intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá các điều kiện tự nhiên khu vực Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển du lịch

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khái quát các đặc điểm tự nhiên khu vực hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, bài báo tiến hành đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên của khu vực để thấy được những thuận lợi cũng như những mặt hạn chế trong việc khai thác các điều kiện tự nhiên của khu vực cho mục đích phát triển du lịch. Kết quả đánh giá cho thấy các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực ở vào mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch tuy nhiên cũng cần phải có định hướng và giải pháp để khai thác du lịch một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá các điều kiện tự nhiên khu vực Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển du lịch

Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 47 - 50<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC HỒ NÚI CỐC<br /> TỈNH THÁI NGUYÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> Phạm Thu Thủy*<br /> Khoa Địa lý, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Khu vực hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên là nơi có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú.<br /> Trên cơ sở khái quát các đặc điểm tự nhiên khu vực hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, bài báo tiến hành<br /> đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên của khu vực để thấy được những thuận lợi<br /> cũng như những mặt hạn chế trong việc khai thác các điều kiện tự nhiên của khu vực cho mục đích phát<br /> triển du lịch. Kết quả đánh giá cho thấy các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực ở<br /> vào mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch tuy nhiên cũng cần phải có định hướng và giải pháp để khai<br /> thác du lịch một cách hiệu quả và bền vững nhất.<br /> Từ khóa: Đánh giá, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, du lịch, phát triển<br /> <br /> KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU<br /> VỰC HỒ NÚI CỐC (HNC)*<br /> Vị trí địa lý<br /> HNC nằm ở thượng nguồn sông Công, dưới<br /> chân núi Tam Đảo, cách trung tâm thành phố<br /> Thái Nguyên khoảng 20km về phía Tây Bắc.<br /> Khu vực HNC có vị trí địa lý: 105037' đến<br /> 105047'Đ; 21029' đến 21037'B.<br /> Địa hình<br /> Địa hình khu vực HNC bị chia cắt tạo thành<br /> nhiều khe suối. Vùng lòng HNC nằm giữa hai<br /> dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam là dãy<br /> núi Pháo (425m) nằm ở phía Đông của hồ và<br /> dãy núi Thằn lằn (449m) ở phía Tây của hồ.<br /> Khí hậu<br /> Tỉnh Thái Nguyên nói chung và khu vực<br /> HNC nói riêng nằm trong đới khí hậu gió mùa<br /> chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh, khô. Nhiệt<br /> độ trung bình năm từ 21 - 230C nhưng sự<br /> chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng, lạnh<br /> trong năm lớn biểu hiện sự phân hóa rõ rệt<br /> giữa hai mùa.<br /> Thủy văn<br /> HNC được thiết kế xây dựng trên nguồn<br /> chính của sông Công vì vậy sông Công là<br /> nguồn cung cấp nước chính cho hồ. Thủy văn<br /> có sự phân hóa theo mùa, mùa lũ từ T4-T9,<br /> mùa cạn từ T11-T5.