intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng của viêm thận bể thận cấp tại Khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng của viêm thận bể thận cấp tại Khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm thận bể thận cấp đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai; tìm hiểu một số biến chứng của viêm thận bể thận cấp ở các bệnh nhân này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng của viêm thận bể thận cấp tại Khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai

  1. nghiên cứu khoa học ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM THẬN BỂ THẬN CẤP TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN BẠCH MAI Đặng Thị Việt Hà*, Đỗ Gia Tuyển*, Nguyễn Văn Thanh*, Nguyễn Thị An Thủy*, Mai Thị Hiền** * Trường Đại học Y Hà Nội, **Bệnh viện Bạch Mai TÓM TẮT Viêm thận bể thận cấp (VTBTC) là một cấp cứu nội khoa, cần phải điều trị triệt để và đề phòng các biến chứng. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân VTBTC và tìm hiểu các biến chứng của chúng. Đối tượng: 103 BN được chẩn đoán VTBTC tại Khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ nữ/nam: 3/1. Nhiễm khuẩn, sốt > 380 5 hay gặp nhất nhất 45,6%, sau đó là rét run (34%). Tiểu buốt, rắt (46,6%), tiểu máu 10,7%. Vỗ hông lưng (+): 70,9%, thận to: 13,6%. Cấy nước tiểu (+) : 33% . Creatinin > 130 µmol/l chiếm 18,4%. CRP > 0,5 mg/dl: 90,3%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng BC niệu, HC niệu và protein niệu ở hai nhóm BN cấy nước tiểu (-) và (+) với p < 0,05. Suy thận cấp: 45,9%, nhiễm khuẩn huyết: 16,2%, thận ứ nước, ứ mủ 37,9%. Kết luận: Cần chẩn đoán sớm VTBTC và điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng suy thận cấp, nhiễm khuẩn huyết, ứ nước ứ mủ bể thận và các biến chứng khác có thể xảy ra. Từ khóa: Viêm thận bể thận cấp, biến chứng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ (VTBTC) là một cấp cứu nội khoa, có nhiều biến Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là trạng thái chứng và cần phải điều trị nội trú. Những trường bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, có thể xảy ra ở hợp VTBTC không được điều trị đúng thường bị mọi lứa tuổi. Bệnh phổ biến ở cả các nước đang tái phát và có nguy cơ dẫn đến viêm thận bể thận phát triển và các nước phát triển. Ở Mỹ năm 2005, mạn và sau đó là suy thận mạn tính (STMT). trong số bệnh nhân (BN) bị nhiễm khuẩn phải Đã có nhiều tác giả đề cập đến NKTN ở trẻ nhập viện thì NKTN đứng hàng đầu (31%) [8]. em và người lớn, đặc biệt là phụ nữ có thai [5], Viêm thận bể thận (VTBT) là tình trạng NKTN NKTN ở BN hồi sức có đặt ống thông bàng quang, cao, thể hiện trên lâm sàng với nhiều hình thái NKTN ở những BN bị đái tháo đường, tăng sản khác nhau. Tình trạng nhiễm khuẩn đó có thể là lành tính tuyến tiền liệt, NKTN trong bệnh viện và cấp tính hay mạn tính, riêng lẻ hay phối hợp với cả ngoài cộng đồng...