intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sinh học và đặc trưng giống chuối tây bản địa phấn vàng Phú Thọ (Musa x paradisiaca)

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống chuối tây bản địa Phấn Vàng là một đặc sản của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Đây là giống cây trồng có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sinh học và đặc trưng giống chuối tây bản địa phấn vàng Phú Thọ (Musa x paradisiaca)

Trần Minh Quân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 45 - 51<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐẶC TRƯNG GIỐNG CHUỐI TÂY BẢN ĐỊA<br /> PHẤN VÀNG PHÚ THỌ (MUSA X PARADISIACA)<br /> Trần Minh Quân*, Hà Minh Tuân,<br /> Nguyễn Thế Huấn, Lê Diệu Thúy, Phùng Thị Thu Hà<br /> Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Giống chuối tây bản địa Phấn Vàng là một đặc sản của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn<br /> tỉnh Phú Thọ. Đây là giống cây trồng có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói<br /> giảm nghèo cho người dân địa phương. Mặc dù vậy, giống chuối này vẫn chưa được chú trọng<br /> đầu tư phát triển về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu, bệnh hại, cũng như công tác tiếp thị, quản<br /> bá còn hạn chế, do đó chuối Phấn Vàng chưa được nhiều người biết đến. Để góp phần vào công<br /> tác bảo tồn lai tạo giống chuối Phấn Vàng và phát triển hàng hóa trên quy mô lớn tại khu vực<br /> miền núi phía Bắc, đề tài đã được triển khai tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian<br /> từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 nhằm tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, phân bố và các đặc trưng<br /> chi tiết của giống chuối theo bộ tiêu chuẩn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế<br /> (IPGRI 1996) [7]. Kết quả cho thấy cây chuối Phấn Vàng thuộc nhóm chuối có chiều cao phổ<br /> biến (4,0 m; góc lá đứng so với trục thân chính, ở thời điểm cây đã trổ buồng có trung bình (7,9<br /> lá/cây; gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào thân giả; độ mở của gờ cuống nằm trong nhóm 02<br /> (> 1cm); tỷ lệ lá (chiều dài/chiều rộng) là 3,4, thuộc nhóm 3; lá có màu xanh trung bình, mặt<br /> ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn; giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy tương đối<br /> thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng rõ ràng; trung bình một buồng chuối có 7,6 nải chuối,<br /> mỗi nải ở giữa buồng có trung bình12,9 quả; chiều dài trung bình của một quả là 12,5 cm, nằm<br /> trong nhóm có kích thước quả ngắn.<br /> Từ khóa: Bản địa, bảo tồn, chuối tây Phấn Vàng, đặc trưng, nguồn gen<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn<br /> nguồn gen bản địa trên địa bàn đã nhận được<br /> sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND<br /> tỉnh Phú Thọ mà trọng tâm là lưu giữ, phát<br /> triển những giống cây trồng đặc sản có<br /> thương hiệu của địa phương, trong đó có cây<br /> chuối tây bản địa Phấn Vàng (UBND tỉnh Phú<br /> Thọ 2013) [5].