intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng xét nghiệm thông qua thực hiện ngoại kiểm tra

Chia sẻ: ViHermes2711 ViHermes2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sai số trong quá trình thực hiện ngoại kiểm và nhận định các hình thức sai số trong quá trình thực hiện ngoại kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng xét nghiệm thông qua thực hiện ngoại kiểm tra

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM<br /> THÔNG QUA THỰC HIỆN NGOẠI KIỂM TRA<br /> Lê Xuân Trường*, Bùi Thị Hồng Châu*, Trần Mỹ Hạnh**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Hiện nay, xét nghiệm là lĩnh vực đang phát triển, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ<br /> thuật mới cho kết quả xét nghiệm sớm và tin cậy. Kết quả xét nghiệm tin cậy không chỉ giúp các bác sĩ lâm sàng<br /> chẩn đoán chính xác để điều trị bệnh kịp thời mà còn có thể dự báo sớm những nguy cơ mắc bệnh, theo dõi, sàng<br /> lọc, tầm soát bệnh,... Việc các phòng xét nghiệm nhận biết được tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng và<br /> kiểm tra chất lượng trong hoạt động xét nghiệm là hết sức quan trọng, những phòng xét nghiệm khi thực hiện<br /> nghiêm túc các nguyên tắc đảm bảo và kiểm tra chất lượng sẽ mang lại cho bệnh nhân các kết quả xét nghiệm tin<br /> cậy và tiết kiệm chi phí.<br /> Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sai số trong quá trình thực hiện ngoại kiểm và nhận định các<br /> hình thức sai số trong quá trình thực hiện ngoại kiểm tra.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang trên 140 phòng xét nghiệm y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh<br /> (TP.HCM) và các tỉnh/ thành phố thực hiện chương trình ngoại kiểm tra Sinh hóa được triển khai tại Trung tâm<br /> Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM từ năm 2012 đến năm 2014. Lựa chọn 3 thông số xét nghiệm gồm: glucose,<br /> cholesterol và AST; sử dụng kết quả ngoại kiểm tra để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của các phòng xét<br /> nghiệm.<br /> Kết quả: Qua phân tích chi tiết ba thông số tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn phương pháp thực<br /> hiện ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện của phòng xét nghiệm. Có sự ảnh hưởng nồng độ mẫu đến kết quả<br /> xét nghiệm. Trong quá trình thực hiện, kết quả của phòng xét nghiệm luôn tiềm ẩn một tỉ lệ sai số ngẫu nhiên<br /> (thường do con người) và sai số hệ thống (do thiết bị, hóa chất,...) nhất định.<br /> Kết luận: Phòng xét nghiệm có thể nhận định được trường hợp sai số, những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh<br /> hưởng đến chất lượng xét nghiệm, từ đó có những hành động phòng ngừa nhằm cải tiến chất lượng<br /> Từ khóa: chất lượng xét nghiệm.<br /> ABSTRACT<br /> EFFECTIVENESS EVALUATION OF IMPROVING TEST PERFORMANCE<br /> THROUGH TESTING PRODUCTS<br /> Le Xuan Truong, Bui Thi Hong Chau, Tran My Hanh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 40 – 45<br /> <br /> Introduction: Currently, the field tests are developed and applied many scientific and technical achievements<br /> to test new early and reliably. Reliable test results not only help clinicians accurately diagnose timely treatment<br /> that can predict the risk of disease early, tracking, screening, screening and treatment,... The laboratories recognize<br /> the importance of quality assurance and quality inspection during the test operation is extremely important, the<br /> laboratory as strict implementation of the principle of ensuring and checking quality gives patients the confidence<br /> test results and cost savings. Experts and some research, quality testing is influenced by many factors.