intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyên tắc phổi là một biến chứng nặng, nguy cơ đột tử cao. Bệnh nhân tại khoa Hồi sức ngoại có nguy cơ cao bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, đưa đến thuyên tắc phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát đặc điểm lâm sàng, và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại khoa Hồi sức ngoại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA THUYÊN TẮC PHỔI<br /> TẠI HỒI SỨC NGOẠI, BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br /> Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào*, Đinh Nam Hải**<br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Thuyên tắc phổi là một biến chứng nặng, nguy cơ đột tử cao. Bệnh nhân tại khoa Hồi sức<br /> ngoại có nguy cơ cao bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, đưa đến thuyên tắc phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là<br /> khảo sát đặc điểm lâm sàng, và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại khoa Hồi sức ngoại.<br /> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát, mô tả 25 trường hợp thuyên tắc phổi tại khoa Hồi sức<br /> ngoại, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12/2014 – 08/2016. Biến số nghiên cứu chính là triệu<br /> chứng lâm sàng chính để chẩn đoán thuyên tắc phổi. Biến số nghiên cứu phụ là sự liên quan giữa thời gian<br /> mắc bệnh với có áp dụng dự phòng, sự thay đổi các yếu tố gây tăng đông máu, và vị trí huyết khối gây<br /> thuyên tắc phổi.<br /> Kết quả nghiên cứu: triệu chứng lâm sàng chính là thở nhanh (100%), các triệu chứng lâm sàng khác<br /> gồm: sốt (68%), nhịp tim nhanh (64%), giảm SpO2 (56%), và tụt huyết áp (32%). Bệnh nhân dự phòng<br /> thuyên tắc tĩnh mạch sâu bằng vớ áp lực liên tục có thời gian xảy ra thuyên tắc phổi muộn hơn bệnh nhân<br /> không dự phòng (17 ngày so với 9 ngày, p = 0,001). Các yếu tố gây tăng đông máu gồm: tăng fibrinogen<br /> (68%), tăng yếu tố VIII (44%), tăng yếu tố IX (32%), giảm antithrombin III (32%), giảm protein C (28%),<br /> và giảm protein S (12%). Vị trí huyết khối: tắc hoàn toàn (52%); tắc không hoàn toàn (48%); tắc một nhánh<br /> động mạch (40%), tắc nhiều nhánh (60%).<br /> Kết luận: thở nhanh là triệu chứng lâm sàng chính gợi ý chẩn chẩn đoán thuyên tắc phổi, sau khi đã<br /> loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra. Huyết khối gây tắc hoàn toàn và tắc nhiều nhánh động mạch phân<br /> thùy là chủ yếu.<br /> Từ khóa: thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, nguyên nhân đột tử ở bệnh nhân nặng, D-dimer,<br /> tình trạng tăng đông.<br /> ABSTRACT<br /> THE CHARACTERISTICS OF PULMONARY EMBOLISM AT SURGICAL INTENSIVE CARE UNIT IN<br /> THE GIA DINH PEPOLE HOSPITAL<br /> Huynh Van Binh, Dinh Huu Hao, Dinh Nam Hai<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 183 - 190<br /> <br /> Introduction: Pulmonary embolism is a severe complication and high risk of suddenly death. The<br /> patients in Surgical Intensive Care Unit have high risk of deep venous thrombosis, and then high risk of<br /> pulmonary embolism. The objective of this study was investigated the characteristics of pulmonary<br /> embolism at Surgical Intensive Care Unit.<br /> Methods: This is an observational study. We have reported 25 patients, who have been diagnosed of<br /> pulmonary embolism at Surgical Intensive Care Unit from December 2014 to July 2016. The primary<br /> outcome was main clinical signs of pulmonary embolism. The secondary outcomes were the association of<br /> timing occur pulmonary embolism with prevent deep venous thombolism, the change of clotting factors, and<br /> <br /> <br /> *Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức - BV Nhân Dân Gia Định<br /> Tác giả liên lạc: BS.CKI. Huỳnh Văn Bình ĐT: 0918051820, Email: bshuynhvanbinh@gmail.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 183<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> image characteristics of pulmonary embolism.