<br /> *<br /> <br /> Tel:0915.214.070<br /> <br /> Sinh vật<br /> Khu vực HNC có hệ động vật quý hiếm của<br /> khu hệ Tam Đảo - HNC. Tại đây thể hiện tính<br /> đa dạng của các thành phần loài động thực vật<br /> quý hiếm như: Khỉ Cộc, Cầy Hương, Sóc Bay,<br /> Mèo Rừng, Dúi Mốc, Nhím Bờm, Hoa Tiên,<br /> Tô Mộc, Re Hương, Dó Giấy, Chò Chỉ…<br /> ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU<br /> VỰC HỒ NÚI CỐC PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH<br /> DU LỊCH<br /> Xây dựng thanh đánh giá<br /> a. Các tiêu chí đánh giá, bậc thang và chỉ tiêu<br /> mỗi bậc:<br /> Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá tài nguyên<br /> Du lịch. Ở đây chúng tôi đánh giá dựa vào 6<br /> tiêu chí cơ bản<br /> * Độ hấp dẫn<br /> Đánh giá theo 4 bậc: Bậc 4: Rất hấp dẫn (rất<br /> thuận lợi): Có trên 4 phong cảnh đẹp, đáp ứng<br /> được từ 4 loại hình du lịch trở lên. Bậc 3: Khá<br /> hấp dẫn (khá thuận lợi): Có từ 3 - 4 phong<br /> cảnh đẹp, đáp ứng được từ 3 - 4 loại hình du<br /> lịch. Bậc 2: Hấp dẫn trung bình (thuận lợi<br /> trung bình): Có từ 1 - 2 phong cảnh đẹp, đáp<br /> ứng được từ 1 - 2 loại hình du lịch. Bậc 1:<br /> Kém hấp dẫn (kém thuận lợi): Phong cảnh<br /> đơn điệu, đáp ứng 1 loại hình du lịch.<br /> * Sức chứa khách du lịch<br /> Đánh giá theo 4 bậc: Bậc 4: Rất lớn (rất thuận<br /> lợi): Có sức chứa >1000 người/ngày. Bậc 3:<br /> 47<br /> <br /> Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Khá lớn (khá thuận lợi): Chứa từ 500 - 1000<br /> người/ngày. Bậc 2: Trung bình (thuận lợi<br /> trung bình): Chứa từ 100 - 500 người/ngày.<br /> Bậc 1: Nhỏ (kém thuận lợi): chứa < 100<br /> người/ngày.<br /> * Thời gian khai thác<br /> Đánh giá theo 4 bậc: Bậc 4: Rất dài (rất thuận<br /> lợi): Có > 7 tháng trong năm có thể khai thác<br /> tốt hoạt động du lịch, > 6 tháng có khí hậu<br /> thích hợp nhất với sức khỏe con người. Bậc 3:<br /> Khá dài (khá thuận lợi): Có 5 - 7 tháng có thể<br /> triển khai hoạt động du lịch, 4 - 6 tháng có<br /> điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe<br /> con người. Bậc 2: Trung bình (thuận lợi trung<br /> bình): Có 4 - 5 tháng có thể triển khai hoạt<br /> động du lịch, 3 - 4 tháng có khí hậu thuận lợi<br /> với sức khỏe con người. Bậc 1: Ngắn (kém<br /> thuận lợi): Có < 4 tháng có thể triển khai hoạt<br /> động du lịch, < 3 tháng có điều kiện khí hậu<br /> thích hợp với sức khỏe con người.<br /> * Độ bền vững<br /> Đánh giá theo 4 bậc: Bậc 4: Rất bền vững (rất<br /> thuận lợi): Không có thành phần tự nhiên nào<br /> bị phá hoại (nếu có thì mức độ không đáng<br /> kể), tồn tại vững chắc > 100 năm, hoạt động<br /> du lịch diễn ra liên tục. Bậc 3: Khá bền vững<br /> (khá thuận lợi): Có 1 - 2 thành phần tự nhiên<br /> bị phá hoại nhưng có khả năng phục hồi, tồn<br /> tại vững chắc từ 50 - 100 năm, hoạt động du<br /> lịch diễn ra liên tục. Bậc 2: Trung bình (thuận<br /> lợi trung bình): Có 1 - 2 thành phần tự nhiên<br /> bị phá hoại đáng kể cần phải có sự hỗ trợ của<br /> con người để phục hồi, tồn tại vững chắc từ<br /> 10 - 50 năm, hoạt động du lịch bị hạn chế.<br /> Bậc 1: Kém bền vững (kém thuận lợi): Có 1 2 thành phần tự nhiên bị phá hoại ở mức độ<br /> nặng cần phải có sự can thiệp của con người<br /> để phục hồi, tồn tại vững chắc < 10 năm, hoạt<br /> động du lịch không liên tục.