<br /> Cây chuối tây Phấn Vàng ở huyện Thanh Sơn<br /> – Phú Thọ được trồng tập trung chủ yếu ở các<br /> xã như Tân Minh và Tân Lập. Giống này<br /> được người dân tộc Mường địa phương đánh<br /> giá là cây đặc sản chủ lực để phát triển kinh<br /> tế, giúp xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Hữu<br /> Hoàng, 2013) [2].<br /> Hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một<br /> nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân.<br /> Tuy nhiên, việc phát triển cây chuối còn<br /> mang tính tự phát, chưa được chú trọng trong<br /> việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong<br /> *<br /> <br /> việc thâm canh loại cây ăn quả này, các hộ<br /> còn trồng chuối theo tập quán cũ với phương<br /> thức trồng quảng canh nên năng suất thấp,<br /> chất lượng sản phẩm chưa cao (Nguyễn Hữu<br /> Hoàng, 2013) [2]. Trong những năm gần đây,<br /> được sự quan tâm của chính quyền địa<br /> phương, diện tích trồng chuối Phấn Vàng đã<br /> được mở rộng. Ở xã Tân Minh đã triển khai<br /> dự án “Mở rộng diện tích trồng cây chuối<br /> Phấn Vàng trên địa bàn xã Tân Minh” trong<br /> giai đoạn 3 năm, 2007 – 2010 (UBND xã Tân<br /> Minh 2012) [6]. Tuy nhiên, việc đầu tư, phát<br /> triển mới chỉ dừng lại ở mô hình, chưa được<br /> áp dụng rộng rãi đến điều kiện thực tế của đa<br /> số người trồng chuối với điều kiện đất dốc,<br /> canh tác theo lối quảng canh và năng lực đầu<br /> tư còn hạn chế. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế<br /> từ trồng chuối phụ thuộc nhiều vào thị trường<br /> đầu ra, giá bán không ổn định và nhiều khi bị<br /> tư thương ép giá đã phần nào ảnh hưởng đến<br /> động lực đầu tư và chăm sóc của người dân ở<br /> nhiều địa bàn trong tỉnh Phú Thọ (Nguyễn<br /> Hữu Hoàng, 2013) [2].<br /> <br /> Tel: 0912 120315, Email: tmquanrus@gmail.com<br /> <br /> 45<br /> <br /> Trần Minh Quân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Chính vì vậy, đề tài được triển khai nhằm<br /> mục đích xây dựng bản mô tả đặc trưng cho<br /> giống chuối Phấn Vàng nhằm góp phần phục<br /> vụ công tác bảo tồn nguồn gen và lai tạo<br /> giống chuối cho tỉnh và cho khu vực miền núi<br /> phía Bắc.<br /> NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu được thực hiện trên giống chuối<br /> tây bản địa Phấn Vàng (Musa x paradisiaca<br /> var.“Phan Vang”) tại tỉnh Phú Thọ từ tháng 5<br /> đến tháng 8 năm 2013.<br /> Nội dung nghiên cứu:<br /> - Thông tin chung về nguồn gốc và phân bố<br /> giống chuối;<br /> -Mô tả đặc điểm đặc trưng của giống chuối.<br /> Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:<br /> - Thu thập, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp:<br /> các báo cáo, dữ liệu thống kê của các cơ quan<br /> chức năng và cơ quan chuyên môn;<br /> - Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp<br /> trên vườn chuối: lựa chọn 30 cây điển hình tại<br /> vườn nông hộ tại xã Tân Minh - nơi trồng tập<br /> trung giống chuối Phấn Vàng, với tiêu chí là<br /> cây con thứ nhất được mọc lên từ năm thứ 2<br /> sau khi trồng cây mẹ ban đầu để đảm bảo<br /> đánh giá đúng đặc trưng của giống (IPGRI<br /> 1996) [7].