intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) ở cạn khu vực thành phố Sơn La

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo cung cấp các dẫn liệu mới về thành phần loài và đặc trưng phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực thành phố Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 74 loài và phân loài ốc cạn thuộc 49 giống, 19 họ và 2 phân lớp đã được phát hiện, phân bố trong 3 sinh cảnh chính là rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đá granit và rừng trên đồi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) ở cạn khu vực thành phố Sơn La

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 99-109 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA Đỗ Văn Nhượng(∗) và Trần Thập Nhất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: dvnhuong@hotmail.com (∗) Tóm tắt. Bài báo cung cấp các dẫn liệu mới về thành phần loài và đặc trưng phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực thành phố Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 74 loài và phân loài ốc cạn thuộc 49 giống, 19 họ và 2 phân lớp đã được phát hiện, phân bố trong 3 sinh cảnh chính là rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đá granit và rừng trên đồi. Sinh cảnh núi đá vôi có số loài và số cá thể phong phú nhất, chiếm tới 92,3% số loài và 71% số cá thể, ít nhất là sinh cảnh đồi với số loài chỉ có 14,8% và 4,9% số cá thể. Các họ có số lượng loài chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Cyclophridae, Subulinidae and Ariophantidae. Số lượng cá thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất thuộc về các họ Cylophoridae, Bradybaenidae and Helicarionidae. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loài ốc cạn ở khu vực thành phố Sơn La đa dạng về đơn vị phân loại, kích thước và hình thái. Từ khóa: Thành phần loài, phân bố, Thân mềm Chân bụng trên cạn, ốc cạn, thành phố Sơn La. 1. Mở đầu Ốc cạn (Landsnails) ở khu vực Sơn La đã được nghiên cứu từ rất sớm, ngay từ cuối thế kỷ thứ XIX do Bavay, Dautzenberg, Fischer tiến hành [1,3-6]. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến một số ít loài (6 loài), ở khu vực gần nơi đồn trú và gần đường giao thông các địa điểm như thị xã Sơn La, đường đi Vạn Bú (Mường La). Cho đến nay, việc nối tiếp nghiên cứu của các tác giả nước ngoài để lại về ốc cạn ở khu vực này chưa có, vì vậy trong nghiên cứu vai trò của động vật ở nền đất không thể bỏ qua nhóm này. Mặt khác ốc cạn là nhóm động vật rất đa dạng và phong phú về loại hình và số lượng, riêng ở Việt Nam theo các dẫn liệu cho thấy có tới gần 1.000 loài được phát hiện, nhất là khu vực núi đá vôi thì số lượng loài và hình thái của ốc cạn lại càng đa dạng và phong phú [14,15]. Về đặc điểm tự nhiên khu vực thành phố Sơn La có thể tóm tắt như sau: Địa hình thuộc núi và cao nguyên đá vôi khối uốn nếp xen kẽ đá phiến, cát kết, granit có nhiều cảnh quan caxtơ và cảnh quan xâm thực trên đá phiến cát kết. Đá vôi tạo nên các dải không đều đặn, bị kẹp giữa các đứt gãy vì thế có nhiều vách đá dựng 99
