intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá biến đổi dịch khoảng kẽ phổi trước và sau cuộc lọc máu xác định bằng phương pháp siêu âm ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

37
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá biến đổi dịch khoảng kẽ phổi trước và sau cuộc lọc bằng phương pháp siêu âm. Đối tượng nghiên cứu là 63 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện Quân y 103.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá biến đổi dịch khoảng kẽ phổi trước và sau cuộc lọc máu xác định bằng phương pháp siêu âm ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI DỊCH KHOẢNG KẼ PHỔI TRƯỚC VÀ<br /> SAU CUỘC LỌC MÁU XÁC ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP<br /> SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ<br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Phạm Quốc Toản*; Hoàng Trung Vinh*; Trịnh Trọng Đạt*<br /> <br /> Mục tiêu: đánh giá biến đổi dịch khoảng kẽ phổi trước và sau cuộc lọc bằng phương pháp<br /> siêu âm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 63 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT)<br /> lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện Quân y 103 được khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm<br /> phổi trước và sau cuộc lọc máu. Kết quả: sau lọc máu, số đường B giảm đi từ 13,0 ± 16,9 còn<br /> 4,0 ± 6,6 (p < 0,001). Số đường B giảm đi trong quá trình lọc tương quan với tỷ lệ cân nặng<br /> giảm đi sau lọc máu và với URR, Kt/V. Kết luận: siêu âm phổi là phương pháp hữu ích giúp<br /> đánh giá hiệu quả rút nước trong dịch khoảng kẽ phổi ở BN LMCK.<br /> * Từ khoá: Suy thận mạn tính Lọc máu chu kỳ; Dịch khoảng kẽ phổi; Siêu âm phổi;<br /> Xung huyết phổi.<br /> <br /> Lung Ultrasound for the Assessment of Extravascular Lung Water<br /> Changes before and after Dialysis Section in Hemodialysis Patients<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate extravascular lung water changes after dialysis by lung ultrasound.<br /> Subjects and methods: 63 patients undergoing hemodialysis treated at 103 Hospital, who were<br /> clinical, subclinical examined, and lung ultrasound was performed in all patients before and after<br /> hemodialysis. Results: The number of B-lines decreased from 13.0 ± 16.9 to 4.0 ± 6.6 (p < 0.001).<br /> The decrease in B-lines correlated with the percentage of weight reduction after dialysis, Kt/V<br /> and URR. Conclusion: Lung ultrasound is a useful tool to monitor the response to therapy in<br /> hemodialysis patients.<br /> * Key words: Chronic kidney failure; Hemodialysis; Extravascular lung water; Lung ultrasound;<br /> Congestive pulmonary.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Suy thận mạn tính gây nên nhiều rối<br /> loạn cân bằng nội môi, rối loạn nội tiết,<br /> cuối cùng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối,<br /> đòi hỏi phải điều trị thay thế thận. Phù phổi<br /> kẽ là một biểu hiện thường gặp ở BN STMT<br /> LMCK, đặc biệt trước các cuộc lọc máu.<br /> <br /> Loại bỏ dịch thừa bằng siêu lọc nhằm đạt<br /> trọng lượng khô đảm bảo cân bằng dịch<br /> trong cơ thể làm giảm biến chứng tim mạch.