<br /> Thời gian nghiên cứu: từ 5 tháng 8/2013.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Thông tin chung về giống chuối nghiên<br /> cứu: Tên thường gọi: Chuối Phấn Vàng. Tên<br /> khoa học: Musa x paradisiaca var. “Phan<br /> Vang”, thuộc nhóm chuối tam bội (ABB), họ<br /> Musaceae (Valmayor và cs., 2000) [9].<br /> Nguồn gốc và phân bố giống chuối:<br /> Theo kết quả điều tra, giống chuối Phấn Vàng<br /> - Phú Thọ được phát triển tại địa phương từ<br /> trước năm 1945, tại thôn Đồng Giao thuộc xã<br /> Tân Minh. Người dân trồng chuối ở đây chủ<br /> yếu là dân tộc Mường (80 – 90%), còn lại 10<br /> – 20% là dân tộc Dao và các dân tộc khác.<br /> Các hộ gia đình bắt đầu mở rộng diện tích và<br /> phát triển cây chuối từ năm 2007, và sau năm<br /> 46<br /> <br /> 123(09): 45 - 51<br /> <br /> 2007 mở rộng ra các thôn lân cận trong xã<br /> như Đồng Cửu, Thượng Cửu, Hạ Cửu.<br /> Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và<br /> Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ [4], đến<br /> cuối năm 2012, tổng diện tích trồng chuối<br /> trên toàn tỉnh là 2.721 ha. Trong đó, diện tích<br /> chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Thanh<br /> Sơn (441ha) chiếm 16,2% diện tích trồng<br /> chuối toàn tỉnh. Tuy nhiên, số liệu thống kê<br /> không chia tách diện tích trồng chuối tây và<br /> diên tích trồng các loại chuối khác.<br /> Theo kết quả điều tra về tình hình sản xuất<br /> giống chuối Phấn Vàng năm 2012 cho thấy,<br /> trong các địa bàn trồng chuối, giống chuối tây<br /> được phân bố chủ yếu ở hai xã Tân Minh và<br /> xã Tân Lập, với diện tích lần lượt là 87,5ha<br /> và 300ha (100% Phấn Vàng). Riêng ở xã Tân<br /> Minh, các giống chuối khác (chuối tiêu) chỉ<br /> trồng rải rác ở các vườn hộ, với diện tích<br /> khoảng 3ha (số liệu này chỉ là số liệu ước<br /> lượng, không được thống kê, do xã cho rằng<br /> diện tích không đáng kể).<br /> Kết quả phỏng vấn tại 31 hộ tại hai xã Tân<br /> Minh và Tân Lập, diện tích trồng giống chuối<br /> Phấn Vàng trung bình trên một hộ là 2,29 ha<br /> (dao động từ 0,07 – 5,3ha), trong đó diện tích<br /> trồng chuối chiếm 63,31% diện tích canh tác.<br /> Chuối sinh trưởng, phát triển tốt ở trên đất<br /> đồi, với hình thức trồng quảng canh, không<br /> bón phân và tưới nước. Theo người dân địa<br /> phương, chuối Phấn Vàng được trồng trên đất<br /> đen, có độ màu mỡ khá cao, tuy nhiên theo<br /> tác giả Lê Thị Hương Giang (2013), nhóm đất<br /> của huyện Thanh Sơn thuộc nhóm đất xám.<br /> Tại xã Tân Minh, cây chuối được trồng tập<br /> chung chủ yếu ở các thôn Đồng Giao, Đồng<br /> Cửu, Thượng Cửu và Khả Cửu.<br /> Tại xã Tân Lập, cây chuối được trồng nhiều<br /> nhất tại 3 thôn: Chầm 1, Nưa Thượng, Nưa<br /> Hạ với diện tích lần lượt là 85ha, 55ha, 53ha.