intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị chấn thương sọ não nặng

Chia sẻ: Saobiendo Saobiendo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm ghép tế bào gốc gồm 20 bệnh nhân (BN) tuổi từ 14-65 và nhóm đối chứng gồm 20 BN tuổi từ 16-62. Các BN có chỉ số Glasgow 5-8 điểm. BN được thu dịch tủy xương ở vùng xương chậu trước, tách tế bào đơn nhân với Ficoll-Paque và ghép tế bào trong vòng 2 giờ sau chấn thương bằng tiêm tĩnh mạch. Đồng thời tiến hành nuôi tăng sinh tế bào gốc trung mô và ghép lần hai sau 9-13 ngày. Đánh giá an toàn của phương pháp qua các chỉ số gan, thận, huyết học. Đánh giá chỉ số BI và Glasgow ở 1, 3 và 6 tháng sau điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị chấn thương sọ não nặng

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN<br /> TRONG ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG<br /> Nguyễn Viết Quang*, Nguyễn Viết Quang Hiển*, Nguyễn Duy Thăng*, Phan Thị Thùy Hoa*,<br /> Nguyễn Thị Hảo*, Trần Ngọc Vũ*, Nguyễn Ngọc Quang*, Lê Phước Quang*, Hà Thị Phương Lan*,<br /> Bùi Thị Diễm Thư*, Ngô Nhật Hoàng**, Phan Thị Diệu Ngân**, Chế Thị Cẩm Hà**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tế bào gốc trung mô tự thân qua thang điểm Glasgow và chỉ số BI.<br /> Đối tượng và phương pháp: Nhóm ghép tế bào gốc gồm 20 bệnh nhân (BN) tuổi từ 14-65 và nhóm đối<br /> chứng gồm 20 BN tuổi từ 16-62. Các BN có chỉ số Glasgow 5-8 điểm. BN được thu dịch tủy xương ở vùng<br /> xương chậu trước, tách tế bào đơn nhân với Ficoll-Paque và ghép tế bào trong vòng 2 giờ sau chấn thương bằng<br /> tiêm tĩnh mạch. Đồng thời tiến hành nuôi tăng sinh tế bào gốc trung mô và ghép lần hai sau 9-13 ngày. Đánh giá<br /> an toàn của phương pháp qua các chỉ số gan, thận, huyết học. Đánh giá chỉ số BI và Glasgow ở 1, 3 và 6 tháng<br /> sau điều trị.<br /> Kết quả: Chỉ số BI và Glasgow tăng rõ rệt ở nhóm ghép tế bào gốc so với nhóm đối chứng, không có biến<br /> chứng bất thường trong 4-6 tháng sau ghép tế bào.<br /> Kết luận: Ghép tế bào gốc tự thân an toàn và có hiệu quả tích cực đối với BN chấn thương sọ não cấp tính.<br /> Từ khóa: tế bào đơn nhân, tế bào gốc trung mô, tủy xương, chấn thương sọ não cấp tính<br /> ABSTRACT<br /> EVALUATING TREATMENT EFFECTIVENESS ACUTE TRAUMATIC BRAIN INJURY<br /> BY USING AUTOLOGOUS BONE MARROW DERIVED STEM CELLS<br /> Nguyen Viet Quang, Nguyen Viet Quang Hien, Nguyen Duy Thang, Phan Thi Thuy Hoa, Nguyen Thi<br /> Hao, Tran Ngoc Vu, Nguyen Ngoc Quang, Le Phuoc Quang, Ha Thi Phuong Lan,<br /> Bui Thi Diem Thu,Ngo Nhat Hoang, Phan Thi Dieu Ngan, Che Thi Cam Ha<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 292 – 298<br /> Objects: To evaluate the effectiveness of autologous stem cell therapy via the BI and Glasgow indexes.<br /> Methods: Twenty acute traumatic brain injury patients aged 14 and 65 years with autologous stem cells<br /> transplants and 20 acute traumatic brain injury patients with control. All patients have Glasgow Coma Scale of<br /> 5-8. The patients were treated with autologous mononuclear cells delivered intravenously within 2 hours after<br /> bone marrow harvesting, mesenchymal stem cells were isolated and expanded in culture before the system<br /> administrating through vein after 9-13 days. To determine the safety of the procedure, systemic and cerebral<br /> hemodynamics were monitored during bone marrow harvest; infusion-related toxicity was determined by hepatic<br /> enzymes and renal function.