intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Chia sẻ: ViMoscow2711 ViMoscow2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành trên 372 gà từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi được nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Về ngoại hình, gà rừng có mỏ màu xám và da chân màu chì, gà mới nở có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể. Tới 20 tuần tuổi, con trống có màu đỏ cờ và con mái đa số có màu nâu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00014 Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 99-105 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RỪNG TAI ĐỎ (Gallus gallus spadiceus) NUÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Thanh Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành trên 372 gà từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi được nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Về ngoại hình, gà rừng có mỏ mầu xám và da chân mầu chì, gà mới nở có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể. Tới 20 tuần tuổi, con trống có mầu đỏ cờ và con mái đa số có mầu nâu. Tập tính ăn uống, ngủ, sinh dục, của gà rừng như các giống gà nuôi khác. Gà rừng tai đỏ đẻ trứng theo mùa, bắt đầu từ mùa xuân và kết thúc vào đầu mùa thu. Về khả năng sinh trưởng, khối lượng cơ thể lúc sơ sinh đạt 22,2 g, đến 20 tuần tuổi gà trống và mái đạt 1136,7 g và 642,7g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể tương ứng là 4,10 kg và 5,84 kg, lần lượt ở gà trống và gà mái. Tỉ lệ nuôi sống của gà ở giai đoạn sơ sinh đến 20 tuần tuổi đạt 81,45%. Kết quả cho thấy gà rừng thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại Cúc Phương. Từ khóa: Gà rừng tai đỏ, nuôi nhốt, sinh trưởng. 1. Mở đầu Gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) thuộc một trong ba giống gà rừng hiện có tại Việt Nam, được phân bố tại một số tỉnh, như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An .v.v. Gà chủ yếu sống thành bầy đàn trong rừng thứ sinh gần nương rẫy, hay rừng gỗ, tre, nứa… Thức ăn của gà rừng tai đỏ thường là các loại quả mềm, hạt cỏ dại, hạt cây lương thực và các loài động vật nhỏ, như: kiến, mối, giun đất, nhái, cào cào và châu chấu. Mùa sinh sản của gà rừng bắt đầu vào tháng 2 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 4-6 quả trứng, thời gian ấp khoảng 21 ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt và chân gà thường được dùng như một vị thuốc bổ (sơn kê) để điều trị các chứng bệnh xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lí... Vì gà rừng tai đỏ có nhiều ý nghĩa và ứng dụng quan trọng, nên gà rừng là một đối tượng bị săn bắn, đánh bẫy rất nhiều và có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về số lượng trong môi trường bán hoang dã. Trong những năm gần đây, gà rừng tai đỏ đã được nuôi tại Cúc phương với số lượng chưa nhiều. Để biết rõ hơn về gà rừng, làm cơ sở cho việc nhân giống, bảo tồn và phát triển giống gà này, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để xác định được một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng ngiên cứu gồm 372 con gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) được nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương từ năm 2013 đến 2014. Ngày nhận bài: 20/4/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015. Tác giả liên lạc: Dương Thị Anh Đào, địa chỉ e-mail: daodangduc@gmail.com 99
