intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

96
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống. Nghiên cứu thực hiện 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) - 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG<br /> Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH<br /> Ngô Văn Quyền**, Nguyễn Thy Khuê**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau<br /> mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống (GXCS).<br /> Phương pháp: 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) – 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX<br /> nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS). Dùng bộ câu hỏi Qualeffo-41 (đã được thẩm định giá trị) để đánh<br /> giá CLCS ở phụ nữ LX. Dữ liệu được so sánh với 37 người đối chứng.<br /> Kết quả: T-score cột sống thì tương tự ở 2 nhóm nhỏ phụ nữ LX. BMI, tuổi mãn kinh thì tương tự ở 2<br /> nhóm nhỏ của phụ nữ LX và nhóm chứng. Bệnh nhân bị LX cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá<br /> nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài (84% phụ nữ GXCS, 59% phụ nữ không GXCS, suy giảm chức<br /> năng cơ thể, giảm hoạt động xã hội, giảm chịu đựng (43% phụ nữ không bị GXCS). Nhìn chung, 76% phụ nữ<br /> cho thấy giảm CLCS. Ngược lại, ở nhóm chứng chỉ 24% giảm CLCS.<br /> Kết luận: CLCS ở bệnh nhân LX phải được điều tra trước khi GX, mục đích là tư vấn, hỗ trợ, can thiệp<br /> thích hợp để giúp bệnh nhân có chiến lược hiệu quả để chấp nhận và đối phó với bệnh.<br /> Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, loãng xương sau mãn kinh.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EVALUATION OF QUALITY OF LIFE IN PATIENTS WITH POST-MENOPAUSAL OSTEOPOROSIS<br /> Ngo Van Quyen, Nguyen Thy Khue<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 142 - 148<br /> Background: To evaluate the impact of osteoporosis on the patients' quality of life, particularly in the<br /> absence of fractures.<br /> Methods: 74 post-menopausal women (age 55-82) - 37 with uncomplicated primary osteoporosis and<br /> 37with primary osteoporosis complicated by vertebral fractures; were studied using the validated questionnaires:<br /> Qualeffo-41 for quality of life in osteoporosis. Data were compared to those of 37 controls.<br /> Results: T-score of spine were similar in the two subgroups of osteoporotic women. Body mass index, age at<br /> menopause were similar in the two subgroups of osteoporotic women and in the control group. The patients<br /> affected by osteoporosis perceived it as a disease affecting their personal life with undesirable consequences:<br /> chronic pain (84% of women with fractures and 59% of women without fractures), impaired physical ability,<br /> reduced social activity, poor well-being (43% of women without fractures). Overall, 76% of the women showed a<br /> reduced quality of life. On the contrary, in the control group only 24% reported a reduced quality of life.<br /> Conclusion: The quality of life of osteoporotic patients should be investigated even before fractures, in order<br /> to develop appropriate counselling, support and care interventions to help patients develop efficient strategies for<br /> accepting the disease and coping with it.