tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa var. neoformans và var. gattii trên bệnh nhân viêm não - màng não do C. neoformans điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng phân bố theo chủng (variety) trong viêm não - màng não do c. neoformans tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG PHÂN BỐ THEO CHỦNG<br /> (VARIETY) TRONG VIÊM NÃO – MÀNG NÃO<br /> DO C. NEOFORMANS TẠI BV BỆNH NHIỆT ĐỚI TP. HCM<br /> Nhữ Thị Hoa*, La Gia Hiếu*, Nguyễn Lê Hoàng Anh*<br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Cryptococcus neoformans là một trong những tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng cơ hội trên<br /> cơ địa suy giảm miễn dịch (SGMD). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh có thể thay đổi tùy theo chủng<br /> (variety): var. neoformans hoặc var. gattii, và nên được tìm hiểu để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa var. neoformans<br /> và var. gattii trên bệnh nhân viêm não–màng não (VNMN) do C. neoformans điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP.<br /> HCM (BVBNĐ).<br /> Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: mô tả tiền cứu hàng loạt 98 trường hợp VNMN do C.<br /> neoformans điều trị tại BVBNĐ từ 11/2008 đến 6/2009. Định danh chủng bằng môi trường CGB và CDBT.<br /> Thu thập các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc. Tần số, tỉ lệ, số trung bình được đo<br /> lường và phân tích bằng kiểm định χ2 và Mann-Whitney.<br /> Kết quả: var. neoformans chiếm 92,9% mẫu khảo sát, tập trung chủ yếu trên cơ địa suy giảm miễn dịch (p<<br /> 0,001, OR = 1,9 (0,7-5,1)), đặc biệt trên đối tượng HIV/AIDS (p< 0,001, RR =1,5 (0,9-2,6)), và gây đau đầu<br /> nhiều hơn var. gattii (p< 0,001, RR = 1,2(0,9-1,6)).<br /> Kết luận: sự phân bố var. neoformans và var. gattii trên bệnh nhân VNMN do C. neoformans tại BVBNĐ<br /> tương tự như các nước trong khu vực. Trừ biểu hiện nhức đầu chiếm ưu thế ở var. neoformans, các đặc điểm<br /> lâm sàng, cận lâm sàng khác chưa thể hiện sự khác biệt giữa hai var., có thể do số mẫu nhiễm var. gattii còn ít, chỉ<br /> 7 trường hợp. Với sự theo dõi trên một cỡ mẫu lớn hơn sẽ giúp đưa ra một nhận định cụ thể hơn.<br /> Từ khóa: C. neoformans, viêm não–màng não nấm, suy giảm miễn dịch, HIV, AIDS, var. neoformans, var.<br /> gattii, môi trường CGB, môi trường CDBT.<br /> ABSTRACT<br /> CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS ACCORDING TO VARIETIES<br /> AMONG CRYPTOCOCCAL MENINGO-ENCEPHALITIS PATIENTS TREATED<br /> AT THE HOSPITAL OF TROPICAL DISEASES HCMC<br /> Nhu Thi Hoa, La Gia Hieu, Nguyen Le Hoang Anh<br /> * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 81 - 85<br /> Introduction: C. neoformans is one of the principal causative agents of opportunistic infections among<br /> immunodeficient subjects. Differences in the epidemiology and pathology between var. neoformans and var. gattii<br /> should be studied in order to effectively control the disease.