intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động thô ở trẻ bại não từ 2-6 tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sử dụng thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Nhóm 1: gồm 30 trẻ được xoa bóp bấm huyệt cổ truyền đơn thuần trong 30 phút/ lần/ ngày. Nhóm 2: gồm 30 trẻ được xoa bóp bấm huyệt bằng tay và tập theo kỹ thuật tạo thuận vận động trong 60 phút/ lần/ ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động thô ở trẻ bại não từ 2-6 tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2018

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Dương Văn Tâm1 TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Nhóm 1: gồm 30 trẻ được xoa bóp bấm huyệt cổ truyền đơn thuần trong 30 phút/ lần/ ngày. Nhóm 2: gồm 30 trẻ được xoa bóp bấm huyệt bằng tay và tập theo kỹ thuật tạo thuận vận động trong 60 phút/ lần/ ngày. Kết quả sau 3 tháng phục hồi chức năng (PHCN), điểm GMFM trung bình trong nhóm nghiên cứu của trẻ bại não tại các mốc vận động thô tăng 31,4 điểm. Sự thay đổi điểm GMFM giữa các mốc vận động thô của trẻ cũng khác nhau: mốc ngồi bò – quỳ tăng nhiều nhất với 48,7 điểm, thấp nhất là sự thay đổi điểm số ở mốc lẫy 11,6 điểm và mốc đi 21,1 điểm. Xét về mức độ tiến bộ, sau 3 tháng can thiệp PHCN ở nhóm nghiên cứu 100% trẻ có tiến bộ, trong đó hầu hết trẻ tiến bộ nhiều chiếm 96,7%. Tiến bộ nhiều nhất ở mốc ngồi, 86,7% trẻ cải thiện nhiều, và không có trẻ nào không cải thiện. Tại mốc đi vẫn còn 8,3% trẻ không tiến bộ sau can thiệp 3 tháng. Nhóm trẻ < 4 tuổi tiến bộ tốt hơn trẻ > 4 tuổi. Trẻ mắc bệnh bại não đơn thuần cải thiện tốt hơn những trẻ có bệnh khác kèm theo. Từ khóa: bại não, phục hồi chức năng, châm cứu Abstract EVALUATION OF CRUDE MOVEMENT REHABILITATION IN CHILDREN AGED 2 - 6 YEARS OLD IN THE NATIONAL HOSPITAL OF ACUPUNCTURE IN 2018 The study used a randomized controlled clinical trial design. Group 1: 30 children are traditionally massaged and acupressured in 20 - 30 minutes everyday. Group 2: 30 children are massaged, acupressured and do movement exercises in 60 minutes everyday. Results of the study showed that after 3 months, the average GMFM score in the study group of cerebral palsy children in crude milestones increased by 31.4 points. The change in GMFM score among the children’s coarse milestones was different: the bull-knee molded score was 48.7 points, the lowest 1 Bệnh viện Châm cứu trung ương Chịu trách nhiệm chính: Dương Văn Tâm. Email: duongvantambvcctw@gmail.com Ngày nhận bài: 01/3/2018; Ngày phản biện khoa học: 15/3/2019; Ngày duyệt bài: 25/3/2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020) I 25
  2. NGHIÊN CỨU was the score change at roll over milestones 11.6 and walk milestones: 21,1 point. In terms of progression level, after 3 months, 100% of the children in the study group made progress, of which most of the children improved significantly (96.7%). In sit milestone, with cerebral palsy progressing the most at 86.7%, and none of them improved. 