<br /> Objectives: Identify the factors affecting uncertainty in the process of implementation of foreign control and<br /> identify the form of errors in the process of implementing foreign check.<br /> <br /> * ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Tp. Hồ Chí Minh<br /> Địa chỉ liên hệ : PGS.TS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong1957@gmail.com<br /> 40 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Methods: The study design according to the method described, cut out 140 medical laboratories in Ho Chi<br /> Minh City (HCMC) and the provinces/cities perform external testing program Biochemical investigations were<br /> carried out in the Center City calibration tests between 2012 and 2014. Option 3 laboratory parameters including<br /> glucose, cholesterol and AST; use of foreign test results to analyze, evaluate implementation results of the<br /> laboratory.<br /> Results: Through a detailed analysis of three typical parameters, we find that the selection methodology huge<br /> impact to performance results of the laboratory. There is a pattern to affect the concentration of the test results.<br /> During the implementation process, the results of the laboratory always potential a random error ratio (typically<br /> human) and systematic errors (by equipment, chemicals,...).<br /> Conclusions: The laboratory may be the case identified errors, latent factors can affect the quality of tests,<br /> from which there are preventive actions to improve quality.<br /> Keywords: quality testing.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ giám sát chất lượng xét nghiệm. Ngoại kiểm tra<br /> mang lại nhiều lợi ích cho phòng xét nghiệm, cơ<br /> Hiện nay, xét nghiệm là lĩnh vực đang phát<br /> sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ lâm sàng, bệnh<br /> triển, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học<br /> nhân, các cơ quan quản lý,… giúp phòng xét<br /> kỹ thuật mới cho kết quả xét nghiệm sớm và tin<br /> nghiệm so sánh kết quả xét nghiệm với các<br /> cậy. Kết quả xét nghiệm tin cậy không chỉ giúp<br /> phòng xét nghiệm khác trong cùng khu vực,<br /> các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán chính xác để điều<br /> trong một hoặc nhiều quốc gia thông qua một<br /> trị bệnh kịp thời mà còn có thể dự báo sớm<br /> đơn vị triển khai ngoại kiểm độc lập. Theo các<br /> những nguy cơ mắc bệnh, theo dõi, sàng lọc, tầm<br /> chuyên gia và một số nghiên cứu, chất lượng xét<br /> soát bệnh,... Nhu cầu xét nghiệm không chỉ dành<br /> nghiệm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để<br /> riêng cho bệnh nhân mà còn dành cho người<br /> đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến chất<br /> khỏe mạnh nhằm phát hiện, tầm soát bệnh sớm.<br /> lượng xét nghiệm, chúng tôi đã tiến hành nghiên<br /> Việc các phòng xét nghiệm nhận biết được tầm<br /> cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả nâng cao chất<br /> quan trọng của việc đảm bảo chất lượng và kiểm<br /> lượng xét nghiệm thông qua thực hiện ngoại<br /> tra chất lượng trong hoạt động xét nghiệm là hết<br /> kiểm tra sinh hóa”.