intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu cá, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản là lĩnh vực cơ bản trong nền kinh tế thủy sản. Đánh giá tình trạng của nền kinh tế thủy sản sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả của lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bài viết này đánh giá về thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thủy sản ở Quảng Bình giai đoạn 2005-2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 147-155 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 Nguyễn Thị Hương Liên Học viện Báo chí và Tuyên truyền E-mail: Liendhqb@gmail.com Tóm tắt. Nền kinh tế thủy sản là tài nguyên tái tạo, thủy sản phát triển nền kinh tế dựa trên hệ sinh thái. Việt Nam có xuất phát điểm thấp với điều kiện khó khăn và lạc hậu nên thủy sản đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của dân cư nông thôn ven biển. Câu cá, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản là lĩnh vực cơ bản trong nền kinh tế thủy sản. Đánh giá tình trạng của nền kinh tế thủy sản sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả của lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bài viết này đánh giá về thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thủy sản ở Quảng Bình giai đoạn 2005-2010. 1. Mở đầu Thủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo, kinh tế thủy sản phát triển dựa trên nền tảng của các hệ sinh thái, cho nên còn biển thì còn thủy sản. Nước ta đi lên từ xuất phát điểm thấp của nền kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu nên thủy sản lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Quảng Bình là một tỉnh thuộc duyên hải Bắc Trung bộ với vùng đặc quyền kinh tế biển có diện tích hơn 20.000 km2 , có bờ biển dài 116,04 km và năm đảo nhỏ ven bờ với tổng diện tích 185 ha. Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản giữ vai trò trọng yếu nhất trong các lĩnh vực phát triển của kinh tế biển ở tỉnh Quảng Bình. Do đó, việc đánh giá hiện trạng phát triển của kinh tế thủy sản sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của lĩnh vực kinh tế biển này ở Quảng Bình. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá khái quát các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Những thuận lợi Quảng Bình hội tụ đủ những điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế thủy sản. Từ vị trí địa lý, khí hậu, đặc điểm địa hình đến tài nguyên thiên nhiên. . . đều rất thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản. Thêm vào đó, nằm ở trung tâm đất 147
  2. Nguyễn Thị Hương Liên nước, thuộc vùng Bắc Trung bộ, nơi giao thoa của các nền văn hóa cổ xưa và hiện đại, nơi đón nhận các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của đất nước, Quảng Bình hiện được đánh giá cao bởi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp... theo mô hình liên kết và tương tác chặt chẽ, trong đó, kinh tế thủy sản là một trong những lĩnh vực được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh quan tâm và ưu tiên phát triển. Một nhân tố nữa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình đó là sự năng động, sáng tạo của nhân dân và các tổ chức kinh tế. Trên cơ sở đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, các doanh nghiệp đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các dòng sản phẩm, tạo ra sự chuyển dịch mới trong lĩnh vực kinh tế thủy sản theo hướng chuyên môn hóa cao. Hơn nữa, nhân dân ngày càng hiểu được tầm quan trọng của các lĩnh vực kinh tế thủy sản đối với cuộc sống của mình, sáng tạo trong các loại hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế của bản thân và hiệu quả sản xuất chung của tỉnh. 2.1.2. Những khó khăn - thách thức Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi, có đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản nhưng tài nguyên phân bố rải rác, không đồng đều, gây khó khăn trong việc khai thác và chế biến. Chất lượng sản phẩm thủy hải sản chưa cao nên nguồn thu ngoại tệ còn thấp. Việc triển khai chủ trương của Đảng chưa có chiến lược tổng thể, chưa có cơ quan quản lý chỉ đạo phát triển kinh tế thủy sản phù hợp. Do đó thiếu đi những chương trình hành động, quy hoạch cụ thể phù hợp với mục tiêu đề ra của tỉnh. Thêm vào đó, năng lực của cán bộ, tổ chức làm công tác quản lý trong các lĩnh vực kinh tế thủy sản cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Các cá nhân, đơn vị này chưa được phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nên chưa thấy được vai trò của mình trong phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh. Tỉnh chưa có chính sách phát triển vùng, liên kết vùng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế thủy sản nên thiếu đi những dự án đầu tư lớn. 2.2. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Đối với đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản Đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản đó là: khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Riêng với một tỉnh ven biển như Quảng Bình, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản giữ vai trò trọng yếu nhất trong các lĩnh vực phát triển của kinh tế biển. * Đánh bắt thủy hải sản Từ năm 1993, sau khi thuỷ hải sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của 148
