intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá điểm, tuyến du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bạch Mã và phụ cận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có những tính chất đặc thù về: khí hậu, cảnh quan, đa dạng sinh học (ĐDSH). Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (DLST). Theo kết quả đánh giá cho thấy, trong tổng số 11 điểm, 03 tuyến DLST thì tất cả các điểm, tuyến này đã được khai thác nhưng lại chưa khai thác hết tiềm năng vốn có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá điểm, tuyến du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bạch Mã và phụ cận

  1. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ VÀ PHỤ CẬN TÔN THẤT TUÂN Khoa Địa lý Tóm tắt: Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có những tính chất đặc thù về: khí hậu, cảnh quan, đa dạng sinh học (ĐDSH). Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (DLST). Theo kết quả đánh giá cho thấy, trong tổng số 11 điểm, 03 tuyến DLST thì tất cả các điểm, tuyến này đã được khai thác nhưng lại chưa khai thác hết tiềm năng vốn có. Để khai thác có hiệu quả các điểm, tuyến DLST thì BQL Vườn cần chú trọng thực hiện đồng bộ các định hướng và giải pháp về: quảng bá, đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), nguồn nhân lực cùng cơ chế chính sách phát triển tài nguyên du lịch (TNDL) của Vườn. Từ khóa: điểm, tuyến, du lịch sinh thái, vườn Quốc gia Bạch Mã. 1. MỞ ĐẦU Đánh giá điểm, tuyến DLST ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt ở VQG Bạch Mã đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, nhiều công trình trước đây của một số tác giả nghiên cứu về TNDL, cụ thể là DLST được tiến hành trên phạm vi khá rộng như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế 1995; Quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ, Bộ Xây dựng 1995; Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch, Lê Văn Tin 1999… Sau sự cố môi trường Formosa, tại 4 tỉnh chịu ảnh hưởng của sự cố nói chung, trong đó có Thừa Thiên Huế, đã có một sự chuyển biến khá mạnh từ du lịch biển sang du lịch núi. Nhiều điểm du lịch đồi núi Thừa Thiên Huế đang có sự hấp dẫn đối với du khách. VQG Bạch Mã có ưu thế về DLST, chiếm một vị thế đặc biệt với thắng cảnh, khí hậu, ĐDSH và yếu tố thủy văn (hồ, thác). Các điểm du lịch nổi tiếng như: Hải Vọng Đài, thác Đỗ Quyên, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Thác Mơ thu hút đông khách du lịch. Tiềm năng du lịch như vậy, nhưng trên thực tế việc thực hiện đánh giá các TNDL này còn mang tính định tính, chủ yếu theo sở thích, tâm lý của du khách và kinh nghiệm của các trung tâm lữ hành. Ngoài ra, do nghiên cứu trên diện rộng (quốc gia, vùng, tỉnh) VQG Bạch Mã được xem như một điểm du lịch, mặc dù nó rộng đến 37.487 ha. Vì vậy, các điểm du lịch thực tế tại VQG này và khu vực phụ cận chưa được đánh giá định lượng. Dẫn đến chưa thấy rõ sự chênh lệch giữa các điểm về tiềm năng và khả năng khai thác (còn gọi là tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác) để cân nhắc ưu tiên trong đầu tư, trong xây dựng tuyến du lịch, trong xây dựng chương trình du lịch, trong chọn lựa điểm khi đến du lịch. Vì vậy cần thiết phải xây dựng 1 bộ các tiêu chí, thang điểm đánh giá tổng hợp để tiến hành đánh 170
