intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm phân bố và cấu trúc các taxon ngành rong Lục (Chlorophyta) tại quần đảo Trường Sa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rong Lục là một ngành có số lượng loài rất lớn, một nhóm thực vật bậc thấp sống ở các thủy vực nước mặn và lợ. Từ rong Lục, có thể tách chiết được nhiều hợp chất như: Ulvarin, Halimedin, Codianin..., axit amin, kích thích tố sinh trưởng. rong Nho (Caulerpa lentiliffera) đang được nuôi trồng, có thể sử dụng trực tiếp làm rau xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm phân bố và cấu trúc các taxon ngành rong Lục (Chlorophyta) tại quần đảo Trường Sa

  1. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000180 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CẤU TRÚC CÁC TAXON NGÀNH RONG LỤC (CHLOROPHYTA) TẠI QUẦN ĐẢO TRƢỜNG SA Đàm Đức Tiến1, Nguyễn Thị Thu Hằng2, Phạm Thu Huế2, Trần Đình Lân1 1 Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: tiendd@imer.vast.vn TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về rong Lục tại 9 đảo (Trường Sa lớn, Đá Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan, Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây, Đá Nam và Sơn Ca) thuộc quần đảo Trường Sa trong các năm 1994, 1995, 1999, 2007, 2008 và 2016 đã chỉ ra rằng, tại đây đã ghi nhận được 70 loài rong Lục thuộc 4 bộ, 10 họ, 22 chi rong biển. Số lượng loài tại các điểm nghiên cứu dao động trong khoảng từ 13 loài (Tốc Tan) đến 45 loài (nam Yết) và trung bình là 26,0 loài/đảo. Hệ số tương đồng của các loài giữa các đảo dao động trong khoảng 0,23 (giữa Thuyền Chài-Song Tử Tây) đến 0,71 (giữa Nam Yết- Song Tử Tây) và trung bình là 0,47. Trong số 70 loài đã biết, có 6 loài phân bố trên vùng triều, chiếm 8,5% tổng số loài; 22 loài phân bố vùng dưới triều (31,4%) và 42 loài (60,2%) phân bố ở cả vùng triều và dưới triều; phần lớn các loài phân bố từ vùng triều thấp trở xuống và tập trung chủ yếu ở vùng triều thấp và dải trên của vùng dưới triều. Số lượng loài tập trung vào một số chi (Halimedia: 11 loài; Caulerpa: 10 loài; Codium: 6 loài...) thuộc Họ Codiaceae, Bộ Siphonales. Có một số chi chỉ có 1 loài (Tydemania, Anadyomene, Microdictyon...). Một số loài có thể làm thực phẩm, rau xanh (Ulva, Caulerpa...). Từ khóa: Loài, phân bố, quần đảo, Trường Sa, rong Lục. 1. GIỚI THIỆU Rong Lục là một ngành có số lượng loài rất lớn, một nhóm thực vật bậc thấp sống ở các thủy vực nước mặn và lợ. Từ rong Lục, có thể tách chiết được nhiều hợp chất như: Ulvarin, Halimedin, Codianin..., axit amin, kích thích tố sinh trưởng. rong Nho (Caulerpa lentiliffera) đang được nuôi trồng, có thể sử dụng trực tiếp làm rau xanh. Quần đảo Trường Sa nằm ở khoảng vĩ độ 6o30’-12o00’ N, 111o30’-117o03’ E, là Huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hoà. Các kết quả nghiên cứu về rong biển còn rất ít. Việc điều tra, nghiên cứu về rong Lục tại 9 đảo ngoài ý nghĩa về đa dạng sinh học còn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt nam. 2. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu Tài liệu dùng cho bài báo này dựa trên kết quả của các đề tài, tại 9 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa lớn, Đá Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan, Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây, Đá Nam và Sơn Ca) từ 1994 đến 2006. Các đề tài đã kết thúc; Điều tra nguồn lợi Sinh vật tại các đảo thuộc quần đảo trường Sa” (1994-1995); Nghiên cứu Sinh học và Kỹ thuật nuôi trồng rong kinh tế ở quần đảo Trường Sa” (1999-2000) ; Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu bảo tồn biển vùng biển quần đảo Trường Sa” (2007-2008) ; Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường trên một số đảo lớn và vùng biển xung quanh thuộc quần đảo Trường Sa phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh” (2015-2017). Và các đề tài đang thực hiện (KC.09.05/16-20/2017. (hình 1) 462
