intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá độ chính xác mô hình Hải đồ độ sâu tổng quát các đại dương trên khu vực giữa biển Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá độ chính xác mô hình hải đồ độ sâu tổng quát các đại dương trên khu vực giữa biển Đông trình bày phương pháp đánh giá độ chính xác mô hình Hải đồ đô sâu tổng quát các đại dương (General Bathymetric Chart of the Oceans - GEBCO). Độ sâu từ mô hình GEBCO được nội suy cho các điểm đo sâu trực tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá độ chính xác mô hình Hải đồ độ sâu tổng quát các đại dương trên khu vực giữa biển Đông

  1. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC MÔ HÌNH HẢI ĐỒ ĐỘ SÂU TỔNG QUÁT CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN KHU VỰC GIỮA BIỂN ĐÔNG Nguyễn Văn Sáng Trường Đại học Mỏ-Địa Chất Đỗ Văn Mong Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển Nguyễn Thành Lê Học viện Kỹ thuật Quân sự Đinh Xuân Mạnh Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Email: nguyenvansang@humg.edu.vn TÓM TẮT Bài báo trình bày phương pháp đánh giá độ chính xác mô hình Hải đồ đô sâu tổng quát các đại dương (General Bathymetric Chart of the Oceans - GEBCO). Độ sâu từ mô hình GEBCO được nội suy cho các điểm đo sâu trực tiếp. So sánh độ sâu nội suy với độ sâu đo trực tiếp sẽ tính được độ lệch độ sâu. Độ chính xác được đánh giá theo công thức Gauss nếu không có độ lệch hệ thống, hoặc đánh giá theo công thức Betxen nếu có độ lệch hệ thống. Thực nghiệm được thực hiện trên khu vực giữa Biển Đông với 3134 điểm đo độ sâu trực tiếp. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Độ chính xác của mô hình độ sâu GEBCO đạt là ±266,2 m, độ lệch hệ thống là -39,6 m. Các điểm có độ lệch dưới 266 m chiếm tỷ lệ 83,2 %; độ lệch dưới 532 m chiếm 94,8 %; độ lệch dưới 798 m chiếm 97,6 %. Đặc biệt 52 điểm có độ lệch trên 1000 m, chiếm tỷ lệ 1,7%. Các điểm có độ lệch lớn tập trung ở khu vực Quần đảo Trường Sa, nơi có địa hình đáy biển biến đổi phức tạp, có nhiều đảo và không có số liệu đo trực tiếp khi xây dựng mô hình độ sâu GEBCO. Từ khóa: mô hình độ sâu đáy biển GEBCO, độ chính xác, biển Đông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Commission  - IOC) thuộc  UNESCO  và  Tổ chức Đại dương chiếm 71% diện tích toàn cầu và Thủy đạc Quốc tế  (International Hydrographic đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống Organization - IHO). DA GEBCO hoạt động nhằm trên Trái đất. Độ sâu đáy biển là một trong những mục đích cung cấp các bộ dữ liệu đo độ sâu cho số liệu điều tra cơ bản quan trọng về đại dương. Do các đại dương trên thế giới. GEBCO_2020 Grid là đó, các tổ chức, các nước trên toàn cầu luôn nỗ lực sản phẩm đo độ sâu toàn cầu mới nhất được phát để xác định độ sâu đáy biển với độ chính xác, độ hành bởi DA GEBCO và được phát triển thông qua phân giải và phạm vi tốt nhất. dự án hợp tác giữa Quỹ Nippon của Nhật Bản và Cũng như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, DA GEBCO (Dự án Seabed 2030). GEBCO_2020 bản đồ địa hình đáy biển là dữ liệu điều tra cơ bản Grid cung cấp dữ liệu độ sâu đáy biển trên toàn cầu quan trọng và được chú ý phát triển. Chúng ta cũng với kích thước mắt lưới 15 giây. Nó bao gồm 43200 đã thành lập được bản đồ đáy biển tỷ lệ 1:10000, hàng x 86400 cột, tổng cộng có 3.732.480.000 điểm 1:50000 ở các vùng ven bờ [4]. Ở khu vực ngoài dữ liệu. GEBCO_2020 Grid được xây dựng trên cơ khơi, Hải quân đã đo hải đồ phục vụ an ninh quốc sở các loại dữ liệu như: dữ liệu đo trực tiếp bao phòng và tìm kiếm cứu nạn [3]. Tuy nhiên, số liệu gồm: đo sâu hồi âm đơn tia; đo sâu hồi âm đa tia; đo đạc chưa phủ trùm được tất cả khu vực Biển đo sâu bằng phương pháp địa chấn; đo sâu bằng Đông. cảm biến Lidar; đo sâu bằng cảm biến ánh sáng …; Dự án xây dựng GEBCO (DA GEBCO), được và dữ liệu gián tiếp bao gồm: dự đoán độ sâu dựa sự bảo trợ chung của Ủy ban Hải dương học Liên vào trọng lực vệ tinh; dự đoán độ sâu dựa vào trọng chính phủ  (Intergovernmental Oceanographic lực hàng không... GEBCO_2020 Grid được cung CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021 71
