intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng rối loạn hệ thần kinh tự động (thực vật) ở bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hệ thần kinh tự trị cơ quan tiêu hóa và tiết niệu trên bệnh nhân (BN) rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 44 BN RLLALT điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 3 đến 9 - 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng rối loạn hệ thần kinh tự động (thực vật) ở bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH TỰ ĐỘNG<br /> (THỰC VẬT) Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA<br /> Vũ Sơn Tùng*; Nguy n Văn Tu n*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hệ thần kinh tự trị cơ quan tiêu hóa và<br /> tiết niệu trên bệnh nhân (BN) rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT). Đối tượng và phương pháp<br /> nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 44 BN RLLALT điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ<br /> tháng 3 đến 9 - 2013. Kết quả: rối loạn thần kinh tự trị xuất hiện đa dạng, tần suất biểu hiện ở<br /> mức độ cao trên hệ thống tiêu hóa (86,4%) với các biểu hiện như khô đắng miệng (75%), nóng<br /> rát dạ dày (43,2%)… Trên hệ thống thận-tiết niệu cũng hay gặp (31,8%) với biểu hiện hay gặp<br /> nhất là tiểu nhiều (24,4%). Kết luận: rối loạn thần kinh tự trị thường gặp và biểu hiện đa dạng<br /> trên hệ thống tiêu hóa và tiết niệu.<br /> * Từ khóa: Rối loạn thần kinh tự trị; Rối loạn lo âu lan tỏa; Đặc điểm lâm sàng.<br /> <br /> Clinical Features of Autonomic Nervous Dysfunction Related to<br /> Gastrointestinal Symptoms among Anxiety Disorder Patients<br /> Summary<br /> Objectives: To describe clinical features of autonomic nervous system related to gastrointestinal<br /> and urinary function on the patients with anxiety disorder. Subjects and methods: A cross-sectional<br /> study on 44 patients with anxiety disturbance treated at National Institute of Mental Health<br /> during 3 - 2013 to 9 - 2013. Results: The symptoms of autonomic nervous dysfunction appeared<br /> abundantly with high frequency in gastrointestinal symptoms (86.4%) such as dry mouth or bad<br /> taste in mouth (75%), burning stomach (43.2%) and urinary symptoms were popular in 31.8%,<br /> of which an increased frequency was seen in micturition (24.4%). Conclusions: Autonomic<br /> nervous dysfunctions are common among patients with anxiety disorder and its gastrointestinal<br /> and urinary symptoms are diverse.<br /> * Key words: Autonomic nervous dysfunction; Anxiety disorder; Clinical features.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Rối loạn lo âu có từ thời xa xưa và là<br /> rối loạn thường gặp [5]. Tại Mỹ, RLLALT<br /> chiếm 5 - 8% dân số [6]. Tại Việt Nam,<br /> rối loạn này chiếm 50% trong số các rối<br /> loạn lo âu điều trị nội trú tại bệnh viện<br /> tâm thần [1].<br /> Trên lâm sàng, triệu chứng cơ bản của<br /> RLLALT là lo âu không có chủ đề rõ ràng,<br /> không khu trú vào một hoàn cảnh sự kiện<br /> <br /> xung quanh nào. BN lo sợ bản thân hoặc<br /> người ruột thịt sẽ sớm mắc một bệnh,<br /> hoặc tai nạn, hoặc lo lắng về một tương<br /> lai bất hạnh, đói kém, cô đơn mà không<br /> hề có căn cứ thực tế nào. Lo âu thường<br /> kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều<br /> tháng đến nỗi BN mất ăn mất ngủ và biểu<br /> hiện trên cơ thể là sự hưng phấn quá<br /> mức của hệ thần kinh tự trị thông qua các<br /> cơ quan tiêu hóa, thận-tiết niệu... [2].