intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm thực vật và giải phẫu của cây nho rừng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi phẫu thân có mô cứng gồm khoảng 10 hàng tế bào, xếp tạo thành hình cung phía trên bó dẫn, từng bó mô dẫn riêng biệt, gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong. Vi phẫu lá có bó mô dẫn gồm libe ở trên và gỗ ở dưới, mô cứng gồm 2-3 hàng tế bào, nằm ngay trên libe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm thực vật và giải phẫu của cây nho rừng

  1. www.vanlongco.com Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 120 - 123) ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ GIẢI PHẪU CỦA CÂY NHO RỪNG Phùng Thanh Long1,3, Đỗ Thị Hà1,*, Hà Vân Oanh2, Nguyễn Thị Ngọc Anh3, Phạm Thị Thúy1, Nguyễn Thị Trang2, Lê Việt Dũng1, Phạm Thanh Huyền1 1 Viện Dược liệu; 2Đại học Dược Hà Nội; 3Đại học Đại Nam *Email: hado.nimm@gmail.com hoặc longphung.31@gmail.com (Nhận bài ngày 16 tháng 1 năm 2017) Tóm tắt Áp dụng phương pháp hình thái và vi học, các dữ liệu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và đặc điểm vi học bột dược liệu của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.) đã được mô tả. Loài nho rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.) đặc trưng bởi đặc điểm: Cuống lá và mặt dưới lá phủ lông như tơ nhện màu nâu vàng; vỏ hạt nhẵn, mặt bụng của hạt có hai rãnh dọc. Vi phẫu thân có mô cứng gồm khoảng 10 hàng tế bào, xếp tạo thành hình cung phía trên bó dẫn, từng bó mô dẫn riêng biệt, gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong. Vi phẫu lá có bó mô dẫn gồm libe ở trên và gỗ ở dưới, mô cứng gồm 2-3 hàng tế bào, nằm ngay trên libe. Bột thân có tinh thể calci oxalat hình kim, hình cầu gai và hình khối, hạt tinh bột hình chuông và lông che chở đơn bào. Bột lá có tinh thể calci oxalat hình kim và hình cầu gai, hạt tinh bột đơn hình tròn và lông che chở đơn bào. Từ khóa: Nho rừng, Vitis heyneana, Hình thái, Hiển vi. Summary Morphological and Anatomical Characteristics of Vitis heyneana Roem. & Schult. Morphological and anatomical characteristics of Vitis heyneana Roem. & Schult. were described by using morphological method and microscopic techniques. Vitis heyneana Roem. & Schult. characterized by petioles and abaxial surface of leaf with dense brown arachnoid tomentum, seed coat smooth, ventral holes furrowed upward. Anatomy of stem sclerenchyma arc shape with 10 cell-lines, separate vascular bundles include phloem outside and xylem inside. Anatomy of leaf vascular bundles include phloem upper and xylem below, sclerenchyma with 2-3 cell-lines. Stem powder needle-shaped, urchin- shaped and cube-shaped crystals of calcium oxalate, campanulate starch grains, and sheltered unicellular hairs. Leaf powder needle-shaped, urchin-shaped crystals of calcium oxalate, globular starch grains, and sheltered unicellular hairs. Keywords: Wild Grape, Vitis heyneana, Morphology, Anatonomy. 1. Đặt vấn đề Cường - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Ở Việt Nam, cây nho rừng (Vitis heyneana giám định, mang số hiệu TL07 và được lưu tại Roem.& Schult.) mọc hoang dại khá nhiều tại các phòng Tiêu bản Thực vật, Viện Sinh thái và Tài tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn nguyên sinh vật, Hà Nội. và Lào Cai. Người dân bản địa từ lâu đã sử dụng Phương pháp nghiên c u: Phương pháp hình thân và rễ loài này làm thuốc chữa viêm phế quản, thái so sánh được áp dụng để xác định loài. Các lợi tiểu, kinh nguyệt không đều và bạch đới [1]. mẫu nghiên cứu được so sánh và đối chiếu với Tuy nhiên cho đến nay, ở trong nước cũng khóa phân loại và bản mô tả trong các tài liệu [2], như trên thế