  3. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn... Việt Nam, nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Riêng ngành đánh bắt thủy hải sản ở tỉnh Quảng Bình cũng đạt được những thành tựu nổi bật. Theo thống kê của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, toàn tỉnh hiện có 5.710 tàu, thuyền khai thác hải sản, trong đó 3.700 phương tiện có công suất dưới 45CV, gần 3.300 phương tiện công suất dưới 20CV chỉ đánh bắt ven bờ và vùng lộng. Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quảng Bình, cùng với việc đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu có công suất lớn để vươn khơi, giảm mật độ tàu, thuyền đánh bắt tại cùng một ngư trường, việc chuyển đổi nghề và cơ cấu lại phương tiện khai thác ven bờ cho ngư dân theo hướng thân thiện với môi trường là hướng đi hợp lý để phát triển bền vững nghề khai thác hải sản ở Quảng Bình. Hiện Quảng Bình đã có hơn 100 tàu, thuyền công suất dưới 20CV chuyển sang nghề khai thác mới, gần 3.300 tàu cá, giảm hơn 4%, chủ yếu là giảm các phương tiện nhỏ so với năm 2005. Trong đó, tỉnh phát triển cỡ tàu 45CV trở lên đạt 1.600 chiếc và đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải như máy định vị, dò cá và thông tin liên lạc tầm xa. Cỡ tàu trên 150CV cũng được tỉnh triển khai và đóng mới với 60 chiếc được đưa vào sử dụng để đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển nghề lưới vây khơi, rê khơi. Hiện nay, nghề câu khơi kết hợp mành chụp chiếm 60 - 65% cơ cấu nghề khai thác của tỉnh. Theo đó, giảm các nghề lộng như mành đèn, mành chà, giã kéo còn 20-25%, xóa bỏ các nghề khai thác ven bờ mang tính huỷ diệt và dùng chất nổ, xung điện. Ta có thể thấy điều này rõ ràng hơn qua bảng số liệu sau: Bảng 1. Các nghề khai thác chủ lực năm 2010 của tỉnh Quảng Bình Cố Họ nghề Vê Mành Chụp Giã Câu Rê định Số lượng 100 1.200 300 100 700 750 150 (Tàu) Sản lượng 5.000 12.000 3.000 2.400 2.800 4.500 300 (Tấn) Nguồn: Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 23/6/2006 của UBND tỉnh Như vậy, các ngành nghề khai thác chủ lực của tỉnh Quảng Bình phát triển theo xu hướng thân thiện với môi trường, giảm các nghề lộng như mành đèn, mành chà, giã kéo, xóa bỏ các nghề khai thác ven bờ mang tính huỷ diệt. Đây là một sự chuyển đổi hết sức có ý nghĩa đối với môi trường sinh thái cũng như đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành đánh bắt thủy, hải sản của tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, Quảng Bình cũng chú trọng đầu tư phát triển nghề lưới vây khơi, rê khơi, nghề câu khơi kết hợp mành chụp chiếm tới 60% cơ cấu nghề khai thác. Hơn nữa, tỉnh cơ cấu lại nghề nghiệp khai thác, trên mỗi tàu kiêm 2-3 nghề để sản xuất quanh năm. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi nghề khai thác vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường theo hướng vươn khơi. Trong hai năm 2009 và 2010, Trung tâm Khuyến 149
  4. Nguyễn Thị Hương Liên nông - Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình khai thác cá dưa (còn gọi là cá lạc) bằng lưới rê tại hai xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) và Quảng Xuân (Quảng Trạch) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính từ chỗ quy hoạch và sắp xếp lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng bền vững, cộng với chính sách hỗ trợ hợp lý nên ngư dân đã mạnh dạn đầu tư mua sắm ngư cụ, trang bị nhiều nghề trên một đơn vị tàu để chủ động bám biển, tổ chức sản xuất theo mùa vụ luân chuyển quanh năm, di chuyển ngư trường, bám luồng cá để đánh bắt đạt hiệu quả cao nhất, nên sản lượng đánh bắt cá tôm các loại của Quảng Bình tăng bình quân hàng năm trên 10%. Sản lượng khai thác thủy sản qua các năm của tỉnh Quảng Bình có thể thấy qua Biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Sản lượng khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Bình qua các năm [3, 4] Nhìn từ Biểu đồ 1, ta thấy rằng, năm 2005, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh là 36,933.4 tấn. Đến năm 2007, do ảnh hưởng của cơn bão Lekima, sản lượng khai thác thủy sản ở Quảng Bình có