<br /> <br /> * Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Ng i ph n h i (Corresponding): Nguy n Văn Tu n (nvtuannimhvn@hmu.edu.vn)<br /> Ngày nh n bài: 26/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 13/12/2016<br /> Ngày bài báo đ c đăng: 21/12/2016<br /> <br /> 78<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> RLLALT có biểu hiện đa dạng ở triệu<br /> chứng cơ thể, triệu chứng rối loạn thần<br /> kinh tự trị nên ít được chẩn đoán sớm và<br /> điều trị đúng. BN khám tại các khoa khác<br /> như tiêu hóa, hô hấp, đông y chiếm tỷ lệ<br /> từ 15,6 - 18,9% trước khi đến chuyên khoa<br /> tâm thần [1]. Tỷ lệ chẩn đoán đúng 28% [2].<br /> RLLALT ảnh hưởng lớn đến sức khỏe<br /> người bệnh, kinh tế và xã hội. Người bệnh<br /> bị suy giảm khả năng lao động, thu nhập<br /> kinh tế đi xuống, làm giảm chất lượng<br /> cuộc sống. Theo Hoge (2004), những BN<br /> RLLALT nghỉ việc trung bình 6 ngày/tháng,<br /> nhiều hơn so với 3,1 - 3,5 ngày/tháng ở<br /> BN hen, đái tháo đường, viêm khớp [7].<br /> Để góp phần chẩn đoán sớm, đúng bệnh,<br /> giảm chi phí điều trị, chúng tôi tiến hành<br /> đề tài nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng<br /> của rối loạn thần kinh tự trị vùng bụng<br /> trên BN RLLALT điều trị nội trú tại Viện<br /> Sức khỏe Tâm thần.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu.<br /> 44 BN RLLALT đáp ứng tiêu chuẩn lựa<br /> chọn, từ 18 - 45 tuổi, được chẩn đoán<br /> dựa theo tiêu chuẩn của Bảng Phân loại<br /> Bệnh Quốc tế lần thứ 10, điều trị nội trú<br /> tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện<br /> Bạch Mai tháng 3 đến 9 - 2013.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh thực<br /> tổn, nghiện chất, bệnh cơ thể nặng.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Mô tả cắt ngang. Các công cụ nghiên<br /> cứu gồm bệnh án nghiên cứu, hồ sơ gốc,<br /> trắc nghiệm tâm lý. Phân tích và xử lý số<br /> liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung của nhóm đối<br /> tượng nghiên cứu.<br /> Bảng 1:<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> Nghề<br /> nghiệp<br /> <br /> Trình độ<br /> văn hóa<br /> <br /> Môi trường<br /> sống<br /> <br /> Tình trạng<br /> hôn nhân<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 18 - 25<br /> <br /> 5<br /> <br /> 5<br /> <br /> 26 - 30<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 31 - 35<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> 36 - 40<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8<br /> <br /> 41 - 45<br /> <br /> 5<br /> <br /> 5<br /> <br /> Học sinh, sinh viên<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nông dân<br /> <br /> 8<br /> <br /> 6<br /> <br /> Viên chức<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> Kinh doanh<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nghề khác, tự do<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> Không biết chữ<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tiểu học<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> Trung học cơ sở<br /> <br /> 8<br /> <br /> 6<br /> <br /> Phổ thông trung học<br /> <br /> 5<br /> <br /> 11<br /> <br /> Trung cấp, cao đẳng,<br /> đại học<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nông thôn<br /> <br /> 12<br /> <br /> 10<br /> <br /> Thành thị<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> Ngoại thành, thị trấn<br /> <br /> 6<br /> <br /> 10<br /> <br /> Chưa kết hôn<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5<br /> <br /> Có gia đình<br /> <br /> 13<br /> <br /> 19<br /> <br /> Ly hôn, ly thân<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> Góa<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 79<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> 2. Đặc điểm lâm sàng nhóm triệu chứng tiêu hóa của đối tượng nghiên cứu.