<br /> Results: the main clinical signs of pulmonary embolism were unexplained tachypnea (100%). Some<br /> other signs were fever (68%), tachyrymth (64%), SpO2 < 90% (56%), and blood pressure < 90 mmHg<br /> (32%). The timing occur pulmonary embolism in deep venous prophylaxis patients were more delayed than<br /> one in the patients without prophylaxis (17th day versus 9th day, p = 0.001). The hypercoagulate factors<br /> include: hyper fibrinogenemia was 68%, increased VIII-factor (44%), and increase IX-factor (32%);<br /> decreased antithrombin III (32%), decreased protein C (28%) and protein S (12%). The pulmonary<br /> embolism not completely was (48%), and completely was (52%). The pulmonary embolism in one branch<br /> are (40%), and many branches are (60%)<br /> Conclusions: the tachypnea was the main sign to diagnosis pulmonary embolism, after exclusion of<br /> possible causes. The pulmonary embolism not completely and many branches is essential.<br /> Keywords: pulmonary embolism, deep venous thromboembolism, D-dimer, hypercogulation.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ năm gần đây. Năm 2009, Huỳnh văn Ân và cộng<br /> sự(0) đã khảo sát mô tả cắt ngang 54 trường hợp<br /> Thuyên tắc phổi (TTP) là một biến chứng tìm bệnh lý TTTMS sau 1 tuần và 2 tuần điều trị<br /> nặng, xảy ra đột ngột, khó chẩn đoán. Đây là tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc, có 46%<br /> nguyên nhân gây đột tử đứng hàng thứ 2 sau trường hợp TTTMS sau 1 tuần và 17% bị TTTMS<br /> nhồi máu cơ tim. sau 2 tuần. Năm 2009, Lê Thị Thu Hương(11) đã<br /> Tỷ lệ TTP thay đổi theo đặc điểm bệnh lý, báo cáo mô tả triệu chứng lâm sàng 7 trường<br /> khu vực và khả năng chẩn đoán. Các nghiên hợp bị TTP từ năm 2006 – 2009. Tuy nhiên các<br /> cứu từ năm 2008 về sau cho thấy tỷ lệ TTP báo cáo có số ca bệnh còn ít, đặc biệt là TTP ở các<br /> được báo cáo gia tăng nhờ ứng dụng kỹ thuật bệnh nhân có liên quan phẫu thuật tại hồi sức<br /> chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán TTP. ngoại. Mục tiêu cuả nghiên cứu là:<br /> Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ TTP chiếm khoảng 1/1000 Xác định các đặc điểm lâm sàng và cận lâm<br /> trường hợp/ năm. Năm 2004, Cohen và cộng sàng của thuyên tắc phổi tại khoa Hồi Sức Ngoại,<br /> sự(2) báo cáo có hơn 317000 trường hợp tử Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br /> vong trong tổng số hơn 750000 trường hợp bị<br /> Xác định sự liên quan giữa có dự phòng<br /> thuyên tắc tĩnh mạch sâu (TTTMS) ở sáu nước<br /> huyết khối tĩnh mạch sâu với thời gian xuất hiện<br /> trong liên hiệp châu Âu gồm Anh, Tây Ban<br /> thuyên tắc phổi.<br /> Nha, Pháp, Đức, Thụy Điển và Ý. Trong đó, có<br /> 34% trường hợp đột tử xác định do TTP, 54% PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> tử vong do TTP mà không được chẩn đoán lúc Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mô tả<br /> còn sống, chỉ có 7% trường hợp tử vong do loạt ca, tiến cứu 25 trường hợp bị TTP do huyết<br /> TTP được chẩn đoán trước khi chết. khối động mạch phổi cấp tính, từ tháng 12 năm<br /> Tỷ lệ TTP ở bệnh nhân chấn thương hoặc 2014 đến tháng 08 năm 2016, tại khoa Hồi Sức<br /> sau mổ thay đổi từ 0,06 – 4,5%(3). Các yếu tố Ngoại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.