[1], [3], [4]. Những vấn đề các bệnh lý khác và thường kèm theo các yếu tố liên quan đến NKTN vẫn luôn luôn được rất nhiều nguy cơ làm cho bệnh có biến chứng và hay tái tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến. VTBT phát. Mặt khác do chỉ định quá rộng rãi các thủ chỉ là một hình thái trong số những biểu hiện rất thuật như nội soi tiết niệu, đặt sonde bàng quang, đa dạng và phong phú của NKTN trên lâm sàng. thủ thuật sản khoa hay việc sử dụng bừa bãi các Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào công chế phẩm có corticoid cũng là những yếu tố nguy việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh có hiệu cơ thường gặp, gây tình trạng nhiễm khuẩn dai quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài dẳng rất khó điều trị khỏi. Viêm thận bể thận cấp “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến Tạp chí 172 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  2. nghiên cứu khoa học chứng của viêm thận bể thận cấp tại Khoa Thận 2. Phương pháp nghiên cứu - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu: - Nghiên cứu được tiến hành theo phương 1) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. bệnh nhân viêm thận bể thận cấp đến điều trị tại - Các bệnh nhân được tiến hành hỏi bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. thăm khám lâm sàng toàn diện, phát hiện VTBTC, 2) Tìm hiểu một số biến chứng của viêm thận làm xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, bể thận cấp ở các bệnh nhân này. nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy máu khi có sốt ≥ 38,50 C, siêu âm thận tiết niệu, Xquang hệ tiết II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU niệu, chụp cắt lớp hệ tiết niệu nếu cần. 1. Đối tượng nghiên cứu - Xử lý số liệu: theo thuật toán thống kê trên - Nghiên cứu thực hiện trên 103 bệnh nhân máy vi tính bằng phần mềm SPSS 16.0. được chẩn đoán viêm thận bể thận cấp (VTBTC) điều Đạo đức nghiên cứu: trị nội trú tại Khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. - Tất cả các bệnh nhân trước khi tiến hành - Tuổi > =16. nghiên cứu đều đã được hỏi ý kiến và nhất trí - Một số tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong được tham gia nghiên cứu. nghiên cứu: - Các số liệu trong đề tài này là của riêng + Chẩn đoán VTBTC: Có thể sốt, rét run, đau chúng tôi, không hề được sử dụng cho mục đích hông lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Kết quả xét nghiệm khác và chưa công bố trên bất kỳ một tạp chí nào. nước tiểu: có BC niệu, có thể có vi khuẩn niệu. + Khám phát hiện thận to: Chạm thận (+), có III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU thể khám thấy dấu hiệu bập bềnh thận (+). 1. Đặc điểm về tuổi và giới + Khám phát hiện tuyến tiền liệt to: Thăm trực Tuổi trung bình: 44,5 ± 17,6. Số bệnh nhân ở tràng xác định kích thước, mật độ thường mềm, bề nhóm từ 20 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất 52,43%. Nữ: mặt nhẵn, không có u cục bất thường, không đau. 78 (75,7 %), nam: 25 (24,3%), nam/nữ = 1/3. 2. Các triệu chứng lâm sàng Bảng 1. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân viêm thận bể thận cấp Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân (n=103) Tỷ lệ (%) Hội chứng nhiễm trùng Không sốt 22 21,4 Sốt 37,5 - 38,5 C o 34 33,0 Sốt > 38,5oC 47 45,6 Rét run 35 34,0 Hội chứng bàng quang Đái buốt 48 46,6 Đái rắt 48 46,6 Đái máu 11 10,7 Đái đục 15 14,6 Đau hông lưng Một bên: 73 Hai bên: 8 Một bên: 70,86 Hai bên: 7,74 Cơn đau quặn thận Một bên: 15 Hai bên: 3 Một bên: 14,56 Hai bên: 2,91 Vỗ hông lưng (+) Một bên: 67 Hai bên: 6 Một bên: 65,04 Hai bên: 5,83 Thận to Một bên: 12 Ha i bên : 2 Một bên: 11,65 Hai bên: 1,95 Thăm trực tràng có TLT to 5 4,9 Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 173