8.3% of children did not progress at walk milestone after 3 months. Children under 4 years of age progress better than those over 4 years old. Children with simply cerebral palsy improve better than those with other illnesses. Keywords: Cerebral palsy, functionality, acupressure I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bại não là một dạng đa tàn tật mãn tính, 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 60 trẻ từ 2-6 đa dạng về mặt bệnh học và là một trong tuổi mắc bại não, được khám và điều trị nội những nguyên nhân chính gây tàn tật ở trẻ trú bằng điện châm, thủy châm vitamin nhóm em [1]. Trên thế giới, năm 2002 số ca mắc bại B và được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên: não chiếm tỷ lệ 1,8 - 2,5/1000 trẻ sơ sinh sống Nhóm 1: gồm 30 trẻ được XBBH cổ truyền [2]. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh đơn thuần trong 30 phút/ lần/ ngày. viện Châm cứu TW, hàng năm có trên 3000 Nhóm 2: gồm 30 trẻ được XBBH bằng tay lượt trẻ bị bại não và tự kỷ đến khám và điều và tập theo kỹ thuật tạo thuận vận động trong trị. Trong những năm gần đây, số lượng trẻ 60 phút/ lần/ ngày. bại não đến điều trị tại Bệnh viện Châm cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn TW có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2016 - Theo Y học hiện đại: bệnh nhi được chẩn tổng số trẻ điều trị bại não điều trị là 1.743 đoán là bại não dựa theo định nghĩa về bại trẻ, chiếm 74,61% tổng số bệnh nhi nằm viện não của Viện Hàn lâm nghiên cứu (Hoa Kỳ, [3]. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não bao 1985). gồm nhiều lĩnh vực, trong đó PHCN vận - Theo Y học cổ truyền: Bệnh nhi được động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát khám theo tứ chẩn và bát cương, được xác triển của trẻ bại não. Tại Bệnh viện Châm định mắc chứng ngũ trì, ngũ nan với những cứu TW, điều trị PHCN cho trẻ bại não ngoài triệu chứng: răng mọc chậm, ngồi không điện châm, thủy châm, điều trị bằng tia hồng vững, chân tay co cứng, co vặn, cổ gáy, chân ngoại, cấy chỉ, ngôn ngữ trị liệu thì các bài tay cử động chậm, khi đứng chân co rút, bước tập vận động thụ động, các kỹ thuật tạo thuận không thẳng, nói không rõ, phát dục chậm, kết hợp với xoa bóp bấm huyệt (XBBH), tập tinh thần chậm chạp, lưỡi đỏ, mạch phù sác. với dụng cụ đơn giản đã đem lại hiệu quả rất 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đáng ghi nhận. Với mong muốn nâng cao - Bệnh nhi có liệt vận động nhưng do các hiệu quả phục hồi vận động cho trẻ, giúp trẻ nguyên nhân thực thể khác như bệnh thần sớm hòa nhập với gia đình và xã hội, đề tài kinh cơ, bệnh thoái hóa thần kinh… được tiến hành với mục tiêu: Đánh giá kết - Bệnh nhi không thuộc nhóm 2-6 tuổi. quả phục hồi chức năng vận động của trẻ bại - Bệnh nhi từ bỏ, không có điều kiện tham não từ 2- 6 tuổi bằng xoa bóp bấm huyệt và gia điều trị trong quá trình nghiên cứu hoặc tập vận động năm 2018. không có sự đồng ý của người chăm sóc. 26 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020)
