intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng bảo vệ của hesperidin đối với tế bào cơ tim H9C2 trong tổn thương thiếu máu - tái tưới máu in vitro

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, tế bào H9C2 được sử dụng để gây mô hình bệnh thiếu máu-tái tưới máu cơ tim in vitro. Tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim của Hesperidin được đánh giá thông qua tỉ lệ sống của tế bào và sự thay đổi hàm lượng cardiolipin màng trong ti thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng bảo vệ của hesperidin đối với tế bào cơ tim H9C2 trong tổn thương thiếu máu - tái tưới máu in vitro

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00078 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO VỆ CỦA HESPERIDIN ĐỐI VỚI TẾ BÀO CƠ TIM H9C2 TRONG TỔN THƯƠNG THIẾU MÁU- TÁI TƯỚI MÁU IN VITRO Ngô Thị Hải Yến1, Hồ Lý Phương1, Nguyễn Thị Hà Ly2, Phạm Thị Bích1, Vũ Thị Thu1,* Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, tế bào H9C2 được sử dụng để gây mô hình bệnh thiếu máu-tái tưới máu cơ tim in vitro. Tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim của Hesperidin được đánh giá thông qua tỉ lệ sống của tế bào và sự thay đổi hàm lượng cardiolipin màng trong ti thể. Kết quả thu nhận được cho thấy Hesperidin ở nồng độ 5X và 10X (X = 0,01562 mg/ml) làm tăng đáng kể khả năng sống và thành phần cardiolipin màng trong ti thể của nhóm tế bào H9C2 bị gây mô hình bệnh so với đối chứng (p < 0.05). Kết quả nghiên cứu bước đầu chỉ ra rằng Hesperidin có thể là chất tiềm năng bảo vệ tế bào cơ tim chống lại tổn thương do thiếu máu-tái tưới máu cơ tim hướng đích ti thể. Từ khóa: Cardiolipin, H9C2, hesperidin, ti thể. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương tái tưới máu cơ tim, cụ thể là tổn thương do tái cung cấp oxy (reoxygenation injury), là hiện tượng tổn thương mô cơ tim gây ra bởi sự tái thông dòng đến mô cơ tim sau một thời gian vùng mô này bị thiếu máu hoặc ngừng cung cấp máu (Kalogeris et al., 2016). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ti thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý bệnh thiếu máu cục bộ-tái tưới máu (TMTTM) cơ tim (Walters et al., 2012). Do vậy, sự bảo toàn chức năng ti thể là cần thiết để hạn chế những tổn thương cho tế bào cơ tim, qua đó hạn chế tiến triển bệnh. Trên thực tế, công việc sàng lọc và tìm ra các hoạt chất thiên nhiên có tác dụng bảo vệ cơ tim hướng đích ti thể đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và cũng rất cần tiếp tục được mở rộng nhằm tìm ra các hoạt chất tiềm năng mới cũng như tối ưu hóa điều kiện sử dụng các thuốc có sẵn (Andrew et al., 2012). Hesperidin (flavanone-7-rhamnoglucoside, Hsd) là một flavanon glycosid có hàm lượng cao trong vỏ của các loại quả có múi (chi Cam chanh) (Peterson et al., 2006). Hsd được chứng minh là có tác dụng kháng viêm (Ansorge et al. 2003), chống oxy hóa (Wilmsen et al., 2005), kháng virus (Saha et al., 2009) và chống nấm (del Rio et al., 2004). Hợp chất này cũng được ghi nhận là có vai trò quan trọng trong điều trị nhiều bệnh như rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần, ung thư biểu mô và đặc biệt là bệnh tim mạch (Li C & Schluesener C, 2017). Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cơ sở khoa học liên quan đến tác dụng bảo vệ hướng đích ti thể của Hsd trong mô hình bệnh TMTTM cơ tim in vitro sử dụng tế bào H9C2 còn chưa được công bố. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tác 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2ViệnDược liệu Việt Nam *Email: vtthu2015@gmail.com
  2. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 631 dụng của Hsd trong mô hình bệnh lý TMTTM thông qua phân tích tỉ lệ sống của tế bào H9C2 và cấu trúc màng ti thể của tế bào này. Kết quả thu được cho thấy Hsd có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim chuột H9C2 chống lại tổn thương TMTTM in vitro thông qua việc duy trì ổn định cấu trúc ti thể. Kết quả này sẽ là tiền đề cho các phân tích cơ chế phân tử như đánh giá biểu hiện gen tham gia điều hòa ti thể của Hsd trong tổn thương TMTTM. 2. ĐỐI TƯỢNG - VẬT LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng - vật liệu Dòng tế bào cơ tim phôi chuột H9C2 (hãng ATCC® - USA) được tặng bởi Trung tâm nghiên cứu bệnh chuyển hóa tim mạch, Trường Đại học Inje, Hàn Quốc (CMDC, Inje, Hàn Quốc). Hesperidin C28H34O15 là sản phẩm tự nhiên có độ tinh khiết 95% (HPLC, tính theo % diện tích pic), công đoạn tách chiết được thực hiện tại Viện Dược liệu Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Khoa học sự sống, Khoa Sinh học, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, trường ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội. 2.2. Hóa chất, thiết bị Môi trường Dulbecco's Modified Eagle Medium (DMEM, Gibco, Mỹ); Photphate buffered saline (PBS, Gibco, Mỹ); Fetal bovine serum (FBS, Gibco, Mỹ); Cell Counting Kit-8 (CCK-8, Dojindo, Nhật Bản); Chất nhuộm chỉ thị cardiolipin màng ti thể 10-N- nonyl acridine orange (NAO, Invitrogen, Mỹ); Penicillin-Streptomycin (PS, Gibco, Mỹ); Dimethyl Sulfoxide (DMSO, Sigma, Mỹ); Đĩa nuôi cấy 60x15 mm, 90x20 mm, đĩa 96 giếng trong (SPL-Life Sciences, Hàn Quốc); Đĩa 96 giếng đen (Corning, Mỹ); Buồng khí hypoxia; Tủ ấm CO2; Kính hiển vi soi ngược Axiovert (Carl Zeiss, Đức); Máy đọc đĩa 96 giếng Spectramax plus 384 và các thiết bị, vật tư tiêu hao khác. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nuôi cấy tế bào cơ tim chuột H9C2 Tế bào cơ tim chuột H9C2 (ATCC) được nuôi cấy trong môi trường Dulbecco's Modified Eagle Medium (DMEM) 4,5g/l glucose có bổ sung 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và 1% Penicillin-Streptomycin (PS) ở điều kiện 37 oC và 5% CO2. Môi trường nuôi được thay sau 1-2 ngày cấy chuyển và tế bào được cấy chuyển khi mật độ che phủ đĩa nuôi đạt 80%. Gây mô hình thiếu máu-tái tưới máu (TMTTM/HR) cơ tim Mô hình bệnh TMTTM cơ tim in vitro được gây bằng cách thay đổi nồng độ oxy (thiếu oxy và tái cung cấp oxy trong môi trường nuôi cấy, hypoxia/reoxygenation-HR). Điều kiện HR được tạo ra bằng cách sử dụng buồng hypoxia và hỗn hợp khí (95% N2, 5% CO2) như đã được mô tả trong nghiên cứu trước đây của chúng tôi (Ngô Thị Hải Yến nnk., 2019). Tế bào H9C2 được nuôi trên đĩa 96 giếng với mật độ 5x103 tế bào/giếng. Sau 24 h nuôi cấy, tế bào được chia thành nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm mô hình như sau:
  3. 632 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1) Nhóm đối chứng là nhóm tế bào được nuôi trong điều kiện bình thường (DMEM, 10% FBS, 1% PS, 37 oC và 5% CO2); 2) Nhóm thử nghiệm là nhóm tế bào được xử lý mô hình HR. Trong đó, nhóm HR này tiếp tục được chia thành các nhóm: HR (tế bào được nuôi ở điều kiện thiếu oxy 6 h và tái cung cấp oxy trong 36 h); Nhóm HR + Hsd (tế bào được nuôi ở điều kiện thiếu oxy 6 h, Hsd được bổ sung thêm vào môi trường nuôi ngay tại thời điểm tái cung cấp oxy và tế bào tiếp tục được nuôi trong 36 h ở 37 oC và 5% CO2). Dải nồng độ Hsd được sử dụng là 1X, 5X, 10X, 15X với X= 0,01562 mg/ml. Hsd được hòa tan trong dung môi DMSO; Nhóm DMSO là nhóm tế bào được xử lý HR và có bổ sung DMSO 0,1% tại thời điểm tái cung cấp oxy. Cuối thời điểm thí nghiệm, hình ảnh tế bào được chụp nhờ sử dụng kính hiển vi soi ngược Axiovert. Tỉ lệ sống của tế bào được xác định bằng kít CCK-8. Thông số lipid màng ti thể được đánh giá bằng chỉ thị huỳnh quang NAO. Mỗi thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần. Đánh giá khả năng sống của tế bào bằng CCK-8 Tỉ lệ sống của tế bào được xác định gián tiếp thông qua CCK-8 với nguyên lý là WST-8 (highly water-soluble tetrazolium salt) trong CCK-8 bị khử bởi hoạt động của dehydrogenase trong các tế bào sống tạo ra formazan màu cam. Sau bước gây mô hình HR (Ngô Thị Hải Yến nnk., 2019), các mẫu tế bào được ủ với CCK-8 ở 37 oC, 5% CO2 trong thời gian từ 1 - 4 h. Tiếp đó, mẫu phân tích được đo bằng máy đọc đĩa 96 giếng ở bước sóng hấp thụ 450 nm. Mỗi thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần. Đánh giá thành phần cardiolipin màng trong ti thể Thành phần cardiolipin màng trong ti thể được đo gián tiếp bằng kít huỳnh quang 10-N-nonyl acridine orange (NAO). Tế bào H9C2 được nuôi cấy ổn định trên đĩa 96 giếng thành đen, đáy kính với mật độ 5.103 tế bào/giếng ở điều kiện 37 oC, 5% CO2. Sau 24 h, tế bào được thử nghiệm mô hình TMTTM như mô tả trong nghiên cứu trước đây (Ngô Thị Hải Yến nnk., 2019). Tại cuối thời điểm thí nghiệm, tế bào H9C2 được nhuộm NAO (0,1 µM, ex/em: 495/519 nm) trong 30 phút ở nhiệt độ phòng, sau đó các tế bào được rửa 2-3 lần bằng PBS. Mật độ huỳnh quang NAO được xác định bằng máy đọc đĩa 96 giếng. Mỗi thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần. Xử lý số liệu Phần mềm Excel 2016, Origin 8.5 được sử dụng để xử lý thống kê. Số liệu được trình bày dưới dạng X ± SD (X: giá trị trung bình, SD: độ lệch chuẩn). Sự khác biệt được giữa các nhóm được phân tích bằng Anova và t-test. Giá trị p two-tailed < 0,05 phản ánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hesperidin làm tăng khả năng sống của tế bào H9C2 Ảnh hưởng của Hsd ở các nồng độ khác nhau lên khả năng sống của tế bào H9C2 trong mô hình HR được thể hiện trên Hình 1 và Hình 2.