sự giảm sút xuống 31,082.8 tấn. Nhưng sau đó, bằng sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân tỉnh, sản lượng này đã dần dần tăng lên và đến năm 2010 là 39,045.5 tấn. Sản lượng của một số loại thủy, hải sản xa bờ tăng lên vì đa số nghề như lưới vây khơi, mắt lưới lớn chụp mực bốn cần ganh, câu mực, câu cá hố, lưới rê khơi, rê cá dưa được ngư dân phát triển mạnh mẽ vừa tăng giá trị kinh tế, vừa giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học biển. Với việc xác định kinh tế hộ và liên hộ gia đình là lực lượng sản xuất nghề biển chủ đạo, từ giữa năm 2009, UBND tỉnh Quảng Bình đã có chỉ thị về việc thành lập các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Chủ trương này đã nhận được sự đồng tình cao của ngư dân bởi qua đó họ có thể tương trợ nhau lúc khó khăn trên biển. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 2009, toàn tỉnh đã có 183 tổ đoàn kết khai thác hải sản được thành lập với gần 1.000 tàu thuyền (chiếm 34% tổng số tàu thuyền) và gần 8.000 lao động tham gia. Đến nay, ngư dân tại tỉnh Quảng Bình xây dựng được 265 tổ đoàn kết với 93% tàu, thuyền, cùng 9.995 thuyền viên trên địa bàn tham gia hoạt động. Theo thống kê, kinh tế hộ gia đình đã tạo ra 90% tổng sản phẩm thủy sản toàn tỉnh và nhóm hợp tác liên hộ chiếm khoảng 80 đến 90% lực lượng nghề biển. Có thể nói rằng, bằng sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân vùng biển Quảng Bình, tình hình đánh bắt thủy hải sản của tỉnh nhà có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực, đảm bảo phát triển đánh bắt thủy sản theo hướng bền vững. 150
  5. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn... *Nuôi trồng thủy hải sản Biểu đồ 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Bình qua các năm [3, 4] Biểu đồ 3. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Bình qua các năm [3], [4] Việc phát triển nuôi trồng hải sản giúp các tổ chức, giúp người dân có cơ hội đầu tư phát triển, góp phần điều chỉnh nghề khai thác ven bờ bằng phương tiện thủ công sang nuôi trồng thủy sản biển, bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thủy sản. Nuôi trồng thủy sản biển còn giúp người dân có điều kiện tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo. Chính vì vậy, Quảng Bình sớm đã có những kế hoạch để tăng diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng các loại thủy hải sản. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000 - 2010 của tỉnh Quảng Bình đã hoàn thành vượt mức dự kiến. Nuôi tôm, cá lồng ở vùng cửa sông và vùng vịnh ven biển với số lượng 1.000 lồng, sản lượng là 500 tấn. Nuôi các loại nhuyễn thể: ngao, hàu, sò huyết 200 ha, sản lượng là 1.100 tấn. Sự mở rộng trong diện tích nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Bình có thể thấy rõ qua Biểu đồ 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Quảng Bình qua các năm có sự biến đổi rõ rệt. Trong năm 2005 là 3.086,0 ha với diện tích nuôi trồng nước mặn là: 22,50 ha; nước lợ là 1.295,9 ha và nước ngọt là 1.767,6 ha. Năm 2008 là 3.886,5 ha với diện tích nuôi trồng nước lợ là 1.347,2; nước ngọt là 2.539,3. Đến năm 2010, con số này đã lên đến 5.219,6 ha. Khi diện tích nuôi trồng thủy sản tăng, đồng nghĩa với sự 151
  6. Nguyễn Thị Hương Liên phong phú trong mỗi loại thủy hải sản. Cá bột, cá hương, cá giống, tôm sú. . . luôn được nuôi trồng với chất lượng tốt nhất. Năm 2005, tình hình sản xuất giống cá bột là 94,2 triệu con, cá hương là 38,2 triệu con; Đến năm 2010, cá giống ở Quảng Bình có số lượng xấp xỉ 128 triệu con. Riêng tôm giống, năm 2005 nuôi trồng được 85,9 triệu con. Đến năm 2009 là 98 triệu con. Tình hình sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình có thể khái quát qua Biểu đồ 3. Có thể thấy rằng, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2005 đến năm 2010 có sự biến động rõ rệt do đặc điểm nổi bật của các lĩnh vực kinh tế biển là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Năm 2005 là 4.962 tấn; Năm 2006, sản lượng này tăng lên 5.943 tấn tương đương với tăng 19,77%; Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong năm 2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm này chỉ tăng 6,1%. Những năm tiếp theo, nỗ lực của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã được đền đáp khi sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng lên rất nhanh. Đến năm 2010, sản lượng này đã tăng lên đến 10.623 tấn, tăng 26,93% so với năm 2009 và tăng 114,09% so với năm 2005. Con giống các loại cực kỳ phong phú trong đó, có nhiều giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá hồng, tu hài, vẹm xanh, tôm, cua biển, cá bớp, cá giò. . . Bên cạnh đó, Quảng Bình thành công trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản chất lượng cho một số tỉnh miền Trung và các tỉnh duyên hải phía Bắc. Quảng Bình đã bước đầu kết hợp với các đơn vị nghiên cứu thủy sản của Trung ương đóng trên địa bàn bảo đảm sản xuất các loại giống thủy sản chất lượng cao; tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh con giống, hóa chất và các chế phẩm sinh học dành cho thủy sản. . . * Chế biến thủy hải sản Bảng 2. Cơ cấu sản phẩm chế biến xuất khẩu của tỉnh Quảng Bình năm 2010 Đơn Mực Tôm Cá Mực Chỉ tiêu vị Tổng Khác đông đông đông khô tính Sản lượng Tấn 3.500 1.000 1.100 800 300 300 Tỷ trọng % 100 28 32 22 9 9 Giá trị Tr.USD 20 6,47 6,0 2 4,9 0,63 Tỷ trọng % 100 32,5 30,0 10,0 24,5 3,0 Nguồn: Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 23/6/2006 của UBND tỉnh Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 05- NQ/HNTW ngày 10/6/1993 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đều khẳng định xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi vậy, ngành chế biến thủy sản hải sản cũng nhận được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chương trình, dự án táo bạo đã được thực hiện nhằm phát triển ngành này. Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình tạo 152
  7. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn... bước ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành chế biến thủy sản nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. - Đối với chế biến thủy sản xuất khẩu Quảng Bình đã xây dựng được chiến lược sản xuất sản phẩm xuất khẩu để có kế hoạch đầu tư sản xuất nguyên liệu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và chủ động về thị trường tiêu thụ. Chú trọng đầu tư sản xuất các mặt hàng chủ lực có lợi thế của địa phương bao gồm: mực đông, tôm đông IQF (tôm sú, thẻ), mực khô và cá đông các loại. Từ năm 2005 đến năm 2010, tăng bình quân hàng năm 13,6% về sản lượng và 20% về giá trị chế biến thủy sản xuất khẩu. Những năm gần đây, Quảng Bình chú trọng nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị chế biến thuỷ sản hiện có, áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm theo các hệ thống tiêu chuẩn HACCP, GMP, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Sắp xếp và điều chỉnh lại các cơ sở chế biến thủy sản một cách hợp lý, khuyến khích đầu tư sử dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh hợp tác liên kết, liên danh với các doanh nghiệp trong tỉnh và trong nước để nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu thủy sản đầu tư phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu tại Quảng Bình. Phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành và các địa phương, cơ sở liên quan để tổ chức phát triển sản xuất, tăng nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và có chính sách phù hợp thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa các nhà máy với người sản xuất. - Về chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống Tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư phát triển chế biến sản phẩm thủy sản phục vụ tiêu dùng. Đến năm 2010, toàn tỉnh đạt 2 triệu lít nước mắm, 200 tấn khô các loại, 1000 tấn các loại mắm, ruốc và sản phẩm tẩm, ướp gia vị. . . Tỉnh đã phối hợp thực hiện Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp nông thôn đến năm 2015, sự hỗ trợ về vốn của trung ương, của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ (NGO), của Dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR), Dự án Cải thiện sinh kế... để phát triển và xây dựng làng nghề chế biến thủy sản ở Cảnh Dương, Bảo Ninh, Đức Trạch, Nhân Trạch, Ngư Thuỷ nhằm chế biến các sản phẩm: nước mắm, ruốc, mắm mịn, mắm thính, cá khô, ruốc khô, mực khô... Hơn nữa, mỗi huyện, mỗi địa phương khai thác lợi thế của mình, xây dựng một số thương hiệu thực phẩm thủy sản: nước mắm Bảo Ninh, Cảnh Dương, tôm chua Đồng Hới, mực tẩm gia vị, chả cá. . . phục vụ nhu cầu du lịch và tiêu dùng. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy sản chế biến truyền thống, cải tiến mẫu mã, bao bì phù hợp thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động chế biến thủy sản. Tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản ở các trung tâm nghề cá Hòn La, Thanh Trạch, để đảm bảo thu hút nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phát triển của đánh bắt và nuôi trồng. 153