<br /> Đặc điểm đặc trưng về hình thái giống<br /> Việc đánh giá đặc trưng về hình thái giống<br /> được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của<br /> Viện nguồn gen cây trồng quốc tế (IPGRI)<br /> năm 1996 [7].<br /> <br /> Trần Minh Quân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 45 - 51<br /> <br /> Chiều cao trung bình của thân giả: 4,02 (±<br /> 0,1) m. Kết quả cho thấy, giống chuối nghiên<br /> cứu nằm trong nhóm 3 (nhóm cây cao) theo<br /> bộ tiêu chuẩn đánh giá của IPGRI (1996) [7].<br /> Đường kính gốc trung bình (đo cách mặt đất<br /> 10cm): 24,33 (± 0,29) cm.<br /> <br /> Hình 1: Dạng góc lá của giống chuối Phấn Vàng<br /> <br /> Đặc điểm chung về ngoại hình<br /> Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ có dạng<br /> góc lá so với trục thân chính ở nhóm 01 (góc<br /> lá đứng), khác so với giống chuối tây Bắc<br /> Kạn thuộc nhóm 02 (Hà Minh Tuân và cs.<br /> 2014) [3] trong 04 nhóm phân loại của IPGRI<br /> (1996) [7] (góc là đứng, trung bình, rủ và rất<br /> rủ) (Hình 1).<br /> Dạng thân của giống chuối này nằm trong<br /> nhóm chuối có chiều cao phổ biến theo tiêu<br /> chuẩn phân loại của IPGRI (1996).<br /> Bộ phận rễ<br /> Chuối có dạng rễ chùm. Giống chuối tây Phấn<br /> Vàng có rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt<br /> 10 - 30cm. Loại rễ này mọc xung quanh đốt<br /> dưới gốc chuối. Rễ mọc dài, bò ngang trên lớp<br /> đất mặt, có nhiều rễ ăn xa trên 150cm, ăn sâu<br /> đến 30-50cm. Trên các đầu rễ có nhiều lông tơ<br /> màu trắng (lông hút), đây chính là bộ phận hút<br /> nước và dinh dưỡng để nuôi sống cây.<br /> <br /> Hình 2. Bộ phận thân thật của chuối Phấn Vàng Phú Thọ<br /> <br /> Đặc điểm của lá chuối<br /> Lá chuối được sinh ra từ thân ngầm (đỉnh sinh<br /> trưởng) đến giữa thân giả rồi mọc thẳng lên.<br /> Chu kỳ sống của giống chuối có khoảng 33 38 lá. Ở thời điểm cây đã trổ buồng, trung<br /> bình một cây có 7,87 (± 0,12) lá/cây. Trong<br /> đó, số lá bị rách do tác động của gió chiếm tỉ<br /> lệ khá lớn, trung bình 6,83 (± 0,07) lá/cây<br /> (chiếm 86,8% số lá trên cây).<br /> Theo tiêu chuẩn IPGRI (1996) [7], lấy lá thứ<br /> 3 được đếm từ lá cuối cùng (lá 1) phát sinh<br /> trước khi trổ buồng để mô tả đặc trưng của lá.<br /> <br /> Mô tả chi tiết về thân chuối<br /> Thân chuối được chia làm 2 phần: thân thật<br /> và thân giả.<br /> - Thân ngầm (thân thật): nằm dưới mặt đất,<br /> phần đỉnh sinh trưởng kéo dài lên trên mặt đất<br /> (Hình 2). Thân bao gồm các đốt ngắn, nằm<br /> trên các đốt là mầm ngủ, các mầm ngủ có khả<br /> năng phát triển thành cây mới. Thân ngầm<br /> chính là củ chuối hay gốc chuối, là cơ quan<br /> sinh sản duy trì giống.<br /> <br /> Cuống lá được tính từ thân giả đến phiến lá:<br /> Đặc điểm của lá thứ 3 (lá bàng đã mở rộng,<br /> đếm từ điểm đỉnh của cây) có vết đốm nhỏ<br /> (nhóm 2) và màu nâu (nhóm 1), trong đó ở<br /> đỉnh của bẹ không có vết đốm. Ống cuống lá<br /> thứ 3 nằm trong nhóm phân loại 04 giống với<br /> nhóm chuối tây Bắc Kạn, có gờ cuống uốn<br /> cong đều đối xứng.