<br /> Objectives: To determine the differences in clinical and paraclinical characteristics between var. neoformans<br /> and var. gattii among cryptococcal meningo-encephalitis cases treated at the Hospital of Tropical Diseases, HCM<br /> city.<br /> * BM Ký Sinh Trùng – Vi nấm học, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Nhữ Thị Hoa<br /> ĐT: 0903379566<br /> Email: drnhuhoa@yahoo.com<br /> <br /> 81<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br /> <br /> Method and subjects: a prospective case series was conducted with 98 cryptococcal meningo-encephalitis<br /> patients treated at the Hospital of Tropical Diseases from November 2008 to June 2009. Varieties were identified<br /> by CGB and CDBT agars. A structured questionnaire was used to collect information on clinical and paraclinical<br /> characteristics. Frequencies, proportions, and means were calculated and analyzed by χ2 and Mann-Whitney<br /> tests.<br /> Results: the proportion of var. neoformans was 92.9%, focused mainly in immunodeficient subjects (p<<br /> 0.001, RR = 1.9 (0.7-5.1)), especially in patients with HIV/AIDS (p< 0.001, RR =1.5 (0.9-2.6)), and causing more<br /> headache symptom than var. gattii (RR = 1.2(0.9-1.6)).<br /> Conclusions and recommendations: The distribution of var. neoformans and var. gattii among<br /> immunodeficient patients at the Hospital of Tropical Diseases is similar to one of the Southeast-Asian region.<br /> Except for the manifestation of headache, there is yet no clear-cut difference in clinical and paraclinical<br /> characteristics caused by these two varieties (because of very few strains of var. gattii been studied). It’s necessary<br /> to perform large-scale research in order to determine this difference.<br /> Key words: Cryptococcus neoformans, cryptococcal meningo-encephalitis, immunodeficient, HIV, AIDS,<br /> var. neoformans, var. gattii, CGB agar medium, CDBT agar medium.<br /> các nghiên cứu tìm hiểu khả năng gây bệnh của<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> chúng một cách qui mô hơn.<br /> C. neoformans là một trong những tác nhân<br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> chủ yếu gây nhiễm trùng cơ hội trên người<br /> SGMD, đăc biệt trên cơ địa HIV/AIDS. Theo<br /> Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp trên<br /> BVBNĐ, VNMN do C. neoformans chiếm 39/336<br /> 98 bệnh nhân VNMN do C. neoformans điều trị<br /> bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú năm<br /> tại BVBNĐ Tp. HCM từ 11/2008 đến 6/2009.<br /> (7)<br /> 2003 . Trong năm tiếp theo, N. Q. Trung đã thu<br /> Thăm khám và phỏng vấn trực tiếp dựa trên<br /> thập được 147 trường hợp bệnh đi kèm với<br /> bảng câu hỏi cấu trúc để thu thập thông tin về<br /> (6)<br /> HIV/AIDS .<br /> lâm sàng. Các dữ liệu cận lâm sàng được ghi<br /> nhận theo kết quả xét nghiệm trong hồ sơ bệnh<br /> Vi nấm C. neoformans gồm 2 nhóm chủng:<br /> án. Định danh chủng bằng môi trường<br /> var. neoformans (kiểu huyết thanh A, D; hiện nay<br /> Canavanine – Glycine – Bromothymol (CGB) và<br /> nhiều tác giả đề nghị tách riêng kiểu huyết<br /> Creatinine<br /> Dextrose<br /> Bromothymol<br /> blue<br /> thanh A thành var. grubii dựa trên sự khác biệt<br /> Thymine<br /> (CDBT).