intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng cung cấp sinh khối và dinh dưỡng của vi tảo phù du và bám đáy trong ruộng lúa ba vụ ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá khả năng cung cấp sinh khối và dinh dưỡng của vi tảo phù du và bám đáy trong ruộng lúa ba vụ ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được thực hiện nhằm tính toán sinh khối và dinh dưỡng từ tảo cung cấp cho đất trồng lúa hàng năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng cung cấp sinh khối và dinh dưỡng của vi tảo phù du và bám đáy trong ruộng lúa ba vụ ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP SINH KHỐI VÀ DINH DƯỠNG CỦA VI TẢO PHÙ DU VÀ BÁM ĐÁY TRONG RUỘNG LÚA BA VỤ Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG Bùi Thị Mai Phụng1, Nguyễn Tuấn Anh2, Nguyễn Hữu Chiếm3 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tính tổng sinh khối vi tảo phù du và bám đáy trong ruộng lúa và lượng dinh dưỡng từ tảo cung cấp cho đất trồng lúa hàng năm. Nghiên cứu đã được thực hiện ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2016 đến 2017 và đã áp dụng các phương pháp như khảo sát đồng ruộng, phỏng vấn nông hộ, thu mẫu nước và tảo trong ruộng lúa. Phần mềm thống kê SPSS 20.0 được ứng dụng để xác định sự khác biệt về sinh khối tảo giữa các thời kỳ phát triển của cây lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy tảo cung cấp 194 kg sinh khối khô/ha/năm tương đương với 1,08 tấn sinh khối tươi/ha/năm, trong đó tảo đáy cung cấp 123 kg sinh khối khô/ha/năm và tảo phù du cung cấp 70,7 kg sinh khối khô/ha/năm. Lượng N, P và K tổng số trong tảo lần lượt là 1.766 mgN/kg, 1.054 mgP/kg và 6.749 mgK/kg. Lượng dinh dưỡng từ tảo cung cấp cho đất cao nhất vào vụ hè thu, sau là đông xuân và thu đông, tương ứng với 0,175 kgN – 0,086 kgP – 0,531 kgK, 0,191 kgN – 0,072 kgP – 0,471 kgK và 0,099 kgN – 0,039 kgP – 0,256 kgK/ha. Từ khóa: Dinh dưỡng, sinh khối, ruộng lúa ba vụ, vi tảo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ5 dinh dưỡng tự nhiên hoàn trả lại cho đất trồng lúa? Việc tận dụng nguồn dinh dưỡng này có thể giúp cải Vi tảo là những loài tảo có kích thước hiển vi, thiện môi trường đất trồng lúa và giảm được lượng sống trôi nổi hiếu khí, có sắc tố diệp lục để quang phân hóa học bón cho cây lúa. Do vậy nghiên cứu hợp. Trong ruộng lúa thường xuất hiện bốn ngành này được thực hiện nhằm tính toán sinh khối và dinh tảo như tảo lục, tảo khuê, tảo mắt và vi khuẩn lam dưỡng từ tảo cung cấp cho đất trồng lúa hàng năm. (VKL) và thường phát triển ngay trong lớp nước hay đất mặt, đặc biệt VKL có khả năng cố định đạm từ 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP khí trời nhờ những dị bào, làm giàu chất hữu cơ và 2.1. Thời gian và địa điểm tăng khả năng giữ nước của đất lên 40% (Dương Đức Nghiên cứu được thực hiện ở 3 vụ lúa như thu Tiến, 1996) [7]. Do vậy, chúng là nguồn phân bón rất đông (TĐ) 2016 (tháng 8-12/2016), đông xuân (ĐX) hữu ích cho cây trồng. 2016-2017 (tháng 12/2016 đến tháng 3/2017) và hè Việc đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu thu (HT) 2017 (tháng 4-8/2017) tại ấp Long Hòa 1, xã Long (ĐBSCL) đã chịu tác động tiêu cực về môi Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. trường, sức sản xuất của đất, năng suất lúa... Tuy 2.2. Vật liệu nghiên cứu nhiên, theo kết quả nghiên cứu đất ở tỉnh An Giang Các giống lúa AGPPS 144, IR 50404 và OM 4218 trong thời gian 3 năm (2013-2015) của Nguyễn Hữu và mật độ 300, 270 và 270 kg/ha được trồng và sạ Chiếm và cs. (2017) [15] cho thấy độ phì của đất ở tương ứng với vụ TĐ, ĐX và HT. Gạch thẻ xây dựng khu vực trong đê bao cao khác biệt có ý nghĩa hơn so (kích thước 170 × 70 × 35 mm). Công thức bón phân với ngoài đê. Phải chăng dinh dưỡng từ tảo là nguồn cho mỗi vụ lúa được trình bày ở bảng 1. Các loại thuốc được phun xịt để diệt ốc bươu 1 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí vàng (Tungsai 700WP), cỏ dại (Michelle 62EC, Minh Cantanil 550EC, Dietmam 360EC), rầy nâu (Chess Email: btmphung@agu.edu.vn 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, thành 50WG, Actara 25WG), sâu cuốn lá (Indosuper 150SC, phố Cần Thơ Reasgant 1,8EC, Confitin 75EC, Tungcydan 30EC, 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại Tungperin 10EC), bệnh đạo ôn (Trizole 75WP, Fuan học Cần Thơ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021 101