  2. Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Thanh * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xác định các đặc điểm sinh học Ngoại hình: Quan sát màu sắc lông, da, mỏ, mào, chân. Theo dõi tập tính: tìm vị trí kín đáo thích hợp để quan sát bằng mắt và máy ảnh để ghi lại các hành vi tập tính. Tỉ lệ nuôi sống: Tỉ lệ nuôi sống được tính theo công thức dưới đây: Số con cuối kì (con) Tỉ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số con đầu kì (con) - Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng Xác định kích thước cơ thể: đo bằng thước dây sau khi cân gà. Xác định khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể được theo dõi từ 1 ngày tuổi và từng tuần tuổi. Cân khối lượng gà hàng tuần vào một ngày, giờ nhất định, cân từng con một. Từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi, cân bằng điện tử có độ chính xác đến 5g; trên 9 tuần tuổi, cân bằng đồng X (g) =  P(g) n trong đó: X : Khối lượng trung bình (g);  P : Tổng khối lượng gà cân (g); n: Tổng số gà cân (con) Xác định tiêu tốn thức ăn: Cần ghi rõ công thức để tương đồng với các chỉ số khác. Phương pháp nuôi dưỡng: Nuôi nhốt, tại rừng Quốc gia Cúc Phương. Phương pháp xử lí số liệu: Xử lí bằng phần mềm Microsoft Excell. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Đặc điểm sinh học của gà rừng tai đỏ * Ngoại hình Ngoại hình của gà từ sơ sinh cho tới 20 tuần tuổi được thể hiện tại Bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm ngoại hình của gà rừng tai đỏ ( n = 30) Tuần Gà trống Gà mái tuổi Mỏ mầu xám, mắt mầu nâu, đuôi mắt có một sọc mầu đen. Sơ Từ đỉnh đầu đến hết đuôi có sọc mầu nâu, viền đen, bên cạnh là hai sọc mầu vàng và sinh hai sọc mầu đen từ gốc cánh cho đến hết đuôi, phần lông bụng là mầu nâu nhạt. Chân mầu xám chì. Mỏ mầu xám chì, mắt nâu đen, đuôi mắt có sọc đen. Từ đỉnh đầu đến hết cổ có một 4 dọc mầu nâu, quanh cổ xuất hiện lông thứ cấp mầu vàng pha nâu đen, cánh và lưng lông có mầu nâu xám. Chân mầu xám chì. Xuất hiện đuôi tép mầu đen. - Mỏ mầu xám chì, mắt mầu nâu đen. - Mỏ mầu xám chì, mắt mầu nâu đen. - Viền cổ lông kiếm mầu đỏ lửa pha đen. - Viền cổ lông vàng nhạt, pha nâu. - Ức gà lông mầu đen, pha nâu. - Ức gà lông mầu nâu. 8 - Lưng và cánh mầu đỏ lửa, pha đen. - Lưng và cánh mầu nâu xỉn. - Bụng mầu xám tro. - Bụng mầu xám nâu. - Đuôi mầu đen dài. - Đuôi mầu đen ngắn. - Chân mầu xám chì. - Chân mầu xám chì. - Mỏ mầu xám chì, mắt mầu nâu đen. - Mỏ mầu xám chì, mắt mầu nâu đen. - Xuất hiện mào mầu đỏ cờ. -Viền cổ lông vàng nhạt, pha nâu, điểm - Viền cổ lông kiếm dài mầu đỏ lửa. những nốt vàng hình hạt dưa. - Phần ức bụng lông mầu đen. - Phần ức bụng lông mầu nâu. 20 - Lưng và cánh mầu đỏ lửa, pha đen. - Lưng và cánh mầu nâu xỉn. - Gốc đuôi có túm lông mầu trắng, lông - Lông đuôi ngắn mầu đen. đuôi dài mầu đen. - Chân mầu xám chì. - Chân mầu xám chì. 100
  3. Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus)… Gà rừng sơ sinh có mỏ mầu xám, chân mầu xám chì và có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể, 4 tuần tuổi gà thay đổi mầu sắc toàn thân, mọc lông thứ cấp màu vàng pha nâu, lông cánh và lưng mầu nâu xám, lông đuôi mầu đen. Gà 8 tuần tuổi, con trống xuất hiện lông kiếm mầu đỏ lửa, pha đen, ức lông mầu đen, pha nâu, bụng mầu xám tro, lưng và cánh mầu đỏ, pha đen, đuôi dài mầu đen. Con mái thấy xuất hiện viền cổ lông mầu vàng nhạt, hơi xám, ức lông có mầu nâu, bụng mầu xám tro, lưng và cánh mầu nâu, đuôi ngắn mầu đen. Gà 20 tuần tuổi, hình dáng cơ bản bên ngoài đã đến tuổi thành thục. Con trống có mào mầu đỏ cờ, viền cổ lông kiếm dài mầu đỏ lửa, phần ức bụng có lông mầu đen, lưng và cánh mầu đỏ thẫm, pha đen, lông đuôi dài mầu đen, phần gốc đuôi có túm lông mầu trắng. Con mái có viền cổ lông mầu vàng nhạt, pha xám, điểm những nốt mầu nâu hình hạt dưa, phần ức bụng lông mầu nâu, lưng và cánh mầu nâu