<br /> nguy cơ liên quan đến TTP như nằm bất động Tiêu chuẩn chọn mẫu gồm các trường hợp<br /> kéo dài, phẫu thuật thay khớp háng hoặc khớp được chẩn đoán xác định TTP. TTP được chẩn<br /> gối, phẫu thuật lớn kéo dài, bệnh nhân có đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ và kết<br /> nguy cơ hoặc tiền sử TTTMS, bệnh lý ác quả chụp cắt lớp điện toán mạch máu phổi phát<br /> tính(0,Error! Reference source not found.,16). hiện có huyết khối gây tắc động mạch phổi. Các<br /> Tại Việt Nam, TTTMS và TTP đã được trường hợp không phát hiện huyết khối gây tắc<br /> nghiên cứu và báo cáo nhiều hơn trong những động mạch phổi trên chụp cắt lớp điện toán có<br /> <br /> <br /> <br /> 184 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cản quang đã được loại ra khỏi nghiên cứu. Có 1 và sau đó mỗi tuần 1 lần cho đến khi chuyển<br /> 12 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ TTP không trại. Bệnh nhân có tổn thương sọ não (chấn<br /> được đưa vào nghiên cứu vì không chụp được thương hoặc không do chấn thương) được chụp<br /> MSCT, nguyên nhân do bệnh quá nặng, suy thận MSCT não không cản quang trước khi bắt đầu<br /> nặng và thân nhân không đồng ý. kháng đông và sau khi sử dụng kháng đông 48<br /> Biến số nghiên cứu chính là triệu chứng lâm giờ và 7 ngày sau đó.<br /> sàng chính để chẩn đoán TTP. Biến số nghiên Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16,0. Các<br /> cứu phụ là thời gian xảy ra TTP, sự liên quan biến số định tính được trình bày bằng tần số và<br /> giữa dự phòng với thời gian xảy ra thuyên tắc, tỷ lệ %. Các biến số định lượng có phân phối<br /> mức độ nặng theo sPESI (simple Pulmonary bình thường được trình bày bằng giá trị trung<br /> Embolism Index), thang điểm nguy cơ theo bình ± độ lệch chuẩn, và bằng giá trị trung vị<br /> Wells, tình trạng tăng đông, và vị trí của huyết (khoảng tứ phân vị), giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn<br /> khối gây TTP. nhất nếu phân phối không bình thường. Kiểm<br /> Triệu chứng lâm sàng chính là triệu chứng định 2 giá trị trung bình có phân phối bình<br /> lâm sàng có tỷ lệ % cao nhất trong tổng số bệnh thường bằng kiểm định independent T test và<br /> TTP. Thời gian xảy ra TTP là thời gian từ lúc phân phối không bình thường bằng kiểm định<br /> nhập khoa Hồi sức ngoại cho đến khi chẩn đoán phi tham số Kruskal-Wallis, sai lầm α < 0,05.<br /> TTP (ngày). Các yếu tố tăng đông là fibrinogen, KẾTQUẢ<br /> yếu tố VII, VIII, IX, XI, protein S, protein C,<br /> Từ năm 12/2014 đến 08/2016, chúng tôi đã<br /> antithrombin III, yếu tố V Leiden, homocystein,<br /> chẩn đoán được 25 trường hợp bị TTP.<br /> antiphospholipid. Vị trí huyết khối dựa trên hình<br /> ảnh chụp MSCT ngực cản quang. Đặc điểm chung<br /> Độ nặng của TTP được đánh giá theo thang Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân TTP (n = 25).<br /> điểm sPESI (simplified Pulmonary Embolism Đặc điểm N %<br /> Nam/nữ 15/10 60/40<br /> Index). Các tiêu chí gồm: tuổi ≥ 80, tiền sử ung<br /> Tuổi (năm)* 63 ± 10<br /> thư, tiền sử suy tim hoặc bệnh phổi mãn tính, BMI (kg/m2)* 22,6 ± 3,3<br /> nhịp tim ≥ 110 lần/phút, huyết áp tâm thu < 100 Phẫu thuật 22 88<br /> mmHg và SaO2 < 90%. Bệnh nhân có sPESI = 0 là Thời gian PT (phút)** 110 (83-155)<br /> nhóm nguy cơ thấp, tỷ lệ tử vong khoảng 1,1% Lý do nhập HS ngoại<br /> hoặc 1,5% nếu có thuyên tắc huyết khối tái phát; Xuất huyết não 8 32<br /> Chấn thương sọ não 6 24<br /> bệnh nhân có sPESI > 0 là nhóm nguy cơ cao, tỷ<br /> Sốc nhiễm trùng 3 12<br /> lệ tử vong khoảng 8,9%. Đa chấn thương 2 8<br /> Đánh giá nguy cơ TTP theo thang điểm NT bàn chân 2 8<br /> Wells chia thành 2 mức (< 4: ít có nguy cơ TTP; ≥ Hẹp ống sống 1 4<br /> Cắt dạ dày/ung thư 1 4<br /> 4: có nguy cơ bị TTP), gồm các tiêu chuẩn: tiền sử<br /> Thay khớp háng 1 4<br /> TTP hoặc TTTMS (1,5 điểm), nhịp tim > 100 Mổ lấy thai_TSG 1 4<br /> lần/phút (1,5 điểm), phẫu thuật trong vòng 4 Dự phòng TTTMS 11 44<br /> tuần hoặc nằm bất động ít nhất 3 ngày (1 điểm), Vớ áp lực liên tục 8 73<br /> ung thư đang điều trị hoặc đã điều trị trong Thuốc kháng đông 0 0<br /> Cả hai 3 27<br /> vòng 6 tháng (1điểm), lâm sàng có dấu hiệu tắc<br /> Thở máy trước TTP 19 76<br /> TM sâu (1 điểm), lâm sàng nghi TTP (1 điểm). Tử vong 13 52<br /> Các trường hợp có điều trị enoxaparine được (*) trung bình ± độ lệch chuẩn. (**) trung vị (tứ phân<br /> theo dõi tiểu cầu vào ngày 1, 3, 7 trong tuần thứ vị). TTTMS (thuyên