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 giá định lượng, làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng DLST khu vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu thực địa: Tiếp cận đối tượng và địa bàn nghiên cứu, cho phép thu nhận trực tiếp những thông tin cập nhật và cụ thể phục vụ đề tài, cụ thể là thu thập tư liệu, số liệu mới về tiềm năng và thực trạng DLST VQG Bạch Mã. Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được vận dụng trong suốt quá trình tiến hành và hoàn chỉnh đề tài nhằm khai thác thông tin trên các bản đồ đã được thành lập, xác định kế hoạch và các tuyến điểm nghiên cứu thực địa, lưu trữ và xử lí hệ thống thông tin địa lí (GIS) về đối tượng nghiên cứu (trên phần mềm MAPINFO). Phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến vận hành và phát triển điểm, tuyến: phương pháp thang điểm tổng hợp là phương pháp nghiên cứu chính. Đánh giá điểm du lịch, tác giả sử dụng 7 tiêu chí, 4 bậc phân hạng và 3 cấp hệ số [3], [5]. Đánh giá tuyến du lịch, tác giả sử dụng 5 tiêu chí, 4 bậc phân hạng và 3 cấp hệ số [3], [5]. Các tiêu chí là yếu tố ảnh hưởng đến toàn diện sự vận hành và phát triển của điểm, tuyến du lịch. Phương pháp này hỗ trợ tác giả lượng hóa các nhân tố, cụ thể như sau: a. Xây dựng tiêu chí, phân bậc tiêu chí và hệ số đánh giá tổng hợp điểm, tuyến du lịch Bảng 1. Tiêu chí, phân bậc và hệ số đánh giá điểm du lịch Quan hệ định tính và định lượng trong các tiêu chí đánh giá Hệ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Tiêu chí số Định Định Định Định Định Định Định Định tính Lượng tính Lượng tính Lượng tính Lượng Rất Khá Kém 1. Độ hấp dẫn 3 TB HD HD HD 2. Thời gian hoạt động Rất Khá 2 TB Ngắn du lịch dài dài 3. Sức chứa khách du Rất Khá 2 TB Nhỏ lịch lớn lớn Rất Khá Kém 4. Mức độ bền vững 2 4 3 TB 2 1 BV BV BV Rất Kém 5. Khả năng khai thác 2 TT TB TT TT Rất Khá Kém 6. Vị trí điểm du lịch 1 TB TL TL TL Rất Kém 7. CSHT và CSVCKT 1 HT TB HT HT Chú thích: HD: hấp dẫn; TB: Trung bình; TT: Thuận tiện; HT: Hoàn thiện; TL: Thuận lợi; BV: Bền vững. 171
  3. TÔN THẤT TUÂN Bảng 2. Tiêu chí, phân bậc và hệ số đánh giá tuyến du lịch Quan hệ định tính và định lượng trong các tiêu chí đánh giá Hệ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Tiêu chí số Định Định Định Định Định Định Định Định tính lượng tính lượng tính lượng tính lượng Rất Khá Kém 1. Độ hấp dẫn 3 TB HD HD HD Rất Khá 2. Tính liên kết 3 TB Kém cao cao Rất Khá Kém 3. Khả năng khai thác 2 4 3 TB 2 1 TT TT TT Rất Khá Kém 4. CSHT 2 TB HT HT HT Rất Khá Kém 5. CSVCKT 1 TB HT HT HT Chú thích: TB: Trung bình; TT: Thuận tiện; HT: Hoàn thiện; TL: Thuận lợi. b. Đánh giá thành phần - Tiến hành áp các tiêu chí thành phần để đánh giá định tính; - Tiến hành đánh giá định lượng: Cho điểm từng tiêu chí và phân loại c. Tổng hợp và phân loại điểm, tuyến du lịch Đánh giá điểm du lịch được tính theo công thức [1]: 𝑛 P = ∑ Wi. Si 𝑖=1 Trong đó: P là điểm đánh giá tổng hợp; i là tiêu chí đánh giá (từ 1 đến 7); Wi là hệ số tính theo từng tiêu chí; Si là điểm đánh giá tính theo bậc của từng tiêu chí. Bảng 3. Phân loại điểm du lịch theo số điểm và tỉ lệ phần trăm Tỉ lệ phần trăm so STT Bậc đánh giá Số điểm với số điểm tối đa Bậc 1: Rất thuận lợi 1 **** 43 – 52 81 – 100 (Có ý nghĩa quốc tế, quốc gia) Bậc 2: Khá thuận lợi 2 *** 33 – 42 61 – 80 (Có ý nghĩa vùng) Bậc 3: Thuận lợi trung bình 3 ** 23 – 32 41 – 60 (Có ý nghĩa địa phương) Bậc 4: Kém thuận lợi 4 * 13 – 22 21 – 40 (Ít có tiềm năng du lịch) 172