<br /> sức quan trọng, những phòng xét nghiệm khi<br /> thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc đảm bảo và ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> kiểm tra chất lượng sẽ mang lại cho bệnh nhân Đối tượng nghiên cứu<br /> các kết quả xét nghiệm tin cậy và tiết kiệm chi 140 phòng xét nghiệm y khoa tại Thành phố<br /> phí. Kiểm tra chất lượng xét nghiệm là những Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh/ thành phố<br /> phương pháp giúp xác định độ chính xác và độ thực hiện chương trình ngoại kiểm tra Sinh hóa<br /> xác thực của một xét nghiệm nhằm phát hiện được triển khai tại Trung tâm Kiểm chuẩn Xét<br /> những sai số và nguyên nhân của những sai số nghiệm TP.HCM từ năm 2012 đến năm 2014.<br /> đó để kịp thời loại bỏ hoặc hạn chế sai số(1,2,3) Lựa chọn 3 thông số xét nghiệm gồm: glucose,<br /> trong đó có ngoại kiểm tra chất lượng xét cholesterol và AST; sử dụng kết quả ngoại kiểm<br /> nghiệm. Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm tra để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của<br /> thường được diễn giải là công tác đánh giá việc các phòng xét nghiệm.<br /> thực hiện xét nghiệm của các phòng xét nghiệm<br /> Bảng 1. Số lượng PXN tham gia theo tỉnh/ thành phố<br /> thông qua so sánh liên phòng xét nghiệm bằng<br /> Tỉnh/ thành phố Số lượng PXN<br /> việc thử nghiệm một mẫu chuẩn giống nhau có tham gia nghiên cứu<br /> nồng độ các chất chưa biết, là một công cụ quan Tp. Hồ Chí Minh 80<br /> An Giang 18<br /> trọng của kiểm tra chất lượng được sử dụng để Bạc Liêu 4<br /> <br /> <br /> <br /> Khoa học Cơ bản 41<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> Tỉnh/ thành phố Số lượng PXN Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm<br /> tham gia nghiên cứu<br /> Bến Tre 4 Tỉ lệ % z-score vượt ±3 của các PXN tham gia<br /> Cà Mau 2 ngoại kiểm tra qua từng mẫu và từng chu kỳ để<br /> Cần Thơ 9<br /> Đồng Tháp 3 đánh giá tình hình thực hiện chung của các PXN.<br /> Hậu Giang 2 Lựa chọn 3 thông số xét nghiệm gồm: glucose,<br /> Kiên Giang 1 cholesterol và AST; sử dụng kết quả ngoại kiểm<br /> Long An 5<br /> Sóc Trăng 2 tra trong năm 2014 để phân tích, đánh giá kết<br /> Tiền Giang 3 quả thực hiện của các PXN dựa trên biểu đồ biểu<br /> Trà Vinh 4<br /> Vĩnh Long 3 diễn tỉ lệ % z-score vượt ± 3 qua các chu kỳ, bảng<br /> thống kê tỉ lệ và biểu đồ biểu diễn CV% của các<br /> Phòng xét nghiệm sử dụng mẫu ngoại<br /> phương pháp thực hiện, biểu đồ sự phân tán z-<br /> kiểm tra do công ty Randox sản xuất, là mẫu<br /> score theo nồng độ.<br /> huyết thanh có nguồn gốc từ người được sản<br /> xuất dưới dạng đông khô không công bố trước Phương pháp nghiên cứu<br /> giá trị của các thông số. PXN tham gia sẽ thực Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả. Sử<br /> hiện phân tích mẫu theo các xét nghiệm đã dụng chỉ số z-score để đánh giá kết quả thực<br /> đăng ký ngoại kiểm (mẫu sinh hóa có thể thực hiện của các phòng xét nghiệm.<br /> hiện đến 50 thông số xét nghiệm). Định kỳ  |z-score| ≥ 3,0: kết quả không thể chấp nhận<br /> mỗi tháng thực hiện một mẫu, mỗi chu kỳ → có sai số<br /> thực hiện 12 mẫu được ký hiệu theo thứ tự từ  2,0 ≤ |z-score| < 3,0: kết quả cảnh báo, cần chú<br /> mẫu 1 đến mẫu 12(4,9). Mỗi mẫu ngoại kiểm ý theo dõi<br /> chứa 5ml mẫu đông khô. Trước khi thực hiện  |z-score| < 2,0: kết quả chấp nhận.