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 40EC, Acfubim 800WP), bệnh khô vằn (Valivithaco mục được phép sử dụng theo Thông tư số 5WP), lem lép hạt (Tilt Super 300EC, Amistar Top 03/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và 325SC) và bạc lá lúa (Kadadil 300WP, New Kasuran PTNT. 16.6WP). Các loại thuốc này đều nằm trong danh Bảng 1. Lượng phân nguyên chất (kg/1.000 m2) bón cho ruộng lúa khảo sát Đợt bón TĐ 2016 ĐX 2016-2017 HT 2017 kgN kgP2O5 kgK2O kgN kgP2O5 kgK2O kgN kgP2O5 kgK2O Đợt 1 1,83 0,15 - 3,02 2,44 - 1,96 1,76 - Đợt 2 3,87 2,41 2,00 4,00 3,10 0,40 4,13 2,07 0,27 Đợt 3 2,07 1,50 4,00 3,00 1,72 3,40 2,76 - 4,40 Đợt 4 1,07 1,07 2,53 2,30 - - 1,07 1,07 0,53 Tổng 8,83 5,13 8,53 12,32 7,26 3,80 9,92 4,89 5,20 2.3. Phương pháp nghiên cứu cứu không thu mẫu ở giai đoạn mạ vì mực nước trong ruộng ở đợt này thấp (khoảng 3-5 cm), mặt Chọn ba ruộng thí nghiệm, mỗi ruộng có diện khác vừa mới phun xịt thuốc diệt ốc bươu vàng và cỏ tích 1.000 m2, với các điều kiện canh tác giống nhau dại nên tảo rất ít. Do vậy, chỉ tiến hành thu bốn đợt về giống, mật độ sạ, chế độ bón phân, phun xịt thuốc như sau: đợt 1 (22-26 ngày sau sạ (NSS), đầu giai bảo vệ thực vật (BVTV), quản lý nước. Trước khi đoạn đẻ nhánh), đợt 2 (32-36 NSS, cuối đẻ nhánh), gieo sạ, đồng ruộng không được đốt mà chỉ cày xới đợt 3 (42-46 NSS, làm đòng) và đợt 4 (76-80 NSS, gốc rạ. chín). Mẫu tảo phù du và nước được thu sau khi bón Gạch thẻ xây dựng được cắt thành bốn viên nhỏ phân 1 ngày, với tần suất 2 ngày/lần và 6 ngày/đợt (kích thước mỗi viên là 85×35×35 mm) làm đài vật tương ứng với 2, 4 và 6 ngày sau bón (NSB). Đối với cho tảo đáy. Trước khi sạ lúa, 20 mẫu gạch thẻ được mẫu tảo đáy và mẫu ở kênh chỉ thu 1 lần/đợt, trong đặt ngẫu nhiên ở mặt ruộng sao cho bề dày phần đó tảo đáy được thu trùng với ngày thứ ba, còn ở nằm trên mặt đất là 10 mm và có đánh dấu (Hình 1). kênh trùng với ngày thứ nhất của mỗi đợt thu tảo phù du. Mẫu được thu vào buổi sáng từ 6 đến 10 giờ. Mẫu sinh khối, dinh dưỡng tảo phù du và nước ở ruộng/kênh được thu bằng cách dùng ca múc nước ở nhiều điểm trong ruộng/kênh (Hình 1) cho vào xô nhựa 16 L trộn thành mẫu chung. Sau đó thu 9 L nước ruộng/kênh từ mẫu chung cho vào cal nhựa, trong đó có 2 L mẫu sinh khối, 2 L mẫu nước và 5 L mẫu dinh dưỡng và ghi rõ các thông tin (ngày, đợt thu mẫu,…). Mẫu được trữ lạnh ở 4oC, riêng mẫu tảo cho vào bọc nilon đen để hạn chế ánh sáng. Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu tảo đáy và phù du trong Sinh khối tảo đáy được thu bằng cách đặt một ruộng lúa tấm bọc nilon đã cắt rời một ô hình chữ nhật 12 cm2 Ghi chú: :đài vật nhân tạo (gạch thẻ); : vị trí lên bề mặt, dùng bàn chải đánh răng cạo hết phần thu mẫu tảo phù du và nước tảo bám trên phần diện tích đó, cho vào lọ nhựa 110 Trước khi thu mẫu, các hiện tượng xảy ra trên mL, thêm đầy nước cất, ghi nhận số lượng đã cạo. ruộng (màu nước, cây lúa, các loại bệnh hại,…) được Cứ sau mỗi đợt thu, đài vật được rửa và đặt lại quan sát và ghi nhận, đồng thời phỏng vấn nông hộ ruộng. về loại và lượng phân bón (Bảng 1), thuốc BVTV đã Mẫu sinh khối được phân tích trong 24 giờ và phun xịt để cung cấp thông tin góp phần lý giải, sáng mẫu nước có thể trữ đông và phân tích trong 7 ngày. tỏ kết quả phân tích. Bên cạnh đó, tiến hành đo mực nước ruộng tại 15 Nông hộ đã bón 5 đợt phân/vụ tương ứng với điểm/ruộng. Tổng số chỉ tiêu đo đạc và phân