<br /> Xác định trọng lượng khô và dịch khoảng<br /> kẽ phổi bằng các phương pháp không xâm<br /> nhập như đo trở kháng sinh học, định lượng<br /> nồng độ ANP, X quang tim phổi đang được<br /> ứng dụng trong thực hành lâm sàng [2].<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Quốc Toản (toannephor@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 10/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/05/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017<br /> <br /> 70<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Tuy nhiên, siêu âm phổi xác định tình<br /> trạng dịch khoảng kẽ để đánh giá tình<br /> trạng ứ dịch ở BN LMCK chưa được đề<br /> cập đến. Do đó, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu này với mục tiêu: Sử dụng<br /> siêu âm phổi đánh giá biến đổi dịch<br /> khoảng kẽ phổi trước và sau cuộc lọc.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 63 BN STMT LMCK 3/tuần tại Khoa<br /> Thận - Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103<br /> từ tháng 7 - 2015 đến 4 - 2016.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang,<br /> so sánh biến đổi trước và sau cuộc lọc.<br /> * Nội dung nghiên cứu: BN được lọc máu<br /> bằng phương pháp lọc thận nhân tạo<br /> thường quy, sử dụng dịch lọc bicarbonat.<br /> Theo dõi các biến đổi lâm sàng (phù, khó<br /> thở, huyết áp, tần số tim, cân nặng), cận<br /> lâm sàng (ure, creatinin, protein, albumin,<br /> công thức máu) và siêu âm phổi thực hiện<br /> trước và sau lọc máu.<br /> <br /> * Siêu âm phổi:<br /> - Trang thiết bị: máy siêu âm xách tay<br /> ALOKA SSD - 900, đầu dò convex 3,5 MHz.<br /> - Tư thế BN: nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân,<br /> 2 tay giơ lên cao đầu.<br /> - Vị trí siêu âm: chia thành ngực trước<br /> và bên theo các đường dọc: đường cạnh<br /> ức, đường giữa đòn, đường nách trước,<br /> đường nách giữa. Bên phải tương ứng<br /> với các gian sườn từ 2 - 5; bên trái tương<br /> ứng với các gian sườn 2 - 4, có tổng số<br /> 28 vị trí siêu âm phổi.<br /> - Cách tính số đuôi sao chổi: đường B<br /> (B-line) là những tín hiệu nhiễu do ứ đọng<br /> dịch ở vách gian tiểu thùy. Tính là 0 khi<br /> không có đường B nào trong vùng khám và<br /> khi ở một vị trí trắng tinh màn hình thì được<br /> tính là 10 đường B. Khi nhiều đường B,<br /> chúng có xu hướng hòa lẫn vào nhau.<br /> Trong trường hợp này, để tính số đường B,<br /> lấy phần trăm số vị trí khám có đường B<br /> (tỷ lệ phần trắng của màn hình chia cho<br /> phần đen của màn hình) rồi chia cho 10.<br /> Số đường B là tổng tất cả số đường B thu<br /> được ở các mặt cắt [2].<br /> <br /> Hình 1: Các vùng siêu âm đánh giá đuôi sao chổi [3].<br /> 71<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br /> * Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử<br /> dụng trong nghiên cứu:<br /> - Chẩn đoán mức độ khó thở: theo Hội<br /> Lồng ngực Hoa Kỳ.<br /> - Chẩn đoán tăng huyết áp: theo khuyến<br /> cáo Hội Tim mạch học Việt Nam (2008).<br /> <br /> Bảng 3: Biến đổi ứ dịch tại phổi trước<br /> và sau lọc.<br /> Mức độ ứ dịch Trước lọc<br /> <br /> Sau lọc<br /> <br /> Không có ứ dịch 30 (47,6%) 48 (76,2%)<br /> Nhẹ<br /> <br /> 13 (20,6%) 12 (19,0%)<br /> <br /> - Phân chia mức độ thiếu máu: theo Tổ<br /> chức Y tế Thế giới.