  2. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Điều tra ngoài thực địa (phương pháp 1) Việc khảo sát được tiến hành tại vùng triều các đảo theo dựa vào Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần Rong biển) năm 1981 [1] và dưới triều theo English, Wilkinson & Baker (1997) [2] bằng thiết bị lặn SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước. 2.2.2. Xử lý trong phòng thí nghiệm (phương pháp 2) + Xác định thành phần loài và cấu trúc (phương pháp 2.1) Mẫu vật được phân tích trong phòng thí nghiệm của Viện Tài nguyên và Môi trường biển) bằng phương pháp hình thái, tuân theo nguyên tắc chung phân loại thực vật [3] với các tài liệu: Phạm Hoàng Hộ [4], Tseng [5] Trật tự các taxon bậc ngành sắp xếp theo hệ thống Hình 1. Sơ đồ khảo sát rong Lục thuộc của Golerbackh [6], tên các taxon sử dụng theo quy quần đảo Trường Sa. định chuẩn chung của luật danh pháp Tokyo,1994 [7]. + Nghiên cứu phân bố (phương pháp 2.2) Phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) Việc nghiên cứu phân bố thẳng đứng của rong Lục dựa vào nguyên tắc phân chia vùng triều của Feldmann & Lami [8], căn cứ vào mực thủy triều tại Trường Sa [9] Phân bố địa lý của rong Lục (phân bố rộng) Nghiên cứu phân bố địa lý của rong Lục bằng chỉ số tương đồng Sorresson (S) [10]. S = 2C/(A+ B), rong đó: A là số loài tại điểm A; B là số loài tại điểm B và C là số loài chung giữa hai điểm A và B. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài Qua việc phân tích mẫu qua các đợt khảo sát và tham khảo một số tài liệu [30], chúng tôi đã xác định được 70 loài rong Lục thuộc 4 bộ, 10 họ, 22 chi rong biển. (bảng 1) 3.2. Phân bố 3.2.1. Phân bố địa lý (Phân bố rộng) Số lượng loài rong Lục tại các điểm nghiên cứu dao động trong khoảng từ 13 loài (Tốc Tan) đến 45 loài (Nam Yết) và trung bình là 26,0 loài/đảo. Hệ số tương đồng của các loài giữa các đảo dao động trong khoảng 0,23 (giữa Thuyền Chài-Song Tử Tây) đến 0,71 (giữa Nam Yết- Song Tử Tây) và trung bình là 0,47 3.2.2. Phân bố thẳng đứng (Phân bố sâu) Trong số 70 loài đã biết tại 9 đảo nghiên cứu, có 6 loài phân bố trên vùng triều, chiếm 8,5% tổng số loài; 22 loài phân bố vùng dưới triều (31,4%) và 42 loài (60,19%) phân bố ở cả vùng triều và dưới triều. 3.3. Cấu trúc Kết quả nghiên cứu cho thấy, về taxon bậc bộ, trong ngành rong Lục có 4 bộ, với 10 họ. Số lượng họ dao động trong khoảng 1 đến 4 họ/bộ. Trong 10 họ, có 22 chi, dao động từ 1 đến 10 chi/họ với tổng cộng 70 loài. Số lượng loài trong chi rất khác nhau, một số chi chỉ có duy nhất một loài 463
  3. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” (Valoniopsis, Boergsenia, Anadyomene...) nhưng một số chi cố số lượng loài lớn hơn rất nhiều (Halimedia: 11 loài; Caulerpa: 10 loài; Codium: 6 loài...) Trong số các họ, có họ chỉ có một chi (Ulvaceae, Dasycladaceae, Caulerpaceae...) nhưng có họ lại có nhiều chi (Codiaceae: 7 chi). (bảng 4) 4. KẾT LUẬN Tại 9 đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã phát hiện được 70 loài rong Lục thuộc 4 bộ, 10 họ, 22 chi rong biển. Số lượng loài rong Lục tại 9 đảo dao động trong khoảng từ 13 loài (Tốc Tan) đến 45 loài (nam Yết) và trung bình là 26,0 loài/đảo. Hệ số tương đồng của các loài giữa các đảo dao động trong khoảng 0,23 (giữa Thuyền Chài-Song Tử Tây) đến 0,71 (giữa Nam Yết- Song Tử Tây) và trung bình là 0,47. Trong số 70 loài đã biết, có 6 loài phân bố trên vùng triều, chiếm 8,5% tổng số loài; 22 loài phân bố vùng dưới triều (31,4%) và 42 loài (60,19%) phân bố ở cả vùng triều và dưới triều. Phần lớn các loài phân bố từ vùng triều thấp trở xuống và tập trung chủ yếu ở vùng triều thấp và dải trên của vùng dưới triều. Về cấu trúc, 70 loài rong Lục đã phát hiện được thuộc 4 bộ, 10 họ, 22 chi. Ở taxon bậc Bộ, số lượng Họ dao động trong khoảng 1 đến 4 họ/bộ. Ở taxon bậc Họ, số lượng chi dao động từ 1 đến 10 chi/họ. Ở taxon bậc Chi, số lượng loài trong chi rất khác nhau, một số chi chỉ có duy nhất một loài (Valoniopsis, Boergsenia, Anadyomene...) nhưng một số chi cố số lượng loài lớn hơn rất nhiều (Halimedia: 11 loài; Caulerpa: 10 loài; Codium: 6 loài...) thuộc Họ Codiaceae, Bộ Siphonales. Trong số các họ, có họ chỉ có một chi (Ulvaceae, Dasycladaceae, Caulerpaceae...) nhưng có họ lại có nhiều chi (Codiaceae: 7 chi). Trong số 70 loài rong Lục tại quần đảo Trường Sa, có một số loài thuộc các chi có thể sử dụng trực tiếp làm rau xanh (Ulva, Caulerpa) Lời cám ơn: Tập thể tác giả xin cám ơn các KC.09.05/16-20/2017 và KC.09.29/16-20 đã tạo điều kiện và cho phép chúng tôi sử dụng số liệu trong bài báo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Uỷ ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà Nước (1980). Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần Rong biển). Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 205 tr. [2]. English S. C. Wilkinson and V. Baker (1997). Survey manual for tropical marine resources, 2nd Edition. Australian institute of marine science, Townsville. 374 p. [3]. Nguyễn Tiến Bân (1997). Nguyên tắc phân loại và hệ thống học thực vật, tập bài giảng chuyên đề sau đại học, 56 Tr. [4]. Phạm Hoàng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam (phần phía Nam). Trung tâm học liệu, Sài Gòn. 558 Tr. [5]. Phạm Hoàng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam (phần phía Nam). Trung tâm học liệu, Sài Gòn. 558 Tr. [6]. Gollerbakh M.M., 1977. Algae, Lichens, Vol 3 in "Plant Life in Six Volumes". A.A. Fedorov chief ed. Moscow: "Prosveshchenie". Diatoms by I.V. Makarova P. H. Moscow. 487 p. [7]. Greuter W. fig. R. Barrie, H. M. Burdet, W. G. Chaloner, V, Demoulin, D.L. Hawksworth, P. M. Jorgensen, D. H. Nicolson, P. C. Silva. P. Trehane and J. Mcneill (1994), “International Code of Botanical Nomenclature” (TokyoCode). Koeltz Scientific Books, D-61453 Kongstein, Germany. 389 p. [8]. Feldmann (J.) et Lami (R.) - Sur la Vegetation Marine de la Guadeloupe. C. R. Acad. Sci. 1937, 204: 186-188. [9]. Bộ Tư lệnh Hải quân (1994). Bảng Thuỷ triều vùng Biển quần đảo Trường Sa, 1994. Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 43 tr. [10]. Sorensen T.A., 1948. A method of establishing groups of equal amplitude in plant sociology based on similarity of species content and its application to analyses of the vegetation on Danish common. Kongelige Danske Videnskabernes Selskab, Biologiske Skrifter, 4: 1-34. 464
  4. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 ABSTRACT: CHARACTERISTICS OF DISTRIBUTION AND TAXA STRUCTURE OF CHLOROPHYTES (CHLOROPHYTA) FROM SPRATLY ARCHIPELAGO Dam Duc Tien1*, Nguyen Thi Thu Hang2, Phan Thu Hue2, Tran Dinh Lan1 1 Institute of Marine Environment and Resources (IMER) 2 Institute of Science and Technology (IST) Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) Email: tiendd@imer.ac.vn ABSTRACT The results of research on chracteristif of distribution and taxa structure of Chlorophytes (Chlorophyta) at nine islands of Spratly Archipelago (Truong Sa, Da Tay, Thuyen Chai, Toc Tan, Sinh Ton, Nam Yet, Song Tu Tay, Da Nam and Son Ca ) indicates that, there are 70 species of Chlorophytes, they belong to 4 order, 10 families and 22 genus. The number of species at the sampling islands ranged from 13 species/island (Toc Tan Isd.) to 45 species/island (Nam Yet Isd.) and the average of 26.0 species/island. Sorrensen similarity coefficient at the sampling sections ranged from 0.23 (between Thuyen Chai and Song Tu Tay) to 0.71 (betweenNam Yet and Song Tu Tay) and the average of 0.47. Among 70 species in nine islands, there are 6 species distributed in the intertidal zone (they are occuping 8.5% of total species), 22 species (31.4%) in subtidal zone and 42 species (60.2%) in both intertidal zone and subtidal zone). The number of species concentrates on some genera (Halimeda: 11 species; Caulerpa: 10 species; Codium: 6 species ...), they belongind to Codiacea, Siphonales. There are some genera with only 1 species (Tydemania, Anadyomene, Microdictyon ...). Some speciesof them can be used for food and vegetables (Ulva, Caulerpa ...). Keywords: Archipelago, distribution, species composition, Truong Sa, Rhodophytes. 465
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2