giới mới chỉ có một số công bố về [3], [4], [5]. hình thái của loài nho rừng (Vitis heyneana Roem. Áp dụng phương pháp vi học để nghiên cứu & Schult.), mà chưa có tài liệu mô tả đặc điểm cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu các giải phẫu loài này. Để phục vụ cho công tác giám bộ phận rễ, thân, lá của loài [6]. định và tiêu chuẩn hóa, đồng thời cũng là để mở 3. Kết quả đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về hóa học 3.1. Đặc điểm hình thái của mẫu nghiên c u và tác dụng sinh học, chúng tôi đã tiến hành Đặc điểm hình thái: Dây leo, thân và nhánh nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu non có lông tơ như tơ nhện màu vàng – trắng, sau cây nho rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult). đó nhẵn; cuống, mặt dưới lá và cụm quả có lông 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu tơ như tơ nhện màu nâu vàng; tua cuốn đối diện Đối tượng nghiên c u: phần trên mặt đất cây với lá, xẻ đôi ở đỉnh, phủ lông tơ dạng mạng nho rừng mọc tự nhiên tại xã Bản Mế, huyện Si nhện dày đặc lúc non, sau nhẵn. Lá đơn, mọc so Ma Cai, tỉnh Lào Cai, được thu hái vào tháng le; lá kèm rụng sớm, có vết lá kèm ở gốc cuống 9/2016. Mẫu nghiên cứu được TS. Nguyễn Thế lá; cuống lá dài 2 – 6 cm, phủ lông tơ dạng mạng 120 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017
  2. www.vanlongco.com nhện dày đặc, ngắn hơn rất nhiều so với phiến lá; nhánh, các nhánh phía dưới dài hơn các nhánh phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, kích thước phía trên. Quả mọng hình cầu, kích thước không 4 - 10 x 3 - 7 cm, nguyên hoặc có 3 thùy nông; đều trong cùng một cụm, đường kính 0,9 - 1,4 cm, gốc lá hình tim hoặc cụt, mép lá có 19 - 22 đôi khi chín màu tím đen, nhẵn, vị rất chua. Hạt 3 - 4 răng cưa nhọn, đỉnh nhọn hoặc có mũi nhọn; gân trong một quả, hình trứng ngược, đỉnh tròn, gốc lá hình chân vịt, gân từ gốc lá 5, gân giữa có 5 - 7 thuôn nhọn, hơi xẻ 2, kích thước khoảng 6 x 4 cặp, gân cấp 3 song song, nổi rõ ở mặt dưới, hơi mm; vỏ hạt nhẵn, mặt lưng có một đốm màu nâu lõm ở mặt trên; mặt dưới lá phủ lông tơ màu nâu ở giữa với đường sọc màu vàng nâu kéo dài qua xám, mặt trên có lông tơ dạng mạng nhện lúc non, đỉnh sang hết mặt bụng đến gốc hạt, mặt bụng có sau nhẵn. Cụm quả ch m kép, đối diện lá, dài 10 hai rãnh dọc xuất phát từ đỉnh hạt đến gần đỉnh, - 15 cm, cuống cụm quả dài 3 - 4 cm, chia nhiều khía sâu vào hạt. Hình 1. Đặc điểm hình thái của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.) Chú thích: a: Cành mang lá, chùm quả; b: Thân già; c: Thân non; d: Tua cuốn; e: Lá; f: Gốc lá; g: Chóp lá; h: Chùm quả; i: Quả; j: Quả (cắt ngang); k: Hạt (mặt bụng); l: Hạt (mặt lưng); m: Hạt (cắt ngang); n: Hạt (cắt dọc) 3.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu Đặc điểm giải phẫu thân: Vi phẫu có thiết diện tròn. Từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình tròn xếp sát nhau, vách ngoài phủ 1 lớp cutin mỏng, thỉnh thoảng có lông che chở đơn bào (1). Tiếp theo là mô dày tập trung thành từng đám, gồm khoảng 20 hàng tế bào, có vách dày bằng cellulose, dày lên ở các góc (2). Mô mềm rất mỏng gồm 1 - 2 hàng tế bào hình đa giác, hình tròn, kích thước lớn sắp xếp lộn xộn nhau tạo thành các khoảng gian bào (3). Hình 2. Cấu tạo giải phẫu thân cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.) Sợi (4) gồm khoảng 10 hàng tế bào màng dày Chú thích: 1- Biểu bì; 2- Mô dày; 3- Mô mềm vỏ; 4- Sợi hóa gỗ, xếp tạo thành hình cung phía trên bó dẫn. 5- Libe; 6- Gỗ; 7- Mô mềm ruột Mô dẫn tạo thành từng bó riêng biệt, gồm libe (5) Đặc điểm giải phẫu lá và gỗ (6) tiếp xúc nhau ở một mặt, libe ở phía Gân lá: Mặt trên hơi lõm. Mặt dưới lồi thành ngoài và gỗ ở phía trong, tạo nên bó chồng, giữa hình cung. Từ dưới lên trên gồm: Biểu bì dưới các bó mô dẫn là tia ruột. Mô mềm ruột ở trong (1) cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình tròn xếp xít cùng cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác kích nhau, vách ngoài phủ 1 lớp cutin mỏng, thỉnh thước lớn, thành mỏng, xếp lộn xộn (7). thoảng có lông che chở đơn bào (11). Mô dày Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 1 121