  2. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI cấp miễn phí cho người dùng [8]. Phía Nam của khu vực nghiên cứu là vùng biển Việc sử dụng dữ liệu độ sâu của GEBCO trên thuộc Quần đảo Trường Sa, có nhiều đảo chìm những vùng của Biển Đông mà chúng ta chưa đo và đảo nổi, có độ sâu nhỏ. Phía Bắc của khu vực được là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Để sử dụng nghiên cứu là vùng trũng sâu của Biển Đông, có độ hiệu quả dữ liệu này, chúng ta cần đánh giá xem sâu lên đến hơn 4000 m. Phía Tây Bắc là các đảo độ chính xác của dữ liệu này đạt được là bao nhiêu chìm, có độ sâu khoảng 1000m (xem hình H.1b). trên khu vực nghiên cứu. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. KHU VỰC VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu nằm giữa Biển Đông có độ vĩ B từ 8º đến 14º, độ kinh từ 110º đến 117º (xem hình H.1a). (a) (a) (b) H.2. Số liệu nghiên cứu Số liệu nghiên cứu lấy từ mô hình độ sâu đáy biển của GEBCO và số liệu đo sâu của Hải Quân. Số liệu từ mô hình GEBCO có dạng lưới ô vuông với kích thước mắt lưới là 15” x 15” (tương ứng 458 m x 458 m). Số liệu này được lấy rộng hơn khu vực nghiên cứu mỗi bên 0,5º. Tổng cộng có 3 222 001 điểm mắt lưới [7]. Từ số liệu này vẽ được bản đồ đường đẳng sâu như hình H.2a. Tọa độ (b) các điểm nằm trong hệ WGS-84. Độ sâu theo mặt H.1. Khu vực nghiên cứu biển trung bình. 72 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
  3. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA Số liệu đo sâu trực tiếp của Hải Quân gồm có 3 . (6) 134 điểm (các điểm màu đỏ trên hình H.2b) [3, 5]. Các điểm đo được phân bố tương đối đồng đều trên Nếu khác 0, chứng tỏ giữa 2 bộ số liệu độ sâu khu vực độ vĩ B từ 8º đến 14º, độ kinh từ 110º đến có độ lệch hệ thống. Khi đó, độ chính xác của mô 115º. Khu vực có độ kinh từ 115º đến 117º chưa có hình độ sâu GEBCO được đánh giá theo công thức số liệu đo (xem hình H.2b). Đây là các điểm do Hải Betxen [1]: Quân Việt Nam đo trực tiếp bằng máy đo sâu hồi âm. Tọa độ các điểm nằm trong hệ WGS-84. . (7) 2.2. Nội suy độ sâu cho các điểm từ mô hình Độ sâu tính từ mô hình GEBCO cũng có thể độ sâu GEBCO được đánh giá theo hệ số tương quan R so với Độ chính xác mô hình độ sâu của GEBCO được độ sâu đo trực tiếp và phương trình hồi quy. Hệ số đánh giá thông qua việc so sánh với số liệu đo sâu tương quan R là thước đo mối tương quan giữa 2 trực tiếp, theo đó, cần phải nội suy độ sâu cho các bộ số liệu. R có thể biến đổi từ -1 đến +1. Nếu R điểm đo từ mô hình GEBCO. Mô hình độ sâu này ở = 1, hai bộ số liệu có mối tương quan tuyến tính dạng grid, do đó, chỉ cần nội suy tuyến tính. hoàn toàn. Nếu R = -1, hai bộ số liệu có tương quan Độ sâu của điểm i được tính theo công thức: phủ định nhau. Nếu R = 0, hai bộ số liệu không có (1) mối tương quan tuyến tính. Như vậy, nếu mô hình GEBCO phù hợp với số liệu đo trực tiếp thì hệ số trong đó: Bi, Li là tọa độ trắc địa của điểm i; a, b, tương quan giữa chúng sẽ xấp xỉ bằng 1. R2 đặc c là các tham số cần xác định. trưng cho thành phần độ lệch ngẫu nhiên của hai Để xác định các tham số a, b, c cần có ít nhất bộ số liệu. Hệ số tương quan R được tính bằng 3 điểm đã biết độ sâu gọi là điểm nút (chính là các công thức [6]: điểm mắt lưới). Nếu số điểm nút là n nhiều hơn 3 điểm, các tham số này sẽ được xác định theo . (8) nguyên lý số bình phương nhỏ nhất. Khi đó, hệ phương trình số hiệu chỉnh có dạng: Phương trình hồi quy là phương trình phù hợp . (j = 1, 2, …, n) (2) nhất với số liệu khảo sát. Đối với số liệu độ sâu từ Viết dưới dạng ma trận: mô hình GEBCO và độ sâu đo trực tiếp của cùng , (3) điểm đo thì quan hệ này là tuyến tính. Phương trình hồi quy sẽ có dạng: Chuẩn hóa hệ phương trình (3) và giải ra được . (9) các tham số a, b, c. Thay các tham số này vào công thức (1) ta sẽ xác định độ sâu cần tìm của điểm. Nếu mô hình GECO hoàn toàn phù hợp với độ sâu đo trực tiếp thì phương trình hồi quy sẽ có 2.3. So sánh độ sâu của mô hình GEBCO với dạng: độ sâu đo trực tiếp . (10) Sau khi đã nội suy từ mô hình độ sâu của GEBCO, tại m điểm đo, ta có giá trị độ sâu nội suy Nghĩa là a = 1 và b = 0. Thực tế thì a ≠ 1 và b ≠ hi và độ sâu đo . Độ lệch giữa 2 độ sâu này là: 0. Sự khác nhau này càng nhiều chứng tỏ giữa mô hình GEBCO và số liệu đo trực tiếp tồn tại độ lệch . (4) hệ thống [6]. Độ lệch trung bình được tính theo công thức: 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . (5) Theo cơ sở lý thuyết ở trên, mô hình độ sâu Nếu xấp xỉ bằng 0, chứng tỏ giữa 2 bộ số liệu của GEBCO được so sánh với độ sâu đo trực tiếp độ sâu không có độ lệch hệ thống. Khi đó, độ chính tại 3134 điểm đo. Các kết quả so sánh như sau: xác của mô hình độ sâu GEBCO được đánh giá Độ lệch lớn nhất là 2208,1 m; độ lệch nhỏ nhất là theo công thức Gauss [2]: -1490,7 m; độ lệch trung bình là -39,6 m; độ lệch CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021 73
