intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG (09/1960)

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

210
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài thuyết trình 'đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ iii của đảng (09/1960)', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG (09/1960)

  1. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG (09/1960) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. Gần 20 đoàn đại biểu các đảng anh em trên thế giới đã tới dự. Ngoài ra, đại biểu của Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tới dự. Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng đọc lời khai mạc, nêu rõ "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại ý chí sắt đá giải phóng miền Nam của nhân dân cả nước ta. "Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta,
  2. chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên". Người nhấn mạnh: "Miền Bắc giàu mạnh là cơ sở vững chắc của cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà"3. Báo cáo chính trị do đồng chí Lê Duẩn trình bày đã khẳng định nhiệm vụ cách mạng của cả nước là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và của từng miền là giải phóng miền Nam, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chỉ ra rằng, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam còn lâu dài, gian khổ. Đó không phải là một quá trình giản đơn mà là một quá trình phức tạp kết hợp nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt từ thấp đến cao, hợp pháp và không hợp pháp và lấy việc xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng làm cơ sở. Báo cáo chính trị đã trình bày đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta là: Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến
  3. mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới. Muốn đạt được mục tiêu ấy phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh; thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hoá, kỹ thuật, biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Báo cáo chính trị đề ra nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Trong 5 năm phải ra sức phấn đấu thực hiện
  4. một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Về đối ngoại, Báo cáo chính trị vạch rõ nhiệm vụ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là ra sức góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong phong trào cộng sản quốc tế, duy trì và củng cố hoà bình ở Đông Nam Á, góp phần tăng cường phong trào độc lập dân tộc và củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa. Về sự lãnh đạo của Đảng, Báo cáo chính trị đã đúc kết 8 bài học chủ yếu của cách mạng nước ta trong 30 năm qua: xây dựng Đảng Mác - Lênin, có đường lối đúng, liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, kết hợp các hình thức đấu tranh, tăng cường Nhà nước của nhân dân, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù, đoàn kết quốc tế. Đó cũng là những bài học cho giai đoạn cách mạng trước mắt cần được Đảng ta vận dụng sáng tạo. Đoàn kết nhất trí trong Đảng là điều kiện cơ bản đoàn kết toàn dân. Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp tốt để nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên, để khắc phục những xu hướng giáo điều chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng.
  5. Báo cáo về xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng nêu rõ nhiệm vụ xây dựng Đảng lúc này là phải giữ vững và không ngừng tăng cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng, bảo đảm cho Đảng có đầy đủ khả năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và văn hoá, xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Báo cáo trình bày một số vấn đề lớn trong công tác xây dựng Đảng: nâng cao trình độ lý luận và tư tưởng trong Đảng; mở rộng dân chủ và tăng cường tập trung trong sinh hoạt Đảng; thấu suốt đường lối quần chúng của Đảng; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng trên cơ sở phê bình và tự phê bình; tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng. Về đảng viên, Báo cáo nêu ra yêu cầu cấp bách trong thời kỳ mới là nâng cao tiêu chuẩn của đảng viên. Đảng viên phải là người "có lao động, không bóc lột". Đường lối cán bộ là chú trọng đào tạo, lựa chọn công nhân, nông dân và trí thức ưu tú. Đại hội đã thảo luận và nhất trí với Báo cáo chính trị và các báo cáo khác của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sự nhất trí này được thể
  6. hiện trong việc thông qua Nghị quyết của Đại hội về đường lối và nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới, thông qua Điều lệ (sửa đổi) và Lời kêu gọi của Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 47 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã cử ra Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 10-9-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Diễn văn bế mạc Đại hội, Người nói: "Đại hội lần thứ II đã đưa kháng chiến đến thắng lợi, chắc chắn rằng Đại hội lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà". Sự đoàn kết, nhất trí của Đại hội là hạt nhân đoàn kết nhân dân cả nước, là nguồn sức mạnh dẫn đến các phong trào cách mạng mới ở hai miền Nam - Bắc. Hạn chế của Đại hội III là chưa có dự kiến về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
  7. Từ cuối tháng 7-1954 đến cuối năm 1960, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân hai miền Nam Bắc vượt qua một chặng đường đầy biến động, chông gai và phức tạp: tiếp quản vùng mới giải phóng, xoá bỏ các tàn dư thực dân, phong kiến, đấu tranh chống các thế lực thù địch, sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc và đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai mưu toan xoá bỏ phong trào cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam, giữ được lực lượng cách mạng và phát động cao trào "Đồng khởi" trong toàn miền Nam. Những kinh nghiệm Đảng đã rút ra được qua thực tiễn những năm 1954-1960 vô cùng phong phú và quý báu: Một là, hai chiến lược cách mạng đồng thời được tiến hành nhưng nhằm mục tiêu hàng đầu là chống đế quốc Mỹ; củng cố và xây dựng miền Bắc cũng là để thắng Mỹ. Hai là, biết chọn đúng khâu mở đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang tiến lên khởi nghĩa từng phần bẻ gẫy chính quyền địch ở cơ sở. Sự lựa chọn này tuy có chậm, nhưngHội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1959) đã khắc phục được thiếu sót, sai lầm này.
  8. Ba là, miền Bắc tập trung lực lượng, khắc phục hậu quả của chiến tranh kết hợp xoá bỏ tàn dư phong kiến và thực dân, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, chủ yếu là khôi phục kinh tế nông nghiệp, lấy thương nghiệp làm đòn bẩy. Bốn là,bài học sâu sắc rút ra từ sai lầm trong cải cách ruộng đất là phải căn cứ tình hình thực tế ruộng đất, nông thôn, nông nghiệp nước ta mà đặt chủ trương cải cách cho phù hợp; phải có thái độ đúng đối với sai lầm của cải cách ruộng đất mới sửa chữa được sai lầm, nghĩa là phải vừa đấu tranh kiên quyết sửa chữa sai lầm, vừa đấu tranh chống khuynh hướng phủ định thành quả cách mạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2