<br /> <br /> ∗<br /> <br /> Bệnh viện đa khoa Bình Dương<br /> <br /> ∗∗<br /> <br /> Bộ môn nội tiết ĐH Y Dược TP HCM<br /> <br /> Tác giả liên lạc: BS.CKII Ngô Văn Quyền ĐT: 0983519340<br /> <br /> 142<br /> <br /> Email: drquyenbd@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Key words: quality of life, post-menopausal osteoporosis.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Loãng xương (LX) là một bệnh lý nghiêm<br /> trọng ở phụ nữ sau mãn kinh, vì qui mô lớn và<br /> hậu quả nặng nề của nó trong cộng đồng. Trên<br /> thế giới, tỷ lệ phụ nữ trên 60 tuổi bị LX là 20%(13).<br /> Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có<br /> triệu chứng LX(16).<br /> Hậu quả nặng nề nhất của LX là gãy xương<br /> (GX). Ở Hoa Kỳ và châu Âu, cứ hai phụ nữ<br /> sống đến tuổi 85 thì một phụ nữ bị GX(12). GX<br /> là một trong những nguyên nhân làm giảm<br /> tuổi thọ, phân nửa phụ nữ bị GX chết trong<br /> vòng 7 năm(3).<br /> Một hình thái kinh điển, phổ biến nhất của<br /> bệnh lý LX ở phụ nữ sau mãn kinh là gãy xương<br /> đốt sống (GXĐS)(4). GXĐS gây ra đau lưng kinh<br /> niên(11), biến dạng cơ thể, mất thẩm mỹ, làm tăng<br /> phụ thuộc vào người khác, giảm tự tin và hạnh<br /> phúc, hao tốn tiền cho gia đình và xã hội.<br /> Chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu nào tại<br /> Việt Nam đánh giá vấn đề LX cũng như GX do<br /> LX tác động như thế nào trên chất lượng cuộc<br /> sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh. Vì vậy,<br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá<br /> tác động của LX - độc lập với GX - trên CLCS<br /> sống ở phụ nữ LX sau mãn kinh.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cắt ngang có nhóm đối chứng.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân bị LX sau mãn kinh đến khám tại<br /> trung tâm y tế quận Gò vấp từ 8/2008 đến<br /> 10/2008.<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> Theo nghiên cứu dò đường (Pilot study) trên<br /> 2 nhóm bệnh nhân LX không GXCS và LX có<br /> GXCS, chúng tôi tính cỡ mẫu dựa trên 2 số trung<br /> bình của 5 lãnh vực CLCS theo Qualeffo – 41 là<br /> 74 đối tượng (37cho mỗi nhóm); chúng tôi chọn<br /> thêm một nhóm người khoẻ mạnh gồm 37 đối<br /> tượng để làm nhóm chứng.<br /> <br /> Kỹ thuật chọn mẫu<br /> Thuận lợi.<br /> Tiêu chí chọn mẫu<br /> Nhóm bệnh<br /> Tiêu chuẩn đưa vào: đồng ý tham gia nghiên<br /> cứu; loãng xương.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> LX thứ phát, bệnh ảnh hưởng đến CLCS:<br /> Ung thư, suy thận mạn, bệnh hô hấp mạn, đái<br /> tháo đường, bệnh tim mạch (tăng huyết áp<br /> không kiểm soát được).<br /> Nhóm bệnh được chia thành 2 nhóm: LX<br /> không GXCS và LX có GXCS.<br /> Tất cả GX có triệu chứng trên lâm sàng và<br /> do xương dễ gãy, không do chấn thương<br /> mạnh. Đối với bệnh nhân có tiền sử GXCS, lần<br /> GXCS sau cùng phải xảy ra ít nhất 6 tháng<br /> trước khi nghiên cứu.<br /> Nhóm chứng<br /> Là thân nhân bệnh nhân, có cùng độ tuổi với<br /> các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu nhưng<br /> không LX, không GXCS. Tiêu chuẩn nhận vào<br /> và loại trừ giống nhóm bệnh.