xỉn, lông đuôi ngắn mầu đen. Hình 1. Gà rừng tai đỏ 1 đến 4 tuần tuổi Hình 2. Gà rừng tai đỏ trưởng thành * Tập tính - Tập tính ăn: Gà rừng thường thích ăn các loại thức ăn như ngô, cám công nghiệp, các loại lá cây, rau, cỏ và các loại côn trùng, gà rừng thường ăn rải rác trong cả ngày. Vì vậy, không nên cho quá nhiều thức ăn một lúc, nên cho gà ăn thành nhiều lần một ngày để kích thích tính thèm ăn và tránh rơi vãi thức ăn, hạn chế nấm mốc. - Tập tính uống: Do sống trong điều kiện nuôi nhốt nên gà rừng uống chủ yếu là nước máy, gà thích uống nước mới, sạch, nước cũ bẩn gà không uống hoặc uống ít. - Tập tính ngủ và tắm nắng: Tập tính ngủ của gà khác nhau ở các giai đoạn phát triển. Gà con ngủ nhiều trong thời gian quây úm cả ngày lẫn đêm, khi ngủ chúng chụm vào nhau để ngủ. Gà hậu bị và gà 101
  4. Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Thanh đẻ chúng ngủ ít hơn và chỉ ngủ trên cây, cành, que đậu, không ngủ dưới đất. Gà thường tắm nắng vào 9 - 10h sáng và 3 - 4h chiều, thích phơi cánh trên cát. Việc tắm nắng rất có ý nghĩa quan trọng giúp tổng hợp vitamin D, kích thích tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất. Vì vậy, chú ý xây dựng chuồng trại có sân tắm nắng cho gà. - Sự hiếu động và nhạy cảm của gà: Gà rừng thích yên tĩnh, chúng thường rất nhát và nhạy cảm với tiếng động lạ hoặc người lạ. Vì vậy, khi có người lạ vào chuồng gà thường bay tán loạn và kêu táo tác, gà rừng thường đi đi lại lại trong chuồng, ít khi đứng một chỗ. - Tập tính bay: Do gà rừng quen với cuộc sống hoang dã nên chúng bay được rất cao và xa, nó có thể bay từ 300 - 400 m và khi có tiếng động lạ là chúng lập tức bay luôn. - Tập tính sinh dục: Gà hoạt động sinh dục mạnh vào khoảng 8 - 10 giờ, đến trưa giảm xuống và tăng mạnh vào cuối buổi chiều trong ngày nhất là vào lúc 15 - 17 giờ. Gà trống ghẹ mái và giao phối thấp nhất vào lúc 13 - 14 giờ trưa. Hoạt động sinh dục của gà rừng xảy ra rất nhanh nên rất khó để bắt gặp và quan sát. - Tập tính đẻ và ấp trứng: Gà rừng thường sinh sản theo mùa thường bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 8 dương lịch. Thời gian đẻ trứng trong ngày tập trung vào 13 - 17 h chiều, gà thường đẻ rải rác ở nền chuồng, không bới ổ để đẻ. 2.2.2. Khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ * Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể của gà rừng được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Khối lượng cơ thể của gà rừng tai đỏ qua các tuần tuổi (g) (n = 30) Trống + mái Trống + mái Tuần tuổi ±mx Cv (%) Ss 22,2 ± 0,45 11,13 1 52,3 ± 1,54 16,13 2 101,8 ± 2,32 12,47 3 153,3 ± 2,27 8,10 4 206,5 ± 5,56 14,74 Trống Mái ±mx Cv (%) ±mx Cv (%) 8 297,5 ± 20,63 10,50 252,3 ± 18,92 12,43 12 780,4 ± 22,72 12,31 410,7 ± 19,62 18,34 16 951,7 ± 9,60 5,52 526,9 ±2 9,63 21,78 20 1136,7 ± 23,64 8,05 642,7 ± 26,61 16,04 Qua các giai đoạn, khối lượng gà tăng dần qua các tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Từ 1 đến 4 tuần tuổi nuôi chung trống mái (do lúc này chưa phân biệt được trống, mái) nên khối lượng được, từ tuần thứ 8 trở đi cân riêng trống, mái. Bảng 2 cho thấy, gà rừng mới nở có khối lượng tương đối nhỏ, trung bình là 22,2 g/con; tương đương với khối lượng chim Trĩ đỏ khoang cổ là 21,26 g [1], nhưng thấp hơn so với khối lượng gà Lôi lam đuôi trắng (24 g). So với các giống gà nội khác thì gà rừng sơ sinh có khối lượng thấp hơn gà Ri (27,4 g ± 0,27) và gà H’mông (31,96 g ± 0,54), gà Đông Tảo (32,63 g ± 0,51) [2]. 102