  4. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI chuẩn là ±266,2 m. Thống kê số lượng điểm và Nghĩa là a = 1,036; b = 56,626. Điều này chứng phần trăm theo các khoảng độ lệch được trình bày tỏ có tồn tại độ lệch hệ thống giữa mô hình GEBCO trong Bảng 1. và độ sâu đo trực tiếp. Bảng 1. Thống kê theo các khoảng độ lệch Trên hình H.4 thể hiện mối tương quan giữa 2 Đặc điểm thống kê Số điểm % loại độ sâu. Từ hình này cho thấy: 2 loại độ sâu có tương quan kém ở độ sâu dưới 1500 m, có nhiều Độ lệch > 1000 m và < -1000 m 52 1,7 % điểm có độ sâu đo trực tiếp khác nhiều độ sâu tính từ mô hình của GEBCO (các điểm nằm xa đường -798 m < độ lệch < 798 m 3058 97,6 % hồi quy màu đỏ). -532 m < độ lệch < 532 m 2971 94,8 % 0 Độ sâu nội suy từ mô hình GEBCO -266 m < độ lệch < 266 m 2606 83,2 % -1000 Tổng số điểm 3134 100% -2000 Từ Bảng 1 ta thấy: trong tổng số 3134 điểm được so sánh, các điểm có độ lệch dưới 266 m (một lần độ lệch chuẩn) là 2606 điểm, chiếm tỷ lệ -3000 83,2 %; các điểm có độ lệch dưới 532 m (hai lần độ lệch chuẩn) là 2971 điểm, chiếm 94,8 %; các điểm -4000 có độ lệch dưới 798 m (ba lần độ lệch chuẩn) là 3058 điểm, chiếm 97,6 %. Đặc biệt 52 điểm có độ -5000 lệch trên 1000 m, chiếm tỷ lệ 1,7%. -5000 -4000 -3000 -2000 -1000 0 Biểu đồ tần suất độ lệch được trình bày trong Độ sâu đo trực tiếp hình H.3. Biểu đồ này cho thấy: độ lệch tuân theo luật phân bố chuẩn, tuy nhiên, đỉnh đồ thị lệch khỏi H.4. Tương quan giữa 2 loại độ sâu trục “0” về phía trái, tương ứng với độ lệc trung bình Để biết các điểm có độ lệch lớn phân bố thế -39,6 m, chứng tỏ giữa 2 bộ số liệu tồn tại độ lệch nào trên khu vực nghiên cứu, bình đồ độ lệch được hệ thống. trình bày theo dạng đường đẳng lệch trên hình H.5a và mô hình độ lệch trên hình H.5b. Từ hình vẽ cho thấy: Độ lệch lớn chủ yếu nằm ở góc Đông – Nam. Đây là khu vực thuộc Quần đảo Trường Sa. Độ lệch ở khu vực này lớn có thể được giải thích là do đây là khu vực có địa hình đáy biển biến đổi phức tạp, nhiều đảo (xem hình H.1b); khi xây dựng mô hình độ sâu, GEBCO không có số liệu đo trực tiếp ở khu vực này, do đó, độ sâu được ngoại suy từ khu vực khác hoặc xác định gián tiếp H.3. Biểu đồ tần suất độ lệch từ số liệu dị thường trọng lực vệ tinh. Hệ số tương quan R giữa mô hình GEBCO và Từ kết quả so sánh cho thấy: mô hình GEBCO độ sâu đo trực tiếp tính được là R = 0,974; R2 = có độ chính xác không cao trên khu vực nghiên 0,948. Giá trị này cho thấy giữa hai bộ số liệu có cứu. Đặc biệt ở những vùng có địa hình biến đổi tương quan ngẫu nhiên khá tốt. phức tạp và không có số liệu đo sâu trực tiếp. Như Phương trình hồi quy thực nghiệm xác định vậy số liệu đo trực tiếp vẫn là nguồn số liệu quan được là: trọng đảm bảo cho độ chính xác của mô hình độ . (11) sâu đáy biển. 74 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
  5. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI (a) (b) H.5. Độ lệch giữa 2 loại độ sâu 4. KẾT LUẬN %; các điểm có độ lệch dưới 798 m là 3058 điểm, - Mô hình độ sâu của GEBCO được đánh giá chiếm 97,6 %. Đặc biệt 52 điểm có độ lệch trên 1000 m, chiếm tỷ lệ 1,7%. bằng cách so sánh với độ sâu đo trực tiếp trên khu - Các điểm có độ lệch lớn tập trung ở khu vực vực nghiên cứu đạt độ chính xác là ±266,2 m, độ Quần đảo Trường Sa. Nguyên nhân là do địa hình lệch hệ thống là -39,6 m. Các điểm có độ lệch dưới đáy biển khu vực này biến đổi phức tạp, có nhiều 266 m là 2606 điểm, chiếm tỷ lệ 83,2 %; các điểm đảo; khi xây dựng mô hình độ sâu, GEBCO không có độ lệch dưới 532 m là 2971 điểm, chiếm 94,8 có số liệu đo trực tiếp ở khu vực này LỜI CẢM ƠN Các kết quả nghiên cứu của bài báo này là sản phẩm của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định độ sâu đáy biển từ số liệu dị thường trọng lực trên khu vực Biển Đông” mã số: B2021- MDA-06. Các tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã hỗ trợ chúng tôi trong các nghiên cứu này. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến GEBCO đã cung cấp số liệu cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Nam Chinh, Nguyễn Xuân Bắc, Bùi Thị Hồng Thắm, Trần Thị Thu Trang, Ninh Thị Kim Anh (2015), Giáo trình lý thuyết sai số, Trường Đại học Tài nguyên và môi trường, Hà nội. 2. Hoàng Ngọc Hà, Trương Quang Hiếu (2003), Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Khương Văn Long (2018). Ứng dụng công nghệ khảo sát biển và định hướng phát triển ngành đo đạc biển hải quân sau năm 2020. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học, công nghệ toàn quốc ngành Đo đạc và Bản đồ. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 4. Dương Quốc Lương (2018). Quá trình hình thành và phát triển của công tác đo đạc và bản đồ biển. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học, công nghệ toàn quốc ngành Đo đạc và Bản đồ. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam 5. Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (2013). Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Đo đạc thành lập bản đồ biển khu vực Quần đảo Trường Sa, DK1 tỷ lệ 1:200 000; 1:50 000. CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021 75