<br /> * Vị trí của điểm DL<br /> Đánh giá theo 4 bậc: Bậc 4: Rất thích hợp (rất<br /> thuận lợi): Khoảng cách từ 10 - 100km, thời<br /> gian đi đường không quá 3 giờ, có thể đến<br /> bằng 3 loại phương tiện thông dụng trở lên.<br /> Bậc 3: Khá thích hợp (khá thuận lợi): Khoảng<br /> cách từ 100 - 200km, thời gian đi đường từ 3<br /> - 5 giờ, có thể đến bằng 2 - 3 loại phương tiện<br /> thông dụng. Bậc 2: Trung bình (thuận lợi<br /> trung bình): Khoảng cách > 200km, thời gian<br /> đi đường > 5 giờ, có thể đến bằng 1 - 2 loại<br /> 48<br /> <br /> 80(04): 47 - 50<br /> <br /> phương tiện thông dụng. Bậc 1: Kém thích<br /> hợp (kém thuận lợi): Khoảng cách > 300km,<br /> thời gian đi đường > 10 giờ, có thể đến bằng<br /> 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.<br /> * Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DL<br /> (CSHT - CSVCKTDL)<br /> Đánh giá theo 4 bậc: Bậc 4: Rất tốt (rất thuận<br /> lợi): Có CSHT - CSVCKTDL đồng bộ, đủ<br /> tiện nghi, đạt chuẩn quốc tế. Bậc 3: Khá tốt<br /> (khá thuận lợi): Có CSHT - CSVCKTDL<br /> tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu<br /> chuẩn quốc gia. Bậc 2: Trung bình (thuận lợi<br /> trung bình): Có CSHT - CSVCKTDL nhưng<br /> chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi. Bậc 1: Kém<br /> (kém thuận lợi): CSHT - CSVCKT còn rất<br /> thiếu thốn, số đã có thì chất lượng rất thấp.<br /> b. Điểm của các bậc và hệ số của các tiêu chí:<br /> Để đánh giá tổng hợp bằng cách tính điểm<br /> cần xác định số điểm cho mỗi bậc. Trong<br /> thang đánh giá số điểm của mỗi bậc của các<br /> tiêu chí đều bằng nhau và theo thứ tự thuận<br /> lợi từ cao xuống thấp của 4 bậc sẽ có số điểm<br /> tương ứng là 4, 3, 2, 1. Tuy nhiên không phải<br /> tiêu chí nào cũng có giá trị phục vụ du lịch<br /> ngang nhau, vì vậy để đảm bảo đánh giá<br /> chính xác và khách quan cần xác định thêm<br /> hệ số cho các tiêu chí.<br /> Ở phần đánh giá này chúng tôi sử dụng 3 hệ<br /> số từ cao xuống thấp là 3, 2, 1 và xác định 3<br /> tiêu chí có hệ số cao nhất là độ hấp dẫn, thời<br /> gian hoạt động du lịch và CSHT CSVCKTDL; 2 tiêu chí có hệ số trung bình là<br /> sức chứa khách du lịch và vị trí điểm du lịch;<br /> tiêu chí có hệ số thấp nhất là độ bền vững của<br /> môi trường tự nhiên.<br /> Điểm đánh giá<br /> Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng<br /> từng tiêu chí và điểm đánh giá tổng hợp.<br /> Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số<br /> điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của<br /> tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số<br /> các điểm đánh giá riêng của các tiêu chí. Như<br /> vậy điểm đánh giá tổng hợp cao nhất là 56<br /> điểm (tương đương 100%), thấp nhất là 14<br /> điểm (tương đương 25% số điểm cao nhất).