  3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 - Trẻ bại não được xác định GMFCS mức III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU độ I và V. Trong 60 bệnh nhi tham gia nghiên cứu - Bệnh nhi quá yếu đang mắc các bệnh cấp - Đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu tính như viêm phế quản phổi, hen phế quản... nằm ở nhóm tuổi từ 2-4 tuổi, chiếm 65% ở không thích hợp với việc điều trị bằng XBBH nhóm chứng và 73,3% ở nhóm nghiên cứu. và tập vận động. Tuổi trung bình là 3,8 ± 1,3. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Tỷ lệ mắc bại não ở trẻ trai cao hơn ở Địa điểm: khoa Bại não, khoa Nhi, khoa trẻ gái. Trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ trẻ trai Điều trị liệt vận động - ngôn ngữ trẻ em, chiếm 60%, trong nhóm chứng tỷ lệ trẻ trai Bệnh viện Châm cứu Trung ương. chiếm 66,7%. Thời gian: từ tháng 02 đến tháng 09 năm - Phần lớn trẻ bại não trong nghiên cứu 2018. có tình trạng sinh bình thường, chiếm 56.7%. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh đó vẫn có một số lượng lớn trẻ có 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử các vấn đề khác nhau ở thời điểm ngay sau nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. khi sinh (ngạt tím, ngạt trắng, sặc ối…) chiếm 2.4. Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng 43.3%. phần mềm EpiData 3.1; phần mềm SPSS 20.0 - Trẻ bị đẻ thiếu tháng, nhẹ cân chiếm và các thuật toán thống kê y sinh học. 35%, bên cạnh đó, trẻ bị đẻ già tháng và trọng 2.5. Đạo đức nghiên cứu lượng khi sinh lớn hơn 4kg chiếm 25%. - Nghiên cứu được triển khai khi được chấp - Nguyên nhân bại não do mắc các bệnh thuận của Ban Giám đốc bệnh viện Châm cứu như nhiễm khuẩn thần kinh (viêm não, viêm TW, bệnh nhi và người nhà bệnh nhi màng não), động kinh, tim bẩm sinh, nhiễm - Nghiên cứu đảm bảo giữ bí mật thông tin khuẩn hô hấp nặng chiếm tỷ lệ 30%. Trẻ mắc của bệnh nhi và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. bệnh bại não đơn thuần chiếm 70%. 3.1. Kết quả phục hồi chức năng vận động thô theo GMFCS Bảng 3.1. Sự cải thiện của trẻ bại não theo các mức độ GMFCS của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Sau PHCN 1 Sau PHCN 3 Nhóm nghiên cứu Trước PHCN p tháng tháng n % n % n % Nhóm chứng 2 6,6 3 10 5 16,7 GMFCS II
  4. NGHIÊN CỨU Nhận xét: Nhóm chứng, trước khi PHCN 76,7% trẻ có điểm GMFCS IV, sau PHCN 3 tháng chỉ còn 3,3%. Trước khi PHCN 6.6% trẻ có điểm GMFCS II, sau PHCN 3 tháng tăng lên 16,7% Nhóm nghiên cứu, trước khi PHCN 86.8 % trẻ có điểm GMFCS IV, sau PHCN 3 tháng không có bệnh nhân nào ở điểm GMFCS IV. Trước khi PHCN 6.6% trẻ có điểm GMFCS II, sau PHCN 3 tháng tăng lên 93.3% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
  5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 Bảng 3.3. So sánh mức điểm GMFM của trẻ bại não trước và sau PHCN của nhóm chứng Thời điểm Trước PHCN Sau 01 tháng PHCN Sau 03 tháng PHCN (1) (2) (3) Điểm GMFM N % n % n % ≥ 75 điểm 0 0 0 0 0 0 50 – 74,9 0 0 5 16,7 20 66,7 25 – 49,9 27 90 25 83,3 10 33,3 < 25 điểm 3 10 0 0 0 0 Tổng 30 100 30 100 30 100 Nhận xét: Trong nhóm chứng, hầu hết bệnh nhân có điểm GMFM < 74,9. Trẻ bại não có điểm GMFM từ 50 - 74,9 điểm tăng từ 0% lên 66,7%. Trẻ bại não có điểm GMFM < 25 điểm giảm từ 10% xuống 0%. Bảng 3.4. So sánh mức điểm GMFM của trẻ bại não trước và sau PHCN của nhóm nghiên cứu Thời điểm Trước PHCN Sau 01 tháng PHCN Sau 03 tháng PHCN (1) (2) (3) Điểm GMFM N % n % n % ≥ 75 điểm 0 0 0 0 4 13,4 50 – 74,9 4 13,4 18 60 25 83,3 25 – 49,9 25 83,3 12 40 1 3,3 < 25 điểm 1 3,3 0 0 0 0 Tổng 30 100 30 100 30 100 Nhận xét: Sau 3 tháng PHCN, tỷ lệ trẻ bại não có điểm GMFM < 25 điểm giảm từ 3,3% xuống 0%. Trẻ bại não có điểm GMFM từ 50 - 74,9 điểm tăng từ 13,4% lên 83.3%. Trẻ bại não có điểm GMFM ≥ 75 điểm tăng từ 0% lên 13,4%. Biểu đồ 3.1. Mức độ cải thiện về vận động thô của trẻ bại não sau PHCN của nhóm nghiên cứu TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020) I 29