<br /> phân tích, PXN phải hoàn nguyên bằng cách Đánh giá sự ảnh hưởng của các phương<br /> hòa tan mẫu với 5ml nước cất sạch ở nhiệt độ pháp xét nghiệm đến kết quả của PXN bằng biểu<br /> +200C đến +250C. Đóng lọ mẫu và để yên 60 đồ CV% của các phương pháp. Theo đó CV%<br /> phút ở nơi tránh ánh sáng trước khi sử dụng. càng nhỏ thì độ chính xác của phương pháp<br /> Lắc nhẹ để mẫu đông khô tan hoàn toàn. càng cao. Đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ<br /> Không được lắc mạnh lọ mẫu. Mẫu bền ít nhất mẫu đến kết quả thực hiện của PXN bằng biểu<br /> 3 ngày trong điều kiện bảo quản từ 2 - 80C đồ phân tán z-score theo nồng độ. Nếu kết quả<br /> hoặc 8 giờ trong điều kiện bảo quản 15 - 250C. z-score dao động quanh đường trung tâm ở<br /> Bảng 2. Các phương pháp thực hiện của từng thông khoảng nồng độ nào đó, có thể nhận định nhanh<br /> số kết quả ngoại kiểm tra của đơn vị thực hiện tốt ở<br /> Thông số Phương pháp khoảng nồng độ này. Nếu kết quả z-score cách<br /> Glucose Glucose dehydrogenase xa đường trung tâm theo các mức nồng độ, PXN<br /> Glucose oxidase<br /> Hexokinase<br /> có thể nghi ngờ có sai số hệ thống xảy ra theo<br /> Cholesterol Cholesterol Oxidase nồng độ.<br /> Siemens/Dade Behring reagents KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Aspartate Colorimetric<br /> transaminase Tris buffer with pyridoxal - 5 - phosphate Tỉ lệ % kết quả ngoại kiểm không chấp<br /> (AST) Tris buffer without pyridoxal -5- phosphate nhận (z-score vượt ± 3) qua từng mẫu và<br /> Các phòng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm từng chu kỳ<br /> thực hiện phân tích mẫu theo lịch quy định. Sau Kết quả các phòng xét nghiệm có cải thiện<br /> khi phân tích xong, PXN gửi kết quả về Trung trong từng chu kỳ. Năm 2012, z-score trung bình<br /> tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TPHCM để được qua các mẫu còn cao. Điều này cho thấy kết quả<br /> phân tích kết quả.<br /> <br /> <br /> 42 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thực hiện của các PXN còn sai số nhiều và không Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả<br /> ổn định. Năm 2013 và 2014, z-score trung bình nghiên cứu của Trần Hữu Tâm và cộng sự, Vũ<br /> qua các mẫu thấp hơn năm 2012, kết quả thực Quang Huy và cộng sự, các báo cáo tổng kết hội<br /> hiện của các PXN ít sai số hơn năm 2012 và ổn nghị của về quản lý chất lượng xét nghiệm(7,9).<br /> định hơn. Qua các chu kỳ thực hiện, kết quả của Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sai số<br /> các PXN có cải thiện do đã biết cách thực hiện và<br /> trong quá trình thực hiện ngoại kiểm<br /> có biện pháp khắc phục, phòng ngừa thích hợp<br /> khi có sai số xảy ra. Glucose<br /> Bảng 3. Tỉ lệ % kết quả z-score vượt ± 3 qua từng<br /> mẫu và từng chu kỳ<br /> Mẫu Tỉ lệ % z-score vượt ± 3<br /> Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014<br /> 1 14,4 11,8 11,1<br /> 2 25,6 11,3 12,3<br /> 3 18,8 13,1 15,8<br /> 4 12,2 19,1 12,3 Hình 2. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % z-score vượt ± 3 qua<br /> 5 12,2 10,8 10,6<br /> các chu kỳ của thông số glucose<br /> 6 20,2 11,2 11,3<br /> 7 11,8 12,3 12,2 Bảng 4. CV% của các PP thực hiện thông số glucose<br /> 8 8,9 14,4 12,8 qua từng mẫu<br /> 9 19,3 9,1 9,9<br /> 10 10,0 9,6 9,1 Phương pháp<br /> 11 19,6 11,9 12,1 Glucose Glucose<br /> Mẫu Hexokinase<br /> 12 15,7 12,3 12,3 dehydrogenase oxidase<br /> TB 15,7 12,2 11,8 6 PXN 50 PXN 17 PXN<br /> 1 2,9 4,9 2,7<br /> 2 3,6 5,1 2,9<br /> 3 3,4 5,4 2,5<br /> 4 4,2 4,7 2,6<br /> 5 3,0 5,8 2,8<br /> 6 3,0 5,1 2,7<br /> 7 3,1 5,3 2,7<br /> 8 4,6 7,8 3,5<br /> 9 3,5 4,6 2,6<br /> 10 2,9 5,2 2,7<br /> Hình 1. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % z-score vượt ± 3 qua 11 3,1 4,7 2,7<br /> các chu kỳ. 12 2,8 5,0 2,8<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Biểu đồ biểu diễn CV% của các phương pháp thực hiện qua từng mẫu và sự phân tán z-score theo nồng<br /> độ ở thông số glucose<br /> Glucose là một trong các xét nghiệm sinh hóa glucose, trong đó phương pháp hexokinase có<br /> được thực hiện nhiều nhất trong PXN. Mặc dù tỉ CV% thấp hơn các phương pháp còn lại. Từ đó<br /> lệ sai số của các PXN có giảm qua các chu kỳ kết luận phương pháp hexokinase cho kết quả<br /> nhưng vẫn còn cao (trung bình tỉ lệ sai số trong ổn định và tin cậy. Biểu đồ phân tán z-score theo<br /> năm 2014 là 13,9%). Có 3 phương pháp chủ yếu nồng độ cho thấy với mẫu có nồng độ cao (>10<br /> được các PXN sử dụng để thực hiện thông số mmol/l) kết quả sai số của các phòng xét nghiệm<br /> <br /> <br /> Khoa học Cơ bản 43<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> có xu hướng lệch âm nhiều hơn. Như vậy, nồng Bảng 5. CV% của các phương pháp thực hiện thông<br /> độ mẫu có ảnh hưởng đến sai số trong kết quả số cholesterol qua từng mẫu<br /> thực hiện của phòng xét nghiệm. Phương pháp<br /> Siemens/dade behring<br /> Cholesterol Mẫu<br /> reagents<br /> Cholesterol oxidase<br /> 57 PXN 6 PXN<br /> 1 3,7 3,8<br /> 2 3,9 3,7<br /> 3 3,0 3,4<br /> 4 2,8 3,5<br /> 5 2,6 4,1<br /> 6 3,0 3,2<br /> 7 3,4 4,1<br /> Hình 4. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % z-score vượt ± 3 qua 8 3,7 4,2<br /> 9 3,0 4,2<br /> các chu kỳ của thông số cholesterol 10 3,5 3,7<br /> 11 3,2 3,3<br /> 12 3,7 4,1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Biểu đồ biểu diễn CV% của các phương pháp thực hiện qua từng mẫu và sự phân tán z-score theo nồng<br /> độ ở thông số cholesterol<br /> Năm 2014, kết quả thực hiện ngoại kiểm Bảng 6. CV% của các phương pháp thực hiện thông<br /> thông số cholesterol của các PXN ít sai số hơn các số AST qua từng mẫu<br /> năm trước. Đánh giá sự ảnh hưởng bởi phương Phương pháp<br /> Tris buffer<br /> pháp đến kết quả thực hiện cho thấy 2 phương Mẫu Tris buffer with<br /> without<br /> pháp có CV% không chệnh lệch nhiều. Biểu đồ Colorimetric pyridoxal - 5 -<br /> pyridoxal-5 -<br /> phosphate<br /> phân tán z-score theo nồng độ cho thấy kết quả phosphate<br /> có sự phân tán đểu khi nồng độ mẫu < 5,2 18 PXN 20 PXN 20 PXN<br /> 1 33,2 14,9 7,1<br /> mmol/l; đối với mẫu có nồng độ cao (> 5,2<br /> 2 28,6 15,8 7,9<br /> mmol/l), kết quả theo hướng lệch âm. 3 40,1 8,5 5,9<br /> Thông số AST 4 36,0 11,7 6,1<br /> 5 30,4 13,2 7,2<br /> 6 42,3 8,7 5,3<br /> 7 30,0 17,0 8,0<br /> 8 27,3 22,8 11,8<br /> 9 37,9 7,4 6,0<br /> 10 29,7 9,8 7,1<br /> 11 41,6 7,4 5,4<br /> 12 37,0 9,6 7,3<br /> <br /> Hình 6. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % z-score vượt ± 3 qua<br /> các chu kỳ của thông số AST<br /> <br /> <br /> 44 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 7. Biểu đồ biểu diễn CV% của các phương pháp thực hiện qua từng mẫu và sự phân tán z-score theo nồng<br /> độ ở thông số AST<br /> Qua biểu đồ biểu diễn tỉ lệ z-score vượt ±3, phân tích kết quả thực hiện ngoại kiểm, phòng<br /> kết quả thực hiện trong năm 2014 của các phòng xét nghiệm có thể nhận định được trường hợp<br /> xét nghiệm ổn định hơn các năm 2012 và 2013. sai số, những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng<br /> Đối với thông số AST, những phòng xét nghiệm đến chất lượng xét nghiệm, từ đó có những hành<br /> thực hiện bằng phương pháp colorimetric có động phòng ngừa nhằm cải tiến chất lượng.<br /> CV% cao hơn rất nhiều so với hai phương pháp TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> còn lại nên cho kết quả sai số nhiều hơn. Kết quả 1. Đỗ Đình Hồ (2005), “Tại sao cần xúc tiến việc kiểm tra chất<br /> z-score vượt ±3 phân tán ở tất cả các mức nồng lượng xét nghiệm y khoa?”, Báo Sức khỏe & đời sống, số<br /> 125(1761), tr. 3-4.