<br /> Gờ cuống lá là dạng có cánh, bám sát vào<br /> thân giả, gờ cuống thuộc nhóm có gờ cuống<br /> còn tươi, rìa của gờ cuống có mầu nâu đỏ<br /> chạy dọc theo cuống. Độ mở của gờ cuống<br /> nằm trong nhóm 02 (>1cm).<br /> <br /> - Thân giả: là phần nằm trên mặt đất, được tạo<br /> thành bởi các bẹ lá ôm chặt lấy nhau.<br /> <br /> Chiều dài cuống lá thứ 3 là 52,02 (± 1,42) cm,<br /> nằm trong nhóm thứ 2 (51 - 70cm).<br /> 47<br /> <br /> Trần Minh Quân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 45 - 51<br /> <br /> Chiều dài phiến lá (đo ở lá có kích thước lớn<br /> nhất) trung bình là 178,43 (± 3,09) cm, nằm<br /> trong nhóm 02 trong bộ tiêu chuẩn phân loại<br /> về chiều dài lá.<br /> <br /> Bề mặt sống gân lá (ở mặt dưới phiến lá) có<br /> dạng màu vàng nhạt. Màu của bề mặt bụng lá<br /> có màu xanh-vàng. Lá đọt (đọt xì gà) của<br /> giống chuối Phấn Vàng có màu xanh – vàng.<br /> <br /> Chiều rộng phiến lá (đo ở lá và vị trí lá có<br /> kích thước lớn nhất): 52,66 (± 0,68) cm, nằm<br /> trong nhóm có chiều rộng lá ≤ 70cm. Tỷ lệ lá<br /> (chiều dài/chiều rộng): 3,39<br /> <br /> Hoa và quả chuối<br /> <br /> Màu sắc lá: mặt lá trên, lá của giống chuối<br /> Phấn Vàng có dạng màu xanh trung bình, bề<br /> mặt ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn.<br /> Bề mặt dưới của lá có một lớp phấn mỏng<br /> màu trắng. Khi loại bỏ lớp phấn, bề mặt dưới<br /> có màu xanh trung bình.<br /> Khác với giống chuối tây Bắc Kạn (Hà Minh<br /> Tuân và cs. 2014) [3], đáy phiến lá (điểm gắn<br /> giữa phiến lá và cuống lá) của chuối Phấn<br /> Vàng nằm trong nhóm có dạng không cân<br /> xứng (Hình 3). Đây là đặc điểm dễ dàng phân<br /> biệt giữa hai giống chuối tây.<br /> <br /> Hoa chuối còn gọi là bắp chuối (bi chuối)<br /> gồm nhiều chùm hoa (hay hàng hoa) xếp theo<br /> một trục sau này phát triển thành buồng<br /> chuối. Bẹ ngoài của hoa (thường gọi là bi<br /> chuối), bẹ có nhiều màu sắc khác nhau, tùy<br /> theo giống chuối (Pillay & Tenkouano, 2011)<br /> giống chuối nghiên cứu có màu bi đỏ tím<br /> (Hình 4a). Khi bẹ ngoài (lá bi) mở ra sẽ thấy<br /> hoa ở trong, về sau bẹ hoa ngoài rụng đi. Lúc<br /> bẹ ngoài mở sẽ lộ từng hàng hoa cái nở ra ở<br /> gốc bi chuối, rồi đến hoa trung tính sau cùng<br /> là hoa đực ở cuối. Hai loại hoa trung tính và<br /> hoa đực sẽ không phát triển thành quả.<br /> Bi chuối có hình dạng thuôn dài (Hình 4a),<br /> thuộc nhóm 2 trong bộ phân loại của IPGRI<br /> (1996) [7]. Kích thước bi chuối trung bình có<br /> chiều dài là 29,5 (± 0,85) cm; chiều rộng<br /> trung bình là 13,68 (± 0,52) cm.<br /> Vỏ ngoài của bi có màu đỏ tím, trên lớp vỏ có<br /> một lớp phấn màu trắng (Hình 4a), lớp phấn<br /> này thể hiện dày và rõ hơn so với giống chuối<br /> tây Bắc Kạn. Mặt trong của bi có màu đỏ.<br /> Đáy bi chuối có dạng thuôn nhọn (Hình 4a).<br /> <br /> (a – Chuối Phấn Vàng)<br /> <br /> Giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy<br /> tương đối thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4<br /> hàng không cân đối trong một ngăn (Hình<br /> 4b, 4c).