<br /> Result: The results have shown significant improvement in the BI and Glasgow indexes compared to the<br /> control group. There was no abnormal complication within 4-6 months after treatment.<br /> Conclusion: Autologous stem cell therapy is effective and safe in patients with severe traumatic brain injury.<br /> Keywords: stem cells, mesenchymal stem cell, bone marrow, acute traumatic brain injury<br /> <br /> *Bệnh viện Trung ương Huế **Đại học khoa học – Đại học Huế<br /> Tác giả liên lạc: BSCKII. Phan Thị Thùy Hoa ĐT: 0905 997 687 Email: drhoavn@gmail.com.<br /> <br /> <br /> 292 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶTVẤNĐỀ Phương pháp nghiên cứu<br /> Các nghiên cứu gần đây cho thấy các tế Thiết kế nghiên cứu<br /> bào gốc cư trú trong các ổ gốc trong não có thể Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng.<br /> đóng vai trò phục hồi và tái tạo thần kinh để Các bước thực hiện<br /> đáp ứng với các tổn thương hoặc bệnh lý của<br /> Thu nhận tủy xương: 250 ml dịch tủy xương<br /> thần kinh trung ương. Trong chấn thương sọ<br /> được chọc hút từ gai chậu trước trên ở hai phía.<br /> não (CTSN) cấp tính, tế bào gốc sau ghép giúp<br /> Phân lập tế bào đơn nhân: thực hiện bằng<br /> cải thiện các chỉ số chức năng não bộ, khôi<br /> phương pháp ly tâm theo gradient tỷ trọng với<br /> phục các tế bào thần kinh bị tổn thương, đồng<br /> Ficoll-Paque Plus 1.077g/mL (Miltenyi Biotec Inc).<br /> thời điều hòa giảm các đáp ứng viêm(9,10,11).<br /> Thông qua các hoạt động paracrine, tế bào gốc Tăng sinh tế bào gốc trung mô: tế bào đơn<br /> sau ghép đã kích thích kết nối synap từ các tế nhân được nuôi cấy trong chai T-flask với mật<br /> bào thần kinh bị tổn thương và điều chỉnh độ 5x104 tế bào/cm2 ở 370C, 5% CO2, độ ẩm 95%.<br /> viêm, giảm quá trình apoptosis, giảm nồng độ Tiêu chí khối tế bào gốc để ghép: nồng độ<br /> gốc tự do trong não bộ(15). nội độc tố endotoxin 90%, âm tính mycoplasma, khả năng tạo<br /> vào việc điều chỉnh để thúc đẩy khôi phục các ổ cụm CFU-F và biệt hóa thành tế bào sụn, mỡ và<br /> tế bào thần kinh nội sinh sau CTSN. Chúng tôi xương (Hình 1).<br /> thực hiện đề tài này với mục tiêu: đánh giá hiệu Đếm tế bào gốc trung mô (Flow cytometry-<br /> quả của tế bào gốc trung mô tự thân qua thang FACS Canto II): tế bào gốc trung mô dương tính<br /> điểm Glasgow và chỉ số BI. với CD73, CD90, và CD105 (Hình 2).<br /> ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP Quy trình ghép tế bào: ghép tế bào đơn nhân<br /> (lần 1) khoảng 2 tiếng sau khi chọc tủy. Ghép tế<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> bào gốc trung mô (lần 2) sau 9-13 ngày. Về liều<br /> Nhóm ghép tế bào gốc: 20 BN tuổi từ 14-65<br /> ghép, ghép lần 1 với liều 3-6 x106 tế bào đơn<br /> tuổi (tuổi trung bình: 34,15±13,70), cân nặng 40-<br /> nhân/kg và ghép lần 2 với liều 3-6 x106 tế bào gốc<br /> 83kg, 14 nam và 6 nữ.<br /> trung mô.