  2. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất đứng và núi đơn lẻ nằm rải rác trong khu vực. Thành phố Sơn La có độ cao 600 - 700 m thuộc đới cảnh quan nhiệt đới ẩm, gió mùa với mùa khô kéo dài. Mùa lạnh chiếm khoảng 90 ngày, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình trên 160 C, trong mùa lạnh dao động nhiệt độ trong ngày rất lớn từ 10 – 120 C. Từ tháng 5, Sơn La và Tây Bắc nói chung chuyển sang mùa nóng, kéo dài khoảng 50 ngày, sau đó chuyển sang mùa mưa. Lượng mưa tương đối phong phú từ 1.300 - 2.500 mm/năm, trong suốt mùa khô lượng mưa chỉ đạt 100 - 200 mm. Độ ẩm từ 79% (tháng 2) đến 88% (tháng 8) [17]. Thảm thực vật thuộc loại núi đá vôi, gồm các cây bụi, cây gỗ mọc xen kẽ, cây sinh trưởng chậm, độ cao của cây thấp chỉ 15 - 20m. Rừng có kết cấu đơn giản chỉ từ 1 dến 2 tầng cây gỗ, tán không liên tục, các cây đặc trưng là Nghiến (Pentace tonkinensis), Trai (Garcinia fagraeoides), cùng mọc với cây khác thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), họ Gai (Urticaceae), quyết ưa canxi,. . . Mục đích của nghiên cứu này nhằm phát hiện thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực núi đá vôi, núi đá granit và đồi thuộc thành phố Sơn La, nơi còn ít dẫn liệu. Mặt khác, qua các kết quả điều tra, đánh giá sự khác biệt giữa các quần thể ốc cạn của khu vực nghiên cứu với các khu vực khác phía Bắc nước ta, đánh giá sự Đa dạng Sinh học của nhóm này ở Sơn La. Hình 1. Sơ đồ vị trí các xã thuộc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu Mẫu được thu lượm bằng tay trong các sinh cảnh tự nhiên nhiên ở các xã Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Xôm, Chiềng Ngần, Chiềng Cơi, Chiềng An của thành phố Sơn La. Thời gian thu mẫu được tiến hành từ tháng 4/2008, 3/2009, 11/2011. Tổng 100
  3. Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda)... số cá thể thu được trong các địa điểm khảo sát là 4.737 cá thể, ở 3 sinh cảnh chính là rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đá granit và rừng trên đồi. Định loại mẫu ốc cạn dựa vào các tài liệu mô tả của Bavay, Dautzenberg [1,3- 6], các mẫu được so với mẫu của J. Vermeulen và M. Maassen [16] để lại trong sưu tập tại Phòng thủy sinh, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và của W. J. M. & Gittenberger, E. (2007). Hệ thống mẫu vật được sắp xếp theo Abbott và Peter Dance (1989), nhóm Có phổi (Pulmonata) theo hiệu chỉnh của Schileyko [14]. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Thành phần loài Vấn đề danh pháp phân loại học của nhóm ốc cạn rất phức tạp, có thể chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được tu chỉnh, sắp xếp, phân chia các bậc phân loại khác nhau. Các bậc phân loại bị thay đổi nhiều nhất là bậc họ và bậc giống. Hiện nay, hệ thống phân loại ốc cạn trở nên phức tạp hơn vì tính chất đa dạng của nhóm này, số lượng bậc loài, bậc giống và bậc họ cao hơn rất nhiều so với trước đây. Mặt khác, các mô tả trước đây của các tác giả Bavay, Dautzenberg, Fischer [1,3-6] không đề cập đến các mô tả về giải phẫu, chỉ dựa vào hình