<br /> Tần<br /> số,<br /> tỷ<br /> lệ,<br /> số<br /> trung<br /> bình<br /> về gene và phenotype) và var. gattii (kiểu huyết<br /> được đo lường, phân tích bằng phép kiểm 2 và<br /> thanh B, C) với nôi sinh thái, đặc điểm sinh học<br /> Mann-Whitney.<br /> và khả năng gây bệnh khác nhau. Var.<br /> neoformans chiếm ưu thế trên cơ địa HIV/AIDS,<br /> trong khi var. gattii gây bệnh chủ yếu trên người<br /> khỏe mạnh(10).<br /> Mặc dù một vài nghiên cứu về bệnh học của<br /> C. neoformans đã được thực hiện tại Việt Nam<br /> nhưng chưa đề cập cụ thể đến sự phân bố các<br /> kiểu huyết thanh. Liệu rằng var. neoformans và<br /> var. gattii có vai trò gì đối với đặc điểm lâm<br /> sàng, cận lâm sàng trên các trường hợp viêm<br /> não–màng não do C. neoformans hay không?<br /> Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được tiến hành<br /> nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, mở đầu cho<br /> <br /> 82<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.<br /> Đặc điểm chung<br /> Suy giảm miễn dịch (SGMD)<br /> Có SGMD<br /> Nhiễm HIV (n = 94)<br /> Không nhiễm HIV (n = 94)<br /> Không<br /> Chủng (varieties)<br /> Var. neoformans<br /> Serotype A<br /> Serotype D<br /> Var. gattii<br /> <br /> Tần số (%)<br /> 94 (95,9)<br /> 90 (95,7)<br /> 4 (4,3)<br /> 4 (4,1)<br /> 91 (92,9)<br /> 48 (52,7)<br /> 43 (47,3)<br /> 7 (7,1)<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br /> Mẫu khảo sát gồm 98 đối tượng, hầu hết bị<br /> SGMD, chủ yếu do nhiễm HIV. Var. neoformans<br /> chiếm ưu thế trong số các bệnh nhân VNMN do<br /> C. neoformans.<br /> Bảng 2: Sự phân bố var. neoformans và var. gattii<br /> theo tình trạng miễn dịch và các đặc điểm lâm sàng,<br /> áp lực DNT và đường trong DNT.<br /> <br /> SGMD<br /> HIV<br /> Nhức đầu<br /> Buồn nôn,<br /> nôn<br /> Nhìn mờ<br /> Giảm trí<br /> nhớ<br /> Glasgow<br /> Cổ gượng<br /> Nhìn đôi<br /> Liệt vận<br /> động<br /> TT TK sọ<br /> ↑ áp lực<br /> DNT<br /> đường<br /> ↓/DNT<br /> Tử vong<br /> *<br /> <br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> <br /> Var. (n, %)<br /> p (2) RR<br /> neoformans<br /> gattii<br /> (KTC 95%)<br /> 89 (94,7)<br /> 5 (5,3)<br /> < 0,001<br /> 2 (50,0)<br /> 2 (50,0) 1,9 (0,7-5,1)<br /> 86 (95,6)<br /> 4 (4,4)<br /> < 0,001<br /> 5 (63,0)<br /> 3 (37,0) 1,5 (0,9-2,6)<br /> 91 (100)<br /> 6 (85,7)<br /> < 0,001<br /> 0 (0,0)<br /> 1 (14,3) 1,2 (0,9-1,6)<br /> 63 (69,2)<br /> 4 (57,1)<br /> 0,51<br /> 28 (30,8)<br /> 3 (42,9)<br /> 35 (38,5)<br /> 2 (28,6)<br /> 0,60<br /> 56 (61,5)<br /> 5 (71,4)<br /> 3 (3,3)<br /> 0 (0,0)<br /> 0,63<br /> 88 (96,7)<br /> 7 (100)<br /> 13 (14,3)<br /> 2 (28,6)<br /> 0,31<br /> 78 (85,7)<br /> 5 (71,4)<br /> 72 (79,1)<br /> 6 (85,7)<br /> 0,67<br /> 19 (20,9)<br /> 1 (14,3)<br /> 14 (15,4)<br /> 1 (14,3)<br /> 0,94<br /> 77 (84,6)<br /> 6 (85,7)<br /> 2 (2,2)<br /> 1 (14,3)<br /> 0,07<br /> 89 (97,8)<br /> 6 (85,7)<br /> 3 (3,3)<br /> 1 (14,3)<br /> 0,16<br /> 88(96,7)<br /> 6 (85,7)<br /> 78 (85,7)<br /> 5 (71,4)<br /> 0,31<br /> 13 (14,3)<br /> 2 (28,6)<br /> 74 (81,3)<br /> 5 (71,4)<br /> 0,52<br /> 17 (18,7)<br /> 2 (28,6)<br /> 14 (15,4)<br /> 0 (0,0)<br /> 77 (84,6)<br /> 7 (100)<br /> <br /> TTTK sọ: tổn thương thần kinh sọ<br /> <br /> Bảng 3: Sự thay đổi đạm, tế bào trong DNT theo var.