  5. Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus)… Đến 4 tuần tuổi, khối lượng cơ thể trung bình là 206,5 g/con, cao hơn khối lượng gà Lôi lam đuôi trắng 175,5g [1]. Lúc 20 tuần tuổi, gà trống đạt 1136,7 g và gà mái là 642,7 g. Kết quả này tương đương với nghiên cứu gà Rừng tai đỏ tại Cúc Phương có khối lượng lúc sơ sinh là 21,6g; 4 tuần tuổi là 198,2 g và lúc 20 tuần tuổi là con trống là 1076,7 g; con mái là 616 g [3]. Gà rừng có khối lượng nhỏ hơn gà H’mông, lúc 10 tuần tuổi con trống và mái đạt 479,43 và 421,67; 16 tuần tuổi đạt tương ứng là 970,27 g và 901,13 g [4]. Khối lượng của gà Hồ, gà Mía, gà Móng lúc 9TT và 20TT đạt lần lượt là gà Hồ 457 g - 1786,2 g; gà Móng 638 g - 1638,9 g và gà Mía 604,7 g - 1628,7 g [1]. Như vậy, gà rừng tuy được chăn nuôi trong môi trường nhân tạo khác xa so với môi trường hoang dã với thời gian tương đối dài, song chúng vẫn duy trì được sự ổn định về di truyền của các tính trạng mầu lông cũng như khối lượng cơ thể, đây là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen loài gà rừng nói chung và phân loài gà Rừng tai đỏ nói riêng. * Kích thước cơ thể Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện sự sinh trưởng và luôn có mối tương quan với khối lượng cơ thể và hình dạng thân. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như giai đoạn thành thục về thể trọng để đáp ứng dinh dưỡng kịp thời, hướng sản xuất, các chỉ tiêu về hình dạng trứng [5]. Gà rừng tai đỏ được tiến hành đo ở 52 tuần tuổi có kích hước như Bảng 3. Bảng 3. Kích thước các chiều của gà rừng tai đỏ ở 52 tuần tuổi (n = 30) Trống Mái Chỉ tiêu ±mx (cm) Cv (%) ±mx (cm) Cv (%) Dài thân 33,3 ± 0,4 3,8 30,0 ± 0,6 6,2 Dài chân 13,0 ± 0,2 5,1 12,3 ± 0,2 5,3 Dài cánh 17,7 ± 0,2 4,2 14,4 ± 0,3 6,3 Dài cổ 16,9 ± 0,1 2,7 13,7 ± 0,2 5,2 Rộng ức 7,6 ± 0,1 3,0 6,4 ± 0,2 8,7 Vòng ngực 25,2 ± 0,4 5,6 23,4 ± 0,3 3,6 Kích thước các chiều đo cơ thể giữa con trống và con mái trưởng thành khác nhau. Dài chân của gà trống là 13,0 cm; gà mái là 12,3 cm. Chiều dài cánh của con trống (17,7 cm) dài hơn con mái (14,4 cm) là 3,3 cm. Vòng ngực của con trống dài hơn con mái là 1,80 cm. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu gà rừng tai đỏ trước đây [3]. * Tiêu thụ thức ăn Lượng thức ăn tiêu thụ của gà rừng tai đỏ từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi như Bảng 4. Bảng 4. Tiêu thụ thức ăn của gà rừng tai đỏ giai đoạn sơ sinh đến 20 tuần tuổi Trống Mái Giai đoạn (tuần tuổi) Tổng thức ăn TTTA/kg tăng KL Tổng thức ăn TTTA/kg tăng KL (g) (kg) (g) (kg) Sơ sinh - 8 716 3,22 716 3,22 8 - 20 3729 4,44 2729 6,99 1 - 20 4445 4,10 3445 5,84 103
  6. Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Thanh Giai đoạn sơ sinh đến 8 tuần tuổi gà rừng tiêu thụ 3,22 kg và sơ sinh đến 20 tuần tuổi gà trống tiêu thụ 4,44 kg và gà mái tương ứng là 3,44 kg thức ăn, tương đương với lượng tiêu thụ thức ăn của chim trĩ đỏ khoang cổ đến 20 tuần tuổi tính chung cả trống lẫn mái là 5,08 kg [6]. Chi phí cho 1 kg thức ăn cho gà rừng là 12.000 đ. Như vậy, nếu tính trung bình cả trống và mái thì TTTA/kg tăng khối lượng từ 1 - 20 TT là 4,97 kg; thì chi phí thức ăn/1 con gà trưởng thành là gần 60.000 đ mà giá bán trên thị trường của một cặp gà rừng trưởng thành là 1.500.000đ. Vì vậy mà gà rừng đang được người chăn nuôi rất ưa chuộng. 