  6. NGHIÊN CỨU Nhận xét: Số trẻ tiến bộ sau PHCN chiếm tỷ lệ cao 96,7%. Trong đó, chủ yếu là cải thiện nhiều sau 3 tháng nghiên cứu, và cải thiện trung bình sau 1 tháng nghiên cứu. Số trẻ không cải thiện sau PHCN 1 tháng chỉ chiếm 3,3%, và không có trẻ nào không cải thiện sau 3 tháng PHCN. 3.3. Sự cải thiện của trẻ bại não ở từng mốc vận động thô sau PHCN Biểu đồ 3.2. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc lẫy sau 1 và 3 tháng PHCN Nhận xét: Sau PHCN, 1 tháng và 3 tháng có sự cải thiện rõ rệt. Trong đó cải thiện nhiều từ 1 tháng 15% lên 26,7% sau 3 tháng. Bảng 3.5. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc ngồi trước và sau PHCN Thời điểm Trước PHCN Sau 01 tháng PHCN Sau 03 tháng PHCN (1) (2) (3) Điểm GMFM N % n % n % ≥ 75 điểm 3 5,0 19 31,7 44 73,3 50 – 74,9 21 35,0 29 48,3 11 18,3 25 – 49,9 30 50 10 16,7 5 8,3 < 25 điểm 6 10 2 3,3 0 0 Tổng 60 100 60 100 60 100 Nhận xét: Trước can thiệp, số trẻ có điểm số GMFM dưới 75 điểm tương đối cao chiếm 95%. Sau khi PHCN 3 tháng 73,3% bệnh nhân đều đạt mốc ngồi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 Biểu đồ 3.3. Mức cải thiện GMFM của trẻ tại mốc ngồi sau 1 tháng và 3 tháng PHCN 30 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020)
  7. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 Nhận xét: Sau PHCN, 1 tháng và 3 tháng có sự cải thiện rõ rệt. Trong đó cải thiện từ 1 tháng 33,3% lên 86,7% sau 3 tháng. Số trẻ không cải thiện chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 5% sau 1 tháng và không có trẻ nào không cải thiện sau 3 tháng. Bảng 3.6. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc bò và quỳ trước và sau PHCN Thời điểm Trước PHCN Sau 01 tháng PHCN Sau 03 tháng PHCN (1) (2) (3) Điểm GMFM N % n % n % ≥ 75 điểm 3 5 9 15 36 60 50 – 74,9 7 11,7 33 55 20 33,3 25 – 49,9 39 35 16 26,7 4 6,7 < 25 điểm 11 18,3 2 3,3 0 0 Tổng 60 100 60 100 60 100 Nhận xét: Trước can thiệp, số trẻ có điểm số GMFM dưới 75 điểm tương đối cao chiếm 95%. Sau khi PHCN 3 tháng 60 % bệnh nhân đều đạt mốc quỳ và bò. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 Biểu đồ 3.4. Mức độ tiến bộ của trẻ bại não tại mốc bò và quỳ Nhận xét: Sau PHCN 1 tháng có sự cải thiện nhiều nhất chiếm 86,7%. Tuy nhiên sau đó không cải thiện nhiều sau 3 tháng tiếp chỉ chiếm 46,7%. Bên cạnh đó tăng tỷ lệ trẻ cải thiện trung bình và ít. Không có trẻ nào không cải thiện sau 1 tháng và 3 tháng Biểu đồ 3.5. Mức độ tiến bộ của trẻ bại não tại mốc đứng TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020) I 31