<br /> neoformans và var. gattii<br /> <br /> Protein (g/l)<br /> Bạch cầu<br /> Lympho<br /> Mật độ<br /> <br /> Var. (tbn, KTC 95%)<br /> neoformans<br /> gattii<br /> 0,6<br /> 0,8<br /> (0,5 – 0,7)<br /> (0,4 – 1,7)<br /> 18,2<br /> 8,2<br /> (11,9 – 28,1)<br /> (0,7 – 94,8)<br /> 63,8<br /> 40,1<br /> (54,7 – 74,4)<br /> (8,9 – 180,0)<br /> 3<br /> 3<br /> 36,3 x 10<br /> 13,7 x 10<br /> <br /> pMannWhitne<br /> <br /> 0,35<br /> 0,44<br /> 0,15<br /> 0,31<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> nấm/ml<br /> <br /> 3<br /> <br /> (21–63)x10<br /> <br /> 3<br /> <br /> (0,6–300)x10<br /> <br /> Bệnh nhân SGMD nói chung và nhiễm HIV<br /> nói riêng bị nhiễm var. neoformans nhiều hơn<br /> nhóm còn lại lần lượt là 1,9 và 1,5 lần. Var.<br /> neoformans có khả năng gây nhức đầu gấp 1,2<br /> lần var. gattii. Những đặc điểm lâm sàng và cận<br /> lâm sàng khác phân bố đồng đều theo var. Đạm<br /> và tế bào trong DNT thay đổi như nhau giữa 2<br /> var.<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br /> Tổng mẫu khảo sát là 98 bệnh nhân VNMN<br /> do C. neoformans. Đây là một trong những tác<br /> nhân gây nhiễm trùng cơ hội thường gặp, đặc<br /> biệt khi số lượng tế bào CD4 < 100/mm3 máu.<br /> Thật vậy, bảng 1 ghi nhận 95,9% trường hợp bị<br /> SGMD và 4,1% (4/98) chưa phát hiện bất thường<br /> về chức năng bảo vệ của cơ thể chống lại các tác<br /> nhân gây bệnh, trong đó, chỉ 1 đối tượng có tiếp<br /> xúc với nguồn nhiễm, 3 trường hợp còn lại<br /> (3,1%) không ghi nhận bất kỳ yếu tố thuận lợi<br /> nào. Tỉ lệ 3,1% ở đây thấp hơn nhiều so với 50%<br /> của L. H. V. Anh(3) tổng kết từ 1928 đến 1985;<br /> 58,3% của L. Minh năm 1995(4) và 40% của N. T.<br /> Hoa năm 1996(8). Y văn cũng mô tả một con số<br /> khá lớn: khoảng 50% bệnh nhân nhiễm Cr.<br /> neoformans không tìm thấy yếu tố dẫn độ(1). Tuy<br /> nhiên, sự khác biệt này là hợp lý vì các tác giả<br /> trên đều thống kê trước khi đại dịch AIDS bùng<br /> nổ. Mặt khác, tình trạng suy yếu miễn dịch có<br /> thể đã tồn tại kín đáo trong nhóm bệnh nhân<br /> này nhưng kỹ thuật xét nghiệm y khoa thời bấy<br /> giờ không cho phép phát hiện.<br /> Về nguyên nhân gây SGMD, nhiễm HIV giữ<br /> vai trò chủ yếu (94/98), 1 bệnh bạch cầu mạn, 1<br /> lupus đỏ điều trị corticoide kéo dài và 2 trường<br /> hợp giảm CD4 không rõ nguyên nhân. Hai<br /> trường hợp sau cùng, nếu rơi vào thời điểm<br /> trước đại dịch AIDS, chắc chắn sẽ không phát<br /> hiện được bằng chứng SGMD, đây chính là ví<br /> dụ minh chứng cho lập luận vừa nêu. Bệnh bạch<br /> cầu mạn và corticoides liệu pháp là những bệnh<br /> nền khá phổ biến trong cryptococcosis(2,10). Tuy<br /> nhiên, trong tương lai, khi chiến lược HAART<br /> <br /> 83<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> được áp dụng rộng rãi, nhiều khả năng các<br /> nguyên nhân này sẽ chiếm giữ vị trí độc tôn<br /> thay vì HIV/AIDS đối với bệnh học Cr.