2.2.3. Tỉ lệ nuôi sống của gà rừng tai đỏ Tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sản xuất, sức chống chịu bệnh tật của đàn gà và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm. Tỉ lệ nuôi sống của gà rừng tai đỏ được thể hiện qua Bảng 5. Bảng 5. Tỉ lệ nuôi sống của gà rừng tai đỏ (%) Giai đoạn Đầu kì (con) Cuối kì (con) Tỉ lệ nuôi sống (%) Sơ sinh - 9 tuần tuổi 372 310 83,33 10 - 20 tuần tuổi 310 303 97,74 Sơ sinh - 20 tuần tuổi 372 303 81,45 Bảng 5 cho thấy tỉ lệ nuôi sống ở gà rừng ở các giai đoạn đều đạt khá cao. Giai đoạn gà sơ sinh - 9 tuần tuổi đạt 83,33%. Ở giai đoạn gà dò, hậu bị 10 - 20 tuần tuổi đạt 97,74%; giai đoạn sơ sinh - 20 tuần là 81,45%, cao hơn tỉ lệ nuôi sống của chim Trĩ khoang cổ đến 20TT đạt 70,18% [6]. Gà có sức đề kháng chống bệnh tật tốt, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt tại Cúc Phương. Đây là một đặc điểm quý để phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại. 3. Kết luận Qua nghiên cứu về đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương, chúng tôi thu được kết quả như sau: Ngoại hình và tập tính: Gà rừng có mỏ mầu xám và da chân mầu chì. Gà sơ sinh có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể, tới 20 tuần tuổi con trống có mầu đỏ cờ và con mái đa số có mầu nâu. Tập tính ăn uống, ngủ, sinh dục, của gà rừng như các giống gà nuôi khác. gà rừng đẻ trứng theo mùa, mùa Xuân gà bắt đầu đẻ trứng và kết thúc vào đầu mùa Thu. Khả năng sinh trưởng: Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà rừng trống và mái đạt 1136,7 g và 642,7 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể tương ứng là 4,10 kg và 5,84 kg. Tỉ lệ nuôi sống giai đoạn gà sơ sinh đến 20 tuần tuổi đạt 81,45%. Gà rừng thích nghi với điều kiện nuôi tại Cúc Phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Xuân Tùng và cs, 2010. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, sinh sản của 3 giống gà Hồ, Mía và Móng sau khi chọn lọc qua 1 thế hệ. Báo cáo khoa học năm 2009. Viện Chăn nuôi, phần Di truyền giống vật nuôi. [2] Đào Đức Long, 2002. Sinh học về các giống gia cầm ở Việt Nam. Nxb Khoa học Kĩ thuật. [3] Hoàng Xuân Thuỷ, Đỗ Văn Lập, 2010. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học, khả năng sinh sản để nhân nuôi và phát triển loài gà rừng (Gallus gallus) tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Báo cáo tổng kết đề tài gà rừng 2007 - 2010. [4] Dương Thị Anh Đào, Vũ Thị Đức, 2011. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà H’mông nuôi bán công nghiệp và chăn thả tại Thuận Châu - Sơn La. Tạp chí khoa học Kĩ thuật Chăn nuôi, số 12/2011, tr. 14-21. 104
  7. Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus)… [5] Nguyễn Thị Mai, 2009. Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp. [6] Hoàng Thanh Hải, 2012. Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt. Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. ABSTRACT Biological characteristics and growth potential of the Red Junglefowl (Gallus gallus spadiceus)raised in Cuc Phuong For this study, Red junglefowl were raised in Cuc Phuong National Park. The subjects consisted of 372 chickens which were monitored for biological and growth characteristics from birth to 20 weeks of age. The results showed that the bodyexternality of the chickens: the horny was gray, leg leather was lead and chick at birth had yellowish-brown color running along the body. At 20 weeks, the males were red flags and females were almost solid. Their eating, sleeping and sex habits were similar to those of local chickens, but eggs were laidin the spring whichchickens started laying eggs in the spring and endedin earlyautumn. The rate of growth was slow. Body weight at birth was 22.2 g, and at 20 weeks roosters and hen weighed 642.7 g and 1136.7 g. The feed conversion ratio was 4.10 and 5.84, respectively. The survival rate was high: 81.45 percent (to 20 weeks). The jungle chickens adapted well to living conditions in Cuc Phuong. Keywords: Biological characteristics, Cuc Phuong, growth, Red Junglefowl. 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2