thái của vỏ, vì vậy khi phân loại rất lúng túng, phải so sánh, đối chiếu nhiều chỉ tiêu ngoài hình thái, kích thước là dấu hiệu cơ bản. Khoảng cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, rất nhiều loài Thân mềm Chân bụng ở cạn được mô tả mới ở Việt Nam (Mabille, 1887; Ancey, 1892; Bavay và Dautzenberg, 1899 đến 1909), ở khu vực Sơn La có 5 loài (Oospira vanbuensis, Oospira umbratica, Phaedusa lypra, Phaedusa paviei, Kaliella ordinaria), gần đây nhất Maassen và Gittenberg (2007) đã phát hiện thêm 1 loài mới (Oospira duci ). Như vậy, theo cách sắp xếp của các tài liệu phân loại được cập nhật mới nhất (Schileyko, 2011) về Pulmonata và các nhóm khác (Abbott và Peter Dance, 1989), chúng tôi đã bước đầu phát hiện hành phần loài ốc cạn khu vực thành phố Sơn La, được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài và phân bố của Gastropoda ở cạn khu vực thành phố Sơn La Phân bố Stt Tên loài CS Qta QTh CN CCo CC CX CA CD HL n% n% n% n% n% n% n% n% n% n% PROSOBRANCHIA ARCHITAENIOGLOSSA 1. Cyclophoridae Cyclophorus marten- 1 sianus Moellendorff, 2,89 8,37 2,39 3,15 4,18 3,40 6,54 3,04 2,54 2,98 1874 2 Cyclophorus sp. 0,32 Pterocyclos danieli Mor- 3 0,46 3,72 2,87 2,48 3,40 1,78 6,60 1,59 2,98 let, 1886 101
  4. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất Pterocyclos berthae 4 Daut. et Hamoville, 1,57 1887 5 Pterocyclos sp. 0,76 0,93 0,96 2,40 0,95 1,35 Japonia scissimargo 6 0,76 0,46 0,96 1,57 2,63 1,70 1,47 2,62 1,27 0,54 (Benson, 1858) Japonia insularis (Moel- 7 0,63 lendorff, 1901) Dioryx swinhoei (Alams, 8 1,43 1,08 0,94 0,95 0,81 1866) Dicharax cristatus 9 1,83 0,77 7,23 0,10 0,32 1,35 (Moellendorff, 1866) Rhiostoma smithi 10 1,06 2,79 5,74 2,36 1,24 0,42 2,87 6,60 3,80 Bartch, 1932 11 Liardetia sp. 0,42 2. Diplommatinidae Diplommatina 12 kerenkoensis Koroda, 2,28 0,27 1941? Diplommatina rotundata 13 0,15 Saurin, 1935 Diplommatina electa 14 1,06 0,77 0,32 Fulton, 1905 ? 15 Gastroptychia sp. 2,13 3. Pupinidae Pupina brachysoma 16 0,46 2,79 0,96 3,15 4,49 2,77 0,31 2,54 0,54 Bavay et Daut., 1903 17 Pupina sp. 0,15 6,05 0,79 9,13 11,49 0,59 0,52 3,17 0,27 18 Schistoloma sp. 2,33 0,42 PULMONATA STYLOMMATOPHORA 4. Ariophantidae Megaustenia imperator 19 1,67 2,33 1,91 5,51 0,31 1,59 0,21 1,59 10,03 (Gould, 1859) Macrochlamys bilinaeata 20 0,30 3,94 2,79 0,42 4,60 Godwin-Austens, 1876 Macrochlamys nitidis- 21 sima (Moellendorff, 6,30 0,63 1883) Macrochlamys stenogyra 22 0,46 1,90 Moellendorff, 1901 23 Macrochlamys sp. 0,31 0,63 Hemiplecta distineta 24 1,57 (Pfeiffer, 1851) 25 Hemiplecta sp. 0,46 0,79 0,54 Cryptozona juliana 26 0,79 Gray, 1834 102