  8. NGHIÊN CỨU Nhận xét: Sau PHCN, 1 tháng và 3 tháng có sự cải thiện rõ rệt. Trong đó cải thiện từ 1 tháng 5% lên 68,3% sau 3 tháng. Số trẻ không cải thiện sau 3 tháng chỉ chiếm 5%. Biểu đồ 3.6. Mức độ tiến bộ của trẻ bại não tại mốc đi, chạy Nhận xét: Sau PHCN 1 tháng, 68% trẻ không cải thiện ở mốc đi và chạy. Sau 3 tháng có sự cải thiện rõ rệt. Trong đó 31,7% cái thiện nhiều, 38,3% cải thiện trung bình, 21,7% cải thiện ít. Số trẻ không cải thiện sau 3 tháng chỉ chiếm 8,3%. 3.4. Sự cải thiện về vận động thô của trẻ bại não theo một số đặc điểm lâm sàng Bảng 3.7. Sự cải thiện về vận động thô của trẻ bại não theo tuổi bắt đầu điều trị Tuổi bắt đầu Nhóm chứng Nhóm nghiên cứu điều trị Trước PHCN Sau 03 tháng Trước PHCN Sau 03 tháng
  9. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 Bảng 3.9. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não có bệnh kèm theo sau PHCN 1 tháng Cải thiện Cải thiện Không cải Cải thiện ít Bệnh kèm theo nhiều trung bình thiện P n % n % n % n % Bại não đơn thuần 1 1.7 24 40 15 25 2 3.3 Động kinh 0 0 8 13.3 5 8.3 1 1.7
  10. NGHIÊN CỨU 4.2. Sự cải thiện của trẻ bại não theo các cộng sự GMFCS mức I cao nhất chiếm 48% mức độ GMFCS [5]. Nếu như test Denver II vốn được sử dụng 4.3. Sự tiến bộ của trẻ ở tất cả các mốc vận nhiều trong các nghiên cứu trước đây về bại động thô. não ở Việt Nam [9, 7], được thiết kế để sử Sau 3 tháng can thiệp PHCN về vận động dụng cho trẻ em độ tuổi sơ sinh đến 6 tuổi. thô cho trẻ bại não tuổi từ 2-6 tuổi bằng các Nhằm tiêu chuẩn hóa một phương pháp KTTTVĐ, sử dụng t - test để so sánh điểm đánh giá sự phát triển tâm vận động để có GMFM trung bình trước và sau điều trị theo thể phát hiện sớm các trạng thái chậm phát từng mốc vận động và theo tổng điểm GMFM, triển ở trẻ em trước tuổi đi học. Test Denver chúng tôi nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt về vận II cần được thực hiện bởi các cán bộ tâm lý có động thô sau điều trị so với trước điều trị với kinh nghiệm, cần các dụng cụ đánh giá kèm sự chênh lệch điểm số GMFM trung bình cho theo [4]. Như vậy test Denver II không được năm mốc vận động: lẫy, ngồi, bò - quỳ, đứng, sử dụng đặc hiệu để đánh giá về sự phát triển đi - chạy - nhảy ở nhóm nghiên cứu là 31,4, ở vận động thô của trẻ bại não và khó sử dụng nhóm chứng là 19. trong thực hành lâm sàng của bác sỹ phục hồi Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy mốc chức năng. GMFCS là một hệ thống phân loại vận động của trẻ trong nghiên cứu có tiến bộ tập trung vào những gì trẻ bại não có thể thực nhất là ngồi, lẫy, bò-quỳ. Số trẻ có khả năng hiện gắn với những yếu tố môi trường sống, thực hiện được các mục trong mốc đứng và đi sinh hoạt. Với 5 mức độ phân biệt rõ ràng, dễ là rất ít và sự tiến bộ của trẻ trong hai mốc phát ứng dụng trên lâm sàng. GMFCS chia cụ thể triển này cũng không nhiều. Chính vì vậy, sự theo các nhóm tuổi 0-2, 2-4, 4-6, 6-12, 12-18 chênh lệch điểm số sau điều trị của 2 mốc này tuổi. là thấp nhất. Chỉ có thể giải thích điều này là do sự chậm trễ trong phát triển các mốc vận Trên thế giới, GMFCS áp dụng cho tất cả động thô ở trẻ bại não và sự phát triển sai lệch các thể bại não, được sử dụng rộng rãi trên của các mẫu vận động bất thường tạo ra. lâm sàng, đó cũng là công cụ hữu ích cho các Đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau PHCN nhà nghiên cứu, dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn theo mức điểm GMFM trong các mốc vận về điều trị bại não [5]. động thô chúng tôi nhận thấy, sau can thiệp Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ bại số trẻ có điểm số GMFM trên 75 điểm tăng não GMFCS ở mức độ IV chiếm tỷ lệ cao từ 0% lên 4% ở nhóm nghiên cứu. Ở nhóm nhất, trong đó nhóm chứng có GMFCS IV chứng ở cả trước và sau 3 tháng PHCN không chiếm 76,7%, nhóm nghiên cứu có GMFCS có trẻ nào đạt trên mức 75 điểm. Như vậy, sau IV chiếm 86,8%. Sau PHCN 3 tháng không PHCN số trẻ tiến bộ chiếm tỷ lệ cao. Kết quả có bệnh nhân nào ở điểm GMFCS IV ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết nghiên cứu và còn 3,3% bệnh nhân ở nhóm quả nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Thúy về chứng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác tác dụng của điện châm điều trị trẻ bại não, biệt với kết quả nghiên cứu của Chen YN và sau điều trị 100% trẻ bại não có sự tiến bộ về cộng sự với trẻ bại não GMFCS ở mức II cao vận động thô dựa theo đánh giá test Denver. nhất chiếm 36%, mức I chiếm 25%, mức V Trong đó có tới 48% số trẻ thực hiện thêm chiếm 16% [6]. Nghiên cứu của Smith DW và được 6 đến 10 động tác, số còn lại cũng có 34 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020)
  11. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 sự tiến bộ từ 2-3 động tác [3]; và cao hơn so nhiên vì đây là mốc vận động thấp nhất trong với nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà về tác sự phát triển vận động thô của trẻ, các trẻ dụng của Cerebrolysin trên trẻ bại não, cho bình thường hay trẻ bại não đều trải qua quá thấy sau 3 tháng can thiệp, số trẻ không tiến trình phát triển vận động từ mức thấp đến bộ là 11% [9]. Theo nghiên cứu của Russell, mức cao hơn. Do vậy, số trẻ hình thành được sau thời gian can thiệp PHCN 5,2 tháng, sự các tiết mục trong mốc vận động này là nhiều tiến bộ điểm số GMFM trung bình của các nhất. Theo phân loại mức độ tiến bộ điểm số đối tượng nghiên cứu là 7,1 điểm [10]. Theo GMFM thì tại mốc lẫy, có 51,7% trẻ tiến bộ nghiên cứu của Mc Laughlin năm 1993 trong sau PHCN 3 tháng. Trong đó có 26,7% trẻ tiến điều trị trẻ bại não thể co cứng bằng phẫu bộ nhiều với sự thay đổi điểm số GMFM sau thuật cắt dây thần kinh tủy sống có chọn lọc, can thiệp là trên 20 điểm, số trẻ không có sự sau 6 tháng cho thấy điểm số GMFM trung tiến bộ tại mốc lẫy (thay đổi điểm số GMFM bình tăng lên 11,7 điểm ở trẻ liệt cứng hai dưới 5 điểm) là 48,3%. Biểu đồ 3.6 cho ta thấy chân và tứ chi [10]. Nghiên cứu của Slawek J số trẻ cải thiện trung bình và cải thiện nhiều và Klimont L về vai trò của Botulinum toxin sau 3 tháng nhiều hơn sau 1 tháng. A trong cải thiện chức năng vận động thô ở b. Sự tiến bộ vận động sau PHCN tại mốc mốc đứng và đi ở trẻ bại não cũng cho thấy, ngồi của trẻ sau điều trị 3 tháng điểm số GMFM trung Trước điều trị, có 10% trẻ có mức điểm bình của trẻ tăng 7,7 điểm [11]. Như vậy sau GMFM dưới 25 điểm, tuy nhiên sau điều trị PHCN cho trẻ bại não trong các nghiên cứu 1 tháng chỉ còn 3,3% và sau điều trị 3 tháng đều thấy có sự tiến bộ về vận động thô một thì không còn trẻ nào có điểm GMFM dưới cách đáng kể. Tuy nhiên, kết quả PHCN sau 25 điểm. Như vậy, sau một đợt PHCN các trẻ 3 tháng bằng các KTTTVĐ cho thấy điểm bại não đã có sự thay đổi đáng kể về thực hiện số GMFM trung bình của trẻ trong nhóm các động tác