  6. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI 6. McKean J. W. and Sheather S. J, (2003). Statistic, Nonparametric. in R. A. Meyers Editor, Encyclopedia of Physical Science and Technology (Third Edition) (pp. 891-914). New York: Academic Press. 7. GEBCO Compilation Group (2020). GEBCO 2020 Grid (doi: 10.5285 / a29c5465-b138-234de053- 6c86abc040b9). 8. https://www.gebco.net/ ASSESSMENT OF THE ACCURACY OF THE GEBCO SEABED DEPTH MODEL IN THE MIDDLE AREA OF THE EAST SEA Nguyen Van Sang, Do Van Mong, Nguyen Thanh Le, Dinh Xuan Manh ABSTRACT The paper presents the method to assess the depth model accuracy of GEBCO. Depths from the GEBCO model is interpolated to direct depth measurement points. Comparing the interpolated depth with the direct measured depth, the depth deviations are calculated. Accuracy is assessed according to Gaussian formula if there is no systematic deviation, or is assessed by Betxen’s formula if there is systematic deviation. The experiment was performed in the middle area of the East Sea with 3134 direct depth measuring points. The experimental results show that: The accuracy of the GEBCO depth model is ± 266.2 m, the systemmatic deviation is -39.6 m. The number of points with deviation less than 266 m accounts for 83.2 %; with deviation less than 532 m accounts for 94.8 %; with deviation less than 798 m accounts for 97.6 %;. In particular, 52 points have deviation over 1000 m, accounting for 1.7%. The points with large deviations are concentrated in the Spratly Islands area, where the topography of the seabed changes complicatedly, there are many islands and there is no direct measurement data when constructing the GEBCO depth model. Key words: GEBCO Seabed Depth Model, accuracy, East Sea. Ngày nhận bài: 21/4/2021; Ngày gửi phản biện: 25/4/2021; Ngày nhận phản biện: 14/5/2021; Ngày chấp nhận đăng: 01/8/2021. Trách nhiệm pháp lý của các tác giả bài báo: Các tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về các số liệu, nội dung công bố trong bài báo theo Luật Báo chí Việt Nam. 76 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
  7. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGUỒN NƯỚC KHOÁNG PHÚ NINH, XÃ TAM ĐẠI, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ Đỗ Văn Bình, Đỗ Thị Hải, Trần Thị Kim Hà Trường Đại học Mỏ-Địa chất Lê Văn Tường Đoàn Địa chất 154 Email: dovanbinhdctv@gmail.com TÓM TẮT Nguồn nước khoáng nóng Phú Ninh tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam có chất lượng tốt, ổn định theo thời gian, trữ lượng dồi dào, có giá trị sử dụng làm nước đóng chai giải khát, ngâm tắm và nghỉ dưỡng. Mỏ nước khoáng có diện phân bố rộng, phân bố trong hệ tầng Khâm Đức MP-NPkđ [5]. Đây là nguồn nước khoáng nóng, có áp lực cao (tại lỗ khoan K1 hiện nay). Kết quả nghiên cứu thấy rằng nước khoáng Phú Ninh có tới 3 thành phần (3 chỉ tiêu) đạt tiêu chuẩn định danh nước khoáng (theo Thông tư 52/2014/BTNMT) đó là: độ khoáng hóa cao (TDS: 2,105 g/ l>1,5 g/l), hàm lượng Axit metasilic (H2SiO3) cao (đạt 85,88>50 mg/l) và nhiệt độ cao (71oC>30oC). Loại hình hoá học của nước khoáng là Clorur natri-calci. Nước được định danh là nước khoáng silic, rất nóng, khoáng hóa cao. Kết quả nghiên cứu đã xác định trữ lượng khai thác nước khoáng tại lỗ khoan K1 cấp B là 216 m3/ ng, cấp C1 là 154,66 m3/ngày. Với trữ lượng và chất lượng đã được nghiên cứu đánh giá, nguồn nước khoáng đáp ứng yêu cầu cho đóng chai, giải khát và ngâm tắm nghỉ dưỡng. Trong quá trình khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội cần quan trắc thường xuyên nguồn nước theo quy định. Từ khóa: nước khoáng Phú Ninh, trữ lượng, chất lượng, khai thác sử dụng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tam Kỳ khoảng 7 km về phía Tây, thuộc huyện Phú Nước khoáng nóng Phú Ninh là một nguồn nước Ninh, cách sân bay Chu Lai khoảng 15 km. Hồ Phú khoáng nóng, quý, hiếm, có giá trị sử dụng tốt phục Ninh là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung và là vụ phát triển kinh tế xã hội. Nước khoáng được khai hồ nhân tạo lớn thứ hai của Việt Nam. thác tại lỗ khoan K1 nằm giữa hồ Phú Ninh. Đây là Nước khoáng, nước nóng là nguồn tài nguyên công trình khai thác nằm giữa hồ Phú Ninh (xem thiên nhiên rất quý giá thiên nhiên ban tặng cho con hình H.1), một hồ thủy lợi lớn, nằm cách thành phố người. Việc khai thác sử dụng hợp lý, tránh thất H.1. Khu vực nghiên cứu nước khoáng Phú Ninh (Giếng khai thác nằm giữa Hồ Phú Ninh) CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021 77