  5. Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda)... Sitala elatior Bavay et 27 0.30 Daut., 1908 5. Camaenidae Trachia nasuta (Bavay 28 0,30 3,26 0,31 0,89 1,26 3,80 et Daut., 1908) 29 Trachia sp. 1,06 1,40 0,46 0,10 0,63 0,81 Ganesella coudeini 30 2,36 2,48 2,20 Bavay et Daut., 1900 Camaena choboensis 31 3,26 0,96 1,57 0,31 0,10 0,31 0,27 (Mabille, 1889) Coniglobus albides (H. 32 0,30 0,46 11,46 9,79 Dams, 1870) Yakuchloritis hungerfor- 33 dianus (Moellendorff, 0,73 1884) 6. Clausiliidae Euphaedusa porphyrea 34 theristica (Mabille, 0,15 8,37 0,48 2,36 2,17 7,66 4,56 8,90 0,63 1887) Oospira vanbuensis 35 0,30 Bavay et Daut., 1899 36 Heudiella sp. 0,15 5,12 1,86 16,6 3,98 1,90 0,54 37 Phaedusa sp. 0,15 0,10 7. Helicarionidae Petalochlamys for- 38 mosana (Schmarker et 24,35 3,72 22,49 2,94 7,73 3,45 10,57 Boettger,1981) 39 Chleptaxis sp. 3,50 11,16 3,15 5,26 5,53 19,48 13,00 19,78 8. Subulinidae Prosopeas ventrosulum 40 0,42 0,31 0,27 Bavay et Daut., 1908 Prosopeas excellens 41 1,98 3,26 2,87 1,57 17,60 11,00 0,95 Bavay et Daut., 1903 Prosopeas lavillei Daut. 42 0,95 et Fischer, 1908? Allopeas gracile (Hut- 43 0,15 3,26 1,43 5,42 9,02 1,27 6,23 ton, 1834) 44 Allopeas sp. 0,30 3,72 0,46 14,57 3,45 0,32 0,27 Leptinaria lamelata 45 (Potiez et Michaud, 2,28 1,57 0,85 0,42 2,54 1838) Lamellaxis turgidulum 46 0,79 (Huede, 1841) 47 Lamellaxis sp.1 3,04 1,40 7,09 1,08 0,42 0,20 1,15 1,27 48 Lamellaxis sp.2 1,37 0,46 1,86 4,25 0,20 1,26 2,22 2,71 49 Lamellaxis sp.3 1,22 0,93 7,09 0,50 50 Dysopeas sp. 1,70 51 Subulina sp. 0,46 1,59 103
  6. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất 52 Rumina sp. 1,27 0,32 9. Streptaxidae Haploptychius costulatus 53 0,60 1,40 0,48 1,57 0,62 0,42 6,65 1,27 2,17 (Moellendorff, 1881) Haploptychius fischeri 54 3,15 3,27 (Morelet, 1886) 10. Trochomorphi- dae Videna sapeca (Heude, 55 3,26 0,96 3,94 2,79 0,42 2,08 0,31 1,90 4,60 1890) 11. Bradybaenidae Bradybaena jourdyi 56 8,67 3,26 4,78 2,36 6,81 2,98 3,47 0,94 4,06 (Morelet, 1886) Bradybaena similaris 57 22,47 4,19 22,95 5,51 11,30 13,20 2,38 2,30 0,63 14,10 (Ferussac, 1882) 58 Bradybaena sp.1 0,46 0,15 59 Bradybaena sp.2 3,72 2,87 0,31 0,42 1,39 1,57 0,63 0,54 Ganesella lamyi (Daut. 60 5,25 et Fischer, 1905) Aegista subchinensis 61 3,15 0,15 22,22 (Moellendorff, 1884) 12. Euconulidae Kaliella scandens (Cox, 62 12,20 1,86 1,43 4,72 7,58 1,70 0,42 15,87 3,80 1872) Kaliella tongkingensis 63 0,31 Moellendorff, 1901? 64 Kaliella sp. 0,27 13. Enidae Plectopylis messageri 65 0,61 19,5 11,81 0,84 8,82 4,50 2,86 0,27 Gude, 1909 66 Plectopylis sp. 0,15 0,73 0,32 2,44 14. Achatinidae Achatina fulica (Ferus- 67 0,46 0,96 1,91 0,42 0,32 sac, 1821) 15. Hypselostomati- dae 68 Boysidia sp. 0,15 0,46 0,15 Gyliotrachela troglodytes 69 0,15 Vanbenthem, 1950 70 Hypselostoma sp. 1,57 0,93 16. Hydrocenidae Georissa suleata Meol- 71 0,60 0,63 lendorff, 1886 17. Achatinellidae Elasmias manilense 72 1,57 0,31 (Dohrn, 1863) 18. Rhytididae 104
  7. Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda)... Macrocycloides haina- 73 1,57 mensis T. Yen, 1939 19. Zonitidae 74 Zonites sp. 0,21 0,27 TỔNG 657 215 209 127 646 235 1009 955 315 369 Ghi chú các kí hiệu: CS = Chiềng Sinh; Qta = Quyết Tâm; QTh = Quyết Thắng; CN = Chiềng Ngần; CCo = Chiềng Cơi; CC = Chiềng Cọ; CX= Chiềng Xôm; CA = Chiềng An; CĐ = Chiềng Đen; HL = Hua La; n% = Tỷ lệ % cá thể thu được; Dautzenberg viết tắt là Daut. Bảng 1 cho thấy có tới 74 loài và