<br /> Nhóm đối chứng: 20 BN, tuổi từ 16-62 (tuổi<br /> Theo dõi chỉ số bạch cầu, gan và thận: trong<br /> trung bình: 40,65±13,71), cân nặng từ 45-75kg, 13<br /> quá trình điều trị chỉ số men gan, thận ở giới hạn<br /> nam và 7 nữ. bình thường, không có hiện tượng sốc phản vệ<br /> Chọn lựa bệnh nhân (BN) với những tiêu chí hay các biến chứng khác. Số lượng bạch cầu<br /> tương đồng: CTSN cấp tính, chỉ số Glasgow 5-8, trước ghép là 13,7 K/µl ở nhóm ghép tế bào gốc<br /> có máu tụ dưới màng não, xuất huyết não. Cả và 13,2 K/µl ở nhóm chứng. Sau 30 ngày, số<br /> hai nhóm đều được điều trị bằng phương pháp lượng bạch cầu là 8,8 K/µl ở nhóm ghép tế bào<br /> thường quy, nhóm ghép tế bào có kết hợp ghép và ở nhóm chứng là 10,2 K/µl.<br /> tế bào gốc tự thân.<br /> Đánh giá hiệu quả lâm sàng: thang điểm<br /> Tiêu chí loại trừ Glasgow; chỉ số BI; MRI.<br /> BN đa chấn thương nặng; BN có tiền sử về Y đức<br /> bệnh thần kinh ngoại biên, hạn chế về mặt nhận Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y<br /> thức, bệnh tự miễn, bệnh viêm mãn tính, ung đức của Bệnh viện Trung ương Huế số 439-<br /> thư, sử dụng thuốc kháng viêm thường xuyên, QĐ/BVH ngày 14 tháng 9 năm 2018.<br /> bệnh lý về máu.<br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 293<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Cụm CFU-F và biệt hóa thành tế bào sụn, mỡ và xương<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Kết quả dấu ấn miễn dịch tế bào trung mô sau nuôi cấy (CD73, CD90, và CD105 dương tính 90-98%)<br /> KẾT QUẢ<br /> Kết quả chỉ số Glasgow<br /> Bảng 1. Chỉ số Glasgow của BN ghép tế bào gốc so với nhóm đối chứng<br /> Nhóm ghép tế bào gốc Nhóm chứng<br /> Trước Sau điều trị Trước Sau điều trị<br /> STT Tuổi STT Tuổi<br /> điều trị 1 tháng 3 tháng 6 tháng điều trị 1 tháng 3 tháng 6 tháng<br /> 1 49 5 8 10 12 1 47 6 6 8 11<br /> 2 24 6 8 10 12 2 48 6 6 8 11<br /> 3* 49 6 6 8 10 3 58 6 6 8 11<br /> 4 27 8 9 11 13 4 62 8 8 8 9<br /> 5* 65 6 6 8 10 5 47 6 8 8 8<br /> 6 26 6 7 9 11 6 18 7 7 10 12<br /> 7 14 8 8 10 14 7 54 8 8 10 12<br /> 8 48 5 6 11 13 8 49 8 8 10 11<br /> 9* 49 6 8 9 11 9 54 6 6 9 11<br /> 10 39 5 7 11 13 10 24 6 6 9 13<br /> 11 38 5 6 8 10 11 16 8 8 10 12<br /> 12 63 8 9 11 12 12 20 8 8 9 10<br /> 13 55 7 9 10 11 13 41 6 6 8 10<br /> 14 53 5 6 8 9 14 38 8 8 10 12<br /> 15 51 5 7 9 9 15 33 8 8 10 10<br /> 16 33 5 6 9 12 16 47 6 6 8 8<br /> 17 26 6 6 9 13 17 53 6 6 8 8<br /> 18 39 8 10 12 14 18 41 7 8 8 9<br /> 19 44 8 8 10 12 19 30 6 8 12 13<br /> <br /> <br /> <br /> 294 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nhóm ghép tế bào gốc Nhóm chứng<br /> Trước Sau điều trị Trước Sau điều trị<br /> STT Tuổi STT Tuổi<br /> điều trị 1 tháng 3 tháng 6 tháng điều trị 1 tháng 3 tháng 6 tháng<br /> 20 51 8 8 9 12 20 33 6 6 8 10<br /> 34,15 6,30 ± 9,60 ± 11,65 ± 40,65± 6,80 ± 7,05 ± 8,95 ± 10,55 ±<br /> Mean ± SD 7,4 ± 1,27 Mean ± SD<br /> ±13,70 1,26 1,19 1,50 13,71 0,95 1,00 1,15 1,57<br /> Kết quả chỉ số Barthel (BI)<br /> Bảng 2. Chỉ số Barthel (BI) của BN ghép tế bào gốc so với nhóm đối chứng<br /> Nhóm ghép tế bào gốc Nhóm chứng<br /> Sau điều trị Sau điều trị<br /> STT Tuổi STT Tuổi<br /> 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 