tắc tĩnh mạch sâu). TTP (thuyên<br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 185<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> tắc phổi). BMI (body mask index). NT (nhiễm trùng). Đặc điểm N %<br /> TSG (tiền sản giật). PT (phẫu thuật). Vị trí tắc<br /> Một nhánh 10 40<br /> Nhận xét: TTP ở khoa Hồi sức ngoại gặp ở<br /> Nhiều nhánh 15 60<br /> bệnh nhân tuổi trung bình < 65; xuất huyết não Mức độ tắc<br /> và chấn thương sọ não là 2 bệnh lý thường gặp. Tắc hoàn toàn 13 52<br /> TTP xảy ra phần lớn ở bệnh nhân đang thở máy. Tắc không hoàn toàn 12 48<br /> Biện pháp dự phòng chủ yếu là vớ áp lực tĩnh sPESI (simple Pulmonary Embolism Index)<br /> mạch liên tục (73%). Tỷ lệ tử vong do TTP cao<br /> Nhận xét: tất cả các trường hợp TTP có<br /> (52%)<br /> thang điểm nguy cơ theo Wells ở mức độ<br /> Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nguy cơ cao (≥ 4), và mức độ nặng theo sPESI<br /> TTP là cao (≥ 1). Đa số huyết khối gây tắc nhiều<br /> Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của TTP (n = 25) nhánh và tắc hoàn toàn.<br /> Đặc điểm N % Bảng 3: Xét nghiệm cận lâm sàng (n = 25)<br /> Thở nhanh 25 100 Đặc điểm N %<br /> Sốt > 38oC 17 68 D-dimer (ng/ml)* 7240 (3725-<br /> Nhịp tim nhanh > 110 lần/phút 16 64 19216)<br /> SpO2 < 90% 14 56 Yếu tố đông máu<br /> Huyết áp tâm thu < 90 mmHg 8 32 Tăng fibrinogen 17 68<br /> Nhận xét: triệu chứng lâm sàng chính để Tăng yếu tố VIII 11 44<br /> Tăng yếu tố IX 8 32<br /> gợi ý chẩn đoán TTP là thở nhanh (100%);<br /> Giảm antithrombin III 8 32<br /> không có trường hợp nào có triệu chứng đau Giảm protein C 7 28<br /> ngực hoặc ho ra máu. Các trường hợp TTP có Giảm protein S 3 12<br /> tụt huyết áp là 32%. Tăng yếu tố XI 3 12<br /> Hội chứng kháng phospholipid 1 4<br /> Đặc điểm của triệu chứng thở nhanh ở các Yếu tố V Leiden 1 4<br /> trường hợp TTP Tăng yếu tố VII 0 0<br /> Nhịp thở trung bình là 37 ± 4 lần/phút, thấp Tăng homocystein 0 0<br /> nhất là 30 lần/phút, cao nhất là 42 lần/phút, số (*) trung vị (khoảng tứ phân vị).<br /> trường hợp thở nhanh ≥ 35 lần phút là 21 trường Nhận xét: các trường hợp TTP có giá trị D-<br /> hợp (84%). dimer tăng cao, đa số tăng >3000 ng/ml. Hội<br /> Bảng 2: Mức độ nặng của TTP theo sPESI, thang chứng tăng đông chủ yếu là tăng fibrinogen, yếu<br /> điểm nguy cơ theo Wells, vị trí, và mức độ thuyên tố VIII, và yếu tố IX; giảm antithrombin III, và<br /> tắc. protein C.<br /> Đặc điểm N % Thời điểm xảy ra TTP<br /> Mức độ nặng theo sPESI<br /> 1 6 24<br /> 2 6 24<br /> 3 9 36<br /> 4 4 16<br /> Thang điểm Wells<br /> 3,5 7 28<br /> 4,5 9 36<br /> 5,5 1 4<br /> 6 7 28<br /> 7 1 4<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 186 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nhận xét: tỷ lệ % TTP phân bố từ ngày thứ 4 trường hợp TTP nào bị đau ngực hoặc ho ra<br /> đến ngày 32 sau nhập viện, tập trung chủ yếu máu.<br /> vào khoảng từ 6 – 18 ngày (sau 1 -2 tuần nằm Về triệu chứng thở nhanh, chúng tôi ghi<br /> viện). nhận đa số bệnh nhân thở ≥ 35 lần/phút (84%),<br /> Sự liên quan giữa dự phòng thuyên tắc tần số thở thấp nhất là 30 lần/phút. Tóm lại, bệnh<br /> tĩnh mạch sâu với thời gian xảy ra TTP nhân có nguy cơ TTP xuất hiện triệu chứng thở<br /> nhanh ≥ 35 lần mà không giải thích được nguyên<br /> nhân là triệu chứng gợi ý của TTP.<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có<br /> 19 trường hợp (76%) bị TTP trong lúc thở máy<br /> xâm lấn, chỉ có 6 trường hợp tự thở. Triệu chứng<br /> lâm sàng TTP trong nghiên cứu này có sự khác<br /> biệt với các nghiên cứu đã được báo cáo và y<br /> văn. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm của<br /> Nhận xét: thời gian xảy ra TTP ở nhóm có dự<br /> TTP ở bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa, kiểu<br /> phòng trễ hơn nhóm không dự phòng, (17 ± 7<br /> thông khí tại thời điểm xảy ra TTP. Năm 2010,<br /> ngày so với 9 ± 4 ngày, p = 0,001).