phân loài thuộc 49 giống, 19 họ, 2 phân lớp ốc cạn đã phát hiện ở khu vực thành phố Sơn La. Trong số các loài chủ yếu thuộc phân lớp Có phổi (Pulmonata) 56 loài, phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có số lượng ít hơn (18 loài). Trong số các họ của Pulmonata, Subulinidae có số loài nhiều nhất (13 loài), các họ khác chỉ có từ 1 đến 5 loài. Trong phân lớp Prosobranchia chỉ gặp 3 họ Cyclophoridae, Diplommatinidae và Pupinidae, nhiều loài hơn trong phân lớp này là Cyclophoridae tới 11 loài, những họ khác có số loài ít hơn. Những loài trong Prosobranchia là những loài thích nghi với môi trường có độ ẩm cao do hô hấp vẫn phải dùng mang, nên hầu như chỉ gặp ở vùng chân núi, nơi có thảm thực vật dầy hoặc trong hang là nơi có độ ẩm cao. Cấu trúc thành phần ốc cạn khu vực thành phố Sơn La rất đa dạng, tỷ lệ nhóm ốc Mang trước chiếm 24,3% tổng số loài, ốc Có phổi 75,7%, tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ chung của thành phần ốc cạn đã phát hiện được ở nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 1/3 [9-13,15]. Hầu hết các họ ốc cạn đã biết ở khu vực Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc đã gặp ở Sơn La (19 họ) [7,14]. Nhiều loài phân bố rộng ở đồng bằng, ven biển và nhiều vùng núi phía Bắc nước ta cũng gặp ở Sơn La như: Cyclophorus martensianus, Dioryx swinhoei, Rhiostoma smithi, Pupina brachysoma, Bradybaena jourdyi, Bradybaena similaris, Achatina fulica,... Thân mềm Chân bụng trên cạn gặp nhiều trong khu vực núi đá vôi cả số lượng loài và số lượng cá thể, chúng cần đá vôi để tạo lớp vỏ và môi trường khu vực núi đá vôi có hang động thường độ ẩm cao vào mùa mưa. So sánh kết quả nghiên cứu ở khu vực thành phố Sơn La với các khu vực khác như Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn (Phú Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vân Long (Ninh Bình) và một số khu vực khác như núi Voi (Hải phòng), Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho thấy bậc họ tương đối giống nhau, gặp phổ biến các họ thuộc Prosobranchia như Cyclophoridae, Pupinidae; ở Pulmonata phong phú hơn: Ario- phantidae, Bradybaenidae, Streptaxidae, Subulinidae, Helicarionidae, Clausiliidae, Vertiginidae, Trochomorphidae, Plectopylidae, Camaenidae,... Ở bậc giống thường gặp các giống Cyclophorus, Pupina (trong Prosobranchia), Camaena, Bradybaena, Plectopylis, Videna, Macrochlamys,... (trong Pulmonata) [12,13,15]. Trong nhận xét của Vermeulen (2003) cho rằng khu hệ Chân bụng ở cạn Bắc Việt Nam là khu vực 105
  8. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất chuyển tiếp giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, vùng chuyển tiếp thường giàu loài. Nhận xét này phù hợp với các kết quả đã phát hiện ở khu vực phía Bắc nước ta trong đó có Sơn La. Bảng 2. Tỷ lệ các họ Thân mềm Chân bụng ở cạn trong các sinh cảnh chính khu vực thành phố Sơn La Phân bố theo sinh cảnh Phân bố theo sinh cảnh Rừng Rừng Rừng Rừng Rừng Rừng trên trên trên trên Stt Tên họ trên Stt Tên họ trên núi đá núi đá núi đá núi đá đồi đồi vôi granit