<br /> Trên cơ sở số điểm đánh giá tổng hợp của các<br /> tiêu chí của khu vực nghiên cứu có thể xác<br /> định được mức độ thuận lợi của các điều kiện<br /> tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ<br /> mục đích du lịch theo các mức sau:<br /> <br /> Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 47 - 50<br /> <br /> Bảng 1. Danh mục làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh<br /> Mức đánh giá<br /> Rất thuận lợi<br /> Khá thuận lợi<br /> Thuận lợi trung bình<br /> Kém thuận lợi<br /> <br /> Số điểm đạt được<br /> 45 - 56<br /> 34 - 44<br /> 23 - 33<br /> 14 - 22<br /> <br /> KẾT QỦA ĐÁNH GIÁ<br /> Kết quả đánh giá riêng từng tiêu chí<br /> a. Độ hấp dẫn<br /> Khu vực HNC có rất nhiều phong cảnh đẹp<br /> và hấp dẫn: phong cảnh HNC, dãy núi Tam<br /> Đảo ở phía Tây của hồ…Với những phong<br /> cảnh tự nhiên đặc sắc, độc đáo khu vực HNC<br /> có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch:<br /> du lịch cuối tuần, du lịch nghiên cứu sinh thái<br /> rừng hồ…. Đối chiếu với các chỉ tiêu đã nêu<br /> khu vực HNC ở vào mức độ rất hấp dẫn đối<br /> với khách du lịch.<br /> b. Sức chứa khách du lịch<br /> Khu vực HNC có phạm vi tương đối rộng với<br /> các điểm du lịch có khả năng đón tiếp nhiều<br /> khách du lịch. Chỉ riêng điểm du lịch trung<br /> tâm với sức chứa thấp nhất cũng lên đến ><br /> 1000 người/ngày. Như vậy sức chứa khách du<br /> lịch ở đây là rất lớn (rất thuận lợi).<br /> c. Thời gian hoạt động du lịch<br /> Hoạt động du lịch liên quan mật thiết với đặc<br /> điểm khí hậu và diễn biến thời tiết. Ở đây<br /> chúng tôi đánh giá dựa vào một số yếu tố khí<br /> hậu chính là nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa.<br /> Khu vực HNC có nhiệt độ trung bình năm là<br /> 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 28,50C,<br /> thấp nhất vào tháng 1 là 15,60C. Căn cứ vào<br /> giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm<br /> tuyệt đối của không khí với khả năng thích<br /> ứng của con người của Tổ chức Du lịch thế<br /> giới (UNWTO), căn cứ vào nhiệt độ trung<br /> bình các tháng và diễn biến của độ ẩm tuyệt<br /> đối, xác định trên giản đồ nhận thấy khu vực<br /> HNC có tới 5 tháng (1, 2, 3, 11, 12) là có khí<br /> hậu thuộc vùng dễ chịu rất thích hợp với điều<br /> kiện sức khỏe con người. Khu vực HNC có<br /> <br /> Tỷ lệ % so với điểm tối đa<br /> 81 - 100%<br /> 61 - 80%<br /> 41 - 60%<br /> 25 - 40%<br /> <br /> lượng mưa trung bình năm là 1982,4mm.<br /> Theo chỉ tiêu sinh học của các nhà khoa học<br /> Ấn Độ thì lượng mưa trung bình năm ở khu<br /> vực này khá thích nghi cho hoạt động du lịch.<br /> Như vậy thời gian hoạt động du lịch tại khu<br /> vực HNC rất dài tạo điều kiện rất thuận lợi<br /> cho phát triển du lịch.<br /> d. Độ bền vững<br /> Các công trình xây dựng tại khu vực HNC<br /> đều rất vững chắc do ít chịu ảnh hưởng của<br /> thiên tai. Chất lượng nước hồ vẫn đảm bảo<br /> tiêu chuẩn vệ sinh. Diện tích rừng trong khu<br /> vực có độ che phủ là 35%. Như vậy có thể<br /> thấy môi trường tự nhiên khu vực HNC là khá<br /> bền vững, tạo điều kiện khá thuận lợi cho<br /> phát triển du lịch tại đây.<br /> đ. Vị trí của điểm du lịch<br /> Khu du lịch HNC cách trung tâm thành phố<br /> Thái Nguyên gần 20km và cách thủ đô Hà<br /> Nội nơi có nguồn khách du lịch rất lớn<br /> khoảng 80km. Từ Hà Nội khách có thể đến<br /> HNC bằng ô tô, xe máy, hoặc từ trung tâm<br /> thành phố Thái Nguyên có thể sử dụng các<br /> phương tiện thô sơ như xe đạp, xe ngựa.