<br /> <br /> Phương pháp<br /> Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu<br /> hỏi QUALEFFO-41.vn đã thẩm định. Bộ câu hỏi<br /> QUALEFFO-41 là bộ câu hỏi chuyên về LX,<br /> dùng để đo lường CLCS ở bệnh nhân LX, do<br /> Hội LX châu Âu phát triển (1997); gồm 41 câu,<br /> trong 5 lãnh vực(9): đau, chức năng cơ thể, chức<br /> năng xã hội, cảm nhận sức khỏe tổng quát, chức<br /> năng tinh thần.<br /> Đo mật độ xương bằng máy Achill Express<br /> (siêu âm định lượng ở gót chân). Chẩn đoán<br /> LX theo tổ chức y tế thế giới: bình thường: Tscore >-1; thiếu xương: -2.5< T-score 10 giờ/ngày.<br /> 31 phụ nữ trong 37 trường hợp bị LX có<br /> GXCS (83,78%) và 22 phụ nữ trong 37 trường<br /> hợp LX không GXCS (59,45%) được báo cáo<br /> đau. GXCS làm tăng điểm của lãnh vực đau.<br /> Nhóm chứng thì đau có 9 trường hợp (24,42%).<br /> Trong lãnh vực chức năng cơ thể, 57,36%<br /> phụ nữ ≤ 65 tuổi có cảm nhận thay đổi cơ thể,<br /> trong khi 72% số đó > 65 tuổi. GXCS tăng cảm<br /> nhận thay đổi cơ thể.<br /> Trong lãnh vực cảm nhận sức khỏe tổng<br /> quát 63,85% phụ nữ có cảm giác chịu đựng kém.<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> 16 phụ nữ không GXCS (43,24%) trong 37<br /> trường hợp được báo cáo giảm cảm nhận sức<br /> khỏe của họ. So sánh mức độ chịu đựng của họ<br /> với 10 năm trước, 68,37% phụ nữ ≤ 65 tuổi cho<br /> thấy xấu hơn, trong khi 87,67% trong số đó > 65<br /> tuổi. Trong nhóm chứng, có 8 phụ nữ (21,62%),<br /> tuổi 65 – 85, được báo cáo giảm cảm nhận sức<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> khỏe của họ.<br /> Nhìn chung, 76,48% phụ nữ bị ảnh hưởng<br /> bởi LX có giảm CLCS: 64,86% (24 cas) của phụ<br /> nữ LX không biến chứng và 89,18% (33cas) LX<br /> biến chứng GXCS. Ngược lại, giảm CLCS chỉ có<br /> 24,3% ở nhóm chứng.<br /> <br /> Điểm số các lãnh vực sức khỏe của Qualeffo – 41, so sánh điểm số trung bình của 5 lãnh<br /> vực sức khoẻ giữa nhóm<br /> Bảng 3. Trung bình ± độ lệch chuẩn về điểm số của 5 lãnh vực sức khoẻ<br /> Lãnh vực<br /> Qualeffo-41<br /> Đau<br /> CNCT<br /> CNXH<br /> CNSK<br /> CNTT<br /> ĐTB<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> (n=37)<br /> 22,16<br /> 12,32<br /> 58,79<br /> 77,70<br /> 36,49<br /> 29,22<br /> <br /> LX không GXCS<br /> (n=37)<br /> <br /> ±19<br /> ±13<br /> ±23<br /> ±19<br /> ±18<br /> ±12<br /> <br /> 39,46<br /> 25,44<br /> 73,58<br /> 86,26<br /> 54,50<br /> 43,39<br /> <br /> LX có GXCS<br /> (n=37)<br /> <br /> ±27<br /> ±15<br /> ±16<br /> ±14<br /> ±26<br /> ±16<br /> <br /> 65,81<br /> 40,38<br /> 80,93<br /> 94,37<br /> 67,04<br /> 56,98<br /> <br /> Dữ kiện thể hiện dưới dạng trung bình ± độ<br /> lệch chuẩn<br /> Bảng 4. So sánh điểm số CLCS nhóm LX có GXCS<br /> thắt lưng và ngực<br /> Lãnh vực LX có GXCS TL<br /> (n=32)<br /> Đau<br /> 70,00 ± 15,96<br /> CNCT<br /> 44,25 ± 20,95<br /> CNXH<br /> 83,09 ± 11,81<br /> CNSK<br /> 94,50 ± 8,43<br /> CNTT<br /> 72,46 ± 15,79<br /> ĐTB<br /> 67,56 ± 17,05<br /> <br /> LX có GXCS<br /> ngực (n=5)<br /> <br /> p<br /> <br /> 39,00 ± 21,03<br /> 22,00 ± 19,91<br /> 67,80 ± 13,06<br /> 93,20 ± 9,31<br /> 32,20 ± 9,65<br /> 43,40 ± 15,38<br /> <br /> 0,000<br /> 0,033<br /> 0,012<br /> 0,754<br /> 0,000<br /> 0,031<br /> <br /> ±19<br /> ±23<br /> ±13<br /> ±8<br /> ±20<br /> ±17<br /> <br /> P<br /> LX không GXCS LX không GXCS LX có GXCS với<br /> với LX có GXCS với nhóm chứng nhóm chứng<br /> 0,000<br /> 0,003<br /> 0,000<br /> 0,005<br /> 0,000<br /> 0,000<br /> 0,090<br /> 0,006<br /> 0,000<br /> 0,005<br /> 0,037<br /> 0,000<br /> 0,042<br /> 0,003<br /> 0,000<br /> 0,001<br /> 0,000<br /> 0,000<br /> <br /> Dữ kiện được thể hiện dưới dạng trung bình<br /> (độ lệch chuẩn)<br /> Chúng tôi nhận thấy các lãnh vực Qualeffo41 của nhóm loãng xương có GXCS thắt lưng và<br /> nhóm loãng xương có GXCS ngực có sự khác<br /> biệt và có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ lãnh vực<br /> cảm nhận sức khỏe.<br /> <br /> Bảng 5. So sánh điểm số trung bình của 5 lãnh vực sức khoẻ theo số lượng đốt sống bị gãy<br /> Lãnh vực LX có GXCS 1 đốt<br /> (n=18)<br /> <br /> LX có GXCS 2 đốt<br /> (n=11)<br /> <br /> LX có GXCS 3 đốt<br /> (n=8)<br /> <br /> P<br /> <br /> Đau<br /> CNCT<br /> CNXH<br /> CNSK<br /> CNTT<br /> <br /> 50,00 ± 13,93<br /> 27,44 ± 20,61<br /> 74,77 ± 12,89<br /> 90,16 ± 9,69<br /> 57,61 ± 22,14<br /> <br /> 76,36 ± 6,36<br /> 50,63 ± 20,78<br /> 83,54 ± 10,17<br /> 97,72 ± 5,44<br /> 73,27 ± 14,34<br /> <br /> 86,87 ± 10,99<br /> 55,62 ± 13,70<br /> 91,62 ± 8,34<br /> 99,00 ± 2,82<br /> 79,62 ± 14,28<br /> <br /> LX có GXCS 1 đốt<br /> và 2 đốt<br /> 0,000<br /> 0,007<br /> 0,066<br /> 0,026<br /> 0,047<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> 46,61 ± 15,56<br /> <br /> 64,54 ± 11,82<br /> <br /> 70,00 ± 9,28<br /> <br /> 0,003<br /> <br /> Dữ kiện được thể hiện dưới dạng trung bình<br /> (độ lệch chuẩn)<br /> Chúng tôi ghi nhận các lãnh vực Qualeffo-41<br /> của nhóm LX có GXCS 1 đốt và 2 đốt đều có sự<br /> khác biệt và có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ lãnh<br /> <br /> LX có GXCS 2 đốt<br /> và 3 đốt.<br /> 0,017<br /> 0,563<br /> 0,084<br /> 0,555<br /> 0,353<br /> 0,276<br /> <br /> vực chức năng xã hội.<br /> Các lãnh vực Qualeffo-41 của nhóm LX có<br /> GXCS 2 đốt và 3 đốt chỉ khác khác biệt và có ý<br /> nghĩa thống kê ở lãnh vực đau, còn các lĩnh vực<br /> khác không có sự khác biệt.<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br /> <br /> 145<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm dân số của nhóm nghiên cứu<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br /> bình của nhóm LX có GXCS là 71, và nhóm LX<br /> không GXCS là 68; tuổi mãn kinh trung bình của<br /> 2 nhóm là 49.<br /> Trong nghiên cứu CLCS ở phụ nữ LX sau<br /> mãn kinh: tương quan giữa Qualeffo-41 và SF36, có 220 phụ nữ tham gia (tuổi từ 55 – 80),<br /> trong đó 110 phụ nữ LX và 110 phụ nữ không bị<br /> LX. Tác giả ghi nhận tuổi trung bình của nhóm<br /> LX là 64,4 và nhóm không bị LX 63,6; tuổi mãn<br /> kinh của 2 nhóm là 46,1 và 49,6(5). Theo nghiên<br /> cứu của Maria Luisa Bianchi và cộng sự thực<br /> hiện trên 135 đối tượng người Ý, các đối tượng<br /> được chia thành 2 nhóm: LX không GXCS và LX<br /> có GXCS có tuổi trung bình là 64,5 và 70,3; tuổi<br /> mãn kinh là 51,9 và 52(2).