<br /> Kim và cộng sự(7) đã mô tả triệu chứng lâm sàng<br /> Tất cả các trường hợp TTP được điều trị TTP ở 193 bệnh nhân sau mổ chấn thương chỉnh<br /> bằng enoxaparin 1 mg/kg, 2 lần/ngày và không hình, triệu chứng thường gặp nhất là nhịp tim<br /> có trường hợp bị biến chứng chảy máu, giảm nhanh (54%), giảm SaO2 < 90% (50%), thở nhanh<br /> tiểu cầu do sử dụng kháng đông enoxaparin. (23%). Năm 2011, Desciak và cộng sự(3) đã báo<br /> BÀNLUẬN cáo triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh<br /> nhân TTP sau mổ là thở nhanh (96%), nhịp tim<br /> Từ tháng 12/2014 – 08/2016, chúng tôi đã<br /> nhanh (71%), đa số bệnh nhân bị hôn mê, thở<br /> nghiên cứu được 25 trường hợp TTP tại khoa<br /> máy. Kết quả này phù hợp với triệu chứng lâm<br /> Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân Dân Định. Tuổi<br /> sàng thường gặp của TTP trong nghiên cứu của<br /> trung bình là 63 ± 10 (năm) , tỷ lệ nam:nữ là 1,5:1.<br /> chúng tôi.<br /> Nguyên nhân nhập hồi sức chủ yếu là xuất<br /> huyết não (32%), chấn thương sọ não (24%), và Tóm lại, triệu chứng lâm sàng chính giúp<br /> sốc nhiễm trùng có liên quan phẫu thuật (12%). chẩn đoán TTP ở bệnh nhân tại khoa hồi sức<br /> ngoại là thở nhanh mà không thể giải thích bằng<br /> Triệu chứng lâm sàng chính của TTP là thở<br /> các nguyên nhân khác.<br /> nhanh (100%). Thời gian xảy ra TTP ở nhóm<br /> bệnh nhân có dự phòng cao hơn nhóm không Thời gian xảy ra TTP từ ngày 6 – 32, trung vị<br /> dự phòng (p = 0,001). Hình ảnh MSCT ngực có là ngày thứ 11 (7 – 18). Báo cáo của Menaker và<br /> cản quang, huyết khối gây tắc hoàn toàn và tắc cộng sự(12) năm 2014, thời gian xảy ra TTP sau<br /> nhiều nhánh chiếm đa số. Với kết quả đạt được, chấn thương từ 1 – 4 ngày (35%), 5 – 7 ngày<br /> chúng tôi bàn luận như sau: (18%), 8 – 14 ngày (23%), và sau 14 ngày là 22%.<br /> Thời gian xảy ra TTP ở bệnh nhân chấn thương<br /> Triệu chứng lâm sàng ở các trường hợp TTP<br /> hoặc liên quan phẫu thuật có khoảng rất rộng,<br /> cao nhất là thở nhanh (100%) sau khi đã loại trừ<br /> khó dự đoán.<br /> các nguyên nhân khác có thể gây nên. Triệu<br /> chứng báo hiệu thứ hai là sốt > 38oC (68%). Các Chúng tôi cũng ghi nhận được thời gian xảy<br /> triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh > 110 ra TTP ở nhóm có dự phòng cao hơn nhóm<br /> lần/phút (64%), SpO2 < 90% là 56%, và tụt huyết không dự phòng (17 ± 7 so với 9 ± 4 ngày, p =<br /> áp tâm thu < 90 mmgHg là 32%; không có 0,001).<br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 187<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> Chúng tôi dự phòng TTP bằng biện pháp > 15 phút là yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tử<br /> mang vớ áp lực tĩnh mạch liên tục được 8 trường vong(Error! Reference source not found.).<br /> hợp (73%), vừa mang với vừa phối hợp với Về vị trí huyết khối gây tắc động mạch phổi<br /> thuốc kháng đông là 3 trường hợp (27%), không trên MSCT, đa số các trường hợp có huyết khối<br /> có trường hợp nào được dự phòng bằng bơm gây tắc nhiều nhánh động mạch phân thùy<br /> hơi áp lực ngắt quãng. Bệnh nhân trong nghiên (60%) và tắc hoàn toàn (52%). Đây là nguyên<br /> cứu của chúng tôi đều có liên quan đến tổn nhân là cho mức độ nặng của TTP và tỷ lệ tử<br /> thương não, chấn thương và phẫu thuật nên việc vong trong nghiên cứu này cao.<br /> dự phòng bằng thuốc kháng đông bị hạn chế.<br /> Lượng D-dimer ở các trường hợp TTP trong<br /> Theo các khuyến cáo, biện pháp dự phòng TTP ở<br /> nghiên cứu của chúng tôi có khoảng cách rất<br /> bệnh nhân ngoại khoa hiệu quả nhất là kháng<br /> rộng, trung vị là 7240 (3725 – 19216) ng/ml. D-<br /> đông, tiếp theo là vớ bơm áp lực phân đoạn, ngắt<br /> dimer là sản phẩm chuyển hóa của fibrin, tăng<br /> quãng(17). Hiện tại, khoa chúng tôi chỉ mới áp<br /> cao trong các trường hợp chấn thương, phẫu<br /> dụng dự phòng bằng vớ áp lực tĩnh mạch liên<br /> thuật, tổn thương gan, viêm, và nhiều nguyên<br /> tục, chưa áp dụng dự phòng bằng vớ bơm áp lực<br /> nhân khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh<br /> phân đoạn, ngắt quãng hoặc kháng đông. Do đó,<br /> rằng, có thể loại trừ chẩn đoán TTP nếu D-dimer<br /> việc áp dụng biện pháp vớ bơm hơi áp lực phân<br /> < 500 ng/ml ở bệnh nhân trẻ (< 50 tuổi) và không<br /> đoạn, ngắt quãng cần được thực hiện sớm ở<br /> có yếu tố nguy cơ theo thang điểm Wells (< 4).