<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> 12 (19,0%)<br /> <br /> 2 (3,2%)<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> 8 (12,8%)<br /> <br /> 1 (1,6%)<br /> <br /> - Phân chia mức độ ứ dịch kẽ của phổi:<br /> theo Picano và CS (2006), dựa vào tổng số<br /> đường B khi siêu âm phổi [4].<br /> <br /> Trung bình số<br /> đường B<br /> <br /> 13,0 ± 16,9<br /> (0 - 70)<br /> <br /> 4,0 ± 6,6<br /> (0 - 34)<br /> <br /> Bảng 1: Mức độ ứ dịch kẽ của phổi.<br /> Số đường B<br /> <br /> Mức độ ứ dịch<br /> <br /> 0-5<br /> <br /> Không ứ dịch<br /> <br /> 6 - 15<br /> <br /> Nhẹ<br /> <br /> 16 - 30<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> > 30<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> Bảng 4: Tương quan giữa số đường B<br /> giảm sau lọc với URR, Kt/V.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Tuổi (năm): 49,5 ± 14,3; giới (nam/nữ):<br /> 47/16; thời gian thận nhân tạo (năm):<br /> 3,7 ± 2,4; tăng cân giữa 2 cuộc lọc (kg):<br /> 2,4 ± 1,0; thiếu máu: 61 BN (96,8%).<br /> Bảng 2: Biến đổi một số chỉ số lâm sàng,<br /> cận lâm sàng trước và sau lọc máu.<br /> Chỉ số<br /> <br /> Trước lọc<br /> <br /> Sau lọc<br /> <br /> 14 (22,2%)<br /> <br /> 7 (11,1%)<br /> <br /> 18 (28,6)<br /> <br /> 3 (4,8)<br /> <br /> Huyết áp tâm thu<br /> (mmHg) (*)<br /> <br /> 143,3 ± 17,3<br /> <br /> 144,7 ± 18,6<br /> <br /> Huyết áp tâm<br /> trương (mmHg) (*)<br /> <br /> 82,7 ± 13,1<br /> <br /> 81,9 ± 11,1<br /> <br /> Kali (mmol/l) (**)<br /> <br /> 5,02 ± 0,81<br /> <br /> 3,64 ± 0,34<br /> <br /> Hb (g/l) (*)<br /> <br /> 87,5 ± 19,6<br /> <br /> 92,1 ± 22,5<br /> <br /> Phù, n (%)<br /> Khó thở, n (%)<br /> <br /> Siêu lọc (kg)<br /> <br /> 2,01 ± 1,1<br /> <br /> URR (%)<br /> <br /> -<br /> <br /> 64,7 ± 9,6<br /> <br /> Kt/V<br /> <br /> -<br /> <br /> 1,29 ± 0,33<br /> <br /> (*: p > 0,05; **: p < 0,05)<br /> 72<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Số đường B sau lọc giảm đi rõ rệt so với<br /> trước lọc máu. Sau lọc máu, 2 BN ứ dịch<br /> mức độ vừa và 1 BN ứ dịch mức độ nặng.<br /> <br /> Chỉ số<br /> <br /> * Đặc điểm chung BN nghiên cứu:<br /> <br /> p<br /> <br /> Số đường B<br /> giảm sau lọc<br /> r<br /> <br /> p<br /> <br /> Phương trình<br /> tương quan<br /> <br /> Giảm cân (% so<br /> với trước lọc)<br /> <br /> 0,525 < 0,001<br /> <br /> Y = 3,5664 x<br /> X - 4,8099<br /> <br /> URR (%)<br /> <br /> 0,303<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Y = 0,3947 x<br /> X - 16,519<br /> <br /> Kt/V<br /> <br /> 0,395 < 0,005<br /> <br /> Y = 14,997 x<br /> X - 10,435<br /> <br /> Số đường B giảm đi sau lọc máu có<br /> tương quan thuận mức độ khá chặt với<br /> tỷ lệ giảm cân so với trước lọc và tương<br /> quan mức độ vừa với URR, Kt/V.<br /> BÀN LUẬN<br /> Sau lọc máu, BN được siêu âm phổi<br /> và cho kết quả, số đường B sau lọc máu<br /> giảm đi một cách rõ rệt so với trước lọc.<br /> Trước lọc máu, 12 BN ứ dịch vừa và 8<br /> BN ứ dịch nặng, sau lọc chỉ còn 2 BN ứ<br /> dịch vừa và 1 BN ứ dịch nặng. Kết quả<br /> của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác.<br /> Nghiên cứu của Dimitrie Siriopol (2013),<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> trong số 7 BN ứ dịch mức độ nặng trước<br /> lọc, sau lọc máu 4 BN ứ dịch nhẹ hoặc<br /> không ứ dịch, 3 BN ứ dịch vừa và số<br /> đường B giảm đi đáng kể (p < 0,001).