  4. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 633 a b c d Hình 1. Hình ảnh tế bào H9C2 a: Tế bào nuôi trong điều kiện bình thường (37 oC, 5% CO2); b: Tế bào nuôi trong điều kiện HR; c: Tế bào nuôi trong điều kiện HR+Hsd 1X; d: Tế bào nuôi trong điều kiện HR+Hsd 5X. Ảnh được chụp bởi kính hiển vi Axiovert, vật kính 5X Hình ảnh đại diện tế bào H9C2 trên Hình 1 cho thấy khi tế bào được nuôi trong điều kiện HR (Hình 1b) thì số lượng tế bào chết nhiều, thể hiện qua hiện tượng tế bào bong tách, chết và trôi lơ lửng trong môi trường nuôi. Trong khi đó, ở đĩa đối chứng (nhóm tế bào không bị gây mô hình), các tế bào sinh trưởng tốt, kích thước tế bào đồng đều, to, sáng rõ (Hình 1a). Tuy nhiên, khi Hsd được bổ sung vào môi trường nuôi thì số lượng tế bào sống (bám dính) tăng lên khá mạnh, mật độ dày (Hình 1c, d). Kết quả này khá tương đồng với kết quả phân tích tỉ lệ sống của tế bào H9C2 khi sử dụng kít CCK-8 được thể hiện trong Hình 2. 100 Tỷ lệ tế bào sống *$ # *$ # (% so với đối * * * * chứng) 50 0 Doi chung HR DMSO Hsd 1X Hsd 5X Hsd 10XHsd 15X Hình 2. Tỉ lệ sống của tế bào H9C2 trong các điều kiện nuôi khác nhau Đối chứng: tế bào được nuôi ở điều kiện thường; HR: tế bào được nuôi trong điều kiện thiếu oxy/tái cung cấp oxy; DMSO: tế bào được nuôi trong điều kiện HR và có bổ sung DMSO; Hsd: tế bào được nuôi trong điều kiện HR có bổ sung Hsd ở các nồng độ 1X, 5X, 10X và 15X (X = 0,01562 mg/ml); * p
  5. 634 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM DMSO không ảnh hưởng tới khả năng sống của tế bào cũng như các kết quả trong nghiên cứu này. Do vậy DMSO sẽ được sử dụng làm đối chứng trong các phân tích tiếp theo. Bên cạnh đó, kết quả thu được cũng chỉ ra rằng nhóm tế bào được bổ sung Hsd 5X và 10X tại thời điểm tái cung cấp oxy có tỉ lệ sống cao hơn đáng kể (76,89 ± 1,80% và 76,47 ± 2,71%) so với nhóm tế bào chỉ được bổ sung DMSO (p < 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ này ở nhóm tế bào được xử lý với Hsd 1X (69,99 ± 0,96%) và Hsd 15X (68,86 ± 1,41%) là không khác biệt so với nhóm DMSO (p > 0,05). Tác dụng làm tăng tỉ lệ sống của tế bào cơ tim trong điều kiện HR của Hsd khá giống với tác dụng của Hesperetin (một dẫn xuất của Hsd) trong nghiên cứu của Shangfei He et al., (2017). Đồng thời, kết quả về tỉ lệ tế bào sống cũng khẳng định vai trò của Hsd trong việc cải thiện tổn thương gây ra bởi thiếu máu-tái tưới máu cơ tim in vivo trước đây (Gandhi et al., 2009; Xuefei Li, 2018). Trong các nghiên cứu này, kích thước vùng nhồi máu cơ tim của chuột được tiền điều trị bằng Hsd giảm đáng kể so với đối chứng. Tác dụng của Hsd có thể được thực hiện thông qua việc ức chế sự tự thực bào (Xuefei Li, 2018), giảm phản ứng viêm và stress oxy hóa (Gandhi et al., 2009), bảo tồn cấu trúc ti thể (Agrawal et al., 2014). Hơn nữa, số liệu trong nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của Hsd tới khả năng sống của H9C2 trong mô hình HR ở các nồng độ 5X và 10X là không có sự khác biệt đáng kể (p > 0, 05). Dựa trên kết quả này, chúng tôi quyết định lựa chọn sử dụng Hsd ở cả hai nồng độ 5X và 10X cho thí nghiệm phân tích thành phần cấu trúc màng ti thể của tế bào H9C2. Đồng thời, chúng tôi cũng đánh giá độc tính của Hsd 5X và 10X đối với tế bào H9C2 không gây mô hình bệnh (tế bào khỏe mạnh) bằng CCK-8. Kết quả thu được