<br /> Trong điều kiện để tự nhiên, bi chuối sẽ sinh<br /> trưởng kéo dài, ở giữa và cuối buồng chuối là<br /> các loại hoa trung tính và hoa đực, những hoa<br /> này sẽ rụng đi và để lại các vết sẹo trên thân<br /> cuống buồng. Đối với những buồng được ngắt<br /> bi, quả sẽ có kích thước lớn hơn, do không bị<br /> mất dinh dưỡng để nuôi bi chuối trong quá<br /> trình từ khi ra hoa đến khi thu hoạch.<br /> <br /> (b - Chuối Bắc Kạn)<br /> Hình 3: Sự không cân xứng (a) của hai bên phiến lá<br /> so với trục cuống lá của giống chuối Phấn Vàng<br /> <br /> 48<br /> <br /> Chiều dài cuống của buồng được đo từ đỉnh lá<br /> đến nải chuối thứ nhất: Trung bình là 42,83 (±<br /> 1,63) cm; độ rộng cuống đo ở đoạn giữa của<br /> cuống buồng: 4,5 (± 0,06) cm.<br /> <br /> Trần Minh Quân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 45 - 51<br /> <br /> Số lóng trên cuống buồng (tính từ lá bắc<br /> cuối cùng đến nải chuối đầu tiên) là 2,77 (±<br /> 0,03) lóng.<br /> Cuống buồng có màu xanh nhạt khi mới ra bi<br /> và chuyển sang màu xanh – vàng khi buồng<br /> còn non, sau đó chuyển dần sang màu xanh<br /> đậm khi quả đã thuần thục. Ở giai đoạn này,<br /> trên các lóng cuống xuất hiện các vết nám<br /> màu đen.<br /> Trên cuống buồng có rất nhiều lông tơ ngắn<br /> (Nhóm 3). Trục cuống buồng và thân chính<br /> tạo thành một góc xiên khoảng 450.<br /> Hình 5: Đặc điểm của buồng<br /> và quả chuối Phấn Vàng<br /> <br /> (a)<br /> <br /> (b)<br /> <br /> Buồng chuối có dạng hình trụ. Nhìn chung,<br /> các nải phân bố khá đều và khít nhau trên trục<br /> buồng. Mỗi nải gồm 2 hàng quả sắp xếp<br /> tương đối khít nhau (Hình 5). Dưới đáy của<br /> buồng có để lại các vết sẹo do hoa trung tính<br /> và hoa đực không phát triển thành quả. Đặc<br /> điểm này nhằm phân biệt với một số giống<br /> chuối khác. Ở một số giống, lá bắc (lá bi) vẫn<br /> tồn tại trên đuôi trục buồng cho đến khi quả<br /> chín (Pillay & Tenkouano 2011) [8].<br /> Khi chín, quả chuối Phấn Vàng có màu vàng<br /> tươi, trên vỏ quả không có lông tơ, không bị<br /> nứt. Trong khi giống chuối tây Bắc Kạn có<br /> dạng màu vàng đục khi chín (Hà Minh Tuân<br /> và cs. 2014) [3]. Quả có hình dạng tương đối<br /> thẳng (Hình 5). Chiều dài trung bình của một<br /> quả (đo ở mặt bụng trong của quả) là 12,52 (±<br /> 0,17) cm. Nằm trong nhóm có kích thước quả<br /> ngắn. Một trong các đặc điểm khác biệt với<br /> giống chuối tây Bắc Kạn có đỉnh quả nhọn thì<br /> giống Phấn Vàng có đỉnh quả có dạng tương<br /> đối tù (Hình 5). Thịt quả cứng và có vị ngọt<br /> và thơm đặc trưng.<br /> Cây con<br /> <br /> (c)<br /> Hình 4: Bi chuối, hình dạng bầu nhụy hoa và<br /> noãn trước khi phát triển thành quả<br /> <br /> Có trung bình khoảng 4,5 (± 0,06) cây chuối<br /> con ở thời điểm cây chuối mẹ cho thu hoạch.<br /> Các cây con mọc ở gần sát cây mẹ và sinh<br /> trưởng theo một góc xiên ra phía ngoài. Chiều<br /> cao cây con lớn nhất bằng khoảng 3/4 chiều<br /> cao cây mẹ ở thời điểm cho thu hoạch.<br /> 49<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2