<br /> bệnh nhân có liên quan phẫu thuật hoặc chấn<br /> Những bệnh nhân > 50 tuổi nên sử dụng điểm<br /> thương. Sau khi tình trạng chấn thương hoặc<br /> cắt D-dimer có hiệu chỉnh theo tuổi (lượng D-<br /> phẫu thuật ổn định (48 – 72 giờ) nên xem xét<br /> dimer = tuổi x (10,15) Năm 2009, Dindo và cộng sự(4)<br /> phối hợp với thuốc kháng đông. Việc sử dụng<br /> đã nghiên cứu động học của D-dimer sau mổ<br /> kháng đông dự phòng ở bệnh nhân có liên quan<br /> tổng quát ở 158 bệnh nhân, D-dimer tăng cao<br /> chấn thương và phẫu thuật cần phải thận trọng<br /> nhất vào ngày thứ 7 và trở về bình thường sau<br /> và có sự thống nhất với bác sỹ ngoại khoa.<br /> 25-38 ngày; D-dimer tăng cao nhất đối với các<br /> Nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trường phẫu thuật có tác động đến gan (4000 ng/ml); đối<br /> hợp TTP có thang điểm nguy cơ theo Wells ≥ 4 là với các phẫu thuật ngoài ổ bụng hoặc trong ổ<br /> 72%; mức độ nặng theo sPESI > 1. Và đây có thể bụng, D-dimer cao nhất là 1500 ng/ml ; độ thanh<br /> là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tử vong ơ bệnh thải D-dimer là 0,6%/ ngày. Năm 2010, Kodama<br /> nhân TTP cao và các trường hợp tử vong có và cộng sự(Error! Reference source not found.) đã nghiên cứu<br /> sPESI > 3. Nghiên cứu của chúng tôi có 13 trường giá trị của D-dimer trong chẩn đoán thuyên tắc<br /> hợp TTP tử vong (52%). Thời điểm tử vong sau tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân sau mổ ung thư phụ<br /> khi bị TTP thường là 2 ngày (1 – 4,5 ngày). Thang khoa, D-dimer tăng cao sau mổ từ ngày thứ 3 – 7<br /> điểm đánh giá mức độ nặng của TTP theo sPESI và điểm cắt (cut-off) của D-dimer là 5000 ng/ml ở<br /> là một yếu tố dự báo nguy cơ tử vong. Năm ngày thứ 3 sau mổ.<br /> 2010, Jimenez và cộng sự(7) đã nghiên cứu và đưa<br /> Vì vậy, đối với những bệnh nhân có liên<br /> ra một thang điểm sPESI đơn giản và dễ áp dụng<br /> quan đến chấn thương hoặc phẫu thuật, D-<br /> hơn thang điểm PESI cổ điển. Tắc nhánh lớn của<br /> dimer không có giá trị dự báo, vì đa số các bệnh<br /> động mạch phổi sẽ gây rối loạn huyết động<br /> nhân đều có tăng D-dimer. Chúng tôi cho rằng<br /> nghiêm trọng, ảnh hưởng khả năng trao đổi oxy<br /> khi lâm sàng có triệu chứng nghi ngờ TTP, các<br /> của phổi. Theo khuyến cáo về chẩn đoán và điều<br /> bệnh nhân nên được chụp MSCT ngực cản<br /> trị TTP của Hội tim mạch châu Âu (ESC) năm<br /> quang để chẩn đoán xác định mà không cần xét<br /> 2014, bệnh nhân TTP có tụt huyết áp tâm thu <<br /> nghiệm D-dimer, tránh mất thời gian chẩn đoán<br /> 90 mmHg hoặc giảm > 40 mmHg trong thời gian<br /> và tăng chi phí.<br /> <br /> <br /> 188 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận các trường hợp chứng lâm sàng thở nhanh mà không giải thích<br /> TTP có tình trạng tăng đông, thường gặp nhất là được bằng các nguyên nhân khác, D-dimer tăng<br /> do tăng fibrinogen (68%), và sự thay đổi các yếu cao (> 500 ng/ml) sẽ được chỉ định chụp MSCT<br /> tố đông máu khác như tăng yếu tố VIII (44%) và ngực cản quang. Chẩn đoán xác định khi có<br /> tăng yếu tố IX (32%); giảm yếu kháng đông huyết khối trong động mạch phổi. Nếu MSCT<br /> thuờng gặp nhất là giảm antithrombin III (32%), ngực cản quang không có huyết khối trong động<br /> giảm protein C (28%) và giảm protein S (12%). mạch phổi, nhưng lâm sàng phù hợp với TTP và<br /> Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận có 01 trường hợp sau > 24 giờ hồi sức tích mà bệnh nhân không cải<br /> (4%) có yếu tố V Leiden. thiện về hô hấp, không có nguyên nhân khác giải<br /> Năm 2009, Trần Thanh Tùng và cộng sự(19) đã thích, chúng tôi sẽ chụp MSCT lần 2 (có 1 trường<br /> nghiên cứu cắt ngang 36 bệnh nhân bị huyết hợp đã được phát hiện có huyết khối sau khi<br /> khối tĩnh mạch sâu (HKTMS), thiếu chụp lần 2). Biện pháp dự phòng chủ yếu đang<br /> antithrombin III chiếm tỷ lệ cao nhất. áp dụng là vớ áp lực tĩnh mạch liên tục, và một<br /> số trường hợp đã áp dụng kết hợp với thuốc<br /> Năm 2011, Huỳnh Thị Thanh Trang và cộng<br /> kháng đông. Điều trị TTP bằng enoxaparin 1<br /> sự đã nghiên cứu cắt ngang 130 bệnh nhân bị<br /> (6)<br /> mg/kg, 2 lần/ ngày.<br /> HKTMS và thuyên tắc mạch, tăng yếu tố VIII,<br /> giảm antithrombin III và protein S chiếm tỷ lệ Nghiên cứu này chỉ nhằm mô tả các triệu<br /> cao nhất. chứng lâm sàng, và cận lâm sàng TTP nhằm<br /> giúp các bác sĩ lâm sàng có hướng chẩn đoán<br /> Năm 2014, Phan Thanh Thăng và cộng sự(14)<br /> TTP, chưa đi vào phân tích giá trị dự báo của các<br /> đã nghiên cứu đặc điểm tăng đông ở 39 bệnh<br /> triệu chứng lâm sàng . Phương pháp dự phòng<br /> nhân bị HKTMS, nguyên nhân gây tăng đông là<br /> bằng vớ bơm hơi áp lực phân đoạn ngắt quãng<br /> sự gia tăng các yếu tố VIII, IX và sự thiếu hụt các<br /> và thuốc kháng đông chưa được áp dụng rộng<br /> yếu tố antithrombin III, plasminogen, protein C.<br /> rãi. Đây là hai phương pháp dự phòng thuyên<br /> Tăng đồng thời yếu tố VIII và IX sẽ làm tăng<br /> tắc tĩnh mạch sâu và TTP hiệu quả cho bệnh<br /> nguy cơ bị HKTMS gấp nhiều lần.<br /> nhân tại hồi sức ngoại.<br /> Năm 2014, Trần Thanh Tùng và cộng sự(18) đã<br /> nghiên cứu cắt ngang mô tả đặc điểm tăng đông KẾTLUẬN<br /> ở 67 bệnh nhân HKTMS, tăng yếu tố VIII, IX và Triệu chứng lâm sàng chính của TTP là thở<br /> giảm protein C chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự thay đổi nhanh (đặc biệt thở nhanh ≥ 35 lần/phút) mà<br /> các yếu tố đông máu gây tăng đông trong nghiên không thể giải thích được bằng các nguyên nhân<br /> cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của các khác, có thể kết hợp với sốt cao và tăng nhịp tim.<br /> tác giả khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này Huyết khối gây tắc hoàn toàn và tắc nhiều nhánh<br /> chúng tôi ghi nhận tăng fibrinogen chiếm tỷ lệ động mạch phổi chiếm tỷ lệ cao. Hình ảnh huyết<br /> cao nhất, nhưng chưa được đề cập ở các nghiên khối trong động mạch phổi khi chụp MSCT<br /> cứu khác tại Việt Nam. Việc tăng fibrinogen cao ngực khảo sát mạch máu phổi có cản quang là<br /> gây tăng đông có lẽ liên quan đến yếu tố chấn yếu tố giúp chẩn đoán xác định TTP. Các trường<br /> thương và tăng đông sau mổ. hợp thuyên tắc phổi có hội chứng tăng đông, chủ<br /> Các trường hợp TTP được điều trị bằng yếu là tăng fibrinogen, yếu tố VIII, IX; giảm<br /> enoxparine 1 mg/kg, 2 lần/ ngày và không có antithrombin III, protein S, và protein C. Bệnh<br /> trường hợp nào bị biến chứng chảy máu hoặc nhân có dự phòng xảy ra TTP trễ hơn bệnh nhân<br /> giảm tiểu cầu. không dự phòng, và thời gian xảy ra TTP tập<br /> Tóm lại, chúng tôi đã chẩn đoán được TTP trung khoảng tuần thứ 2 – 3 nằm viện.<br /> bằng cách tiếp cận như sau: bệnh nhân có triệu<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 189<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> Vì vậy, bệnh nhân tại khoa Hồi sức ngoại cần 11. Lê Thu Hương & Nguyễn Ngọc Thụy (2009). "Báo cáo loạt<br /> ca lâm sàng TTP do huyết khối được chẩn đoán tại Bệnh<br /> áp dụng dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch sâu và viện Nhân dân Gia Định". Y học TP HCM, 13 (6), 103-111.<br /> TTP bằng phương pháp cơ học, và kết hợp 12. Menaker J, Stein DM & Scalea TM (2007). "Incidence of<br /> early pulmonary embolism after injury". J Trauma, 63 (3),<br /> kháng đông khi không còn nguy cơ chảy máu do<br /> 620-624.