thể hiện trong Hình 3. Hình 3. Tỉ lệ sống của tế bào H9C2 không gây mô hình bệnh 100 Tỷ lệ sống của tế bào (% so với đối chứng) 50 0 DMEM DMSO Hsd 5X Hsd 10X Đối chứng: tế bào được nuôi trong môi trường DMEM; DMSO: tế bào được nuôi trong môi trường có bổ sung DMSO 0,1 %; Hsd 5X, Hsd 10X: tế bào được nuôi trong môi trường có bổ sung Hsd 5X và 10X; Số lần lặp lại thí nghiệm, n=4 Kết quả từ Hình 3 cho thấy, tỉ lệ tế bào sống ở các nhóm tế bào được nuôi trong môi trường có bổ sung Hsd 10X (99,35 ± 3,2%) và 5X (102,76 ± 1,02%) không có sự khác biệt so với nhóm tế bào được nuôi trong môi trường bình thường (DMEM hoặc môi trường DMEM có bổ sung DMSO). Điều này gợi ý rằng Hsd ở các nồng độ 10X và 5X không thể hiện tác động đối với tế bào cơ tim trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, nghiên cứu của Zheng Yang et al., (2014) về Hesperetin trên tế bào H9C2 lại cho thấy, Hesperetin nồng độ cao (12,5 µM, 25 µM và 50 µM) làm giảm khoảng 20% tỉ lệ tế bào sống (Yang et
  6. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 635 al., 2014). Sự khác biệt này củng cố thêm tính hợp lý trong việc định hướng sử dụng Hsd 5X và 10X trong thí nghiệm tiếp theo. 3.2. Hesperidin bảo vệ ti thể tế bào H9C2 Ảnh hưởng của Hsd lên ti thể tế bào H9C2 được đánh giá thông qua sự biến đổi hàm lượng cardiolipin màng trong ti thể. Sự thay đổi hàm lượng cardiolipin được xác định bằng việc đo mức độ thay đổi mật độ huỳnh quang NAO (Hình 4). Hình 4. Mật độ huỳnh quang NAO của tế bào H9C2 100 Mật độ huỳnh quang NAO *$ (% so với đối chứng) *$ * * 50 0 DMEM HR DMSO Hsd 5X Hsd 10X * p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, $ p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với HR; Số lần lặp lại thí nghiệm, n=4 Cardiolipin là phospholipid đặc trưng của màng trong ti thể và có vai trò thiết yếu đối với nhiều chức năng ti thể như hoạt động của chuỗi hô hấp và sự chuyển hóa năng lượng (Dudek, 2017). Trong bệnh TMTTM cơ tim, sự sản sinh quá mức gốc tự do oxy hóa dẫn đến sự oxy hóa cardiolipin. Tiếp theo, sự suy giảm hàm lượng cardiolipin ảnh hưởng tới hoạt động của chuỗi vận chuyển điện tử I, III, IV và qua đó làm rối loạn hoạt động chức năng ti thể (Paradies G., 2014) và có thể gây chết tế bào. Do vậy, việc duy trì ổn định cấu trúc và hàm lượng cardiolipin có vai trò quan trọng nhằm hạn chế những tổn thương ti thể và tế bào trong TMTTM cơ tim. Kết quả thể hiện ở Hình 4 cho thấy, mật độ huỳnh quang NAO của nhóm tế bào được xử lý với Hsd tăng lên lần lượt là 80,79 ± 1,21% (Hsd 10X) và 88,39 ± 2,49% (Hsd 5X), các giá trị này là cao hơn đáng kể so với nhóm HR (71,64 ± 1,37%) và DMSO (71,7 ± 1,9%) (p < 0,05). Điều này thể hiện, Hsd ở các nồng độ 10X và 5X có khả năng bảo tồn cardiolipin màng ti thể trong tổn thương gây ra do HR, qua đó làm tăng khả năng chống stress oxy hóa và hiệu quả hoạt động của chuỗi vận chuyển điện tử (Paradies G, 2014; Wang et al., 2014). Kết quả đo NAO một lần nữa khẳng định vai trò của Hsd trong việc bảo vệ cấu trúc ti thể trong mô hình bệnh lý chuột tiểu đường kết hợp với TMTTM cơ tim trước đây (Agrawal et al., 2014). Trong nghiên cứu này, Hsd làm giảm sự trương phồng (swelling) và giảm sự xuất hiện bóng bào ti thể gây ra do TMTTM ở chuột bị tiểu đường, do vậy giữ ổn định cấu trúc và chức năng ti thể. Bên cạnh đó, dữ liệu trên Hình 4 cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ mật độ huỳnh quang NAO của nhóm tế bào xử lý bằng Hsd 5X cao hơn so với nhóm Hsd 10X. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này khá phù hợp với sự thay đổi tỉ lệ sống của tế bào H9C2.