<br /> Như vậy, thời gian từ lúc mãn kinh đến lúc<br /> phát hiện ra LX của các bệnh nhân trong các<br /> nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so với các tác<br /> giả khác. Điều này có thể phản ánh một khía<br /> cạnh tại Việt Nam là việc tầm soát bệnh LX hiện<br /> nay chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh<br /> đó, mạng lưới bác sỹ gia đình cũng như y tế địa<br /> phương chưa được đầu tư đúng mức để giúp<br /> bệnh nhân phát hiện sớm bệnh, vì vậy thời điểm<br /> phát hiện LX thường trễ.<br /> Một lý do khác người dân chưa có thói quen<br /> khám sức khỏe định kỳ mà chỉ đến các cơ sở<br /> khám, chữa bệnh khi có vấn đề sức khoẻ nên khi<br /> phát hiện ra LX thì đã muộn.<br /> <br /> Đặc điểm liên quan đến GXCS trong nhóm<br /> LX có GXCS<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ GXCS<br /> ngực là 5 người (14%) và GXCS thắt lưng là 32<br /> người (86%).<br /> Trong nghiên cứu đánh giá đa kết quả của<br /> Raloxifen (MORE) thực hiện tại 7 nước châu Âu<br /> (Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Hà Lan, Thuỵ Điển)<br /> đánh giá ở 751 phụ nữ LX sau mãn kinh (Tscore<br /> ≤ - 2,5) tuổi từ 55 đến 80, Oleksik, Paul và cộng<br /> sự ghi nhận trên 282 bệnh nhân GXCS; số bệnh<br /> <br /> 146<br /> <br /> nhân GXCS ngực là 203 người (72%), GXCS thắt<br /> lưng là 79 người (28%)(14). Trong nghiên cứu<br /> Rotterdam Study, tác giả phân tích 129 trường<br /> hợp GXCS và nhận thấy tỷ lệ GXCS ngực và<br /> GXCS thắt lưng tương ứng là 49,6% và 50,4%(16).<br /> Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ<br /> GXCS ngực ít hơn GXCS, điều này không tương<br /> đồng với tác giả Oleksik và Van der Klift. Điều<br /> đặc biệt ở đây là tỷ lệ GXCS ngang L1 nhiều.<br /> Các lãnh vực Qualeffo: Đau, Chức năng cơ<br /> thể, Cảm nhận sức khỏe trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi có tỉ lệ cao hơn nghiên cứu của Biachi<br /> và cộng sự(2).<br /> Tình huống này phản ánh khía cạnh rất<br /> thực tế là:<br /> <br /> Về phía bệnh nhân<br /> Phần lớn bệnh nhân chưa nhận thức được<br /> tầm quan trọng của bệnh LX, do không hiểu biết<br /> về căn bệnh: cứ nghĩ rằng đó là quy luật tất yếu<br /> của đời người cứ đến tuổi già thì sẽ bị đau lưng<br /> nên không cần phải điều trị; Thông thường<br /> người bệnh tự điều trị trước khi đến nhân viên y<br /> tế, khi có đau lưng, giảm chiều cao thì mới đi<br /> khám bệnh, chụp phim x - quang.<br /> Phần lớn bệnh nhân trình độ văn hóa thấp,<br /> không hiểu biết về biến chứng GX do LX, làm<br /> việc tay chân, khiêng vác nặng, nên cột sống<br /> thắt lưng bị ảnh hưởng nhiều; sống một mình,<br /> điều này không thích hợp đối với người mắc<br /> bệnh LX.<br /> Ngoài ra do đời sống kinh tế chưa cao,<br /> không có bảo hiểm y tế, việc đo mật độ xương<br /> có chi phí cao nên bệnh nhân ít đi tầm soát bệnh.<br /> <br /> Về phía bác sĩ<br /> Nhân viên y tế cho rằng GX do LX rất khó<br /> trị, không nỗ lực điều trị; phần lớn chưa được<br /> huấn luyện, chưa ý thức được tầm quan trọng<br /> và hậu quả của bệnh LX, chưa có chuyên khoa<br /> riêng, chưa được đầu tư đúng mức máy móc,<br /> phương tiện để đo LX nên chưa chú ý đến<br /> bệnh nhiều.<br /> Mạng lưới dịch vụ y tế: chính quyền chưa<br /> nhận thức được ảnh hưởng xấu của gãy xương<br /> <br /> Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2