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 Bảng 4. Phân loại tuyến du lịch theo số điểm và tỉ lệ phần trăm Tỉ lệ phần trăm so STT Bậc đánh giá Số điểm với số điểm tối đa Bậc 1: Rất thuận lợi 1 (Tuyến có ý nghĩa quốc tế, quốc **** 35 – 44 81 – 100 gia) Bậc 2: Khá thuận lợi 2 *** 27 – 34 61 – 80 (Tuyến có ý nghĩa vùng) Bậc 3: Thuận lợi trung bình 3 ** 19 – 26 41 – 60 (Tuyến có ý nghĩa địa phương) Bậc 4: Kém thuận lợi 4 * 11 – 18 21 – 40 (Tuyến ít có tiềm năng du lịch) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điểm DLST khu vực VQG Bạch Mã và phụ cận a. Hải Vọng Đài Phong cảnh đẹp và hùng vỹ trên độ cao lớn, tổ chức nhiều loại hình du lịch (LHDL) như: tham quan, dã ngoại cuối tuần, nghiên cứu. Trừ lý do thời tiết (mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc,...). Thời gian còn lại trong năm đều thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Vì vậy thời gian hoạt động du lịch ở điểm du lịch này hơn 200 ngày/năm, trên 180 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 150 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này rất cao, không có thành phần tự nhiên bị biến đổi trong 5 năm trở lại đây. Khả năng khai thác hiện nay rất hiệu quả vì đang hoạt động thuận lợi. Vị trí: cách trung tâm thành phố (Tp) Huế 56km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: giao thông đi lại thuận tiện; có cơ sở lưu trú là khách sạn Morin Bạch Mã tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu ăn uống và lưu trú của du khách. b. Thác Đỗ Quyên Phong cảnh đa dạng, hùng vỹ, đặc biệt khi đứng dưới chân thác. Các LHDL được tổ chức: khám phá trải nghiệm, nghiên cứu, dã ngoại cuối tuần. Thời gian hoạt động du lịch giống như điểm TNDL Hải Vọng Đài. Hơn 200 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch, trên 180 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 100 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này cũng rất cao, trong 5 năm trở lại đây không có thành phần tự nhiên bị biến đổi. Khả năng khai thác hiện nay rất hiệu quả vì đang hoạt động thuận lợi. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 53km về phía Đông Nam. CSHT và CSVCKT: giao thông chưa thuận tiện còn hạn chế; các dịch vụ ăn uống và lưu trú của khách du lịch chưa được đáp ứng. 173
  5. TÔN THẤT TUÂN c. Ngũ Hồ Phong cảnh Ngũ Hồ tương đối đa dạng, chủ yếu là vẻ đẹp của các hồ nước trải dài nối tiếp nhau. Các LHDL được tổ chức như: tham quan, khám phá tự nhiên, trải nghiệm, dã ngoại cuối tuần, nghiên cứu. Thời gian hoạt động du lịch giống với 2 điểm TNDL trên Trừ lý do thời tiết, thời gian còn lại trong năm đều thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Hơn 200 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch, trên 180 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 150 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này rất cao, không có thành phần tự nhiên bị biến đổi trong 5 năm trở lại đây. Khả năng khai thác rất hiệu quả vì được đầu tư khai thác từ lâu và đang hoạt động thuận lợi. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 53km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: đặc biệt là giao thông chưa thuận tiện; các cơ sở phục vụ du lịch ở đây khá hoàn thiện như: biệt thự Cẩm Tú và nhà hàng Đỗ Quyên, đáp ứng được nhu cầu ăn uống và lưu trú của khách du lịch. d. Rừng Chò Đen Phong cảnh tại điểm TNDL này tương đối đa dạng, tổ chức các LHDL là khám phá, giải trí. Hơn 150 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch, trên 120 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 100 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này khá cao, gần đây có sự can thiệp của khu Giải trí trên không (Ziplines) có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Khả năng khai thác chưa hiệu quả vì hoạt động du lịch còn hạn chế. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 53km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: khá hoàn thiện, phục vụ du lịch ở đây đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, tuy nhiên chưa đáp ứng được dịch vụ ăn uống và lưu trú. e. Thác Trĩ Sao Phong cảnh ở đây khá đa dạng, tổ chức các LHDL như: khám phá, trải nghiệm, nghiên cứu. Thời gian hoạt động du lịch giống như TNDL Rừng Chò Đen. Hơn 150 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch, trên 120 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 150 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này rất cao, không có thành phần tự nhiên nào bị biến đổi trong 5 năm trở lại đây. Khả năng khai thác chưa hiệu quả vì hoạt động du lịch còn hạn chế. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 47km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT còn hạn chế, đặc biệt là chưa có cơ sở lưu trú và ăn uống tại chỗ. f. Nhà vườn Khe Su Phong cảnh tại điểm TNDL này đơn điệu. Tổ chức các LHDL như: du lịch tự nhiên, tham quan, nghiên cứu. Thời gian hoạt động du lịch là hơn 180 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên 150 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 200 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này khá cao, tác động chủ yếu tới tự nhiên là hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Khả năng khai thác khá cao do đã được đầu tư khai thác. Vị trí: 174
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 cách trung tâm Tp Huế 41km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: khá hoàn thiện; phục vụ du lịch đáp ứng được 1 phần nhu cầu của khách du lịch. g. Suối đá dựng Phong cảnh tại điểm TNDL này khá đơn điệu. Các các LHDL vì vậy cũng bị hạn chế: tham quan, nghiên cứu. Thời gian hoạt động du lịch chưa cao khoảng 150 ngày/năm và có trên 120 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 100 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này rất cao, không có thành phần tự nhiên nào bị biến đổi trong 5 năm trở lại đây. Khả năng khai thác hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 42km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: khá hoàn thiện; cơ sở lưu trú và ăn uống còn hạn chế. h. Thác Mơ Phong cảnh khá đơn điệu, các LHDL không nhiều: dã ngoại cuối tuần, nghiên cứu. Thời gian hoạt động du lịch này hơn 180 ngày/năm, trên 150 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 150 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này rất cao, trong 5 năm trở lại đây không có thành phần tự nhiên nào bị biến đổi. Khả năng khai thác rất hiệu quả vì đã được đầu tư khai thác, hiện nay đang hoạt động thuận lợi. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 42.5km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: giao thông đi lại thuận tiện, có các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch như: Trung tâm nghỉ dưỡng DLST Thác Mơ và 1 cơ sở ăn uống hộ gia đình. i. Thác Kazan Phong cảnh đơn điệu, tính đa dạng chưa cao. Tuy nhiên gần khu vực thác là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Ka Tu, vì vậy đây là điểm đến khá hấp dẫn. Các LHDL chủ yếu là: du lịch thiên nhiên, tham quan, nghiên cứu. Thời gian các hoạt động du lịch ở điểm du lịch này là 180 ngày/năm, trên 150 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 100 người. Mức độ bền vững điểm du lịch này cao, trong 5 năm trở lại đây không có thành phần tự nhiên nào bị biến đổi. Khả năng khai thác du lịch chưa cao vì chưa được đầu tư khai thác. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 48km về phía Đông Nam. CSHT – CSVCKT: giao thông đi lại thuận tiện (tỉnh lộ 14B); chưa có cơ sở lưu trú tại chỗ, các cơ sở ăn uống tự phát, phục vụ du lịch ở đây mức trung bình. j. Hồ Truồi Phong cảnh vô cùng đa dạng, rất đẹp và hùng vỹ, tổ chức nhiều LHDL là tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, du lịch thiên nhiên. Thời gian hoạt động du lịch quanh năm (trừ thời tiết mưa, bão, áp thấp, gió mùa đông bắc,...). Hơn 200 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch, trên 180 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 300 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này khá cao, tác động chủ yếu tới tự nhiên là hoạt động điều tiết nước trong lòng 175
  7. TÔN THẤT TUÂN hồ và xây dựng các công trình thủy lợi. Khả năng khai thác rất hiệu quả vì đã được đầu tư khai thác, hiện nay đang hoạt động thuận lợi. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 37km về phía Đông Nam. CSHT và CSVCKT: giao thông đi lại thuận tiện với đường bộ và đường thủy; cơ sở ăn uống phục vụ du lịch ở đây khá hoàn thiện. k. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Phong cảnh hữu tình, tổ chức các LHDL là tham quan, tôn giáo. Thời gian hoạt động du lịch quanh năm (trừ thời tiết mưa, bão, áp thấp, gió mùa đông bắc,...). Hơn 200 ngày/năm triển khai tốt các hoạt động du lịch, trên 180 ngày/năm khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Điểm du lịch này có sức chứa tối đa cùng 1 thời điểm khoảng 300 người. Mức độ bền vững của điểm du lịch này khá cao, tác động đến môi trường tự nhiên là hoạt động xây dựng 1 số hạng mục của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Khả năng khai thác rất hiệu quả vì đã được đầu tư khai thác, hiện nay đang hoạt động thuận lợi. Vị trí: cách trung tâm Tp Huế 38km về phía Đông Nam. CSHT và CSVCKT: giao thông đi lại thuận tiện, du khách vãn lai và phật tử đến đây tham quan, tu tập có thể nghỉ ngơi, lưu trú trong khuôn viên cho phép của Thiền viện, đáp ứng 1 phần nhu cầu lưu trú của du khách. Kết quả đánh giá tiêu chí Bảng 5. Kết quả đánh giá tổng hợp các điểm du lịch VQG Bạch Mã và phụ cận Thời Khả CSHT Độ Độ gian Sức năng Vị Tổng Xếp STT Điểm du lịch hấp bền & hoạt chứa khai trí điểm loại dẫn vững CSVCKT động thác 1 Hải Vọng Đài 12 8 6 8 8 3 2 47 Rất TL 2 Thác Đỗ Quyên 12 8 4 8 8 3 2 45 Rất TL 3 Ngũ Hồ 12 8 6 8 8 3 2 47 Rất TL 4 Rừng Chò Đen 9 4 4 6 6 3 2 34 Khá TL 5 Thác Trĩ Sao 9 4 6 8 6 4 1 38 Khá TL 6 Nhà vườn Khe Su 6 6 6 6 6 4 2 36 Khá TL 7 Suối đá dựng 6 6 4 6 4 4 2 32 TB 8 Thác Mơ 9 6 6 8 8 4 3 44 Khá TL 9 Thác Kazan 9 6 4 8 4 4 2 37 Khá TL 10 Hồ Truồi 12 8 8 8 8 4 3 51 Rất TL Thiền viện Trúc 11 12 8 8 6 8 4 3 49 Rất TL Lâm Bạch Mã Phân bậc Dựa vào bảng tổng hợp số điểm của các điểm du lịch khu vực VQG và phụ cận, đối chiếu với cơ sở phân bậc mức độ thuận lợi của 11 điểm DLST đã được đánh giá, kết quả phân bậc như sau: 176