  8. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI thoát, lãng phí tài nguyên là một nhiệm vụ quan thí nghiệm. Tổng số mẫu các loại đã lấy và phân trọng. Để định hướng khai thác, sử dụng một cách tích là 32 mẫu. Các mẫu được lấy đúng theo tiêu hiệu quả và hợp lý, mang lại lợi ích kinh tế cao và chuẩn, quy định, được chuyển về Trung tâm kỹ bảo vệ nguồn tài nguyên quý bền vững thì việc thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng II (Quatest II) nghiên cứu đánh giá chất lượng, trữ lượng nước tại Đà Nẵng và Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế khoáng là rất quan trọng và cần thiết. Quảng Nam (phân tích vi sinh) để phân tích. Việc phân tích mẫu được thực hiện trên máy đo có độ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chính xác cao, hiện đại đang được áp dụng tại Việt Để làm sáng tỏ về đặc điểm nguồn nước khoáng Nam cũng như trên thế giới. Kết quả nghiên cứu nóng Phú Ninh chúng tôi đã tiến hành nhiều phương cho thấy nước khoáng tại lỗ khoan K1 đảm bảo pháp nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng và trữ chất lượng đóng chai, uống, giải khát và sử dụng lượng nước khoáng. Đồng thời nghiên cứu mối liên ngâm tắm, nghỉ dưỡng du lịch theo tiêu chuẩn quy hệ giữa nước khoáng với nước ngầm và với nước định hiện hành [7]. mặt trong hồ Phú Ninh. Các phương pháp đó là: - Thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu, báo cáo 3.1.1. Định danh nước khoáng: địa chất, địa chất thủy văn, kết quả phân tích mẫu Để định danh nước khoáng Phú Ninh chúng tôi nước các loại liên quan đến nguồn nước khoáng so sánh các kết quả phân tích mẫu với quy định tại nóng Phú Ninh đã công bố; thông tư 52/2014/BTNMT: Quy định về phân cấp trữ - Khảo sát thực địa: Tiến hành thực địa khảo sát lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng khu vực mỏ nước khoáng; thiên nhiên [7]. Kết quả phân tích mẫu định danh - Hút nước thí nghiệm: tiến hành hút nước thí nước khoáng tại lỗ khoan K1 thể hiện ở Bảng 1. nghiệm 3 lần hạ thấp mực nước và hút nước khai Từ Bảng 1. thấy rằng nước khoáng tại lỗ khoan thác thí nghiệm dài ngày tại lỗ khoan K1 để xác K1 có tới 3 thành phần đạt quy định tại TT42/2014/ định các thông số địa chất thủy văn và tính toán BTNMT là độ khoáng hóa khá (TDS: 2,105g/l trữ lượng khai thác nước khoáng. Lấy và phân tích >1,5 g/l), hàm lượng Axit metasilic (H2SiO3) đạt mẫu nước các loại trong thời gian hút nước nhằm 85,88mg/l; nhiệt độ cao (71oC). Loại hình hóa học chứng minh tính ổn định của chất lượng nước của nước là Clorur -Natri,Calci. Nước khoáng tại khoáng (xem hình H.2) . lỗ khoan K1 được định danh là nước khoáng silic, rất nóng, khoáng hóa cao. Kết quả phân tích thành phần đa lượng của nước khoáng tại K1 thể hiện ở Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước khoáng theo thời gian và phân tích qua các đợt thí nghiệm thấy rằng, thành phần đa lượng trong nước biến đổi rất nhỏ, được coi là ổn định. 3.1.2. Đánh giá theo tiêu chuẩn nước khoáng uống, đóng chai So sánh giữa kết quả phân tích chất lượng nước khoáng với tiêu chuẩn nước uống quy định H.2a. Đo nhiệt độ nước khoáng H.2b. Vị trí lỗ khoan khai thác K1 tại QCVN 1-1:2018/BYT thì ở tất cả các mẫu được 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN phân tích đều đạt yêu cầu. Các mẫu phân tích đều đạt quy định về các hàm lượng vi chất như dư 3.1. Đánh giá chất lượng nước khoáng lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại Chất lượng nước khoáng sẽ quyết định đến khả năng. Tổng hoạt độ phóng xạ α, β đều rất nhỏ, dưới năng sử dụng. Chất lượng nước khoáng thể hiện mức quy định. Đánh giá chung, chất lượng nước qua kết quả phân tích mẫu nước đã lấy ở các đợt khoáng tốt, sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất khảo sát, bơm hút nước và phân tích trong phòng bẩn và chất độc hại (Bảng 3 và Bảng 4). 78 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