  3. nghiên cứu khoa học Nhận xét: Triệu chứng nhiễm khuẩn, sốt > 38,50C chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6%, rét run chiếm tỷ lệ 34%. Trong số các triệu chứng của hội chứng bàng quang hay gặp nhất là tiểu buốt, chiếm 46,6% và như vậy không phải tất cả các bệnh nhân VTBTC đều có sốt hoặc hội chứng bàng quang rõ rệt. 3. Các xét nghiệm cận lâm sàng Bảng 2. Công thức máu và sinh hóa máu ở hai nhóm cấy nước tiểu (-) và (+) Cấy NT ( - ) Cấy NT ( + ) Tổng P N % N % N 100% ≤ 8 56 54,4 22 21,3 78 75,7 < 0,05 > 8 13 12,6 12 11,7 25 24,3 > 0,05 Ure (mmol/l) Tổng 69 67, 0 34 33,0 103 100 < 0,05 ± SD 5,89 ± 5,29 7,31 ± 5,58 6,36 ± 5,40 < 0,05 ≤ 130 59 57,3 25 24,3 84 81,6 > 0,05 Creatinin > 130 10 9,7 9 8,7 19 18,4 > 0,05 (µmol/l) Tổng 69 67,0 34 33,0 103 100 > 0,05 ± SD 103,03 ± 101,20 120,77 ± 72,86 108,88 ± 92,82 < 0,05 < 0,5 7 6,8 3 2,9 10 9,7 > 0,05 CRP (mg/dl) ≥ 0,5 62 60,2 31 30,1 93 90,3 < 0,05 Tổng 69 67,0 34 33,0 103 100 < 0,05 ± SD 9,14 ± 7,46 9,17 ± 7,57 9,15 ± 7,46 > 0,05 Hồng cầu (T/l) 3,90 ± 0,57 4,02 ± 0,45 3,94 ± 0,53 > 0,05 Hemoglobin (g/l) 130,87 ± 134.13 150,18 ± 213,47 137,24 ± 163,76 > 0,05 Bạch cầu (G/l) 12,33 ± 4,90 12,98 ± 5,45 12,55 ± 5,07 > 0,05 Nhận xét: Số bệnh nhân cấy nước tiểu (+) chiếm 33%. Không có sự khác biệt về HC, Hb, BC ở hai nhóm BN. Số bệnh nhân creatinin > 130 µmol/l chiếm 18,4%. 90,3% bệnh nhân có nồng độ CRP > 0,5 mg/dl. Có sự khác biệt thống kê về nồng độ creatinin và ure máu giữa nhóm cấy nước tiểu (-) và nhóm (+) (p < 0,05). Bảng 3. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu Cấy NT (-) Cấy NT (+) Tổng Xét nghiệm p n % n % n % Âm tính 11 10,7 3 2,9 14 13,6 < 100 8 7,8 2 1,9 10 9,7 100 - 250 16 15,5 3 2,9 19 18,4 >0,05 BC (tb/µl) ≥ 500 34 33,0 26 25,3 60 58,3 Tổng 69 67,0 34 33,0 103 100 X ± SD 286,59 ± 230,05 393,38 ± 196,59 321,84 ± 224,35 < 0,05 Tạp chí 174 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  4. nghiên cứu khoa học Cấy NT (-) Cấy NT (+) Tổng Xét nghiệm p n % n % n % Âm tính 19 18,5 4 3,9 23 22,4 < 50 26 25,2 10 9,7 36 34,9 50 – 150 18 17,5 12 11,6 30 29,1 >0,05 HC (tb/µl) > 150 6 5,8 8 7,8 14 13,6 Tổng 69 67,0 34 33,0 103 100 X ± SD 48,91 ± 68,15 86,76 ± 95,16 61,41 ± 79,66 0,05 Protein ≥ 1,0 7 6,8 5 4,8 12 11,7 g/l Tổng 69 67,0 34 33,0 103 100 X ± SD 0,21 ± 0,42 0,47 ± 0,88 0,30 ± 0,62
