intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đám đông cô đơn: phần 1

Chia sẻ: Lê Hồng Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:257

67
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần một cuốn sách "Đám đông cô đơn" gồm 12 chương bàn về tính cách xã hội và về các khác biệt trong tính cách xã hội của con người thuộc những vùng miền,thời đại và nhóm khác nhau. cuốn sách xem xét những cách thức mà các kiểu tính cách xã hội khác nhau, sau khi đã được hình thành từ chỗ ngoặt của xã hội, sẽ được triển khai ra sao rong công việc, sự giải trí, chính trị và hoạt động nuôi dạy con cái. cụ thể hơn, cuốn sách bàn về cách thức mà theo đó một kiểu tính cách xã hội, vốn chiếm ưu thế ở mỹ hồi thế kỷ 19, dần dà bị một kiểu tính cách xã hội khác hẳn thế chỗ. tại sao điều này xảy ra; nó xảy ra như thế nào; các hệ quả của nó ở một số lĩnh vực chính yếu của đời sống là gì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đám đông cô đơn: phần 1

ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN<br /> Thông tin sách:<br /> Tên sách: ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN<br /> Tựa gốc: The Lonely Crowd<br /> Tác giả: David Riesman, Nathan Glazer, Reuel Denney<br /> Biên dịch: Thiên Nga<br /> Số trang: 508<br /> Xuất bản: 2012<br /> NXB Tri thức – Nhã Nam<br /> Khổ 16x24cm<br /> DamDongCoDon1.00<br /> Số hóa bởi ABBYY FineReader 12<br /> Thực hiện bởi Happiness Project<br /> Bi, Bơ, Bún, tamchec<br /> Thư viện ebook (tve-4u.org)<br /> Thời gian hoàn thành: tháng 8/2015<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> Với Đám đông cô đơn, David Riesman đã trở thành một trong<br /> những nhà xã hội học có ảnh hưởng nhất thời đại mình cũng<br /> như về sau này. Điều lạ lùng là ông thành danh ở một chuyên<br /> ngành ông chưa từng được đào tạo và không có một bằng cấp<br /> nào. Hai cộng sự của ông là Nathan Glazer và Reuel Denney,<br /> tuy nhiên hai vị giáo sư này đều cho rằng Riesman mới là tác<br /> giả thực sự của công trình.<br /> David Riesman (1909-2002), sinh tại Philadelphia, Mỹ, trong<br /> một gia đình trí thức giàu có. Ông tốt nghiệp khoa Luật, Đại học<br /> Harvard, và trải qua nhiều công việc trong ngành luật nhưng<br /> ngay từ đầu, các mối quan tâm của ông đã rộng lớn hơn. Năm<br /> 1941 có lẽ là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của<br /> Riesman khi ông được làm việc với các nhà nghiên cứu thuộc<br /> các ngành xã hội học; cộng với sự chín muồi trong những ý<br /> tưởng riêng, Riesman quyết định rẽ sang con đường học thuật.<br /> Từ năm 1946, Riesman dạy tại khoa Xã hội học, Đại học<br /> Chicago. Năm 1948, ông đến Đại học Yale bắt tay vào dự án<br /> nghiên cứu đầu tiên của mình, mà kết quả là cuốn Đám đông cô<br /> đơn lừng lẫy. Từ 1958, ông trở thành giáo sư Đại học Harvard.<br /> Suốt 20 năm, Riesman đã giảng dạy chuyên đề nổi tiếng “Tính<br /> cách Mỹ và cấu trúc xã hội”.<br /> Riesman cũng là một nhà hoạt động xã hội tích cực: ông làm<br /> cố vấn cho nhóm Vì hòa bình Tocsin của trường Harvard, phụ<br /> trách biên tập một tạp chí bình luận chính trị, nhiệt tình tham<br /> gia đàm luận về chính trị - xã hội Mỹ và viết nhiều bài phản đối<br /> <br /> vũ khí hạt nhân.<br /> <br /> Mục lục<br /> Lời giới thiệu<br /> Hai mươi năm sau - Lời tựa thứ hai<br /> Lời tựa cho ấn bản 1961<br /> LỜI TRI ÂN<br /> PHẦN I: TÍNH CÁCH<br /> CHƯƠNG I Một số kiểu tính cách và xã hội<br /> CHƯƠNG II Từ đạo đức đến tinh thần: sự thay đổi trong các tác nhân hình<br /> thành tính cách<br /> CHƯƠNG III Bồi thẩm đoàn là nhóm ngang hàng: sự thay đổi trong các tác<br /> nhân hình thành tính cách (tiếp theo)<br /> CHƯƠNG IV Người kể chuyện với tư cách chuyên gia về chiêu thức: sự thay<br /> đổi trong các tác nhân hình thành tính cách (tiếp theo)<br /> CHƯƠNG V Vòng đời nội tại định hướng<br /> CHƯƠNG VI Vòng đời ngoại tại định hướng: từ bàn tay vô hình đến bàn tay<br /> niềm nở<br /> CHƯƠNG VII Vòng đời ngoại tại định hướng (tiếp theo): ca đêm<br /> PHẦN II: CHÍNH TRỊ<br /> CHƯƠNG VIII Các phong cách chính trị kiểu truyền thống định hướng, nội<br /> tại định hướng, và ngoại tại định hướng: người dửng dưng, người giáo huấn,<br /> người dự đoán nội tình<br /> CHƯƠNG IX Thuyết phục chính trị: phẫn nộ và khoan dung<br /> CHƯƠNG X Hình ảnh quyền lực<br /> CHƯƠNG XI Người Mỹ và người Kwakiutl<br /> PHẦN III: TÍNH ĐỘC LẬP<br /> CHƯƠNG XII Thích nghi hay độc lập?<br /> CHƯƠNG XIII Cá nhân hóa giả tạo: chướng ngại cho độc lập trong công<br /> việc<br /> CHƯƠNG XIV Tư hữu hóa ép buộc: các chướng ngại cho sự độc lập trong<br /> vui chơi<br /> CHƯƠNG XV Vấn đề năng lực: các chướng ngại cho sự độc lập trong vui<br /> chơi (tiếp theo)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2