  9. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu và đánh giá chất lượng nước khoáng tại lỗ khoan K1 Kết quả phân tích TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hàm lượng tối thiểu Đánh giá Min-Max) Trung bình < 50 ≥ 50÷500 1.530÷2.680 Đạt 1 Tổng chất rắn hòa tan TDS mg/l > 500÷15000 2.105 (nước khoáng hóa cao) > 1500 1,76÷3,3 2 Khí carbonic tự do mg/l 500 Không đạt 2,53 3 Tổng sulfur hyđro (H2S+HS) mg/l 1 - Không đạt 4 Hàm lượng Fluor mg/l 1,5 - Không đạt 5 Tổng sắt (Fe2++Fe3+) mg/l 10 - Không đạt 6 Arsen mg/l 0,7 - Không đạt 7 Brom mg/l 5 - Không đạt 8 Iod mg/l 1 - 80,03÷ 91,73 9 Axit metasilic (H2SiO3) mg/l 50 Đạt 85,88 10 Axit metaboric (HBO2) mg/l 5 - - 11 Rađi pCi/l 10 - - 12 Nhiệt độ o C 30 71 Đạt Bảng 2. Kết quả phân tích thành phần đa lượng nước khoáng tại K1 STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Min Max Trung bình 1 Màu sắc Pt.co Không phát hiện
  10. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI Bảng 3. Kết quả phân tích hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước khoáng [3] STT Tên chỉ tiêu Mẫu hút nước đợt 1 Mẫu hút nước đợt 2 Mẫu hút nước đợt 3 Đánh giá Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Photpho (mg/l) (triethylphosphorothioate, sulfotep, phorate, 1 Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện dimethoate, disulfoton, methyl parathion, parathion, Đạt famphur) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ (mg/l) (Aldrin, BHC, 4,4-DDD, 4,4-DDT, Dieldrin, EndosulfanI, 2 Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Đạt EndosulfanII, Endosulfan sulfate, Endrin, Endrin aldehyde, Heptachlor, Heptachlor epoxide (B)) Đạt 3 Hàm lượng PCB (mg/l) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Bảng 4. Kết quả phân tích vi sinh vật trong nước khoáng tại lỗ khoan K1 qua các đợt hút nước [3] Đợt hút Đợt hút Đợt hút TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Đợt khai thác thử Đánh giá nước 1 nước 2 nước 3 1 Coliforms MPN/ 100ml KPH KPH KPH KPH Đạt 2 E.Coli MPN/ 100ml 0 0 0 KPH Đạt 3 Tổng số vi khuẩn hiếu khí (CFU/ml) 0 0 0 - - Từ bảng 3 và 4 cho thấy nước khoáng ở lỗ khoan giá trị cao đối với việc ngâm tắm nghỉ dưỡng. Hơn K1 có hàm lượng khoáng hóa cao, chất lượng nước nữa, hàm lượng H2SiO3 cao làm tăng khả năng trao tốt và ổn định theo thời gian. Chất lượng nước đạt đổi, thẩm thấu của hoạt chất đối với sức khỏe. các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành có Do nhiệt độ cao (71,0 oC) nên nguồn nước thể sử dụng để đóng chai, giải khát hoặc ngâm tắm khoáng Phú Ninh có giá trị về ngâm tắm, nghỉ nghỉ dưỡng. dưỡng hoặc chữa bệnh. Đây là nguồn có tiềm năng tốt cho du lịch sinh thái. 3.1.3. Đánh giá theo tiêu chuẩn nước khoáng Hoạt độ phóng xạ: Hoạt độ phóng xạ ở một ngâm tắm chữa bệnh mức độ nào đó sẽ rất có lợi cho sức khỏe nhưng Việc đánh giá nước khoáng theo tiêu chuẩn ngâm nếu cao hơn tiêu chuẩn cho phép thì lại gây tác hại, tắm nghỉ dưỡng, thậm chí chữa bệnh được căn cứ không tốt cho sức khỏe. Kết quả phân tích 02 đợt vào thành phần chất tan và nhiệt độ của nước. Theo mẫu cho thấy hàm lượng phóng xạ nằm trong giới tài liệu nghiên cứu, nước khoáng Phú Ninh có TDS hạn cho phép đối với nước khoáng ngâm tắm, thể khá cao (>2 g/l) và nhiệt độ rất nóng (71 oC) nên có hiện ở Bảng 6. Bảng 5. Kết quả đánh giá chất lượng nước khoáng phục vụ ngâm tắm, chữa bệnh Quy định về nước khoáng Kết quả phân tích mẫu ngâm tắm, chữa bệnh (Min-Max) STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Trung bình Đánh giá Đợt hút nước 1 Đợt hút nước 3 >1000 1.530÷2.680 1.520÷2.675 Đạt 1 TDS mg/l 2.105 2.103 50 80.03÷ 91.73 128÷150 Đạt 2 H2SiO3 mg/l 85.88 140 3 Nhiệt độ o C 30 71 71 Đạt 80 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
  11. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA Bảng 6. Kết quả đo hoạt độ phóng xạ trong nước khoáng tại lỗ khoan K1 Kết quả mẫu TT Chỉ tiêu đo Đơn vị tính Giới hạn cho phép Đánh giá HX1 HX2 1 Hoạt độ phóng xạ alpha (α) Bq/l 0,0022 0,0035 0,5 Đạt 2 Hoạt độ phóng xạ beta (ß) Bq/l 0,021 0,027 1 Đạt 3.2. Tính toán trữ lượng khai thác nước Suy ra công thức tính hệ số thấm của tầng chứa khoáng nước là: Từ tài liệu hút nước với 3 lần hạ thấp mực nước và hút nước khai thác thí nghiệm tại lỗ khoan K1, (3) sử dụng phương pháp thủy lực tính toán trữ lượng nước khoáng. Trong đó: Q - Lưu lượng hút nước thí nghiệm, Các thông số địa chất thuỷ văn được xác định m3/ng; r - Bán kính lỗ khoan, m; Km - Hệ số dẫn theo công thức động lực nước dưới đất bằng nước, m2/ng; a - Hệ số truyền mực nước, m2/ng; phương pháp theo dõi thời gian [6]. S* - Dâng cao mực nước, m. Từ tài liệu hút nước, áp dụng công thức: Từ số liệu hút nước thí nghiệm, đo hồi phục mực nước, tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn mối quan (1) hệ «S-lgt» và «S-lg(t/T+t)» từ đó lựa chọn tính toán thông số địa chất thủy văn [1], [6]. Trong đó t là thời Với tài liệu đo hồi phục mực nước: gian hút nước (s) và (T+t) là thời gian hút nước và dâng cao mực nước sau khi ngừng bơm (s). (2) H.2. Đồ thị biểu diễn quan hệ “S-lgt” và “S*-lg(t/T+t)” khi hút nước thí nghiệm đợt 1 tại K1 H.3. Đồ thị biểu diễn quan hệ “S-lgt” và “S*-lg(t/T+t)” khi hút nước thí nghiệm đợt 2 tại K1 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021 81