<br /> Bảng 2:<br /> Triệu chứng<br /> <br /> Có triệu chứng<br /> <br /> Không có<br /> <br /> Nam (n = 20)<br /> <br /> Nữ (n = 24)<br /> <br /> (n)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> (n)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> (n)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> Nuốt vướng<br /> <br /> 6<br /> <br /> 13,6<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6,8<br /> <br /> 35<br /> <br /> 79,6<br /> <br /> Co thắt dạ dày<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6,8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 20,5<br /> <br /> 32<br /> <br /> 72,7<br /> <br /> Nóng rát dạ dày<br /> <br /> 6<br /> <br /> 13,6<br /> <br /> 13<br /> <br /> 29,6<br /> <br /> 25<br /> <br /> 56,8<br /> <br /> Buồn nôn, nôn khan<br /> <br /> 5<br /> <br /> 11,3<br /> <br /> 13<br /> <br /> 29,6<br /> <br /> 26<br /> <br /> 59,1<br /> <br /> Khô đắng miệng<br /> <br /> 14<br /> <br /> 31,8<br /> <br /> 19<br /> <br /> 43,2<br /> <br /> 11<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> Đầy bụng, khó tiêu<br /> <br /> 7<br /> <br /> 15,9<br /> <br /> 11<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 26<br /> <br /> 59,1<br /> <br /> Nhóm tiêu hóa<br /> <br /> Sôi bụng<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6,8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 13,6<br /> <br /> 35<br /> <br /> 79,6<br /> <br /> Táo bón<br /> <br /> 4<br /> <br /> 9,1<br /> <br /> 6<br /> <br /> 13,6<br /> <br /> 34<br /> <br /> 77,3<br /> <br /> Triệu chứng trên nhóm tiêu hóa chiếm<br /> tỷ lệ khá cao (86,4%). Triệu chứng khô<br /> đắng miệng xuất hiện nhiều nhất (75%);<br /> sôi bụng, nuốt vướng ít gặp nhất (20,4%);<br /> triệu chứng nhóm tiêu hóa ở BN nữ cao<br /> hơn nam với tỷ lệ nữ/nam: 3/1 ở nhóm có<br /> triệu chứng co thắt dạ dày và triệu chứng<br /> nuốt vướng có tỷ lệ nam/nữ là 2/1.<br /> Tangen Haug (2002) nghiên cứu mối<br /> liên quan rối loạn lo âu và triệu chứng tiêu<br /> hóa trên cộng đồng, tác giả nhận thấy<br /> 48% BN lo âu có biểu hiện táo bón, buồn<br /> nôn, ợ hơi [10]. Kết quả này khác biệt với<br /> nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ do Haug<br /> thực hiện tại cộng đồng, còn chúng tôi chỉ<br /> thực hiện trên BN RLLALT và triệu chứng<br /> <br /> trong nhóm tiêu hóa là biểu hiện chính.<br /> Trong nghiên cứu này, triệu chứng khô<br /> miệng chiếm tỷ lệ cao nhất (75%), phù<br /> hợp với nhận định của David Semple: BN<br /> khô miệng là do lo lắng (dưới tác động hệ<br /> thần kinh tự trị) và thở bằng miệng khi<br /> khó thở. Triệu chứng đầy bụng khó tiêu,<br /> buồn nôn nôn khan cùng có tỷ lệ cao<br /> (40,9%); phù hợp nhận định của Michael<br /> H. Ebert (2008): khô miệng, đầy bụng,<br /> buồn nôn là những triệu chứng hay gặp<br /> [5]. Ở nhóm tiêu hóa, hầu hết nữ cao hơn<br /> nam với tỷ lệ nóng rát dạ dày nam: 6,8%;<br /> nữ: 20,9%; khô miệng: nam 31,8%, nữ 43,2%;<br /> buồn nôn: nam 11,3%, nữ 29,6%; khác<br /> biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> <br /> 3. Đặc điểm lâm sàng nhóm triệu chứng thận-tiết niệu.<br /> Bảng 3:<br /> Triệu chứng<br /> <br /> Có triệu chứng<br /> Nam<br /> <br /> Nhóm thận tiết niệu<br /> <br /> Không có<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> (n)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> (n)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> (n)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> Đi tiểu nhiều lần<br /> <br /> 5<br /> <br /> 11,4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 13,6<br /> <br /> 33<br /> <br /> 75,0<br /> <br /> Khó đi tiểu<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 41<br /> <br /> 93,2<br /> <br /> 80<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> Triệu chứng đi tiểu gặp nhiều (24,4%),<br /> xuất hiện nhiều hơn triệu chứng khó đi<br /> tiểu (6,8%).