  8. Nguyễn Thị Hương Liên 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những mặt đạt được - Tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi nghề khai thác vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường theo hướng vươn khơi; phát triển các kiểu tàu cỡ lớn và đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải như máy định vị, dò cá và thông tin liên lạc tầm xa. . . được đưa vào sử dụng để đánh bắt xa bờ, xóa bỏ các nghề khai thác ven bờ mang tính hủy diệt. - Việc phát triển nuôi trồng hải sản giúp các tổ chức, giúp người dân có cơ hội đầu tư phát triển, góp phần điều chỉnh nghề khai thác ven bờ bằng phương tiện thủ công sang nuôi trồng thủy sản biển, bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thủy sản - Quảng Bình đã xây dựng được chiến lược sản xuất sản phẩm xuất khẩu để có kế hoạch đầu tư sản xuất nguyên liệu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và chủ động về thị trường tiêu thụ. Chú trọng đầu tư sản xuất các mặt hàng chủ lực có lợi thế của địa phương. - Tỉnh đã phối hợp thực hiện Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp nông thôn đến năm 2015, xây dựng làng nghề chế biến thủy sản ở Cảnh Dương, Bảo Ninh, Đức Trạch, Nhân Trạch, Ngư Thuỷ nhằm chế biến các sản phẩm: nước mắm, ruốc, mắm mịn, mắm thính, cá khô, ruốc khô, mực khô... 2.3.2. Những tồn tại và hạn chế - Đội tàu cá phần lớn là tàu nhỏ, khó tiến ra biển xa. Nghề cá trên biển chưa được tổ chức hợp lý, khó vươn ra đại dương. Chưa có sự kết hợp giữa chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên biển với tăng cường nuôi trồng thủy sản trên biển theo công nghệ cao. - Việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên biển chưa thật hiệu quả, đồng bộ và bền vững nên vẫn còn những thách thức và nguy cơ về môi trường như nguồn lợi thuỷ sản suy giảm, do tàu thuyền khai thác ven bờ còn nhiều. - Trong quá trình đánh bắt, ngư dân còn dùng các loại ngư cụ mắt lưới quá dày, việc dùng xung điện, chất nổ trong khai thác thủy sản có hạn chế nhưng vẫn còn xảy ra. Việc khai thác hải sản cả trong các rạn san hô khi mùa thuỷ sản sinh đẻ đã làm suy giảm đa dạng loài hải sản, có một số loài như tôm hùm, cá hồng. . . bị khai thác kiệt quệ. 3. Kết luận Kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Bình đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong phát triển kinh tế biển nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung. Mặc dù còn vấp phải những khó khăn, hạn chế nhất định nhưng kinh tế thủy sản Quảng Bình đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động ven biển, đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Để ngày càng nâng cao hiệu quả của kinh tế thủy sản, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kinh tế thủy sản đối với cuộc sống của người dân nói riêng và với sự phát triển kinh tế - xã hội 154
  9. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn... của tỉnh nói chung. Cơ chế chính sách phù hợp, công tác tuyên truyền sâu rộng cùng nguồn vốn đầu tư hợp lý sẽ là bàn đạp để các cá nhân, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất của mình đối với lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Chính trị, 2003. Nghị quyết 03/NQ/TW về xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hà Nội. [2] Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ thủy sản, 2011. Chương trình phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội. [3] Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2010. Báo cáo sản lượng khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Bình qua các năm. Quảng Bình. [4] Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2010. Tổng kết hoạt động KT - XH tỉnh Quảng Bình năm 2010. Quảng Bình. [5] Đảng bộ Tỉnh Quảng Bình, 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Quảng Bình lần thứ XV. Quảng Bình. [6] Vũ Phi Hoàng, 1990. Biển Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, 2006. Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2006-2010. Quảng Bình. [8] UBND Huyện Quảng Trạch, 2006. Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2006- 2010. Quảng Trạch [9] Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2007. Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam. Hà Nội. ABSTRACT Evaluating the efficiency of development of the Fishery economy in Quang Binh province period between 2005 – 2010 Fishery economy is renewable resources; fishery economy develops based on ecosystems. Viet Nam has got the low stem with difficult and backward conditions, therefore fisheries play important part in lives of the population in coastal rural areas. Fishing, aquaculture and processing seafood are basic fields in the fishery economy. Evaluating the status of fishery economics will help to promote the effi- ciency of this field in Quang Binh province. This article focuses on achievements and limitations that fishery economy in Quang Binh experienced from the period of 2005 to 2010. 155
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2