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 Bậc 1: Các điểm DLST có mức độ rất thuận lợi mang ý nghĩa du lịch quốc gia, quốc tế. Bao gồm các điểm du lịch: Hải Vọng Đài, Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Hồ Truồi, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Bậc 2: Các điểm DLST có mức độ khá thuận lợi mang ý nghĩa vùng gồm: Rừng Chò đen, Thác Trĩ sao, Nhà vườn Khe Su, Thác Mơ, Thác Kazan. Bậc 3: Các điểm DLST có mức độ trung bình mang ý nghĩa địa phương là: Suối đá dựng. Bậc 4: Các điểm DLST kém thuận lợi phát triển du lịch: không có điểm DLST nào. 3.2. Đánh giá tuyến DLST khu vực VQG Bạch Mã và phụ cận a. Tuyến đường Thác Mơ – Thác Kazan Chiều dài tuyến: 7km, từ Thác Mơ thuộc xã Hương Sơn đến Thác Kazan thuộc xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Du khách được tận hưởng không khí trong lành, dòng nước mát lạnh của những con suối hoang sơ; biết được bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây. Tính liên kết kém, không có điểm du lịch nào trong bán kính 5km. Khả năng khai thác còn hạn chế bởi 2 điểm DLST này đều khai thác TNDL suối và nằm cách nhau rất xa. CSHT, đặc biệt giao thông có đường cao tốc 14B dẫn vào các điểm du lịch rất thuận tiện. CSVCKT chưa đồng bộ; trong khi điểm du lịch Thác Mơ có Trung tâm nghỉ dưỡng DLST Thác Mơ thì cơ sở lưu trú, ăn uống tại thác Kazan lại tự phát của đồng bào dân tộc nơi đây. b. Tuyến Hải Vọng Đài – Ngũ Hồ – Thác Đỗ Quyên Tuyến có tổng chiều dài là 7km (trong đó, 3km đường ô tô và 4km đường mòn). Du khách sẽ hòa mình vào thiên nhiên với nhiều phong cảnh đẹp khác nhau như: khe suối, thác nước, đồng bằng, vịnh biển, đầm phá. Tính liên kết rất cao với 4 điểm du lịch trong bán kính 5km: Hải Vọng Đài, Ngũ Hồ, Thác Đỗ Quyên, Rừng Chò Đen. Khả năng khai thác hiệu quả bởi các điểm du lịch trên rất hấp dẫn và đang hoạt động thuận lợi. CSHT với 19km đường ô tô nằm trong VQG Bạch Mã, đưa du khách đến các điểm DLST rất thuận tiện. CSVCKT đồng bộ với nhà hàng: Đỗ Quyên, Chicken; biệt thự: Đỗ Quyên, Phong Lan, Cẩm Tú đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách du lịch. c. Tuyến đường thủy Hồ Truồi – Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Chiều dài tuyến: 700m từ bến thuyền Hồ Truồi đến Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của núi non trùng điệp, phong cảnh hữu tình. Tính liên kết trung bình với 2 điểm du lịch trong bán kính 5km là: Hồ Truồi và Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Khả năng khai thác hiệu quả cao bởi các điểm DLST này đang hoạt động thuận lợi. CSHT thuận tiện, ngoài phương tiện di chuyển bằng ô tô, du khách còn được du thuyền qua Hồ Truồi. CSVCKT hoàn thiện, có bãi ô tô lên đến 5000m², bến thuyền và thuyền được đầu tư mới phục vụ khách du lịch. 177
  9. TÔN THẤT TUÂN Bảng 6. Tổng hợp đánh giá mức độ hấp dẫn của các tuyến du lịch ở VQG Bạch Mã và phụ cận Khả Độ Tính năng CSVC Tổng Xếp STT Tuyến du lịch hấp liên CSHT khai KT điểm loại dẫn kết thác 1 Tuyến Thác Mơ – Thác Kazan 9 3 2 6 3 23 TB Tuyến đường thủy Hồ Truồi – Thiền 2 12 6 8 8 4 38 Rất TL viện Trúc Lâm Bạch Mã Tuyến Hải Vọng Đài – Ngũ Hồ - 3 12 12 8 8 4 44 Rất TL thác Đỗ Quyên Phân bậc Dựa vào bảng tổng hợp số điểm của các tuyến du lịch khu vực VQG và phụ cận, đối chiếu với cơ sở phân bậc mức độ thuận lợi của 3 tuyến DLST đã được đánh giá, kết quả phân bậc như sau: Bậc 1: Các tuyến DLST có mức độ rất thuận lợi mang ý nghĩa du lịch quốc gia, quốc tế. Bao gồm: tuyến Hải Vọng Đài – Ngũ Hồ – Thác Đỗ Quyên; tuyến đường thủy Hồ Truồi – Thiền Viện Trúc lâm Bạch Mã. Bậc 2: Các tuyến DLST có mức độ khá thuận lợi