intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI - CHỦ ĐỀ 10: KẾT QUẢ TỪ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Chia sẻ: ĐINH TẤN KHOA | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

124
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai sau khi đối chiếu: 1.1 Sơ lược: Kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai có được, là sự so sánh chất lượng đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai, với yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai, được diễn tả dưới dạng phân cấp các yếu tố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI - CHỦ ĐỀ 10: KẾT QUẢ TỪ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

  1. I/ Một số kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai sau khi đối chiếu: 1.1 Sơ lược. 1.2 Các mô hình (kiểu sử dụng đất đai) được chọn lọc để đánh giá. 1.3 Đánh giá sơ lược khả năng thích nghi của một số kiểu sử dụng đất. II/ Đánh giá ảnh hưởng của môi trường: 2.1 Ảnh hưởng nội tại. 2.2 Ảnh hưởng ngoại tại. III/ Mô hình sau cùng cho đánh giá đất đai: 3.1 Mô hình đánh giá đất đai. 3.2 Phân tích mô hình mẫu.
  2. I/ Một số kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai sau khi đối chiếu: 1.1 Sơ lược: Kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai có được, là sự so sánh chất lượng đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai, với yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai, được diễn tả dưới dạng phân cấp các yếu tố.
  3. 1.2 Các mô hình (kiểu sử dụng đất đai) được chọn lọc để đánh giá (LUTs): Có 7 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng được chọn lọc để đánh giá đất đai cho vùng nghiên cứu: • LUT1: cơ cấu 2 vụ Lúa (Hè Thu – Thu Đông/Mùa) • LUT2: cơ cấu 2 vụ Lúa – Màu (Hè Thu- Thu Đông/Mùa- Màu Đông Xuân) • LUT3: cơ cấu 2 Lúa-Cá (Hè Thu-Thu Đông/Mùa-Cá) • LUT4: cơ cấu chuyên màu • LUT5: cơ cấu 2 Lúa-Tôm (Hè Thu – Thu Đông/Mùa – Tôm) • LUT6: cơ cấu chuyên tôm quảng canh cải tiến • LUT7: cơ cấu cây ăn quả (cây chịu hạn)
  4. Cách để chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai có thể được dựa vào các yếu tố như: - Kiến thức - Trao đổi - Phỏng vấn - Nhà nghiên cứu – nhà quản lý – nông dân nhất trí với các LUT có triển vọng. - Lao động có phù hợp với các LUT. - Các LUT có đáp ứng thị trường ổn định. - Các LUT có phù hợp với điều kiện canh tác hiện tại và tương lai của nông hộ?Có được chính người nông dân chấp nhận? - Các LUT có phù hợp với điều kiện sản xuất: kinh tế, tín dụng, hạ tầng cơ sở, vật tư?....
  5. 1.3 Đánh giá sơ lược khả năng thích nghi của một số kiểu sử dụng đất:
  6. Từ các bảng số liệu trên cho ta thấy, việc đánh  giá khả năng thích nghi hay không thích nghi, thích nghi rộng hay không thích nghi rộng của một kiểu sử dụng đất là hoàn toàn không đơn giản. Nó phải trải qua quá trình phức tạp từ việc xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên kết quả điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên, cho đến việc đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất với chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai. Cuối cùng, kết quả cho được là phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi ĐVBĐĐĐ với từng kiểu sử dụng đất nhằm phục vụ cho quá trình khai thác nguồn tài nguyên đất, đảm bảo bền vững về kinh tế xã hội và môi trường.
  7. II/ Đánh giá ảnh hưởng của môi trường: 2.1 ảnh hưởng nội tại (ảnh hưởng trong hệ thống): Ảnh hưởng trực tiếp lên đất đai mà kiểu sử dụng đất đang thực hiện: - Khai thác dọn sạch cây rừng thực vật trong các vùng có loài cây hiếm hay động vật hiếm. - Hủy hoại hành lang di chuyển của các loài hoang dã. - Giảm hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt và lớp đất mặt bị rửa trôi do chuyển đất trồng cỏ sang đất trồng cây trồng cạn.