vôi granit n% n% n% n% n% n% PROSOBRAN- 10 Subulinidae 17,69 25,03 CHIA Trochomorphi- 1 Cyclophoridae 12,14 19,21 15,26 11 1,66 2,12 dae Diplommatinid- 2 0,51 1,50 0,42 12 Euconulidae 5,73 2,21 ae 3 Pupinidae 6,23 0,35 13 Enidae 4,51 6,44 PULMONATA 14 Clausiliidae 7,96 3,00 4 Ariophantidae 2,90 4,06 12,29 15 Zonitidae 0,09 Hypselostomat- 5 0,24 0,26 0,42 16 Streptaxidae 2,50 idae 6 Achatinidae 0,15 0,35 0,85 17 Hydrocenidae 0,18 7 Bradybaenidae 13,97 19,66 37,71 18 Achatinellidae 0,12 8 Helicarionidae 17,67 9,61 33,05 19 Rhytididae 0,18 9 Camaenidae 4,46 6,00 Tổng số 3367 1134 236 Trong thành phần loài ốc cạn của khu vực thành phố Sơn La, đã gặp lại các loài mà trước đây Mabille (1889), Bavay và Dautzenberg (1899) đã mô tả như Ca- maena choboensis, Oospira vanbuensis và nhiều loài đã gặp ở vùng khác nay gặp ở Sơn La đã được Schileyko (2011) hiệu chỉnh. Về kích thước cũng rất đa dạng, loại kích thước bé (2 đến 5 mm) có các loài Dioryx swinhoei, Dicharax crista- tus, Diplommatina kerenkoensis, Diplommatina rotundata, Diplommatina electa, Kaliella scandens, Boysidia sp., loại có kích thước trung bình (từ 6 đến 40 mm) gồm các loài Pterocyclos danieli, Trachia nasuta, Euphaedusa porphyrea theristica, Videna sapeca, Aegista subchinensis, loại có kích thước lớn (trên 50 mm) có hàng loạt loài Achatina fulica., Cyclophorus martensianus, Camaena choboensis, Rhios- toma smithi, Megaustenia imperator. Ốc sên Achatina fulica là loài di nhập vào nhiều vùng ở nước ta gặp khá phổ biến ở các sinh cảnh khu vực Sơn La. 2.2.2. Đặc trưng phân bố Có thể khái quát chung phân bố của ốc cạn khu vực thành phố Sơn La thuộc 3 nhóm sinh cảnh chính: Rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đá granit và rừng trên đồi. Trong 3 sinh cảnh này, số lượng loài, số lượng cá thể ở sinh cảnh rừng trên núi 106
  9. Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda)... đá vôi là nhiều nhất (Hình 2, 3, Bảng 2). Số loài gặp trong sinh cảnh này chiếm tới 93,24% tổng số loài (69 loài), số lượng cá thể thu được cũng chiếm đa số (tới 70% tổng số cá thể). Sinh cảnh này được đặc trưng bằng núi đá vôi thấp (ở độ cao từ 70 đến 150 m so với mặt đất), do núi đá vôi nên có đặc trưng theo kiểu địa hình cacxtơ xâm thực, nhiều hang động nhỏ, vách đá dựng đứng trở ngại cho lớp thực vật ở sườn, độ dốc lớn, địa hình chia cắt sâu và mạnh. Chính vì vậy gặp nhiều loài trong hang đá vôi, kẽ đá giàu mùn, thảm mục ẩm ướt làm tăng số loài và số lượng cá thể thu được trong sinh cảnh này (Hình 3). Hình 2: Tỷ lệ các họ Thân mềm Chân bụng theo các sinh cảnh Ghi chú. 1- Cyclophoridae; 2- Diplommatinidae; 3- Pupinidae; 4- Ariophantidae ; 5- Hypselostomatidae; 6- Achatinidae; 7- Bradybaenidae; 8- Helicarionidae; 9- Camaenidae; 10- Subulinidae; 11- Trochomorphidae; 12- Euconulidae; 13- Enidae; 14- Clausiliidae; 15- Zonitidae;16- Streptaxidae; 17- Hydrocenidae; 18- Achatinellidae; 19- Rhytididae. Sinh cảnh rừng trên núi đá granit, số lượng loài gặp ít hơn, chỉ chiếm 52,7% số loài. Nhìn chung số loài gặp trong sinh cảnh này thường