  5. nghiên cứu khoa học chúng tôi số bệnh nhân nữ giới gặp nhiều hơn (bảng 2). Số lượng BC máu và nồng độ CRP nam giới, tỷ lệ nữ/nam là 3/1 cũng phù hợp với các thường được sử dụng để đánh giá phản ứng viêm nghiên cứu trong và ngoài nước đã có. nhưng hai chỉ số này chỉ có giá trị gợi ý mà không Triệu chứng lâm sàng thường gặp là các triệu có ý nghĩa quyết định với việc chẩn đoán VTBT chứng của hội chứng bàng quang. Trong đó đái cấp. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài kèm theo các buốt (46,6%), đái rắt (46,6%) là những triệu chứng bệnh lý khác về đường tiết niệu, ảnh hưởng đến hay gặp nhất, đái đục chiếm tỷ lệ 14,6% (bảng chức năng thận, đưa đến biểu hiện của tình trạng 1). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về suy thận cấp hoặc mạn. Điều này thể hiện ở tỷ lệ sự biểu hiện các triệu chứng lâm sàng này ở hai HC máu giảm < 4 T/l với tỷ lệ cao là 53,4%, tỷ lệ nhóm bệnh nhân cấy nước tiểu âm tính và dương BN có lượng Hb ở mức < 120 g/l là 59,2%, ure tính. Các kết quả này thấp hơn của tác giả Phan máu tăng > 8 µmol/l chiếm 24,3%, creatinin máu Thị Bích Hồng với đái rắt gặp nhiều nhất chiếm tăng >130 µmol/l chiếm 18,4% (bảng 2). tỷ lệ 64%, đái đục chiếm 63,4% và đái buốt với Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 55,1% [8]. có sự khác biệt về số lượng BC niệu có ý nghĩa Triệu chứng đái máu trong nghiên cứu của thống kê ở hai nhóm bệnh nhân cấy nước tiểu chúng tôi chỉ có 10,7%. Kết quả của chúng tôi âm tính và dương tính (bảng 3). Trong 103 bệnh cao hơn một số tác giả khác khi nghiên cứu phẩm cấy nước tiểu thì có 03 trường hợp cấy NKTN tại cộng đồng [1], [2]. Sự xuất hiện của nước tiểu dương tính mà kết quả BC niệu là âm các triệu chứng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi cá tính. Đây có thể là sai số trong quá trình lấy mẫu thể BN, tiêu chuẩn chọn bệnh nhân, thời điểm bệnh phẩm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu. Tiền sử sử dụng kháng sinh cũng phân bố mức tăng HC niệu không có sự khác biệt làm giảm các triệu chứng dẫn đến sai khác kết ở 2 nhóm BN cấy nước tiểu âm tính và dương quả của nghiên cứu so với thực tế. Hội chứng tính. Theo Nguyễn Văn Xang nghiên cứu NKTN ở nhiễm khuẩn thường xuyên có trong nhiễm khuẩn BN sỏi tiết niệu cũng cho thấy không có sự khác tiết niệu cao. Triệu chứng sốt chiếm tỷ lệ 78,6%, biệt về mức độ HC niệu. HC niệu không là dấu trong đó tỷ lệ sốt > 38,5oC là 45,6%, rét run gặp hiệu đặc trưng trong NKTN nói chung. Kết quả ở 34,0% BN (bảng 1). Kết quả của chúng tôi cũng nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác phù hợp với các nghiên cứu và y văn, khi có sốt biệt có ý nghĩa thống kê về xét nghiệm protein cao > 38,5oC phải chú ý đến những biến chứng niệu ở hai nhóm BN cấy nước tiểu dương tính và của NKTN cao có tổn thương đến nhu mô và đài âm tính (p > 0,05) nhưng sự khác biệt về giá trị bể thận. Theo Johnson C. nếu có sốt > 38,5oC trung bình của protein niệu lại có ý nghĩa thống kèm lạnh run và đau lưng thì 60% có viêm thận kê (p < 0,05) (bảng 3). bể thận cấp [6]. Vi khuẩn niệu dương tính là một yếu tố chắc Các bệnh nhân VTBTC khi thăm khám có thể chắn cho chẩn đoán VTBT và NKTN nói chung. phát hiện dấu hiệu thận to, vỗ hông lưng (+) và có Tuy nhiên, tiêu chuẩn này trên thực tế chịu ảnh biểu hiện có tắc nghẽn đường tiết niệu như cơn hưởng của nhiều yếu tố liên quan như thời điểm đau quặn thận, cầu bàng quang. Trong nghiên nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, kỹ thuật lấy cứu của chúng tôi, dấu hiệu vỗ hông lưng (+) gặp mẫu bệnh phẩm, vấn đề thu thập và bảo quản 70,9%, triệu chứng thận to là 13,6%. Các trường mẫu bệnh phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng hợp có tắc nghẽn đường dẫn niệu phần lớn labo, tiêu chuẩn lựa chọn BN trong nghiên cứu, nguyên nhân do sỏi tiết niệu. Kết quả của chúng đặc biệt là tiền sử sử dụng kháng sinh trước đó. tôi thấy tỷ lệ BN có cơn đau quặn thận là 17,5%. Vì vậy tỷ lệ cấy nước tiểu dương tính có thể khác (bảng 2). Dấu hiệu chúng tôi gặp nhiều nhất cũng nhau theo từng tác giả. Trong 103 BN có biểu hiện giống như y văn, đó là biểu hiện tình trạng viêm VTBT cấp trên lâm sàng thì có 34 BN cấy nước nhiễm, số lượng BC máu tăng >10 G/l chiếm tỷ tiểu (+) chiếm tỷ lệ  là 33%. Kết quả nghiên cứu lệ 63,1% và CRP máu tăng > 0,5mg/dl là 90,3% của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Phan Tạp chí 176 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  6. nghiên cứu khoa học Thị Bích Hồng (2001) [8] nhưng cao hơn Lê Đăng vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, đồng Hà (29,6%) [1]. thời xem xét chặt chẽ tiền sử và điều trị của tuyến Qua nghiên cứu chúng tôi thấy 37/103 bệnh trước. Tiền sử sỏi lâu năm hoặc có nhiều đợt đau nhân có biến chứng. Đây là hậu quả của viêm mỏi hông lưng không điều trị; bệnh nhân không thận bể thận cấp để quá muộn, không được điều được khám và điều trị kịp thời hoặc điều trị không trị đúng và đủ, hoặc không loại bỏ được các yếu đúng và đủ… là các yếu tố gây tình trạng VTBT tố thuận lợi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cấp nặng có biến chứng. cho thấy biến chứng hay gặp nhất là suy thận cấp V. KẾT LUẬN (45,9%), ứ nước mủ thận có 14 trường hợp chiếm 37,9% trong đó 10/13 trường hợp có sỏi tiết niệu. - Viêm thận bể thận cấp gặp ở nữ giới nhiều Những biến chứng này cũng đã được báo cáo gấp 3 lần so với nam giới. Không phải tất cả các trước đó [4], [9]. Tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài bệnh nhân đều có dấu hiệu sốt hoặc hội chứng ảnh hưởng đến chức năng thận, góp phần thúc bàng quang rõ rệt. Vỗ hông lưng (+): 70,9%, thận đẩy tình trạng suy thận. Một trường hợp cấy nước to: 13,6%. Cấy nước tiểu (+): 33%. Creatinin > tiểu âm tính nhưng vẫn có nhiễm khuẩn huyết và 130 µmol/l: 18,4%. CRP > 0,5 mg/dl: 90,3%. Có 1 trường hợp vừa có NKTN vừa có nhiễm khuẩn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng BC huyết nhưng vi khuẩn gây NKTN và vi khuẩn gây niệu, HC niệu và protein niệu ở hai nhóm BN cấy nhiễm khuẩn huyết khác nhau, do vậy không thể nước tiểu (-) và (+) với p < 0,05. chứng minh được các bệnh nhân này bị nhiễm - Biến chứng hay gặp nhất của VTBTC là khuẩn huyết do NKTN. Việc chẩn đoán VTBT cấp suy thận cấp: 45,9% sau đó là thận ứ nước, ứ mủ có biến chứng nhiễm khuẩn huyết cần phải dựa 37,9% và nhiễm khuẩn huyết: 16,2%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đăng Hà, Đặng Lan Anh, Phạm Văn Ca Complicated Urinary tract infection analysis of và cộng sự (1996). Tình trạng nhiễm khuẩn tiết 179 patients, Chin mad J (Taipei), Infectieuses 37, niệu của bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện 594-598. Bạch Mai năm 1996, Chương trình giám sát quốc 6. Johnson C.