vận động thô trong mốc ngồi. nghiên cứu của chúng tôi tiến bộ hơn so Cũng tại mốc vận động này, số trẻ có sự tiến với nghiên cứu của Russell và kết quả trong bộ là nhiều nhất, trong đó chủ yếu là tiến bộ PHCN bằng tiêm Dysport tăng 7,7 điểm [10]. mức độ nhiều 33,3% sau 1 tháng và 86,7% sau Sự khác nhau về mức độ tiến bộ này có thể do 3 tháng với sự chênh lệch điểm GMFM sau khác nhau về đối tượng nghiên cứu, phương PHCN từ >20 điểm. Số trẻ không có sự tiến pháp can thiệp và các yếu tố ảnh hưởng khác. bộ sau can thiệp 1 tháng chỉ có 5%, và sau 3 4.4. Sự tiến bộ của trẻ bại não trong từng tháng không có trẻ nào không cải thiện. Đây mốc vận động thô cũng là mốc vận động có số lượng trẻ không a. Sự tiến bộ vận động sau PHCN tại mốc tiến bộ chiếm tỷ lệ thấp nhất. lẫy của trẻ c. Sự tiến bộ vận động sau PHCN tại mốc Trước can thiệp, số trẻ có điểm GMFM tại bò - quỳ của trẻ mốc lẫy dưới 75 điểm còn 6,7%. Sau PHCN, Trước điều trị, số trẻ có điểm số GMFM tại không còn trẻ nào có điểm < 75. Thay vào mốc bò – quỳ dưới 75 điểm chiếm đa số với đó, điểm GMFM trên 75 điểm tăng từ 93,3% 95%, sau can thiệp PHCN 1 tháng tỷ lệ này lên 100% sau 1 tháng PHCN. Đây là mốc vận giảm xuống còn 85% và sau 3 tháng chỉ còn động mà số trẻ đạt trên 75 điểm ở cả trước 40%. Trong khi đó số trẻ có mức điểm trên và sau PHCN nhiều nhất. Điều này là hiển 75 điểm tăng lên nhiều sau 3 tháng là 60%, TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020) I 35
  12. NGHIÊN CỨU sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 4 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi Trước và sau khi PHCN 3 tháng không có trái ngược với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị trẻ nào có điểm GMFM >50 điểm. Tuy nhiên, Thanh Thuý cho thấy sự khác biệt về tiến bộ vì sự tiến bộ tại mốc vận động này là rất ít sau điều trị giữa các nhóm tuổi là không có ý nên sự khác biệt trước và sau PHCN không nghĩa thống kê, tác giả này cũng khẳng định có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Sau 1 tháng tác dụng của mãng điện châm là như nhau trên PHCN, số trẻ không có sự tiến bộ tại mốc đi là các đối tượng được nghiên cứu [3]. Tuy nhiên nhiều nhất với 68%. Số trẻ tiến bộ sau PHCN theo quan điểm của chúng tôi thì vẫn nên điều 1 tháng chỉ có 32%. Tuy nhiên sau 3 tháng, trẻ trị cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh các biến chủ yếu ở mức tiến bộ nhiều (31,7%) và trung chứng thứ phát và sự phát triển sai lệch của trẻ bình (38,3%). xảy ra khi can thiệp quá muộn sẽ gây khó khăn Như vậy, xem xét sự tiến bộ của trẻ bại não cho sự phục hồi các chức năng của trẻ. trong từng mốc vận động thô sau can thiệp b. Sự tiến bộ vận động sau PHCN với các PHCN bằng các kỹ thuật tạo thuận vận động bệnh kèm theo chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ nhiều nhất Trẻ mắc bại não đơn thuần có mức độ diễn ra tại mốc ngồi và mốc lẫy, chậm nhất là cải thiện vận động thô tốt hơn. Sau PHCN 1 tiến bộ tại mốc đi. Theo kết quả nghiên cứu tháng mức độ vận động thô của trẻ bại não của Russell về sự tiến bộ của trẻ bại não thì đơn thuần cải thiện trung bình là 40%, trong nhóm trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi có khi ở trẻ bại não có động kinh là 13,3%; trẻ tiềm năng phát triển vận động thô chủ yếu ở bại não mắc tim bẩm sinh 1,7%. Sau 3 tháng mốc lẫy và mốc ngồi hơn là mốc đứng và mốc PHCN mức độ vận động thô của trẻ bại não đi, chính vì vậy có sự khác nhau về mức tiến đơn thuần cải thiện nhiều hơn chiếm 48,3%, bộ về điểm số GMFM giữa các mốc vận động trong khi ở trẻ bại não có động kinh là 13,3%; thô sau can thiệp PHCN. trẻ bại não mắc tim bẩm sinh là 5%. 36 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020)