đã gặp trong sinh cảnh núi đá vôi, các loài gặp nhiều là Bradybaena similaris, Petalochlamys formosana, Euphaedusa porphyrea. Sinh cảnh này có thể là sinh cảnh trung gian giữa rừng trên núi đá vôi và rừng trên đồi, ít nhiều có sự tác động của con người và độ ẩm có lẽ không cao như ở núi đá vôi đã ảnh hưởng đến đa dạng loài. Sinh cảnh rừng trên đồi là sinh cảnh bị tác động của con người nhiều nhất, ở đây phần lớn Hình 3. Số lượng đơn vị phân loại là rừng trồng và một ít tái sinh trên nền đồi. ở 3 sinh cảnh chính khu vực NC 107
  10. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất 3. Kết luận Thành phần loài ốc cạn khu vực thành phố Sơn La bước đầu đã phát hiện được 74 loài và phân loài thuộc 49 giống, 19 họ và 2 phân lớp. Tỷ lệ ốc Có phổi chiếm tới 75,7%, ốc Mang trước 24,3% tổng số loài. Trong số các họ của Pulmonata, Subulinidae có số loài nhiều nhất, trong Prosobranchia, Cyclophoridae có số loài phong phú nhất, các họ khác số lượng loài ít hơn. Ở thành phố Sơn La cũng đã gặp nhiều loài phân bố rộng ở vùng đồng bằng, vùng núi phía Bắc nước ta như Cyclophorus martensianus, Dioryx swinhoei, Rhiostoma smithi, Pupina brachysoma, Bradybaena jourdyi, Bradybaena similaris, Achatina fulica. Các loài ốc cạn đã phát hiện ở thành phố Sơn La đa dạng về thành phần loài, bậc phân loại họ, kích thước từ 2 mm đến lớn hơn 5 cm và loại hình vỏ nhiều kiểu khác nhau. Về phân bố, sinh cảnh rừng trên núi đá vôi phong phú nhất, số lượng loài chiếm 92,3% và số lượng cá thể chiếm 71%, rừng trên núi đá granit tương tự 52,7% và số lượng cá thể chiếm 23,9%, rừng trên đồi có số lượng loài 14,8% và số lượng cá thể ít nhất (4,9%). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bavay, A. & Dautzenberg, P., 1899. Description de coquilles nouvelles de l’Indo-Chine. - J. de Conch., 47 (1): 28-55, pl. 1-3. [2] Bouchet and Rocroi, 2005. The New Classification of Gastropods according to Bouchet & Rocroi. Malacologia, Vol. 47, p.397. [3] Dautzenberg P. & Fischer, H., 1905. Liste des mollusques récoltés par M. le Capitaine de Frégate Blaise au Tonkin, et description d’espèces nouvelles. J. de Conch., 53 (2): pp. 85-234, pl. 3-6. [4] Dautzenberg P. & Fischer, H., 1905. Liste des mollusques récoltés par M. H. Mansuy en Indo-Chine et au Yunnan et description d’espèces nouvelles. J. de Conch., 53 (4): pp. 343-471, pl. 8-10. [5] Dautzenberg P. & Fischer, H., 1905. Description d’espeges nouvelles. Extraif du Journal de Conchy liologie, Vol. LIII, I. Paris, pp. 86-216. [6] Dautzenberg P. & Fischer, H., 1908. Liste des mollusques récoltés par M. Mansuy en Indo-Chine et description d’espèces nouvelles. II. - J. de Conch., 56 (3): pp. 169-217, pl. 4-8. [7] Hsieh, Bo Chuan, Hawng, Chung Chi Wu, Shu Ping, 2006. Landsnails of Taiwan. Published by Forestry Bureau Council of Agriculture Executive Yuan. Taipei Taiwan. pp. 1-263. [8] Maassen, W. J. M. & Gittenberger E., 2007. Three new clausiliid land snails from Tonkin, northern Vietnam (Gastropoda: Pulmonata: Clausiliidae). Zool. Meded. Leiden, 81 (10): pp. 175-186. [9] Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Khổng Thúy Anh, 2010. Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xóm Dù, Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Sinh học, tập 32, số 1, tr. 13-16. 108