  12. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI H.4. Đồ thị biểu diễn quan hệ “S-lgt” và “S*-lg(t/T+t)” khi hút nước thí nghiệm đợt 3 tại K1 H.5. Đồ thị biểu diễn quan hệ “S-lgt” theo tài liệu khai thác thử, lỗ khoan K1 Từ đồ thị quan hệ tính toán được các hệ số dẫn nước Km cho các đợt thí nghiệm [1], [2], [6] thể hiện ở Bảng 7. Bảng 6. Bảng tính toán hệ sỗ dẫn nước Phương trình quan hệ giữa Hệ số dẫn nước Số hiệu LK Đợt bơm R2 trị số hạ thấp mực nước vơi thời gian Km (m2/ng) Bơm lần 1 y=0,2246.x+0,1149 0,9858 122,19 Bơm lần 2 y=0,512.x-0,0718 0,9752 97,20 Bơm lần 3 y=1,381.x-0,7323 0,9583 134,35 Khai thác thử y=0,8063.x-0,5122 0,9587 98,98 K1 Hồi phục lần 1 y=-0,1823.x-0,3125 0,8528 133,92 Hồi phục lần 2 y=-0,8055.x-1,5258 0,7767 121,40 Hồi phục lần 3 y=-1,7567.x-3,16 0,9391 111,85 Hồi phục khai thác thử y=-0,3035x-0,5275 0,8771 126,22 Từ kết quả thí nghiệm tính thông số rút ra những - Kết quả tính các thông số địa chất thủy văn kết quả sau: theo tài liệu hút nước thí nghiệm ở các đợt hút - Mối tương quan giữa thời gian và trị số hạ thấp nước khá tương đồng (xem Bảng 7) [1], [2]; (và trị số dâng mực nước) là rất chặt chẽ, hệ số - Độ chênh lệch giá trị hệ số dẫn nước tính theo tương quan R2 từ 0,77 đến 0,98 (xem Bảng 7); tài liệu hút nước và đo hồi phục mực nước tại lỗ 82 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
  13. NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA khoan K1 không có sự sai khác nhiều (thấp nhất khi đó trữ lượng cấp C1 được xác định bằng hiệu số hút lần 2 và cao nhất lần hút 3). Vì vậy kết quả tính giữa lưu lượng hút nước lớn nhất tính toán được thông số tầng chứa nước là đảm bảo. Thời gian (QKT) trừ đi lưu lượng cấp B. Kết quả tính toán theo hồi phục mực nước ngắn, mực nước dâng nhanh, đường cong lưu lượng tại lỗ khoan K1 đạt được là chứng tỏ tầng chứa nước khoáng là giàu nước. 4,29 l/s hay 370,65 m3/ngày. Do đó Trữ lượng cấp Mực nước hạ thấp trong lỗ khoan nhỏ nên tỉ lưu C1=370,66-216=154,66 m3/ngày. lượng lớn, tầng chứa giàu nước, khả năng cung 3.3. Định hướng khai thác sử dụng nước cấp của giếng K1 đạt yêu cầu mục tiêu trữ lượng khoáng (đạt cấp B là 216 m3/ng). Từ kết quả nghiên cứu chất lượng và trữ lượng 3.2.1. Đánh giá trữ lượng khai thác theo tài liệu nêu trên có thể định hướng khai thác sử dụng hút nước thí nghiệm với 3 đợt hạ thấp mực nước nguồn nước khoáng Phú Ninh như sau: Tài liệu hút nước thí nghiệm 3 đợt hạ thấp mực - Trữ lượng khai thác lấy bằng trữ lượng cấp nước được thể hiện ở bảng 8. công nghiệp, tức là cấp B nên không được vượt Bảng 7. Tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm đơn với 3 lần hạ quá 216 m3/ng, trừ trường hợp thăm dò nâng cấp thấp mực nước tại lỗ khoan K1 bổ sung để nâng trữ lượng từ cấp C1 lên cấp B Đợt sau này; SHLK S (m) Q (l/s) S0=S/Q lgQ lgS hạ thấp - Có thể khai thác để sử dụng nước khoáng vào 1 1,50 1,02 0,68 0,18 0,01 các lĩnh vực: Đóng chai giải khát; ngâm tắm nghỉ K1 2 2,50 2,14 0,86 0,40 0,33 dưỡng, du lịch sinh thái. Đặc biệt kết hợp với hồ Phú Ninh và các cảnh quan rừng của khu vực để 3 3,00 3,20 1,07 0,48 0,51 xây dựng các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có Mối quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp chất lượng cao; mực nước tuân theo quan hệ của Smoreke [6]: - Khi khai thác nước khoáng cần tuân thủ quy LgQ=a+b×lgS, (4) định chuyên môn và quản lý để bảo vệ nguồn nước khoáng và không được khai thác quá trữ lượng cấp Cụ thể phương trình quan hệ của lỗ khoan K1 B để bảo vệ nguồn nước lâu dài. như sau: - Trong quá trình khai thác cần tiến hành quan Lg Q= 0,1769+0,6166×lgS, (5) trắc chất lượng, mực nước, lưu lượng, nhiệt độ và với tương quan chặt chẽ là R²=0,99. một số thông số khác theo quy định hiện hành [7]. Skt tại lỗ khoan xác định được là [1], [2]: 4. KẾT LUẬN Skt=3,20×1,75=5,60 m. (6) Từ kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi rút ra Từ đó tính được trữ lượng khai thác tại lỗ khoan một số nhận xét sau đây: K1 là: - Nguồn nước khoáng nóng Phú Ninh là một lgQ=0,1769+0,6166×lg(5,6) hay lgQ=0,633, (7) nguồn nước có chất lượng