(1991). Definitions Classification gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn thường gặp, and clinical presentation of urinary tract infections, trang 163-167. The medical clinics of North America, 242-255. 2. Phan Thị Bích Hồng (2001). Đặc điểm lâm 7. Mahini Stalam, Donald Kaye (2004). sàng và căn nguyên vi sinh ở bệnh nhân nhiễm Antibiotic agebt in the elderly, Infectious Disease khuẩn tiết niệu điều trị tại Khoa Thận- Tiết niệu Clinic of North America, 533-549. Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Y học 8. Mouy DD, Fabre R., Cavallo J-D (2007). chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. Community – acquierd urinary tract infection in 15- 3. Nguyễn Vĩnh Hưng (2009). Nghiên cứu biểu 65 years old female patients in France Suscepbility hiện lâm sàng và xét nghiệm viêm thận bể thận ở of E.coli according to history, Medicine et maladies phụ nữ mang thai, Tạp chí Y học thực hành (675), infectieuses 37, 594-598. số 9, 16-18. 9. Puri P, Cascios, Lakshmandass G, Colhoun 4. Nguyễn Văn Xang, Đỗ Thị Liệu và cộng sự E (1998). Urinary tract infection and renal damage (1996). Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn tiết in sibling vecicoureteral reflux, J-Urol, 1028-1030. niệu bang Ceftazidime (Fortum), Kỷ yếu công trình 10. Toye B and Ronal A.R (1992). Approach nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai 1995- to infections of the genitourinary tract, including 1996, 337- 342. perinephric abcess and prostatitis, Text book of 5. Chen SS, Chen KK, Lin T.L (1998). internal medicine 2, 1595-1600. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 177
  7. nghiên cứu khoa học ABSTRACT CLINICAL FEATURES, LABORATORY FINDINGS AND COMPLICATION OF ACUTE PYELONEPHRITIS Background: Acute pyelonephritis is a potentially organ – and/or life threatening infection that often lead to complications and renal scare. Methods: Reviews clinical characteristics, subclinical and complication of acute pyelonephritis patients were observed in Nepro-urology department of Bach Mai Hospital. Results: A total of 103 acute pyelonephritis enrollees were analysed, with female/male: 3/1. Manifestration and complications: fever > 3805 C was most common (45.6%), followed by chills (34%). Brulure mictionnel: 46.6%, hematuria 10.7%. Flappe lombaire (+): 70.9%, the kidney swelling: 13.6%. Urine culture (+): 33%. Creatinine > 130 μmol / l: 18.4%. Serum CRP > 0.5 mg / dL: 90.3%. There were differences with statistical significance in the number leucocytes urine, urinary red blood cells and proteinuria in two groups of patients with urine culture (-) and (+) (p < 0.05). Acute renal failure: 45.9%, hydronephrosis and kidney pus: 37.9%, sepsis: 16.2%. Conclusion: Acute pyelonephritis is a severe disease, it should be early diagnosed and treated promptly in order to minimize its complications . Keywords: pyelonephritis, complications. Tạp chí 178 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2