tháng 3 tháng 6 tháng<br /> 1 49 19 26 40 1 47 12 21 34<br /> 2 24 20 25 39 2 48 13 22 33<br /> 3* 49 13 21 26 3 58 13 22 34<br /> 4 27 22 34 52 4 62 21 20 23<br /> 5* 65 12 20 26 5 47 20 21 21<br /> 6 26 19 23 35 6 18 21 26 39<br /> 7 14 21 26 62 7 54 19 26 38<br /> 8 48 11 35 52 8 49 19 25 33<br /> 9* 49 19 23 35 9 54 12 23 32<br /> 10 39 19 33 53 10 24 11 22 52<br /> 11 38 13 20 27 11 16 21 27 39<br /> 12 63 23 34 42 12 20 20 23 25<br /> 13 55 22 26 34 13 41 13 21 26<br /> 14 53 13 21 24 14 38 20 26 38<br /> 15 51 19 24 24 15 33 21 25 27<br /> 16 33 11 23 37 16 47 13 21 21<br /> 17 26 12 22 50 17 53 12 20 20<br /> 18 39 26 39 62 18 41 21 21 23<br /> 19 44 21 26 39 19 30 20 39 51<br /> 20 51 20 22 42 20 33 12 20 26<br /> Mean±S<br /> 34,15±13,70 17,75±4,56 26,15±5,68 40,05±11,93 Mean±SD 40,65±13,71 16,70±4,12 23,55±4,30 31,75±9,27<br /> D<br /> Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Kết quả MRI sau 1 tháng ghép tế bào gốc<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 295<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Kết quả MRI sau 3 tháng ghép tế bào gốc<br /> BÀN LUẬN thương-viêm dây thần kinh, mà còn liên quan<br /> Nhóm BN ghép tế bào gốc sau 4 tuần-6 đến phản ứng viêm toàn thân.<br /> tháng điều trị cho thấy sự cải thiện về chỉ số Các tác dụng sớm, chậm và toàn thân của<br /> Glasgow và chỉ số BI so với nhóm BN đối chứng. CTSN cấp tính là kết quả của các chất trung gian<br /> Chỉ số Glasgow trung bình sau 6 tháng điều trị gây viêm khởi phát phản ứng viêm toàn thân và<br /> của nhóm ghép tế bào gốc là 11,65 ± 1,50 và của thậm chí sau đó bổ sung các khiếm khuyết và rối<br /> nhóm chứng là 10,55±1,57. Chỉ số BI trung bình loạn đông máu(4). Các chất trung gian gây viêm<br /> sau 6 tháng điều trị của nhóm ghép tế bào gốc là như cytokine, gốc tự do và kích hoạt các tế bào<br /> 40,05±11,93 và của nhóm chứng là 31,75±9,27. miễn dịch có liên quan đến sự phát triển chấn<br /> Kết quả hình ảnh CT của các BN ở cả 2 nhóm thương thứ phát sau chấn thương não.<br /> nghiên cứu đều được nhận định tại thời điểm Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghép kết<br /> nhập viện (trước mổ) và hình ảnh MRI tháng 1, 3 hợp tế bào đơn nhân và tế bào gốc trung mô<br /> và 6 tháng sau điều trị. thông qua tiêm tĩnh mạch, kết quả đánh giá sau<br /> Kết quả Hình 3 và 4 cho thấy sự bảo toàn về 6 tháng điều trị cho thấy hiệu quả về cải thiện<br /> cấu trúc não khi cấu trúc đường giữa từ di lệch chất lượng sống và an toàn cho các BN CTSN<br /> 7mm trở về bình thường. Không có sự thay đổi cấp tính. Các BN tái khám cho thấy không có tổn<br /> đáng kể về thể tích nội sọ hay dịch não tủy. hại đến các cơ quan như gan, thận, hệ tuần hoàn<br /> hay chức năng não bộ, bên cạnh đó các chỉ số<br /> Sau CTSN cơ học nguyên phát, tổn thương<br /> chức năng liên quan như BI và Glasgow tăng<br /> tế bào thần kinh thứ phát hoặc phản ứng viêm<br /> đáng kể so với nhóm BN không ghép. Việc cải<br /> chậm và mất tế bào phát triển trong một vài giờ,<br /> thiện nhanh chóng của BN sau trị liệu tế bào gốc<br /> ngày, tuần hoặc tháng, liên quan đến những<br /> do phối hợp phù hợp giữa các yếu tố về thời<br /> thay đổi sinh hóa và phân tử trong các vùng mô<br /> điểm ghép, liều ghép và cách ghép tế bào.