<br /> e. CSHT - CSVCKTDL<br /> Tại khu vực HNC đã bước đầu xây dựng<br /> được hệ thống CSHT - CSVCKT phục vụ du<br /> lịch. Xây dựng được hệ thống các nhà hàng,<br /> khách sạn tại các điểm du lịch trong đó có<br /> những phòng đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra<br /> các dịch vụ khác tương đối nghèo nàn. Nhìn<br /> chung hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng<br /> kỹ thuật khu vực HNC đã có những điều<br /> kiện cơ bản để đáp ứng nhu cầu du lịch của<br /> khách ở mức trung bình.<br /> Kết quả đánh giá tổng hợp<br /> Kết quả đánh giá cụ thể được thể hiện trong<br /> bảng 2.<br /> 49<br /> <br /> Phạm Thu Thủy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 47 - 50<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực HNC<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Yếu tố<br /> Độ hấp dẫn<br /> Sức chứa<br /> Thời gian hoạt động<br /> Độ bền vững<br /> Vị trí của điểm du lịch<br /> CSHT - CSVCKTDL<br /> Đánh giá tổng hợp<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Từ kết quả đánh giá trên cho thấy các điều kiện<br /> tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực<br /> HNC rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch.<br /> Trên cơ sở đó cần phân tích, xem xét các điều<br /> kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đó phù<br /> hợp với việc tổ chức các loại hình du lịch nào<br /> để có thể định hướng và đề ra các giải pháp cho<br /> việc khai thác du lịch tại khu vực HNC một<br /> cách hiệu quả nhất.<br /> <br /> Mức đánh giá<br /> Rất thuận lợi<br /> Rất thuận lợi<br /> Rất thuận lợi<br /> Khá thuận lợi<br /> Rất thuận lợi<br /> Trung bình<br /> Rất thuận lợi<br /> <br /> Số điểm đánh giá<br /> (4 x 3) = 12<br /> (4 x 2) = 8<br /> ( 4 x 3) = 12<br /> ( 3 x 1) = 3<br /> (4 x 2) = 8<br /> (2 x 3) = 6<br /> 49<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên,<br /> Thái Nguyên (2006) Báo cáo tổng hợp quy hoạch<br /> tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái<br /> Nguyên đến năm 2020 (Dự thảo), .<br /> [2]. Trịnh Trúc Lâm (chủ biên) (1999), Địa lý tỉnh<br /> Thái Nguyên, Xí nghiệp in Bắc Thái .<br /> [3]. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác<br /> các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên<br /> huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch,<br /> Luận án Phó tiến sĩ khoa học Địa lý - Địa chất, HN.<br /> [4]. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí<br /> hậu Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.<br /> <br /> SUMMARY<br /> THAI NGUYEN ASSESS THE NATURE CONDITIONS OF NUI COC LAKEFOR<br /> THE TOURISM PURPOSESS<br /> Pham Thu Thuy*<br /> Department of Geography, College of Education - TNU<br /> <br /> Based on an overview of the natural features of Nui Coc Lake area in Thai Nguyen province, the<br /> article goes on to assess the natural conditions and natural resources of the area to see the<br /> advantages and drawbacks in exploiting the natural conditions of the area for tourism<br /> development. The assessment results show that the natural conditions and natural resources of the<br /> region is favorable for tourism development but also need to have guidelines and solutions for tour<br /> operators in the most effective and sustainable manner.<br /> Keywords: assess, natural condition, natural resources, tourism, development<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel:0915.214.070<br /> <br /> 50<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2