tích bốn giai đoạn phát triển của cây lúa nhưng nghiên cho toàn nghiên cứu là 855 mẫu. 102 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.4. Phương pháp xác định và phân tích các Sinh khối tảo = Chlorophyll-a × 67 thông số chất lượng nước và tảo Địa điểm phân tích: các mẫu nước và tảo được Phương pháp xác định và phân tích các thông số phân tích tại các Phòng Thí nghiệm Khối môi trường chất lượng nước: nhiệt độ, pH và DO được đo bằng - Trường Đại học An Giang và Phòng Thí nghiệm máy pH và DO tại ruộng lúa theo TCVN 6492 : 1999 Chuyên sâu - Trường Đại học Cần Thơ. và TCVN 7325 : 2004; ammonium được phân tích Tính sinh khối tảo phù du và tảo đáy cung cấp theo phương pháp chuẩn độ, nitrate theo phương hàng năm: pháp trắc phổ dùng acid sulfosalicylic và phosphate theo phương pháp trắc quang màu xanh molipden Sinh khối tảo phù du trong ruộng lúa của một vụ (APHA, 1998 trích dẫn bởi Ngô Thụy Diễm Trang, lúa (BR(vu); kg/ha) là: 2009 [14]). Dinh dưỡng NPK dạng tổng trong tảo được phân tích theo phương pháp chuẩn độ, so màu và quang kế ngọn lửa (Houba et al., 1995) [9]. (4) Phương pháp đo hàm lượng chlorophyll-a trong Sinh khối tảo phù du của một vụ lúa (BPD(i); tảo: trước tiên cho 3 mL MgCO3 1% trên giấy lọc, tiến kg/ha/vụ) là: hành lọc mẫu nước ruộng/kênh, khi lọc xong, cuộn giấy lọc vào ống nghiệm chứa 18 mL ethanol 90% (cồn 90o), đem nung ở 78oC khoảng 15 phút. Để (5) nguội và ly tâm 3.000 vòng/phút, sau đó đem so màu Trong đó: i = 1, 2, 3 tương ứng với vụ thu đông nước sau ly tâm ở bước sóng 665 nm và 750 nm. Nhỏ 2016, đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017; j = 1, 2, 3, 1 giọt HCl 2 N vào 8 mL dung dịch vừa so màu để 4 tương ứng với bốn đợt bón phân trong cùng một vụ acid hóa, để yên từ 5-30 phút, tiếp tục so màu ở bước trồng; h: mực nước TB thực đo tại ruộng (cm); Bmax: sóng 665 nm và 750 nm theo TCVN 6662: 2000. Hàm sinh khối tảo cao nhất ở cùng một đợt khảo sát; 10-1: lượng chlorophyll-a trong tảo phù du được tính theo hệ số quy đổi; 6: 1 đợt khảo sát là 6 ngày; BK: sinh công thức (1) của TCVN 6662: 2000 và tảo đáy theo khối tảo phù du trong kênh, t: thời gian bơm nước công thức (2) của Johannesdottir (2017) [19] như tưới cho ruộng mà không có bón phân (TB mỗi đợt là sau: 10 ngày, gồm 4 đợt/vụ). Sinh khối tảo đáy của một vụ lúa (BĐ/vu; kg/ha) (1) là: (2) (6) Trong đó, V1: thể tích cồn 90o (mL); V2: thể tích nước lọc (L); d: độ dài sáng qua cuvet (cm); E665, Tổng sinh khối tảo phù du và tảo đáy cung cấp E665a: nồng độ chlorophyll-a được đo ở bước sóng 665 cho ruộng lúa (Bnăm; kg/ha) là: nm trước và sau khi acid hóa bằng HCl 2 N; E750, E750a: nồng độ chlorophyll-a được đo ở bước sóng 750 nm trước và sau khi acid hóa bằng HCl 2 N; V: thể (7) tích nước cất thêm vào (110 mL), S: diện tích thu Thống kê số liệu: số liệu sinh khối tảo trong ngoài hiện trường (cm2); 11,99: hệ số hấp thu ruộng lúa được phân tích phương sai Anova và kiểm (µg/cm2); 2,43: hệ số hiệu chỉnh sau acid hóa định Duncan theo các đợt bón phân ở cùng một vụ (µg/cm2). lúa; so sánh sự khác biệt về đặc tính lý, hóa nước Sinh khối tảo phù du (BPD; µg/L) và tảo đáy (BĐ; ruộng giữa ba vụ khảo sát; và xác định phương trình µg/cm2) được tính dựa vào hàm lượng chlorophyll-a hồi quy đa biến với biến phụ thuộc (Y) là sinh khối trong mẫu được đo tương ứng ở công thức (1) và (2) tảo và các biến độc lập (X) gồm các thông số hóa học nhân với 67, vì theo Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng nước bằng phương pháp Enter và kiểm định các giá Oanh (2013) [23] hàm lượng chlorophyll-a chiếm trị quan sát có lệ thuộc lẫn nhau bằng đại lượng 1,5% sinh khối khô (SKK). Durbin-Watson. N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021 103