  7. 636 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Như vậy, các kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy Hsd có khả năng bảo vệ tế bào cơ tim chuột H9C2 thông qua tác động hướng đích ti thể. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại chưa đánh giá được cơ chế bảo vệ tế bào H9C2 của Hsd ở cấp độ phân tử trong mô hình bệnh lý TMTTM cơ tim. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này cung cấp số liệu về ảnh hưởng của Hsd tự nhiên của Việt Nam lên tế bào H9C2 trong mô hình thiếu máu-tái tưới máu cơ tim in vitro. Hsd ở nồng độ 5X và 10X làm tăng đáng kể khả năng sống của tế bào H9C2 bị gây mô hình bệnh thông qua việc bảo tồn cấu trúc cardiolipin màng ti thể. Chúng tôi hy vọng, kết quả này sẽ là tiền đề cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá vai trò tiềm năng của Hsd trong điều trị bệnh lý liên quan. Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn quỹ nghiên cứu Nafosted 06-YS.06-2016.23 đã hỗ trợ kinh phí; Trung tâm Khoa học sự sống, Khoa Sinh học, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzym và protein, Trường ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu; Giáo sư Han Jin và Kim Hyoung Kyu (CMDM, Inje, Hàn Quốc) đã tặng nhóm nghiên cứu mẫu tế bào H9C2. TÀI LIỆU THAM KHẢO Agrawal YO et al. 2014. Hesperidin produces cardioprotective activity via PPAR-γ pathway in ischemic heart disease model in diabetic rats. PloS one 9(11):e111212- e111212. Andrew MW, George AP and Paul SB, 2012. Mitochondria as a Drug Target in Ischemic Heart Disease and Cardiomyopathy. Circulation Research 111(9): 1222-1236. Ansorge S, Reinhold D and Lendeckel U, 2003. Propolis and some of its constituents down- regulate DNA synthesis and inflammatory cytokine production but induce TGF-beta1 production of human immune cells. Z. Naturforsch CJ. Biosci 58(7-8): 580-9. Del Rio JA et al. 2004. Changes in the levels of polymethoxyflavones and flavanones as part of the defense mechanism of Citrus sinensis (cv. Valencia Late) fruits against Phytophthora citrophthora. J. Agric. Food. Chem. 52(7):1913-7. Dudek Jan, 2017. Role of Cardiolipin in Mitochondrial Signaling Pathways. Frontiers in Cell and Developmental Biology 5(90). Gandhi C, Upaganalawar A and Balaraman R, 2009. Protection against in vivo focal myocardial ischemia/reperfusion injury-induced arrhythmias and apoptosis by hesperidin. Free Radic Res 43(9):817-27. He S et al. 2017. Hesperetin post-treatment prevents rat cardiomyocytes from hypoxia/ reoxygenation injury in vitro via activating PI3K/Akt signaling pathway. Biomed Pharmacother 91:1106-1112. Kalogeris Theodore et al. 2016. Ischemia/Reperfusion. Comprehensive Physiology 7(1): 113-170. Li C and Schluesener H, 2017. Health-promoting effects of the citrus flavanone hesperidin. Crit Rev Food Sci Nutr 57(3):613-631. Paradies G, Paradies V, De Benedictis V, Ruggiero FM and Petrosillo G, 2014. Functional role of cardiolipin in mitochondrial bioenergetics. Biochimica et Biophysica Acta (BBA) - Bioenergetics 1837(4): 408-417.