<br /> tổn thương xảy ra ngay lập tức hoặc tiến triển xa<br /> vị trí thương tổn(8). Đặc biệt, trong CTSN nặng Cụ thể về thời điểm ghép: trong CTSN nặng<br /> thường gây ra rối loạn chức năng nhiều cơ quan, có thể gây ra các phản ứng viêm toàn thân, có<br /> mô, tổn thương hoặc chết, do đó các biến chứng thể gây tổn thương cho các cơ quan không bị<br /> của CTSN không chỉ giới hạn ở các hậu quả thần ảnh hưởng ban đầu và có khả năng làm nặng<br /> kinh(9,10,11). Phản ứng viêm sau CTSN cũng không thêm tổn thương so với thời điểm khởi phát.<br /> chỉ có ở vị trí chấn thương hoặc ở não bị tổn Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt tập<br /> <br /> <br /> 296 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> trung theo dõi số lượng bạch cầu trung tính, từ chuyển đến các vị trí tổn thương do trải qua quá<br /> các BN bị CTSN có ghép tế bào gốc và so sánh trình tổn thương thứ phát cũng như xâm nhập<br /> với các giá trị này với nhóm chứng. Kết quả cho vào các vị trí ổ tế bào gốc thần kinh – nơi ở của<br /> thấy ở nhóm ghép tế bào gốc sau 3 ngày điều trị, các tế bào gốc tiền thân ở trạng thái không hoạt<br /> số lượng bạch cầu đã giảm nhiều về trị số chuẩn động. Khi đến tại ổ tế bào gốc thần kinh, các tế<br /> nhờ vào khả năng hoạt động của tế bào gốc bào gốc trung mô có thể sinh sống để tham gia<br /> trong điều hòa miễn dịch nguyên phát. Các khôi phục và biệt hóa tạo thành các tế bào thần<br /> nghiên cứu liên quan đến các đáp ứng viêm của kinh mới, bảo vệ chúng khỏi sự apoptosis, kiểm<br /> BN CTSN cấp tính cho thấy rằng các phản ứng soát sự tăng sinh của tế bào. Nghiên cứu của<br /> viêm ở vị trí vết thương liên quan đến sự tăng Ohtaki H, và cộng sự chứng minh rằng tế bào<br /> lên nhanh chóng các cytokine tiền viêm,số lượng gốc có khả năng tiết ra các yếu tố cận tiết như các<br /> bạch cầu trung tính,..(4,6). Như vậy, tế bào đơn yếu tố tăng trưởng và các cytokine kháng viêm<br /> nhân sau ghép đã hoạt động và đáp ứng tiết các giúp bảo vệ các tế bào ở vùng tổn thương, giảm<br /> cytokine đúng thời điểm và sau đó sẽ giảm dần các đáp ứng miễn dịch ở vị trí tổn thương, từ đó<br /> trong vòng 72 giờ sau CTSN. các mô tổn thương não có thể được bảo vệ và hồi<br /> Sau ghép lần 1 khoảng 9-13 ngày, tiến hành phục chức năng tăng nhanh(2,7,12).<br /> ghép tế bào gốc trung mô, kết quả cho thấy số Như vậy, ghép tế bào gốc trung mô với<br /> lượng bạch cầu tiếp tục tăng nhằm đáp ứng tín những tiềm năng như khả năng homing đến vị<br /> hiệu viêm từ vị trí tổn thương. Các tế bào gốc trí vết thương, khả năng điều hòa miễn dịch và<br /> trung mô tiếp tục tham gia điều hòa miễn dịch, khả năng chuyển biệt hóa thành tế bào thần<br /> làm giảm phản ứng viêm và giảm sản xuất, xâm kinh bởi các yếu tố cận tiết đã truyền về các<br /> nhập các dòng bạch cầu vào vị trí tổn thương. chemokine, selectins và integrins được tiết ra<br /> Việc tế bào gốc sau ghép đáp ứng điều tiết các bởi lớp nội mô(13). Tác động này là đặc trưng<br /> cytokine sau CTSN tăng đạt đỉnh trong quá trình của tế bào gốc trung mô nhờ vào khả năng di<br /> viêm sớm từ 3-10 ngày, cho thấy thời điểm tác chuyển đến vết thương. Nghiên cứu của Li và<br /> động bằng ghép tế bào là rất quan trọng, có thể cộng sự cho thấy việc ghép tế bào gốc trung<br /> ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. mô sau khi chấn thương 2-7 ngày có những<br /> Sau 1 tháng, số lượng bạch cầu giảm rõ rệt tiến triển tích cực(8).