<br /> neoformans. Một phác đồ kháng nấm dự phòng<br /> có nên đặt ra cho các bệnh nền nêu trên hay<br /> không?<br /> Sự phân bố của var. neoformans và var. gattii<br /> lần lượt là 92,9% và 7,1%, tương ứng với quần<br /> thể HIV/AIDS vượt trội trong mẫu nghiên cứu<br /> (Bảng 1). Ở nhóm var. neoformans, tỷ lệ kiểu<br /> huyết thanh A và D gần như tương đương. Các<br /> kết quả này tương tự báo cáo của nhiều nước<br /> Đông Nam Á (là những nước có cùng đặc điểm<br /> địa lý, khí hậu với Việt Nam), đồng thời cũng<br /> phù hợp với nhận định “var. neoformans gia tăng<br /> cùng đại dịch HIV/AIDS”(1,2). Thật vậy, so với<br /> các chủng phân lập từ bệnh nhân trong 2 năm<br /> 1996 – 1997, với số cá thể nhiễm HIV thấp hơn<br /> (42,7%), N. T. Hoa phát hiện một tỷ lệ thấp hơn<br /> về var. neoformans (74,3%)(8). Trước năm 1969,<br /> Swinne ghi nhận 85,71% chủng bệnh nhân<br /> nhiễm C. neoformans thuộc var. gattii, nhưng vào<br /> năm 1986, 100% chủng đều thuộc var.<br /> neoformans(11). Tính ưu thế của var. neoformans có<br /> thể ảnh hưởng ít nhiều đến đặc điểm bệnh học<br /> của viêm não – màng não do C. neoformans trong<br /> khảo sát này.<br /> <br /> Sự phân bố var. neoformans và var. gattii<br /> theo tình trạng miễn dịch và các đặc điểm<br /> lâm sàng, cận lâm sàng ở các đối tượng<br /> nghiên cứu<br /> Theo y văn, đặc điểm bệnh học của var.<br /> neoformans và var. gattii khác nhau trên nhiều<br /> khía cạnh như cơ thể cảm thụ, thể lâm sàng, biến<br /> chứng và điều trị(5,9,10). Nhận định về ái lực cao<br /> của var. neoformans đối với bệnh nhân SGMD,<br /> đặc biệt cơ địa nhiễm HIV/AIDS được mô tả rõ<br /> trong bảng 2 với RR lần lượt là 1,9 và 1,5 (p <<br /> 0,001). Hiện tượng này vẫn chưa được lý giải<br /> một cách cụ thể. Nhiều tác giả giải thích dựa<br /> trên độc lực cao và sự hiện diện nghèo nàn của<br /> var. gattii ở ngoại cảnh nhưng chưa được chấp<br /> nhận.<br /> <br /> 84<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br /> Sự phân bố var. của các chủng phân lập từ<br /> bệnh nhân cũng cho phép suy đoán khả năng<br /> tồn tại tương tự trong tự nhiên của các var.<br /> này ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đa số các chủng<br /> phân lập từ môi trường của nhiều nước Đông<br /> Nam Á đều thuộc var. neoformans và Việt Nam<br /> cũng là một thành viên trong khu vực, vì thế,<br /> nhiều khả năng các kiểu huyết thanh A và D<br /> chiếm vị trí hàng đầu trong nôi sinh thái của<br /> C. neoformans ở Việt Nam. Giả thuyết này đòi<br /> hỏi tiến hành những khảo sát về nguồn nhiễm<br /> trong tự nhiên để đưa ra những kết luận có<br /> tính thuyết phục hơn.<br /> Về đặc điểm bệnh học theo var., có lẽ do cỡ<br /> mẫu chưa đủ lớn nên hầu hết các triệu chứng<br /> lâm sàng cũng như những thay đổi sinh hóa, tế<br /> bào trong DNT chưa thể hiện sự khác biệt giữa<br /> các var., ngoại trừ biểu hiện nhức đầu chiếm ưu<br /> thế ở nhóm nhiễm var. neoformans (RR = 1,2; p =<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2