  8. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 637 Peterson J et al. 2006. Flavanones in oranges, tangerines (mandarins), tangors, and tangelos: a compilation and review of the data from the analytical literature. Journal of food composition and analysis: an official publication of the United Nations University, International Network of Food Data Systems 19(1): S66-S73. Saha RK, Takahashi T and Suzuki T, 2009. Glucosyl hesperidin prevents influenza a virus replication in vitro by inhibition of viral sialidase. Biol Pharm Bull 32(7): 1188-92. Walters AM, Porter GA Jr and Brookes PS, 2012. Mitochondria as a drug target in ischemic heart disease and cardiomyopathy. Circ Res 111(9): 1222-36. Wang Dongmei et al. 2014. Hesperidin Alleviates Cognitive Impairment, Mitochondrial Dysfunction and Oxidative Stress in a Mouse Model of Alzheimer’s Disease. Cellular and Molecular Neurobiology 34(8): 1209-1221. Wilmsen P K, Spada DS and Salvador M, 2005. Antioxidant activity of the flavonoid hesperidin in chemical and biological systems. J. Agric. Food Chem. 53(12):4757-61. Xuefei Li et al. 2018. Inhibition of autophagy via activation of PI3K/Akt/mTOR pathway contributes to the protection of hesperidin against myocardial ischemia/reperfusion injury. Inernational joural of molecular medicine 42:1917-1924. Yang Zheng et al. 2014. Hesperetin attenuates mitochondria-dependent apoptosis in lipopolysaccharide- induced H9C2 cardiomyocytes. Molecular medicine reports 9(5):1941-1946. Ngô Thị Hải Yến, Đoàn Thị Dậu, Phạm Thị Bích, Vũ Thị Thu, 2019. Thiết kế và đánh giá hiệu quả buồng thiếu oxi (buồng hypoxia) ứng dụng trong mô hình bệnh thiếu máu cục bộ - tái tưới máu cơ tim in vitro. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam 23(3):1-8. EVALUATING THE PROTECTIVE EFFECTS OF HESPERIDIN ON H9C2 CELLS AGAINST HYPOXIA-REOXYGENATION INJURY IN VITRO Ngo Thi Hai Yen1, Ho Ly Phuong1, Nguyen Thi Ha Ly2, Pham Thi Bich1, Vu Thi Thu1,* Abstract: In this study, H9C2 cells were subjected to hypoxia- reoxygenation (HR) model in vitro. The cardioprotective effects of Hesperidin were assessed based on the cell viability indicator and the change in the cardiolipin contents. The data showed that treatment with Hesperidin 5X and 10X (X = 0,01562 mg/ml) significantly improved the cell viability and cardiolipin contents against HR-stimulated H9C2 groups compared to those in the control group (p < 0,05). The results demonstrated that Hesperidin could be a potential active compound in protecting H9C2 against HR injury targeting mitochondria. Keywords: Cardiolipin, H9C2, Hesperidin, mitochondria. 1University of Science, Vietnam National University, Hanoi 2National Institute of Medicinal Materials *Email: vtthu2015@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2