intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Chia sẻ: Trần Kỳ An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

383
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trình bày cấu trúc nội dung 3 phần: Nhìn lại chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư; Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư; Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư<br /> Nguyễn Thị Phương<br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Hương<br /> Năm bảo vệ: 2012<br /> Abstract. Luận văn làm rõ quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương, con<br /> người và sự chi phối của những quan niệm đó đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> Khảo sát và hệ thống các kiểu nhân vật và những đặc điểm nổi bật trong thế giới<br /> nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư. Làm rõ những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong<br /> sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> Keywords. Văn học Việt Nam; Truyện ngắn<br /> Content<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Hơn hai mươi năm trở lại đây, văn học Việt Nam có nhiều biến chuyển đa dạng<br /> và phức tạp. Khác với văn học của những thời kì trước, văn học thời kì này đã thể hiện<br /> những cái nhìn mới về hiện thực đời sống, về con người. Đề tài thay đổi và mở rộng,<br /> cảm hứng đời tư, thế sự được đề cao. Cái nhìn của tác giả cũng có sự thay đổi, hiện thực<br /> được khai thác sâu hơn, chân thực hơn, đa chiều hơn. Bởi thế văn học thời kì này có<br /> những màu sắc phong phú đồng thời cũng từng gây nhiều tranh luận.<br /> Sự chuyển đổi của văn học có được nhờ sự đóng góp của nhiều cây bút ở các thế<br /> hệ khác nhau, trong đó có phần đóng góp đáng quý của những cây bút nữ trẻ và đầy sáng<br /> tạo. Thế mạnh của những cây bút nữ ngày càng được khẳng định.<br /> Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, người yêu văn chương cũng như<br /> giới phê bình nghiên cứu khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI không còn xa lạ với cái tên<br /> Nguyễn Ngọc Tư nữa. Tên tuổi của chị gắn với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc,<br /> giới phê bình.<br /> Tuy Nguyễn Ngọc Tư – một tác giả trẻ tuổi chưa hẳn là tác giả tiêu biểu nhất<br /> nhưng ở chị đã hình thành một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn Ngọc Tư đã có những<br /> bước tiến khá tự tin và vững chắc vào làng văn Việt Nam. Một cây bút của miền Nam xa<br /> xôi được nhiều người biết đến với những tác phẩm được giải thưởng cao. Tác phẩm của<br /> <br /> chị khi ra đời đều được đón đọc, quan tâm đồng thời cũng tạo được những cuộc tranh<br /> luận khá thú vị trên văn đàn.<br /> Sự quan tâm của người đọc và giới phê bình đến tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư<br /> được thể hiện ở một số bài viết trên một số báo, tạp chí và internet. Ngoài ra, chúng ta<br /> còn bắt gặp những luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học nghiên cứu về tác phẩm của<br /> chị. Nguyễn Ngọc Tư với số lượng tác phẩm và giải thưởng đáng kể là một cây bút có<br /> thể coi là đã thành danh trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Chúng tôi thấy hiện<br /> tượng này xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống<br /> và đầy đủ hơn. Từ Nguyễn Ngọc Tư ta có thể thấy được phần nào văn xuôi đổi mới. Hơn<br /> nữa sự yêu thích nhà văn nữ này cũng là một nguyên nhân nữa. Khiến chúng tôi chọn đề<br /> tài: “Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư”.<br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ được nhanh chóng nhìn nhận tài năng. Chị trở<br /> thành cái tên quen thuộc, một gương mặt không xa lạ với độc giả cả nước. Các bài báo<br /> viết về Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,… Các bài báo có nhiều ý<br /> kiến đa dạng, thậm chí là trái chiều và có khi đối lập nhau. Điều này cho thấy Nguyễn<br /> Ngọc Tư và sang tác của chị đựoc dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều cũng là một hiện<br /> tượng nổi bật của văn học đương đại. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp một lượng không nhỏ<br /> các báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về tác phẩm của Nguyễn<br /> Ngọc Tư,<br /> Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài<br /> viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú,<br /> tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hoặc đi vào một số khía cạnh trong<br /> sáng tác của chị. Với luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống,<br /> thấu đáo sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội<br /> dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện, khẳng định những đóng góp đáng quý của tác giả<br /> Nguyễn Ngọc Tư với nền văn học nước nhà.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Luận văn đi sâu tìm hiểu quan niệm văn chương, chặng đầu sáng tác; thế giới<br /> nhân vật; đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> Luận văn khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở các thể loại truyện<br /> ngắn, ký, tản văn, tạp văn, thơ. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn, luận văn chủ yếu tập<br /> trung vào thể loại truyện ngắn. Để có điều kiện so sánh làm nổi bật nét riêng trong phong<br /> cách sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu<br /> của các cây bút chuyên viết về Nam Bộ như Sơn Nam, Phi Vân, Hồ Biểu Chánh, Bình<br /> Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Dạ Ngân…và một số nhà văn nữ cùng thời.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Để triển khai luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm;<br /> phương pháp cấu trúc hệ thống; phương pháp phân loại, thống kê và phương pháp so<br /> sánh.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Làm rõ quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương, con người và sự chi<br /> phối của những quan niệm đó đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> <br /> - Khảo sát và hệ thống các kiểu nhân vật và những đặc điểm nổi bật trong thế<br /> giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> - Chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> 6. Cấu trúc của luận văn<br /> Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận<br /> văn được triển khai trong ba chương:<br /> Chương 1: Nhìn lại chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư<br /> Chương 2: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư<br /> Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.<br /> PHẦN NỘI DUNG<br /> CHƢƠNG 1:<br /> NHÌN LẠI CHẶNG ĐẦU SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ<br /> 1. Đôi nét về con ngƣời và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ<br /> Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau<br /> trong một gia đình nghèo. Khi mới học hết lớp chín, do hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn<br /> nên chị phải nghỉ học. Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”,<br /> chị bắt đầu viết và tìm được ở đó niềm vui lớn. Ba chuyện đầu tay của chị lần đầu tiên được<br /> gửi đến tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và được chọn đăng. Sau đó chị được nhận vào làm<br /> văn thư và học làm phóng viên tại báo này. Tác phẩm đầu tay là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn<br /> bão dữ đã đưa chị vào nghề văn chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó<br /> là rất nhiều giải thưởng khác. Chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là một<br /> trong những nhà văn trẻ gây được chú ý ở Việt Nam. Hiện nay chị cùng gia đình cư ngụ tại<br /> thành phố Cà Mau, làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và hội văn học<br /> nghệ thuật Cà Mau.<br /> Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư có vẻ ngoan hiền, thích cuộc sống giản đơn<br /> nhưng nội tâm phức tạp. Trong văn chương, chị ví truyện của mình như trái sầu riêng – nhiều<br /> người thích nhưng cũng không ít người dị ứng.