mang ý nghĩa vùng: không có tuyến DLST nào. Bậc 3: Các tuyến DLST có mức độ trung bình mang ý nghĩa địa phương là: Tuyến Thác Mơ – Thác Kazan. Bậc 4: Các tuyến DLST kém thuận lợi phát triển du lịch: không có tuyến DLST nào. 4. GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DLST KHU VỰC VQG BẠCH MÃ VÀ PHỤ CẬN - Xây dựng các tour chuyên đề, tuyến tham quan, chương trình du lịch hấp dẫn, một mặt thu hút khách du lịch, mặt khác nâng cao hình ảnh, quảng bá các điểm, tuyến DLST của VQG Bạch Mã đến du khách. - Tăng cường các sản phẩm du lịch độc đáo cùng chất lượng dịch vụ cao không chỉ du khách nội địa mà cả nước ngoài khi đến với VQG Bạch Mã - Khuyến khích các trường học, công sở tham quan VQG Bạch Mã, đặc biệt là khu vực nội thành. Vừa khai thác du lịch vừa nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái. - Nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ quản lý và nhân viên theo hướng khai thác các điểm du lịch. - Ngoài thu vé các điểm tham quan tại các điểm có nhiều giá trị nổi bật, hấp dẫn, thu hút khách du lịch như Hồ Truồi, các điểm du lịch của Vườn. Thì cũng cần điều chỉnh mức thu hợp lý tùy vào đối tượng và thời gian hoạt động du lịch của Vườn. 178
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 - Xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thống bến bãi tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi các điểm, tuyến du lịch. Đặc biệt là nâng cấp tuyến đường đi vào các điểm du lịch DLST Thác Mơ, Thác Kazan. Sửa chữa tuyến đường 19km nằm trong VQG Bạch Mã để việc đi lại thuận tiện hơn. - Hiện đại hóa cơ sở lưu trú, hệ thống cửa hàng, khu vui chơi giải trí nhằm thỏa mãn các nhu cầu và tăng thời gian lưu trú của du khách. 5. KẾT LUẬN Việc sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp với những đánh giá cụ thể cho thấy được các điểm, tuyến DLST có điều kiện phát triển từ mức độ trung bình đến mức độ rất thuận lợi. Các điểm du lịch này đã và đang làm tốt vai trò đối với sự phát triển DLST của VQG Bạch Mã biến thành lĩnh vực mũi nhọn của ngành du lịch. Hình thành điểm đến du lịch hấp dẫn với sản phẩm du lịch độc đáo, nguồn nhân lực chất lượng, đồng bộ CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch, xúc tiến quảng bá thương hiệu cùng cơ chế quản lý nhà nước về du lịch chắn chắn sẽ tạo động lực cho DLST phát triển.Việc phát triển DLST sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao nhận thức hiểu biết cho xã hội nhưng phải đảm bảo khai thác đi đôi với bảo tồn và phát triển môi trường bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Anh (2017), Đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp tuyến sông Thu Bồn (Quảng Nam) phục vụ quản lý và phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Tập 26, Số 7A, 2017, tr.77 – 95. [2] Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã (2017), Thuyết minh các điểm, tuyến, chương trình du lịch sinh thái Bạch Mã. [3] Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 155 – 170. [4] Luật Du lịch Việt Nam (2006), Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành 2015. [5] Lê Văn Tin (1999), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục. [7] www.bachmapark.com.vn – Giới thiệu VQG Bạch Mã và Sản phẩm du lịch Vườn Quốc gia Bạch Mã (17/7/2017) TÔN THẤT TUÂN SV lớp Địa 4B, khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0944 413603, Email: tuanton95@gmail.com 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2