  3. www.vanlongco.com dưới phân bố ở toàn bộ mặt gân dưới gồm khoảng 3 hàng tế bào, vách dày lên đều đặn xung quanh tế bào (2). Mô mềm gồm các tế bào hình tròn, kích thước lớn, xếp lộn xộn nhau để hở các khoảng gian bào (3). Mô dẫn tạo thành bó, bó to 1 2 3 nhất ở dưới biểu bì trên, gồm libe ở trên (5), gỗ ở dưới (4). Mô cứng (6) gồm 2 - 3 hàng tế bào, 4 5 nằm ngay trên libe. Mô dày trên tập trung thành đám, gồm khoảng 8 hàng tế bào, vách dày lên đều đặn xung quanh tế bào (7). Biểu bì trên (8) gồm 1 hàng tế bào hình tròn xếp sát nhau. 6 Phiến lá: Cấu tạo bởi biểu bì trên (8) và biểu bì dưới (1). Mô giậu gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau (9). Mô khuyết gồm những tế bào không đều, để hở những khoảng gian bào lớn, 7 8 9 rỗng, chứa đầy khí, trong đó rải rác có các tinh Hình 4. Đặc điểm bột thân cây nho rừng (Vitis heyneana thể calci oxalat hình cầu gai (10). Roem. & Schult.) Chú thích: 1- Tinh thể calci oxalat hình kim; 2- Hạt tinh bột 1 hình chuông; 3- Sợi; 4- Mạch xoắn; 5- Mảnh mô mềm; 6- 2 Lông che chở đơn bào; 7- Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 11 8- Mạch điểm; 9- Tinh thể calci oxalat hình khối. Bột lá: Bột màu xám, không mùi, không vị. Soi bột trên kính hiển vi có các đặc điểm sau: Tinh thể calci oxalat hinh kim dài khoảng 60 – 80 µm (1a, 1b) và hình cầu gai kích thước 3 khoảng 25 x 25 µm (5) riêng lẻ hoặc tập trung thành đám. Mảnh mạch xoắn (2) và mạch điểm 4 (3a, 3b). Hạt tinh bột đơn, hình tròn đường kính khoảng 25 µm (4). Lông che chở đơn bào dài 5 khoảng 300 µm (7). 6 10 9 7 8 Hình 3. Cấu tạo giải phẫu lá cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.) 1 1 2 Chú thích: 1- Biểu bì dưới; 2- Mô dày dưới; 3- Mô mềm; 4- Gỗ; 5- Libe; 6- Mô cứng; 7- Mô dày trên; 8- Biểu bì trên; 9- Mô giậu; 10- Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 11- Lông che chở. 3.3. Đặc điểm bột dược liệu Bột thân: Bột màu xám, không mùi, không vị. 3 3 4 Soi trên kính hiển vi có các đặc điểm sau: Tinh thể calci oxalat hình kim dài khoảng 60 – 80 µm (1), hình cầu gai kích thước khoảng 25 x 25 µm (7) và hình khối kích thước khoảng 10 x 10 µm 5 6 7 (9). Hạt tinh bột hình chuông kích thước khoảng Hình 5. Đặc điểm bột lá cây nho rừng (Vitis heyneana 20 x 25 µm (2). Sợi (3). Mảnh mạch xoắn (4) và Roem. & Schult.) mảnh mạch điểm (8). Mảnh mô mềm gồm các tế Chú thích: 1a;1b – Tinh thể calci oxalat hình kim; 2- Mạch xoắn; 3a, 3b - Mạch điểm; bào hình đa giác, xếp lộn xộn (5). Lông che chở 4- Hạt tinh bột; 5- tinh thể calci oxalat hình cầu gai; đơn bào dài khoảng 300 µm (6). 6- Mảnh mạch; 7- Lông che chở. 122 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017
  4. www.vanlongco.com 4. Bàn luận 5. Kết luận Trong nghiên cứu này đã xây dựng được bộ Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải dữ liệu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu phẫu, chúng tôi đã xây dựng được bộ dữ liệu về (thân, lá, quả) và đặc điểm vi học bột dược liệu hình thái, giải phẫu (thân, lá, quả) và vi phẫu bột (thân, lá) của loài nho rừng (Vitis heyneana dược liệu (thân, lá) của cây nho rừng (Vitis Roem.& Schult.). Theo kinh nghiệm dân gian, heyneana Roem. & Schult.), phục vụ công tác loài nho rừng được sử dụng làm thuốc chữa viêm giám định và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Cây nho phế quản, lợi tiểu, kinh nguyệt không đều và rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.) được nhận bạch đới [7]. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có những tài liệu mô tả về đặc điểm hình thái mà dạng bởi các đặc điểm: cuống và mặt dưới lá phủ chưa có công bố về đặc điểm giải phẫu và bột lông như tơ nhện màu nâu vàng, vỏ hạt nhẵn, mặt dược liệu. Trong khi đó, chi Nho Vitis L. ở Việt bụng của hạt có hai rãnh dọc. Vi phẫu thân có mô Nam gồm có 6 loài (V. balansana, V. labrusca, V. cứng gồm khoảng 10 hàng tế bào, xếp tạo thành heyneana, V. retordii, V. vinifera và V. flexuosa) hình cung phía trên bó dẫn, bó mô dẫn riêng biệt, có đặc điểm hình thái tương đối giống nhau [2]. gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong tạo nên Loài nho rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.) bó chồng. Vi phẫu lá có mô dẫn tạo thành bó, bó được nhận diện bởi cành non, cuống và mặt dưới to nhất ở dưới biểu bì trên, gồm libe ở trên và gỗ lá phủ lông như tơ nhện màu vàng, vỏ hạt nhẵn, ở dưới, mô cứng gồm 2 - 3 hàng tế bào, nằm mặt bụng của hạt có hai rãnh dọc. Bột dược liệu ngay trên libe. Bột thân có tinh thể calci oxalat cũng có một số đặc điểm đặc trưng như: bột thân hình kim, hình cầu gai và hình khối, hạt tinh bột có tinh thể calci oxalat hình kim, hình cầu gai và hình chuông và lông che chở đơn bào. Bột lá có hình khối, hạt tinh bột hình chuông; bột lá có tinh tinh thể calci oxalat hình kim và hình cầu gai, hạt thể calci oxalat hình kim và hình cầu gai, hạt tinh tinh bột đơn hình tròn và lông che chở đơn bào. bột đơn hình tròn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lần đầu tiên mô tả đặc điểm giải phẫu và Lời cảm ơn: Nghiên c u này được tài trợ bởi Quỹ bột dược liệu của phần thân và lá cây nho rừng, phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia, đề tài góp phần xây dựng tiêu chuẩn phục vụ công tác “Nghiên c u cơ chế tác dụng chống viêm của một số kiểm nghiệm và giám định, và cũng để mở đầu hợp chất oligostilbenoid phân lập từ các loài Nho dại cho những nghiên cứu tiếp theo về hóa học và tác (Vitis sp.) thu hái ở miền bắc Việt Nam, mã số dụng sinh học về loài này. 106.YS.05-2014.26”. Tài liệu tham khảo 1. Võ Văn Chi (2012), Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập 2, Nxb Y học, 356-357. 2. Nguyễn Thế Cường (2012), Nghiên c u phân loại họ Nho - Vitaceae Juss ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, 42-47. 3. Phạm Hoàng Hộ (1992), Cây cỏ Việt Nam, Tập 2, Nxb Mekong – Montreal, 564-597. 4. Wen H, Ren J (2007), Flora of China, Vol. 12, 210-222. 5. Roemer JJ, Schultes JA (1819), Systema Vegetabilium, Vol. 5, 318. 6. Nguyễn Viết Thân (2000), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Nxb Khoa học & Kỹ thuật - Hà Nội, 13 - 21. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 123 - 128) ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CÂY BAN ÂU DI THỰC TẠI BẮC HÀ-LÀO CAI Trần Danh Việt*, Đào Văn Núi, Nguyễn Văn Hùng, Lê Đình Phương, Nguyễn Bá Hưng, Trần Thị Kim Dung, Phạm Thanh Huyền Viện Dược liệu *Email: trandanhviet@gmail.com (Nhận bài ngày 19 tháng 3 năm 2017) Tóm tắt Ban Âu (Hypericum perforatum L.) là cây thảo dược có giá trị dược liệu cao, được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là chữa các bệnh về trầm cảm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá các đặc điểm nông sinh học. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển và năng suất dược liệu, năng suất hạt, hàm lượng hoạt chất cây ban Âu Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2