  13. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO TỪ 2-6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 IV. KẾT LUẬN Sự tiến bộ trong từng mốc vận động thô Sau 3 tháng PHCN, điểm GMFM trung của trẻ, sau 3 tháng PHCN tại mốc lẫy có bình trong nhóm nghiên cứu của trẻ bại não 51,7% trẻ tiến bộ và 48,3% trẻ không tiến bộ. tại các mốc vận động thô tăng 31,4 điểm. Sự Tiến bộ nhiều nhất ở mốc ngồi có 86,7% trẻ thay đổi điểm GMFM giữa các mốc vận động cải thiện nhiều, và không có trẻ nào không cải thô của trẻ cũng khác nhau.mốc ngồi, bò - thiện. Tại mốc đi vẫn còn 8,3% trẻ không tiến quỳ tăng nhiều nhất với 48,7 điểm, thấp nhất bộ sau can thiệp 3 tháng. là sự thay đổi điểm số ở mốc lẫy 11,6 điểm và mốc đi 21,1 điểm. - Nhóm trẻ < 4 tuổi tiến bộ tốt hơn trẻ Xét về mức độ tiến bộ, sau 3 tháng PHCN > 4 tuổi ở nhóm nghiên cứu 100% trẻ có tiến bộ, trong - Trẻ mắc bệnh bại não đơn thuần cải thiện đó trẻ tiến bộ nhiều chiếm 96,7%. tốt hơn những trẻ có bệnh kèm theo khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trần Trọng Hải (2005). Phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, ed, 41-64. 2. Blair E et al Stanley F.J (2000). ”How common are cerebral palsies, Cerebral palsies: Epidemiology and Causal Pathways”, Mac keith Press, 22-39. 3. Bùi Thị Thanh Thuý (2003). Nghiên cứu tác dụng của mãng điện châm điều liệt vận động ở trẻ bại não do một số nguyên nhân trong khi sinh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Ninh Thị Ứng (2010). Lâm sàng bệnh thần kinh trẻ em, Nhà xuất bản Y học, ed, 94- 108. 5. Gorter JW Smiths DW (2010). ”Relationship between gross motor capacity and daily - life mobility in children with cerebral palsy”, Dev Med Child Neurol, 156-161. 6. Liao SF Chen YN (2012). ”The effect of long - term conventional physical therapy and independent predictive factors analysis in children with cerebral”, Dev Neurorehabil, 876-884. 7. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2012). Đánh giá kết quả PHCN vận động thô trẻ bại não co cứng kết hợp châm cứu và xoa bóp bấm huyệt, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Palisano RJ Kolobe TH (1998). Comparision of two outcome measures for infants with cerebral palsy and infants with motor delays, Hahnemann University, USA. 9. Trần Thị Thu Hà (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 10. Russell D.L et al (2000). Gross motor function measurement manual, Me Master University. 11. Klimont L Slawek J (2010). Functional improvement in cerebral palsy patient treated with botulinum toxin A injections, Department of Neurosurgery Medical University. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020) I 37
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2