  11. Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda)... [10] Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Thị Phương, 2010. Dẫn liệu về ốc cạn (Gas- tropoda) ở núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Tạp chí khoa học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa học Tự nhiên và Công nghệ), tập 26, số 2S, tr. 187-191. [11] Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Thị Lan Phương, Hoàng Ngọc Khắc, 2011. Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xã Quyết Thắng, tỉnh Lạng Sơn. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 4, tr. 797-800. [12] Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, 2011. Sơ bộ về thành phần loài và phân bố Động vật Thân mềm ở cạn tại tỉnh Quảng Ninh. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 4, tr. 246-249. [13] Đỗ Văn Nhượng, Ngô thị Minh, 2011. Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Ốc cạn (Gastropoda) ở núi Voi huyện An Lão, Hải Phòng. Tạp chí Sinh học, tập 33, số 2, tr. 40-44. [14] Schileyko A.A., 2011. Check-list of land pulmonate molluscs of Vietnam (Gastropoda: Stylommatophora). Ruthenica, Vol. 21, No. 1, pp. 1- 68. [15] Đặng Ngọc Thanh, 2008. Tình hình và kết quả điều tra thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Sinh học, tập 30, số 4, tr. 1-15. [16] Vermeulen J. J. and W. J. M. Maassen, 2003. The non-marine Mollusk fauna of the Pu Luong, Cuc Phuong, Phu Ly, and Ha Long regions in Northern Vietnam. A survey for the Vietnam Programme of FFI (Flora and Fauna International), pp. 1-27. (unpublic) [17] UBKH&KTNN, 1970. Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. tr. 88-118. ABSTRACT Initial result of composition and distribution characteristics of terrestrial landsnails (Gastropoda) in the area of Son La City The paper provides new information about species composition and the distribution of terrestrial landsnails in the area of the city of Son La. Research results have identified 74 species and subspecies of 49 genera, 19 families, 2 orders (Architaenioglossa and Sty- lommatophora) and 2 subclasses (Prosobranchia and Pulmonata). They are found in three habitats: on forested limestone mountains, on forested granite mountains and on forested hills. The snails were most abundant in the limestone habitat with 92.3% of the species and 71% of individuals found in that habitat while in hilly terrain only 14.8% of the species and 4.9% of the individuals were found. The most common species were Cylophoridae, Subu- linidae and Ariophantidae while the largest number in individual snails were Cylophoridae, Bradybaenidae and Helicarionidae. The research shows that the land snail species in the area of the city of Son La are diverse in taxon, size and morphology. 109
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2