<br /> Triệu chứng trên nhóm thận-tiết niệu<br /> thấp nhất (31,8%), kết quả này cao hơn<br /> so với nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà<br /> (2012) là 8,6%. Tỷ lệ xuất hiện đi tiểu<br /> nhiều (25%), khó đi tiểu (6,8%) đều cao<br /> hơn nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà<br /> với 8,6% BN có rối loạn tiểu tiện [4].<br /> Nguyễn Thị Phước Bình (2010) không<br /> gặp tiểu tiện nhiều lần ở BN < 35 tuổi [1].<br /> Qua đó cho thấy triệu chứng của lo âu<br /> biểu hiện ngày càng đa dạng và phức tạp.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ<br /> nam nữ tương đương nhau với đi tiểu<br /> nhiều (nam: 11,4%; nữ: 13,6%); khó đi tiểu<br /> (nam 4,5%; nữ 2,3%). Kết quả trên phù hợp<br /> với nhận xét của Gopal (2008): phụ nữ<br /> mắc rối loạn lo âu sẽ rối loạn tiểu tiện cao<br /> hơn bình thường. Một điểm nổi bật là các<br /> triệu chứng này thường xuất hiện vào tối<br /> (90,9%). Điều này được giải thích: BN<br /> RLLALT thường trằn trọc, khó đi vào giấc<br /> ngủ, căng thẳng, bồn chồn, nằm không yên,<br /> do đó nhu cầu đi tiểu cao mặc dù tiểu<br /> rất ít.<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu 44 BN RLLALT,<br /> chúng tôi nhận thấy: rối loạn thần kinh tự<br /> trị vùng bụng xuất hiện đa dạng, phong<br /> phú trên tất cả các bộ phận thuộc cơ quan<br /> tiêu hóa và thận-tiết niệu. Triệu chứng<br /> nhóm tiêu hóa hay gặp là khô đắng miệng,<br /> đầy bụng khó tiêu, nóng rát dạ dày, nữ<br /> gặp nhiều hơn nam và thường xuất hiện<br /> vào buổi sáng. Triệu chứng nhóm thậntiết niệu chủ yếu đi tiểu nhiều với tỷ lệ<br /> nam/nữ tương đương nhau, chủ yếu xuất<br /> hiện ban đêm.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thị Phước Bình. Nghiên cứu<br /> đặc điểm lâm sàng của RLLALT. Luận văn<br /> Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa Cấp 2. Trường<br /> Đại học Y Hà Nội. 2010, tr.52-66.<br /> 2. Nguyễn Viết Thiêm. Rối loạn lo âu. Các<br /> rối loạn liên quan đến stress và điều trị trong<br /> tâm thần học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2003,<br /> tr.11-12.<br /> 3. La Đức Cương. Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm ở<br /> BN điều trị nội trú. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ<br /> Chuyên khoa Cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội.<br /> 2009, tr.63-64.<br /> 4. Trần Thị Hà An. Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng rối loạn cơ thể hóa. Luận văn Tốt<br /> nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.<br /> 2006, tr.62<br /> 5. Dan J.Stein. Generalized axiety disorders.<br /> Textbook of anxiety. American Psychiatric<br /> Publishing, Inc. 2009, pp.3-17, 87-147, 159-219.<br /> 6. Richar G. Heimberg. Generalized anxiety<br /> disorder - Advances in reseach and practice.<br /> The Guilford Press, New York. 2004, pp.3-51,<br /> 77-109, 164-187, 248-293.<br /> 7. Elizabeth A. Hoge. Generalized anxiety<br /> disorder. Focus. American Psychiatric Association.<br /> Focus 2. 2004, pp.346-359.<br /> 8. Sally McManus et al. Adult psychiatric<br /> morbidity in England 2007 results of a<br /> household survey. The Health & Social Care<br /> Information Centre. Social Care Statistics. 2007,<br /> pp.38-51.<br /> 9. Murat Ozcan et al. The prevalence of<br /> generalized anxiety disorder and comorbidity<br /> among psychiatric outpatients. Turkish Journal<br /> of Psychiatry. 2006, 17 (4), pp.1-9.<br /> 10. T .Tangen Haug et al. Are anxiety and<br /> depression related to gastrointestinal symptoms<br /> in the general population?. Scandinavian<br /> Journal of Gastroenterology. 2002, 37 (3),<br /> pp.294-298.<br /> <br /> 81<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2