<br /> độ. Tuy nhiên, ở mức nồng độ < 50 U/L, kết quả 2. Đỗ Đình Hồ (2011), “Vai trò của trung tâm kiểm chuẩn và<br /> thực hiện của PXN có z-score vượt +3 nhiều hơn phòng xét nghiệm tham chiếu - bảo đảm chất lượng xét<br /> so với mức nồng độ cao (>100U/L). Như vậy, nghiệm y khoa”, Báo Sức khỏe & đời sống, số 658, tr.16-17. 2<br /> 3. Đỗ Đình Hồ (2012), “Tính chuyên nghiệp và chất lượng xét<br /> nồng độ mẫu có ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm”, Báo Sức khỏe & đời sống, số 707, tr.17-18. 3<br /> hiện của các PXN. Để giảm sai số khi thực hiện 4. http://www.randox.com/ 5<br /> 5. Nguyễn Tấn Bỉnh, và cs. (2014), “Đánh giá kết quả triển khai<br /> thông số AST, phòng xét nghiệm cần xem xét lại<br /> chính sách quản lý chất lượng xét nghiệm tại TP.HCM và các<br /> việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm, thao tác tỉnh giai đoạn 2007-2014”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 421, tr. 5-<br /> đúng quy trình chuẩn, đồng thời cần thực hiện 12. 6<br /> 6. Nguyễn Văn Thắng (2014), “Tình hình hoạt động kiểm chuẩn<br /> nội kiểm tra thường xuyên tối thiếu 2 mức nồng chất lượng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm chuẩn Chất<br /> độ (cao và bình thường). lượng Xét nghiệm Y học thuộc Đại học Y Dược TP.HCM”, tài<br /> liệu báo cáo khoa học Hội thảo tăng cường quản lý và nâng<br /> KẾT LUẬN cao chất lượng xét nghiệm y học, Trung tâm Kiểm chuẩn chất<br /> Qua nghiên cứu, phân tích kết quả thực hiện lượng Xét nghiệm Y học – Đại học Y dược TPHCM, ngày<br /> ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm sinh hóa 20/6/2014, tr. 6-16. 7<br /> 7. Trần Hữu Tâm (2015), “Triển khai các chính sách quản lý chất<br /> của các phòng xét nghiệm do Trung tâm Kiểm lượng xét nghiệm của Bộ Y tế tại TPHCM và các tỉnh”, tài liệu<br /> chuẩn Xét nghiệm TP.HCM triển khai trong giai Hội thảo tổng kết công tác năm 2014 và triển khai công tác<br /> năm 2015, Bộ Y tế, Đại học Y dược TP.HCM, Trung tâm Kiểm<br /> đoạn năm 2012 – 2014 có kết luận như sau: kết<br /> chuẩn chất lượng Xét nghiệm Y học – Đại học Y dược<br /> quả thực hiện của các phòng xét nghiệm có cải TP.HCM, ngày 09/4/2015. 8<br /> thiện. Qua phân tích chi tiết ba thông số tiêu 8. Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM (2015), Báo cáo<br /> tổng kết các chương trình ngoại kiểm tra năm 2014. 9<br /> biểu, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn phương 9. Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM, Tài liệu hướng<br /> pháp thực hiện ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dẫn thực hiện chương trình ngoại kiểm tra Sinh hóa.<br /> thực hiện của phòng xét nghiệm. Có sự ảnh 10. Vũ Quang Huy (2010), “ Nghiên cứu xây dựng phát triển<br /> chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm hóa sinh<br /> hưởng nồng độ mẫu đến kết quả xét nghiệm. lâm sàng qua 3 năm 2006, 2007 và 2009 trên 125 phòng xét<br /> Trong quá trình thực hiện, kết quả của phòng xét nghiệm toàn quốc”, Tạp chí Y học thực hành, số 3/2010 (709),<br /> tr. 92-96. 10.<br /> nghiệm luôn tiềm ẩn một tỉ lệ sai số ngẫu nhiên<br /> Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br /> (thường do con người) và sai số hệ thống (do Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/11/2015<br /> thiết bị, hóa chất,...) nhất định. Thông qua bảng Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br /> <br /> <br /> <br /> Khoa học Cơ bản 45<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2