tốt, có trữ lượng lớn hay nên cần được khai thác sử dụng phục vụ phát triển Q=4,29 l/s hay 370,66 m3/ng. (8) kinh tế xã hội. Chất lượng nước thỏa mãn đóng 3.2.2 Phân cấp trữ lượng khai thác chai giải khát và nhất là ngâm tắm nghỉ dưỡng, du Để phân cấp trữ lượng chúng tôi căn cứ vào lưu lịch sinh thái. Trữ lượng cấp B đạt 216 m3/ng, cấp lượng khai thác thí nghiệm và lưu lượng ngoại suy C1 đạt 154 m3/ng; theo phương trình đường cong hạ thấp mực nước - Nước khoáng Phú Ninh là nguồn nước có áp của hút nước thí nghiệm. Theo đó: Trữ lượng cấp lực, chất lượng ổn định theo thời gian, không liên B : bằng tổng trữ lượng khai thác thử dài ngày tại quan với nước hồ và nước ngầm trong khu vực; lỗ khoan K1 là 2,5 l/s hay 216 m3/ng; Trữ lượng cấp - Có thể sử dụng nước khoáng Phú Ninh cho Tính theo lưu lượng ngoại suy từ tài liệu hút nước nhiều mục đích, đóng chai, ngâm tắm và du lịch. thí nghiệm với 3 lần hạ thấp mực nước và tài liệu Trong quá trình khai thác cần tiến hành quan trắc hút nước khai thác thí nghiệm ở lỗ khoan K1. Theo các thông số theo quy định hiện hành CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021 83
  14. ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Bình, Hồ Văn Thủy, Đỗ Thị Hải, (2019). Đặc điểm nguồn nước khoáng nóng Xuân Đám, Cát Bà và định hướng khai thác sử dụng hợp lý. Hội nghị quốc tế VACI 2019. 2. Đỗ Văn Bình, Nguyễn Chí Nghĩa, (2005). Báo cáo thăm dò nguồn nước khoáng Thạch Bích, Quảng Ngãi. Lưu trữ Trung tâm lưu trữ Địa chất. 3. Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hùng Cường, (2021). Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khai thác mỏ nước khoáng Phú Ninh thuộc xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. 4. Đoàn địa chất 154, (2018). Báo cáo kết quả thăm dò bổ sung nguồn nước khoáng Phú Ninh, Quảng Nam. 5. Bùi Học, (2000): Báo cáo nghiên cứu bổ sung đánh giá chất lượng và trữ lượng nước khoáng Phú Ninh. Lưu trữ Trung tâm nghiên cứu môi trường Địa chất. 6. N.N. Bindeman, L.C. Iazvin, V.Đ. Babushkin, (1970, Tiếng Nga). Đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất. VXEGINGEO. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014) “Thông tư 52/2014/BTNMT: Quy định về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. PHU NINH MINERAL WATER SOURCE, TAM DAI COMMUNE, PHU NINH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE AND ORIENTATION FOR REASONABLE EXPLOITATION AND USE Do Van Binh, Do Thi Hai, Tran Thi Kim Ha, Le Van Tuong ABSTRACT Phu Ninh hot mineral water source in Tam Dai commune, Phu Ninh district, Quang Nam province is a source of good quality water, stable over time and has abundant reserves, so it is valuable to be used as bottled water for refreshments, used for bathing and curing diseases. Phu Ninh mineral water has a wide distribution area with mineral water containing formations of the Kham Duc formation [5], which is a hot mineral water source with high pressure (at the current borehole K1). Research results show that Phu Ninh mineral water source has up to 3 components (3 criteria) that meet the standards of mineral water identification (according to Circular 52/2014/BTNMT), which are: high mineralization (TDS: 2,105g / l > 1.5 g / l), high content of metasilic acid (H2SiO3) (reaching 85.88 > 50mg / l) and high temperature (71oC >30oC). The chemical type of mineral water is sodium-calcium chloride. This source is identified as very hot, highly mineralized silicate mineral water source. Research results from pumping test with the lowering periods and long-term experimental exploitation have determined that the mineral water reserve in borehole K1 has reserves of grade B of 216 m3/day, reserves level C1 is 154.66 m3/ day. When exploiting and using this mineral water source, it will contribute to improve the life and socio- culture for the people in the area. Therefore, it is essential to invest in the proper exploitation and use of this mineral water to meet the needs of bathing, drinking, and ecotourism to avoid wasting this precious natural resource. Keywords: Phu Ninh mineral water, reserves, quality, exploitation and use Ngày nhận bài: 13/7/2021; Ngày gửi phản biện: 15/7/2021; Ngày nhận phản biện: 20/8/2021; Ngày chấp nhận đăng: 02/9/2021. Trách nhiệm pháp lý của các tác giả bài báo: Các tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về các số liệu, nội dung công bố trong bài báo theo Luật Báo chí Việt Nam. 84 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 4 - 2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2