<br /> và duy trì tại trị số chuẩn. Điều này cho thấy tác Các tế bào gốc trung mô dưới sự tác động<br /> dụng bảo vệ các tế bào thần kinh và mô não khỏi của các yếu tố cytokine có khả năng homing đến<br /> bị tổn thương hoặc hạn chế các thương tổn thứ các vị trí tổn thương ở não. Tại đây chúng sẽ<br /> phát. Các yếu tố này được Cabonara và cộng sự điều hòa các đáp ứng miễn dịch, cụ thể là giảm<br /> kết luận trong các nghiên cứu về đánh giá hiệu sự hoạt động của các tế bào lympho T CD4 và<br /> quả điều trị CTSN cấp tính bằng tế bào gốc CD8, tăng chuyển hóa thành tế bào T-reg, ức chế<br /> trung mô trong việc bảo vệ tế bào thần kinh(1). sự trường thành của tế bào NK, tăng tiết các<br /> Chúng tôi tiến hành ghép tế bào lần thứ nhất cytokine kháng viêm và giảm nồng độ các<br /> ngay sau khi BN chấn thương với một liều lượng cytokine tiền viêm. Bên cạnh đó, khả năng<br /> vừa đủ với mục đích can thiệp ngay giai đoạn chuyển biệt hóa từ tế bào gốc trung mô thành<br /> viêm sớm của tế bào thần kinh, đưa vào các tế các tế bào đệm thần kinh hay các tế bào neuron<br /> bào gốc có khả năng điều hòa giảm các lượng dưới sự tác động của vi môi trường tại não sẽ<br /> cytokine viêm và tăng các cytokine kháng viêm. giúp thay thế các tế bào đệm bị tổn thương, hỗ<br /> Tiếp tục quá trình này là việc ghép tế bào gốc trợ hồi phục lại chức năng mô não.<br /> trung mô trong thời gian sớm nhất có thể 9-13 Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới<br /> ngày, nhằm mục đích các tế bào này sẽ di thống kê trên 20 BN ghép tế bào gốc, tuy nhiên<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 297<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> kết quả cho thấy những hiệu quả tích cực từ tế 6. Israelsson C, Bengtsson H, Kylberg A, et al (2008). Distinct<br /> cellular patterns of upregulated chemokine expression<br /> bào gốc. Nhóm nghiên cứu rất mong muốn cung supporting a prominent inflammatory role in traumatic brain<br /> cấp một liệu pháp nhằm nâng cao chất lượng injury. J Neurotrauma, 25(8):959-974.<br /> 7. Lee ST, Chu K, Jung KH, et al (2008). Anti-inflammatory<br /> sống cho các BN sau CTSN nghiêm trọng cũng<br /> mechanism of intravascular neural stem cell transplantation in<br /> như giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. haemorrhagic stroke. Brain, 131(Pt 3):616-629.<br /> 8. Li L, Jiang Q, Qu CS, Ding GL, Li QJ, Wang SY, et al (2011).<br /> KẾT LUẬN Transplantation of marrow stromal cells restores cerebral blood<br /> Sau 6 tháng điều trị, nhóm ghép tế bào gốc flow and reduces cerebral atrophy in rats with traumatic brain<br /> injury: in vivo MRI study. J Neurotrauma, 28(4):535–545.<br /> có chỉ số Glasgow trung bình là 11,65±1,50 và 9. Lu D, Mahmood A, Wang L, Li Y, Lu M, Chopp M (2001). Adult<br /> nhóm chứng là 10,55±1,57. Nhóm ghép tế bào bone marrow stromal cells administered intravenously to rats<br /> gốc có chỉ số BI trung bình là 40,05 ±11,93 và after traumatic brain injury migrate into brain and improve<br /> neurological outcome. Neuroreport, 12(3):559-563.