<br /> Đồng thời, sau lọc máu, số đường B giảm<br /> so với trước lọc có tương quan mức độ<br /> khá chặt với tỷ lệ phần trăm giảm cân sau<br /> lọc so với cân nặng trước lọc. Matteo Trezzi<br /> cũng cho kết quả tương tự, số đường B<br /> sau lọc có tương quan thuận với giảm<br /> cân nặng sau lọc máu với p < 0,05. Nicola<br /> Vitturi cũng thấy số đường B giảm đi sau<br /> lọc máu có tương quan thuận với giảm<br /> cân nặng sau lọc, đồng thời cho thấy số<br /> đường B sau lọc có tương quan với lượng<br /> cân dư sau lọc máu khi đo bằng phương<br /> pháp trở kháng sinh học [5, 6].<br /> Nguyên lý của quá trình lọc máu dựa<br /> vào 2 cơ chế chính là sự khuếch tán và<br /> siêu lọc. Trong đó, khuếch tán là quá trình<br /> vận chuyển các chất hòa tan qua màng<br /> bán thấm dựa vào chênh lệch nồng độ,<br /> còn siêu lọc là sự trao đổi đồng thời nước<br /> và các chất hòa tan qua màng bán thấm<br /> dưới ảnh hưởng chênh lệch của áp lực<br /> thủy tĩnh và thẩm thấu [1]. Dó đó, khi lọc<br /> máu đạt hiệu quả đào thải chất độc ra<br /> khỏi cơ thể, đồng thời cũng liên quan đến<br /> việc rút cân trong lọc. Kết quả nghiên cứu<br /> của chúng tôi, số đường B giảm đi sau<br /> lọc tương quan với tỷ lệ giảm ure và độ<br /> thanh thải ure từng phần. Khi hiệu quả<br /> đào thải chất độc ra khỏi cơ thể càng lớn,<br /> số đường B giảm đi càng nhiều. Tuy nhiên,<br /> quá trình đào thải nước chủ yếu dựa vào<br /> hiện tượng siêu lọc, còn đào thải chất độc<br /> chủ yếu là hiện tượng khuếch tán, do đó<br /> mối tương quan giữa số đường B giảm<br /> sau lọc và Kt/V, URR chỉ ở mức độ vừa.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Số đường B sau lọc máu (4,0 ± 6,6)<br /> giảm đi đáng kể so với trước lọc (13,0 ±<br /> 16,9). Số đường B giảm sau lọc có tương<br /> quan với tỷ lệ giảm cân so với trước lọc<br /> (r = 0,525) và với hiệu quả cuộc lọc theo<br /> URR (r = 0,303) và Kt/V (r = 0,395). Do đó,<br /> siêu âm phổi có thể áp dụng để xác định<br /> quá tải dịch khoảng kẽ phổi và theo dõi<br /> đáp ứng sau điều trị ở BN LMCK.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Nguyên Khôi, Trần Văn Chất.<br /> Thận nhân tạo. Bệnh thận. Nhà xuất bản Y học.<br /> Hà Nội. 2015, tr.253-276.<br /> 2. Chazot C. Managing dry weight and<br /> hypertension in dialysis patients: still a challenge<br /> for the nephrologist in 2009?. J Nephrol. 2009,<br /> 22 (5), pp.587-597.<br /> 3. Gargani L. Lung ultrasound: a new tool<br /> for the cardiologist. Cardiovascular Ultrasound.<br /> 2011, 9 (1), p.6.<br /> 4. Picano E, Frassi, Agricola et al. Ultrasound<br /> lung comets: a clinically useful sign of<br /> extravascular lung water. Journal of the<br /> American Society of Echocardiography. 2006,<br /> 19 (3), pp.356-363.<br /> 5. Trezzi M, Torzillo D, Ceriani E et al.<br /> Lung ultrasonography for the assessment of<br /> rapid extravascular water variation: evidence<br /> from hemodialysis patients. Internal and<br /> Emergency Medicine, 2011, 8 (5), pp.409-415.<br /> 6. Vitturi N, Dugo M, Soattin M et al.<br /> Lung ultrasound during hemodialysis: the<br /> role in the assessment of volume status.<br /> International Urology and Nephrology. 2013,<br /> 46 (1), pp.169-174.<br /> <br /> 73<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2