  8. - Tạo nén tầng mặt do hoạt động của các máy móc làm giảm độ thấm rút của đất. - Nén dẽ mạnh tác động xấu đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật đất (thực vật, động vật, vsv….). - Tăng tốc độ chảy tràn bề mặt gây xói mòn cục bộ, góp phần không nhỏ vào việc mất dần chất hữu cơ trong đất. - Sự phèn hóa do sự thoát nước từ khu vực đất phèn tiềm tàng thuộc các vùng duyên hải, hay do trong nội tại của quá trình canh tác, việc đưa lớp đất sâu có chứa vật liệu sinh phèn lên trên, cũng góp phần gây ra hiện thượng phèn hóa.
  9. - Quá trình mặn hóa gây thoái hóa đất do thói quen canh tác hệ thống canh tác ngập mặn. - Làm mất đi nguồn thu nhập phụ lâu đời của nông dân trồng lúa nước về mặt thủy sản, do sự áp dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hay bao đê ngăn lũ. - Ô nhiễm đất do các tác nhân hoá học (phân bón, thuốc BVTV, chất thải công nghiệp, sinh hoạt………..), sinh học (các loại ký sinh trùng, giun sán……..), tác nhân vật lý (nhiệt độ, chất phóng xạ…..). - Hủy diệt môi sinh và nơi sống của các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn.
  10. - Làm mất cân bằng sinh thái do quá trình độc canh và chất thải trong quá trình sản xuất. - Đất bị đóng váng hay glay hóa do ngập nước thường xuyên trong thời gian dài hoặc đất bị mất cấu trúc do quá trình canh tác, sản xuất làm giảm hoạt động của các sinh vật đất, ảnh hưởng đến quá trình phân hủy các chất có trong đất.
  11.  Đảo lộn cân bằng sinh thái trong vùng sản xuất, mất cân bằng dinh dưỡng, phá huỷ cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của chúng, góp phần mạnh mẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
  12.  Việc đánh giá đất cần phải tính đến các yếu tố nội tại, vì đây là một trong những nguyên tắc trong phương thức đánh giá đất: • Một kiểu sử dụng đất, mặc dù có thể chấp nhận nhưng tạo nên sự suy thoái đất đai nghiêm trọng thì sẽ được phân hạng là không thích nghi, chẳng hạn: cơ cấu 2 lúa – tôm. • Trong những trường hợp, nếu có sự cải thiện điều kiện đất đai hay cải thiện điều kiện sử dụng đất, làm cho đất đai bền vững thì có thể nâng cấp thích nghi, chẳng hạn: xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm rửa phèn, tưới tiêu và cải thiện chất lượng đất.
  13. • Có những trường hợp ảnh hưởng nội tại xấu nhưng do có nhiều lợi cho kinh tế nên người dân vẫn thực hiện chẳng hạn: việc bao đê ngăn lũ để trồng lúa tăng vụ. • Đôi khi những có những mô hình sản xuất có lợi về mặt kinh tế xã hội, nhưng sẽ không được chấp nhận, nếu có ảnh hưởng đến suy thoái trầm trong cho đất và cho môi trường. chẳng hạn, việc khai thác than bùn.
  14. 2.2 ảnh hưởng ngoại tại (ảnh hưởng bên ngoài hệ thống): Ảnh hưởng đến vùng chung quanh hay các vùng h ạ l ưu hay vùng dưới chân núi đồi…… như: - Sự trầm lắng phù sa và gây ngập lụt ở vùng h ạ lưu, do vùng thượng lưu phá rừng, hay sự cạn dần của các hồ chứa làm cho thiếu nước trong mùa khô, sự thay đ ổi những đặc tính sinh sản và phát triển của các loài tôm cá do vấn đề phá rừng ngập mặn làm nguồn tôm giống ngày càng một cạn kiệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2