<br /> chấn thương hoặc sau mổ. 13. Page RB, Spott MA, Krishnamurthy S, et al. (2004). "Head<br /> injury and pulmonary embolism: a retrospective report<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO based on the Pennsylvania Trauma Outcomes study".<br /> 1. Aujesky D, Obrosky DS, Stone RA, et al. (2005). Neurosurgery, 54 (1), 143-148; discussion 148-149.<br /> "Derivation and validation of a prognostic model for 14. Phan Thanh Thăng, Trần Thanh Tùng & Nguyễn Trường<br /> pulmonary embolism". Am J Respir Crit Care Med, 172 (8), Sơn (2014). "Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây huyết khối<br /> 1041-1046. tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy". Y<br /> 2. Cohen AT, Agnelli G, Anderson FA, et al. (2007). "Venous học TP HCM, 18 (2), 539.<br /> thromboembolism (VTE) in Europe. The number of VTE 15. Righini M, Van Es J, Den Exter PL, et al. (2014). "Age-<br /> events and associated morbidity and mortality". Thromb adjusted D-dimer cutoff levels to rule out pulmonary<br /> Haemost, 98 (4), 756-764. embolism: the ADJUST-PE study". JAMA, 311 (11), 1117-<br /> 3. Desciak MC & Martin DE (2011). "Perioperative 1124.<br /> pulmonary embolism: diagnosis and anesthetic 16. Roger VL, Go AS, Lloyd-Jones DM, et al. (2012). "Heart<br /> management". J Clin Anesth, 23 (2), 153-165. disease and stroke statistics--2012 update: a report from<br /> 4. Dindo D, Breitenstein S, Hahnloser D, et al. (2009). the American Heart Association". Circulation, 125 (1), e2-<br /> "Kinetics of D-dimer after general surgery". Blood Coagul e220.<br /> Fibrinolysis, 20 (5), 347-352. 17. Torbicki A, Perrier A, Konstantinides S, et al. (2008).<br /> 5. Huỳnh Văn Ân & Ngô Văn Thành (2009). "Huyết khối "Guidelines on the diagnosis and management of acute<br /> tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa tại khoa Săn sóc đặc pulmonary embolism: the Task Force for the Diagnosis<br /> biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định". Y học TP HCM, and Management of Acute Pulmonary Embolism of the<br /> 13 (6), 127-134. European Society of Cardiology (ESC)". Eur Heart J, 29<br /> 6. Huỳnh Thị Thanh Trang, Lê Bạch Lan, Huỳnh Nghĩa, et (18), 2276-2315.<br /> al. (2011). "Khảo sát tăng đông trên bệnh nhân huyết khối 18. Trần Thanh Tùng, Nguyễn Trường Sơn & Phạm Quang<br /> tĩnh mạch và thuyên tắc mạch". Y học TP HCM, 15 (4), Vinh (2014). "Nghiên cứu đặc điểm một số yếu tố đông<br /> 507-514. máu và kháng đông sinh lý trên bệnh nhân huyết khối<br /> 7. Jimenez D, Aujesky D, Moores L, et al. (2010). tĩnh mạch sâu". Tạp chí y học TP HCM, 18 (2), 96.<br /> "Simplification of the pulmonary embolism severity index 19. Trần Thanh Tùng, Phan Bích Liên, Lê Phước Đậm, et al.<br /> for prognostication in patients with acute symptomatic (2009). "Bước đầu nhận xét tỷ lệ các yếu tố tăng đông trên<br /> pulmonary embolism". Arch Intern Med, 170 (15), 1383- bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu tại Bệnh viện Chợ<br /> 1389. Rẫy". Tạp chí y học TP HCM, 13 (1), 237.<br /> 8. Kim HJ, Walcott-Sapp S, Leggett K, et al. (2010).<br /> "Detection of Pulmonary Embolism in the Postoperative<br /> Ngày nhận bài báo: 15/08/2016<br /> Orthopedic Patient Using Spiral CT Scans". HSSJ, 6 (1), 95-<br /> 98. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/09/2016<br /> 9. Kodama J, Seki N, Masahiro S, et al. (2010). "D-dimer level<br /> as a risk factor for postoperative venous Ngày bài báo được đăng: 15/11/2016<br /> thromboembolism in Japanese women with gynecologic<br /> cancer". Ann Oncol, 21 (8), 1651-1656.<br /> 10. Konstantinides SV (2014). "2014 ESC Guidelines on the<br /> diagnosis and management of acute pulmonary<br /> embolism". Eur Heart J, 35 (45), 3145-3146.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 190 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2