<br /> nhóm chứng là 31,75±9,27. 10. Mahmood A, Lu D, Lu M, Chopp M (2003). Treatment of<br /> Hình ảnh MRI sau 1, 3, 6 tháng sau ghép tế traumatic brain injury in adult rat with intravenous<br /> administration of human bone marrow stromal cells.<br /> bào gốc cho thấy sự bảo toàn về cấu trúc não và Neurosurgery, 53(3):679-703.<br /> không có sự thay đổi đáng kể về thể tích nội sọ 11. Mahmood A, Lu D, Qu C, et al (2005). Human marrow stromal<br /> cell treatment provides long-lasting benefit after traumatic brain<br /> hay dịch não tuỷ.<br /> injury in rats. Neurosurgery, 57(5):1026-1031.<br /> Liều ghép 3-6 x 106 tế bào đơn nhân/kg cân 12. Ohtaki H, Ylostalo JH, Foraker JE, et al (2008). Stem/progenitor<br /> nặng và 3-6x106 tế bào gốc trung mô là an toàn cells from bone marrow decrease neuronal death in global<br /> ischemia by modulation of inflammatory/immune responses.<br /> và có tác dụng trong điều trị CTSN cấp tính. Proceedings of the National Academy of Sciencces, 105(38):14638-<br /> 14643.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 13. Pati S, Muthuraju S, Hadi AR, Huat TJ, et al (2016). Neurogenic<br /> 1. Carbonara M, Fossi F, Zoerle T, et al (2018). Neuroprotection in plasticity of mesenchymal stem cell, an alluring cellular<br /> Traumatic Brain Injury: Mesenchymal Stromal Cells can replacement for traumatic brain injury. Current Stem Cell<br /> Potentially Overcome Some Limitations of Previous Clinical Research & Therapy, 11(2):149-157.<br /> Trials, Front Neurol, pp.9. 14. Tian C, Wang X, Wang X, Wang L, Wang X, Wu S, Wan Z<br /> 2. Chopp M, Li Y, Zhang ZG (2009). Mechanisms underlying (2013), Autologous bone marrow mesenchymal stem cell<br /> improved recovery of neurological function after stroke in the therapy in the subacute stage of traumatic brain injury by<br /> rodent after treatment with neurorestorative cell-based lumbar puncture. Exp Clin Transplant, 11(2):176-81.<br /> therapies. Stroke, 40(3 suppl):S143-S145. 15. Woodbury D, et al (2000). Adult rat and human bone marrow<br /> 3. Dekmak A, Mantash S, Shaito A, Toutonji A, Ramadan N, stromal cells differentiate into neurons, Jounal of Neuroscience<br /> Ghazale H, et al (2018). Stem cells and combination therapy for Research, 61(4):364-370.<br /> the treatment of traumatic brain injury. Behav Brain Res, 340:49–<br /> 62.<br /> 4. Harting MT, Jimenez F, Adams SD, Mercer DW, Cox CS (2008).<br /> Ngày nhận bài báo: 15/08/2019<br /> Acute, regional inflammatory response after traumatic brain Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/08/2019<br /> injury: Implications for cellular therapy. Surgery, 144(5):803-813.<br /> Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br /> 5. Hasan A, Deeb G, Rahal R, Atwi K, Mondello S, Marei HE, et al<br /> (2017). Mesenchymal stem cells in the treatment of traumatic<br /> brain injury. Front Neurol, doi: 10.3389/fneur.2017.00028.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 298 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2