<br /> Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện<br /> ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, …trong đó phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn<br /> không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,…<br /> Cùng với đó, số lượng giải thưởng dành cho Nguyễn Ngọc Tư cũng khá nhiều:<br /> - Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn<br /> không tắt – 2000.<br /> - Giải B Hội Nhà văn Việt Nam – tập truyện Ngọn đèn không tắt – 2000.<br /> - Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ với truyện Đau gì như thể.<br /> - Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học<br /> Nghệ thuật Việt Nam. Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương<br /> Đoàn trao tặng.<br /> - Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2006, Tác phẩm Cánh đồng bất tận.<br /> - Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2008.<br /> Thời gian gần đây tác phẩm Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim và được công<br /> chúng nồng nhiệt đón nhận.<br /> 1.2.<br /> Quan niệm văn chƣơng và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ<br /> <br /> 1.2.1. “Tôi viết nhƣ cảm xúc của mình”<br /> Cho dù viết về mảng nào, lĩnh vực nào thể loại nào thì với Nguyễn Ngọc Tư, điều<br /> quan trọng vẫn là cảm xúc. Cảm xúc thật từ đời sống chỉ có được khi trực tiếp sống,<br /> thực sự hòa nhập với đời sống. Nguyễn Ngọc Tư không muốn viết những gì mà chị<br /> không có cảm xúc. Trong những năm gần đây Nguyễn Ngọc Tư rất tâm đắc với thể loại<br /> tản văn. Chị cho rằng thể loại này là thể loại thể hiện được những chiều kích cảm xúc<br /> nhất.<br /> Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng tâm sự, chị lấy cảm hứng từ cuộc sống và số phận<br /> của những nhân vật nhỏ bé, những người nông dân nghèo, lam lũ, những người nghệ sĩ<br /> nghèo khổ bất hạnh, những đứa trẻ đáng thương, những người đàn bà tội nghiệp…ở<br /> chính vùng quê Nam Bộ của chị. Chính những tình cảm, số phận trớ trêu của họ đã tạo<br /> cảm xúc cho Nguyễn Ngọc Tư sáng tác.<br /> 1.2.2. “Tôi nhƣ kẻ đẽo cày giữa đƣờng”<br /> Với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn phải luôn là chính mình cho dù có những dư luận<br /> thậm chí trái chiều. Cũng chính bởi quan niệm là văn viết bắt nguồn từ những cảm xúc<br /> nên chị quan tâm nhất là những gì mình viết có thực sự làm thỏa mãn mình không.<br /> Nguyễn Ngọc Tư là tác giả nhận được rất nhiều dư luận đánh giá xung quanh các tác<br /> phẩm của chị. Tuy vậy, với chị cảm xúc thật của mình quan trọng hơn bao giờ hết. Chị<br /> luôn cố gắng được là chính mình sau những ồn ào xung quanh những vấn đề lien quan<br /> đến tác phẩm của chị.<br /> 1.2.3. Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn<br /> Nguyễn Ngọc Tư sớm cảm nhận và ý thức về sự khắc nghiệt của nghề văn, về sự<br /> cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sĩ. Chị cũng tự nhận mình là người cô đơn. Chị<br /> cũng phát hiện ra một thế mạnh của người phụ nữ là phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viết. Bởi<br /> thế chị cũng rất biết cách tận dụng lợi thế này để viết. Theo chị sự cô đơn là cần thiết<br /> cho hành trình sáng tạo nghệ thuật.<br /> 1.2.4.“ Con đƣờng viết lách là con đƣờng nhọc nhằn khủng khiếp…"<br /> Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư luôn ý thức được rất rõ về trách nhiệm của<br /> người cầm bút, về nghề văn. Chị biết đó là một nghề không dễ dàng, nhọc nhằn. Tuy vậy<br /> chị vẫn lựa chọn nó. Với Nguyễn Ngọc Tư nghề văn là một nghề sáng tạo, một hành<br /> trình dài vô tận.<br /> 1.2.5“Chậm thôi, giữ lửa và chờ đợi”.<br /> Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư luôn<br /> có cách khai thác hiện thực đời sống một cách có chiều sâu nhất. Có ý kiến chị nên đổi<br /> “vùng thẩm mĩ” sáng tác song Nguyễn Ngọc Tư cho rằng chị vẫn còn rất nhiều cảm<br /> hứng và còn có thể viết nhiều hơn thế. Chị không vội vàng, không chạy theo những trào<br /> lưu sáng tác của giới trẻ hiện nay mà có cách cảm nhận của riêng mình về hiện thực đời<br /> sống. Chính vì thế mà người đọc luôn có những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm của chị.<br /> 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Ngọc Tƣ<br /> 1.3.1. Con ngƣời sống là để yêu thƣơng.<br /> Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, yêu thương đã thành lẽ sống, niệm vui,<br /> niềm hạnh phúc. Chính bởi thế, hầu hết các nhân vật của chị đều giàu tình yêu thương và<br /> luôn khát khao được yêu thương. Là người giàu cảm xúc và coi trọng cảm xúc trong sáng<br /> tác, Nguyễn Ngọc Tư luôn níu giữ lòng tin yêu của con người. Trong quan niệm của chị<br /> <br /> viết về cái ác cũng là một cách để tôn vinh cái thiện và ca ngợi tình yêu thương con<br /> người, để con người biết sống tốt đẹp, nhân ái hơn.<br /> 1.3.2. Con ngƣời “Sống là luôn hi vọng…”<br /> Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư: Sống là luôn hi vọng. Hi vọng giúp cho con<br /> người thoát khỏi những khó khăn, bế tắc. Ta nhận thấy rất rõ quan niệm này của Nguyễn<br /> Ngọc Tư thông qua các tác phẩm của chị. Các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn<br /> tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, bất hạnh khó khăn sẽ qua đi và hạnh phúc đang đón<br /> chờ ở phía trước. Chính hy vọng tạo ra sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn thực<br /> tại để tiếp tục sống và gây dựng tương lai. Nguyễn Ngọc Tư từng nói: “Con người mà tắt<br /> hy vọng thì chết còn sướng hơn”.<br /> 1.3.3. “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý”<br /> Ta thường biết đến một tính cách của con người Nam Bộ chính là tính cách trọng<br /> tình nghĩa. Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, tình cảm phải chân thành, không<br /> khiên cưỡng, không giả dối. Sự giả dối rất đáng sợ, nó khiến cho những người trung thực<br /> luôn cảm thấy khổ sở, bất an. Có thể nói, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đều bộc lộ<br /> tính cách của con người Nam Bộ: Thẳng thắn, bộc trực, quý trọng sự thật lòng, ghét sự<br /> giả dối, nhất là trong tình cảm.<br /> 1.4. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới<br /> Các nhà văn nữ với ưu thế về sự đông đảo và sức trẻ đã góp phần không nhỏ làm<br /> mới diện mạo của văn học Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Lê<br /> Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu<br /> Huệ, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà…và một thế hệ nhà văn nữ<br /> sau này đã có sự nối tiếp thành công với những cây bút sớm có bản sắc riêng: Nguyễn<br /> Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Hoàng Diệu … Những sáng tác của các cây bút nữ là những<br /> phản ánh chân thực về cuộc sống con người hiện đại. Họ thường viết sâu sắc về mảng đề<br /> tài tình yêu, trăn trở với những kí ức. Cuộc sống đa chiều hiện ra dưới con mắt của các<br /> nhà văn nữ càng đằm thắm hơn, nhân bản hơn.<br /> Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công<br /> chúng độc giả yêu văn học. Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các giải<br /> thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín<br /> trong và ngoài nước tổ chức. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được in ấn với số<br /> lượng lớn, được tái bản, đặc biệt số lượng tái bản tập truyện Cánh đồng bất tận đã lên tới<br /> 16 lượt với hàng vạn bản. Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại Nguyễn<br /> Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm<br /> trong lòng bạn đọc. Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói<br /> về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Viết bằng sự thấu<br /> hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư ý nhị đưa ra những khao khát khôn<br /> nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người.<br /> 1.5.<br /> Nguyễn Ngọc Tƣ – một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ<br /> Các nhà văn thường có những vùng đất riêng để nuôi dưỡng đứa con tinh thần của<br /> mình. Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc có cảm giác chị chẳng đi đâu xa ngoài<br /> vùng đất của mình. Cũng chính bởi chị sống và yêu hết mình với mảnh đất Cà Mau và cũng<br /> không muốn đi xa khỏi nó. Nguyễn Ngọc Tư là thế hệ trẻ tiếp nối đáng tin cậy sau thế hệ của<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2