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 2. Mực nước (cm) trong ruộng lúa qua ba vụ 3.1. Đặc tính lý, hóa học và mực nước trong khảo sát ruộng lúa qua ba vụ khảo sát Đợt bón Thu đông Đông xuân Hè thu Qua ba vụ khảo sát cho thấy mực nước ruộng phân 2016 2016-2017 2017 bình quân ở vụ hè thu cao hơn so với vụ thu đông và Đợt 1 2,42±0,26 2,60±0,14 4,78±0,45 đông xuân từ 0,19 đến 1,34 cm (Bảng 2). Đồng thời, Đợt 2 2,20±0,06 3,06±0,39 4,81±1,17 nhiệt độ nước ở vụ hè thu cao khác biệt có ý nghĩa Đợt 3 4,40±0,30 2,97±0,41 2,98±0,42 hơn so với hai vụ còn lại (p < 0,05) từ 0,18 đến 0,38oC (Bảng 3). Nhiệt độ nước ở vụ hè thu (Hình 2) vượt Đợt 4 6,14±0,21 1,94±0,11 2,80±0,59 mức thích hợp cho tảo phát triển (15-30oC) nhưng Trung chưa vượt ngưỡng 35oC nên chưa gây chết tảo mà chỉ 3,79±0,21 2,64±0,26 3,98±0,66 bình vụ có khả năng gây ức chế tảo. Bảng 3. Các thông số lý, hóa học nước trong ruộng lúa và kênh qua ba vụ canh tác Thủy to nước Ammonium Nitrate Phosphate DO Vụ o pH nước vực ( C) (mg/L) TĐ 29,6±1,65 6,91±0,213 0,193±0,118 0,125±0,084 0,043±0,036 4,24±0,965 Kênh ĐX 28,6±0,851 6,97±0,112 0,363±0,114 0,179±0,150 0,074±0,029 3,38±0,400 (n = 12) HT 31,9±1,09 6,98±0,061 0,140±0,055 0,126±0,045 0,086±0,020 2,75±0,787 b a b a TĐ 29,5±2,29 6,62±0,449 0,484±0,539 0,482±0,457 0,089±0,076 4,47±3,20 Ruộng ĐX 27,5±1,91c 6,80±0,453a 0,881±0,877a 0,284±0,184b 0,097±0,117 5,30±2,61 a b a a (n = 36) HT 31,3±1,82 6,23±0,516 0,976±0,713 0,643±0,532 0,105±0,074 4,61±3,81 ** ** * ** ns Giá trị F 32,2 13,8 4,49 6,62 0,3 0,67ns Ghi chú: n: số mẫu, trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không có khác biệt ý nghĩa thống kê, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 0,01 theo kiểm định Duncan. Trị số pH có xu hướng giảm dần từ đợt 1 đến đợt được thấp. Do đó, quá trình quang hợp của tảo bị hạn 2, đợt 3 và đợt 4 (Hình 3) là do sau mỗi đợt bón phân, chế, lượng carbonic tiêu thụ giảm dẫn đến pH nước cây lúa bắt đầu gia tăng chiều cao và số chồi dẫn đến giảm và bình quân trị số pH nước ở mỗi đợt của cả ba diện tích bề mặt nước tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vụ lúa đều thấp hơn 7. giảm dần nên lượng ánh sáng mà mặt ruộng nhận Hình 2. Nhiệt độ nước trong ruộng lúa Hình 3. Trị số pH nước ruộng Nồng độ ammonium và nitrate ở một vài thời nitrate không gây độc cho tảo và tảo có thể chịu được điểm (Hình 4) vượt mức thích hợp cho sự phát triển nồng độ lên tới 100 mM. của tảo (> 1 mg/L) nhưng chúng không gây độc cho Trong cùng một đợt bón phân, nồng độ tảo. Vì theo Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh ammonium có xu hướng giảm dần từ 2 đến 6 ngày (2013) [23], nồng độ ammonium và nitrate thích hợp sau bón (NSB) là vì nó được cây lúa và tảo hấp thu, cho tảo phát triển là từ 0,1-1 mg/L và theo Jeanfils et chuyển hóa thành nitrate do quá trình nitrate hóa với al. (1993) trích dẫn bởi Markou et al. (2014) [12] sự tham gia của nhóm vi khuẩn Nitrobacter và 104 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Nitrosomonas. Nồng độ ammonium cao hơn so với qua quá trình Amon hóa (phản ứng 1) nhưng khi bón nồng độ nitrate là vì khi bón phân đạm urea cho cây phân diammonium phosphate (DAP), trong nước lúa, nó được chuyển hóa thành ammonium thông ruộng đã có sẵn ammonium. Hình 4. Nồng độ ammonium trong nước ruộng Hình 5. Nồng độ nitrate trong nước ruộng khi cây lúa càng tăng trưởng. Theo Boyd (2014) [2], (1) quá trình quang hợp của tảo ảnh hưởng lớn đến chất Trong đó: Pi là phosphorus vô cơ (Đặng Đình lượng nước ruộng như: làm thay đổi độ pH, DO và Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền, 1999) [6]. carbonic. Quang hợp thường chiếm ưu thế hơn so với Bên cạnh đó, nồng độ phosphate vào 2 NSB ở hô hấp vào ban ngày. Sự thay đổi nồng độ carbonic mỗi đợt (Hình 6) đều vượt mức thích hợp cho tảo ảnh hưởng đến pH dẫn đến độ pH tăng khi carbonic phát triển vì theo Boyd và Tucker (1992) [1], tảo phát giảm. Bảng 3 cho thấy, DO trong nước ruộng giữa ba triển tốt khi nồng độ phosphate từ 0,005-0,2 mg/L vụ khảo sát không khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) là nhưng chưa vượt 18 mg/L nên không gây ức sự phát vì chịu ảnh hưởng bởi mùa, thời tiết, ngày đêm và độ triển của tảo (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng sâu [1]. Tuy nhiên nồng độ DO trong nước ruộng Oanh, 2013) [23]. cao hơn so với ở kênh chứng tỏ tảo quang hợp cung cấp oxy. Nồng độ ammonium, nitrate và phosphate Tương tự như pH nước, nồng độ oxy hòa tan trong ruộng đều cao hơn so với ở kênh là vì phân (DO) có xu hướng giảm dần từ đợt 1 đến đợt 2, 3 và 4 đạm và lân được bón cho cây lúa. (Hình 7) là do hoạt động quang hợp của tảo bị giảm Hình 6. Nồng độ phosphate trong nước ruộng lúa Hình 7. Nồng độ oxy hòa tan trong nước ruộng lúa 3.2. Đánh giá khả năng cung cấp sinh khối tảo Bảng 4. Sinh khối tảo phù du trong kênh (BK, mg/L) trong kênh và ruộng lúa qua ba vụ khảo sát Số TĐ ĐX 2016- HT 3.2.1. Sinh khối tảo phù du trong kênh qua ba Đợt khảo sát mẫu 2016 2017 2017 vụ khảo sát Đợt 1 3 0,119 0,239 0,969 Tảo cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng lúa là từ Đợt 2 3 0,357 0,211 0,619 tảo phù du và tảo đáy, đồng thời tảo phù du ở kênh Đợt 3 3 0,054 0,371 0,416 cũng là nguồn cung cấp dưỡng chất cho đất. Bảng 4 Đợt 4 3 0,264 0,268 0,330 cho thấy sinh khối tảo ở kênh vào vụ hè thu cao nhất, Trung bình sinh sau là vụ đông xuân và thu đông. 0,198 0,272 0,583 khối/kênh (BK) N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021 105
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 3.2.2. Sinh khối tảo vụ thu đông mặt ruộng còn thưa thớt, đồng thời thời tiết nắng nên Vào vụ thu đông, sinh khối tảo phù du trong lượng ánh sáng chiếu xuống mặt ruộng nhiều giúp ruộng lúa dao động từ 0,10-3,68 (mg/L) và có sự tảo quang hợp gia tăng sinh khối nhanh. Điều này khác biệt có ý nghĩa giữa các đợt bón phân, với p < phù hợp vì khi thu mẫu, những váng tảo màu nâu 0,05 (Bảng 5). Sinh khối tảo phù du ở đợt 1 (đầu đẻ vàng xuất hiện trên mặt ruộng (Hình 8). nhánh) cao nhất là vì độ che rợp của tán lá lúa trên Bảng 5. Sinh khối tảo phù du trong ruộng lúa (BR, mg/L) qua ba vụ canh tác Số TĐ 2016 ĐX 2016-2017 HT 2017 Đợt mẫu Dao động TB Dao động TB Dao động TB a a a Đợt 1 9 0,228-3,68 1,61±1,15 0,096-14,0 3,92±4,77 1,43-43,6 13,0±16,6 Đợt 2 9 0,125-3,68 1,02±1,14ab 0,186-1,52 1,97±2,17ab 1,10-2,21 1,87±0,381b b b Đợt 3 9 0,100-1,45 0,474±0,400 0,147-1,29 0,706±0,034 1,13-1,79 1,40±0,190b Đợt 4 9 0,264-1,60 0,775±0,477ab 0,065-0,86 0,367±0,216c 1,36-2,00 1,62±0,241b Giá trị F 2,78* 3,38* 4,22* Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không có khác biệt ý nghĩa thống * kê, : khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 theo kiểm định Duncan Sinh khối tảo phù du ở đợt 1 tương đương về mặt propanil trong Michelle 62EC và Cantanil 550EC đã thống kê so với đợt 2 (cuối đẻ nhánh) nhưng sinh giết chết các loài tảo lục như Pseudokirchneriella khối tảo đáy ở đợt 1 lại thấp so với đợt 2 là vì nông subcapitata và Desmodesmus subspicatus (Park et dân đã phun xịt thuốc Tungsai 700WP để diệt ốc al., 2009) [17], gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn bươu vàng trước khi sạ lúa 1 ngày và thuốc diệt cỏ lam (VKL) giống Anabaena (Ibrahim (1972) và Michelle 62EC và Cantanil 550EC lúc 6 ngày sau sạ Wright et al. (1977) trích dẫn bởi Pingali và Roger (NSS). Vì hoạt chất niclosamide trong Tungsai (1995) [18]) và gây ức chế hoạt động enzyme cố định 700WP có hiệu quả diệt tảo lục Chlorella vulgaris, với đạm nitrogenase ở VKL Nostoc calcicola (Pandey, liều lượng gây chết 50% tảo lục là 1 ppm trong 48 giờ 1985) [16]. (Kim et al., 2016) [11], các hoạt chất butachlor và Hình 8. Tảo nổi váng màu nâu vàng trên smặt ruộng Hình 9. Tảo nổi váng màu nâu vàng thời điểm 24 NSS vào vụ thu đông 2016 vào vụ đông xuân 2016-2017 Sinh khối tảo phù du và tảo đáy ở đợt 3 (làm nước thấp, nền đáy mềm, đất thịt nên số lượng sinh đòng) và đợt 4 (lúa chín) giảm dần (Bảng 6) là do vật phù du và sống đáy phụ thuộc chủ yếu vào mực mưa kéo dài với lưu lượng TB vào tháng 10/2016 là nước cho nên diễn biến số lượng thủy sinh vật mang 320 mm (NASA, 2019) [13], mực nước thực đo tại tính mùa vụ khá rõ rệt. ruộng biến động lớn tương ứng với đợt 3 và đợt 4 lần Sinh khối tảo đáy thấp nhất ở đợt 4 (Bảng 6), vì lượt là 4,4 và 6,14 cm (Bảng 2). Đồng thời, chiều cao giai đoạn này độ che rợp của tán lá lúa trên ruộng và số nhánh đã đạt mức tối đa và có sự vươn lóng dày đặc, lượng ánh sáng chiếu xuống ruộng rất ít, thân cùng với cường độ chiếu sáng yếu nên lượng đồng thời mưa kéo dài từ khi bón phân lần 3 cho đến ánh sáng chiếu xuống mặt ruộng ít đã hạn chế tốc độ lần 4. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là vì nông quang hợp của tảo. Ruộng lúa là loại hình thủy vực dân đã phun xịt thuốc trừ sâu, rầy, trị bệnh đạo ôn và khá đặc biệt, mực nước biến đổi theo vụ trồng, mực bạc lá lúa như Reasgant 1,8EC, Confitin 75EC, 106 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Indosuper 150SC, Valivithaco 5WP, Tungperin 10EC, loài tảo phù du và tảo đáy do vậy sinh khối tảo giảm Trizole 75WP và Kadatil 300WP trước khi bón phân đáng kể. cho lúa ở đợt 4. Các loại thuốc này đã giết chết nhiều Bảng 6. Sinh khối tảo đáy (BĐ, mg/m2) trong ruộng lúa qua ba vụ canh tác BĐ thu đông 2016 BĐ đông xuân 2016-2017 BĐ hè thu 2017 Đợt Số mẫu Dao động TB Dao động TB Dao động TB bc b Đợt 1 3 290-746 540±231 1.345-2.210 1.738±438 669-1.366 1.124±395b Đợt 2 3 792-1.423 1.172±335a 2.169-2.826 2.495±328a 1.809-2.167 2.038±199a ab c Đợt 3 3 785-1.069 912±144 768-1.337 1.048±159 180-328 233±82d Đợt 4 3 114-316 234±106c 244-556 416±159d 187-632 360±238c Giá trị F 10,3** 23,7** 9,46* Ghi chú: trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không có khác biệt ý nghĩa thống kê, : khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 0,01 theo kiểm định Duncan * 3.2.3. Sinh khối tảo vụ đông xuân tổng cá thể tảo), trong khi đó mật độ tảo lục và VKL tương đối thấp với 1.148 cá thể/L (chiếm 4,28%). Vào vụ đông xuân, sinh khối tảo phù du ở đợt 1 Bởi vì các giống tảo mắt, đặc biệt là giống Euglena cao khác biệt có ý nghĩa so với đợt 3 và đợt 4 (p < đa phần có đời sống dị dưỡng nên hàm lượng diệp 0,05) (Bảng 5) nguyên nhân chủ yếu là vì độ che rợp lục tố a trong tảo mắt tương đối thấp. Theo The của tán lá lúa trên mặt ruộng còn thưa thớt và thời Columbia Encyclopedia (2019) [22], các giống tảo tiết nắng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của mắt, đặc biệt là giống Euglena đặc trưng cho nhóm Bùi Thị Mai Phụng và cs. (2018) [3] tổng mật độ tảo dị dưỡng, đặc biệt chúng thường sống trong các phù du ở đợt 1 là 69.295 cá thể/L, trong đó tảo khuê cánh đồng lúa bón phân hóa học và có khoảng 1.000 chiếm 89,2% do hai nghiên cứu được thực hiện cùng loài tảo mắt thuộc giống này. Thêm vào đó, nghiên ở thời điểm; đồng thời khi thu mẫu quan sát thấy cứu này đã áp dụng phương pháp huỳnh quang gián những váng tảo màu nâu vàng nổi trên mặt ruộng tiếp để xác định hàm lượng diệp lục tố a, dù cho mật (Hình 8) và phù hợp với Reynaud và Roger (1978) độ tảo mắt cao nhưng sinh khối thực đo có thể [19], tổng sinh khối tảo lớn nhất ở giai đoạn đâm không cao. chồi đến trổ bông, sau khi trổ bông thì sinh khối tảo giảm xuống. Tương tự như hai vụ trước, sinh khối tảo phù du Tuy nhiên, sinh khối tảo đáy ở đợt 2 cao khác ở đợt 4 có xu hướng giảm mạnh vì độ che rợp của tán biệt có ý nghĩa so với ba đợt còn lại, với p < 0,01 lá lúa trên mặt ruộng dày đặc, lượng phân bón cho (Bảng 6). Sinh khối tảo đáy ở đợt 2 cao hơn so với lúa thấp nhất, trị số pH nước ruộng (Bảng 2) giảm đợt 1 là vì nông dân đã phun xịt thuốc trừ cỏ đột ngột, tảo không thích ứng kịp thời nên bị ức chế Michelle 62EC và Cantanil 550EC sau khi sạ lúa 6 và không thể sinh sản. Do vậy quá trình tạo oxy từ ngày. Như đã giải thích ở trên các hoạt chất quang hợp của tảo diễn ra chậm nên nồng độ DO butachlor và propanil trong hai loại thuốc này có khả (TB 3,39 mg/L, Hình 7) thấp nhất. năng giết chết tảo lục và gây ức chế sự phát triển của Tương tự như vụ thu đông, sinh khối tảo đáy ở VKL. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi đợt 3 thấp nhất (p < 0,05) là vì yếu tố khách quan lẫn Thị Mai Phụng và cs. (2019) [4] tổng mật độ tảo đáy chủ quan đã tác động đến. Đó là độ che rợp của tán ở đợt 2 (22.750×103 cá thể/m2) cao khác biệt so với ở lá lúa trên mặt ruộng ở đợt 3 thấp hơn so với đợt 1 đợt 1 (12.221×103 cá thể/m2) do hai nghiên cứu được (Bảng 1), mặc dù cây lúa ở đợt 3 cần dinh dưỡng hơn thực hiện ở cùng thời điểm. so với đợt 1 vì cây lúa ở đợt 3 đang ở giai đoạn nuôi Tuy nhiên, sinh khối tảo phù du ở đợt 2 tương đòng nên tập trung hút nhiều dinh dưỡng dẫn đến đương với đợt 3 (p > 0,05), đồng thời mật độ tảo ở dinh dưỡng trong nước ruộng giảm xuống, tảo sử hai đợt này cũng tương đương nhau về mặt thống kê dụng hạn chế nguồn dinh dưỡng này. Đồng thời, các (p > 0,05). Tuy nhiên, theo Bùi Thị Mai Phụng và thuốc trừ sâu cuốn lá (Confitin 75EC, Indosuper cs. (2018) [3] bình quân mật độ tảo mắt phù du ở 150SC và Tungcydan 30EC) đã được phun xịt trước đợt 2 chiếm 84,8% (22.746 cá thể tảo mắt/26.820 khi bón phân ở đợt này. N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021 107
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Sinh khối tảo đáy ở đợt 4 thấp hơn so với đợt 3 là pyrenoidosa và Scenedesmus quadricaudata) và ba vì ở đợt 4 không bón phân lân nhưng bón phân đạm loài VKL (Anabaena spp.), trong đó VKL nhạy cảm với lượng rất thấp (Bảng 1), độ che rợp của tán lá lúa với hoạt chất này hơn tảo lục (Stratton và Corke, trên mặt ruộng dày đặc nên lượng ánh sáng chiếu 1982) [21]. Sinh khối tảo đáy ở đợt 3 thấp nhất là vì xuống mặt ruộng cũng ít hơn. các hoạt chất trong thuốc phun xịt trên cây lúa đã 3.2.4. Sinh khối tảo vụ hè thu giết chết tảo, đồng thời phân lân không được bón ở đợt này mà chỉ bón phân đạm và kali (Bảng 1), để gia Tương tự như hai vụ trước, vào vụ hè thu sinh tăng sinh khối thì tảo cần phải được cung cấp khối tảo phù du ở đợt 1 cao khác biệt có ý nghĩa so phosphorus. với ba đợt còn lại (Bảng 5) là vì mật độ tảo lục và VKL ở đợt này cao nhất mà hai nhóm tảo này hầu hết 3.2.5. Sinh khối tảo phù du giữa ba vụ canh tác có đời sống tự dưỡng, sắc tố quang hợp chủ yếu là Bảng 7 cho thấy sinh khối tảo phù du giữa ba vụ diệp lục tố a và b [7]. Sinh khối tảo phù du ở đợt 1 lúa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). cao hơn đợt 2 (p < 0,05) là vì mật độ tảo lục ở đợt 1 Sinh khối tảo ở vụ hè thu bằng 4,7 và 2,6 lần so với vụ (5.618 cá thể/L) cao khác biệt có ý nghĩa so với đợt 2 thu đông và đông xuân là vì nhiệt độ nước bình quân (1.201 cá thể/L) với p < 0,01. Thế nhưng sinh khối ở vụ hè thu cao hơn so với hai vụ thu đông và đông tảo đáy ở đợt 2 cao khác biệt có ý nghĩa so với ba đợt xuân nên rất thích hợp cho nhóm VKL giai tăng sinh còn lại, với p < 0,05 (Bảng 6). Nguyên nhân được giải khối mà thành phần sắc tố quang hợp của VKL chủ thích tương tự như hai vụ trước bởi do các tác động yếu là diệp lục tố a và b. của thời tiết, độ che rợp và lượng phân bón cho cây Bảng 7. Sinh khối tảo phù du (mg/L) trong ruộng lúa. lúa qua ba vụ canh tác Mật độ tảo phù du ở đợt 3 thấp nhất là do cây lúa Vụ lúa Số mẫu Sinh khối bị rầy nâu và sâu cuốn lá tấn công nên nông dân đã Vụ thu đông 36 0,955b phun xịt thuốc Chess 50WG, trừ sâu Indosuper Vụ đông xuân 36 1,741b 150SC, Tungperin 10EC và Acfubim 800WP trước khi Vụ hè thu 36 4,461a bón phân một ngày. Vì hoạt chất pymetrozine trong Giá trị F 3,78* thuốc Chess 50WG có khả năng giết chết 50% số lượng tảo lục Pseudokirchneriella subcapitata khi Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ số theo nồng độ trên 100 mg/L trong 72 giờ (Công ty sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống Syngenta Thụy Sĩ, 2013) [5], đồng thời hoạt chất kê ở mức ý nghĩa 0,05; *: khác biệt ở mức ý nghĩa permethrin trong Tungperin 10EC gây ảnh hưởng 0,05; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 0,01 theo kiểm định đến sự tăng trưởng, khả năng quang hợp và khả năng Duncan khử acetylen của hai loài tảo lục (Chlorella 3.2.6. Tổng sinh khối tảo cung cấp cho ruộng lúa Bảng 8. Sinh khối tảo phù du (BPD, kg/ha) và tảo đáy (BĐ, kg/ha) trong ruộng lúa cung cấp cho đất trồng lúa hàng năm (tính theo SKK) Đợt Số mẫu BTN(TĐ) BR(TĐ) BTN(ĐX) BR(ĐX) BTN(HT) BR(HT) BĐ(TĐ) BĐ(ĐX) BĐ(HT) Đợt 1 3 0,288 2,35 0,687 7,08 4,63 23,8 5,40±2,31 17,4±4,38 11,2±3,95 Đợt 2 3 0,787 1,28 0,644 3,64 2,97 5,61 11,7±3,34 24,9±3,28 20,4±2,00 Đợt 3 3 0,236 1,26 1,10 1,33 1,24 2,59 9,12±1,45 10,5±2,84 2,33±0,825 Đợt 4 3 1,62 2,74 0,515 0,418 0,922 2,96 2,34±1,06 4,16±1,59 3,61±2,39 1 vụ 12 2,93 7,62 2,95 12,5 9,77 34,9 28,6±8,16 57,0±12,1 37,6±9,14 Tổng vụ 12 10,6±1,24 15,4±2,95 44,7±11,7 28,6±8,16 57,0±12,1 37,6±9,14 1 năm 70,7±15,9 123±29,4 Ghi chú: BĐ: sinh khối tảo đáy trong ruộng lúa, BTN: sinh khối tảo phù du từ kênh, BR: sinh khối tảo phù du trong ruộng, BPD=BTN+BR 108 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 8 cho thấy tổng sinh khối tảo phù du và tảo xuân và hè thu, ngược lại lượng N tổng số ở vụ đông đáy cung cấp cho ruộng lúa hàng năm là 194 xuân cung cấp cho đất cao hơn so với hai vụ còn lại. kg/ha/năm (SKK) tương đương với 1,08 tấn/ha/năm Lượng NPK dạng tổng trong tảo đáy vượt trội hơn (sinh khối tươi), với lượng nước chiếm 82% sinh khối so với tảo phù du tương ứng bằng 4,02; 1,86 và 2,43 tảo tươi. Trong đó, sinh khối tảo phù du đóng góp lần. 36,5% tổng sinh khối (70,7 kg/ha) và tảo đáy đóng Bảng 9. Hàm lượng NPK dạng tổng có trong tảo phù góp 63,5% (123 kg/ha). du và tảo đáy (tính theo SKK) 3.3. Đánh giá khả năng cung cấp các chất dinh N tổng P tổng K tổng Tảo dưỡng từ tảo cho đất trồng lúa (mgN/kg) (mgP/kg) (mgK/kg) Tảo phù du Trong ba thành phần dinh dưỡng NPK có trong 1.647 1.146 6.028 ở ruộng lúa tảo, K tổng số có hàm lượng cao nhất, sau là P và N Tảo đáy ở tổng số (Bảng 9) với lượng dinh dưỡng cung cấp 2.958 954 6.554 ruộng lúa hàng năm cho đất trồng lúa tương ứng với 1,26 Tảo phù du kgK/ha; 0,465 kgN/ha; và 0,197 kgP/ha (Bảng 10). 693 1.062 7.665 ở kênh Hàm lượng P và K tổng số từ tảo cung cấp cho TB 1.766 1.054 6.749 đất trồng lúa vào vụ hè thu cao nhất, sau là vụ đông Bảng 10. Lượng dinh dưỡng của tảo phù du và tảo đáy cung cấp cho đất trồng lúa mỗi vụ (tính theo SKK) Lượng N tổng (kgN/ha) Lượng P tổng (kgP/ha) Lượng K tổng (kgK/ha) Vụ Tảo Tảo Tảo Tảo Tảo Tảo Tảo Tảo Tảo lúa Cộng Cộng Cộng PD đáy TN PD đáy TN PD đáy TN TĐ 0,013 0,084 0,002 0,099 0,009 0,027 0,003 0,039 0,046 0,187 0,022 0,256 ĐX 0,021 0,168 0,002 0,191 0,014 0,054 0,003 0,072 0,075 0,373 0,023 0,471 HT 0,058 0,111 0,007 0,175 0,040 0,036 0,010 0,086 0,210 0,246 0,075 0,531 Tổng 0,091 0,364 0,011 0,465 0,063 0,117 0,017 0,197 0,332 0,807 0,120 1,26 Ghi chú: PD: phù du, TN: tự nhiên Nghiên cứu chưa ước tính được tổng lượng đạm quy dự đoán sinh khối tảo thì phương trình hồi quy do tảo và VKL cung cấp thực sự cho đất trồng lúa là dự đoán sinh khối tảo (Btao) có dạng: vì chưa tính được lượng đạm do VKL cố định. Do vậy, lượng đạm ước tính từ tảo (0,465 kgN/ha) thấp hơn (2) khoảng 30 lần so với lượng đạm tích lũy thực tế trong Từ phương trình (2) cho thấy sinh khối tảo trong đất. Vì lượng đạm do VKL cố định đạm trong đất tự ruộng lúa có tương quan thuận với nồng độ nhiên có thể đạt 14 kgN/ha (De và Mandal, 1956 phosphate và oxy hòa tan nhưng lại tương quan trích dẫn của FAO of the United Nations, 1981 [8]), nghịch với trị số pH nước và nồng độ nitrate ở mức trong mùa thích hợp thì lượng đạm cố định đạt từ 20- chặt chẽ. Nghĩa là khi nồng độ phosphate và DO 30 kgN/ha (Kaushik, 1994) [10]. Đây là cơ sở giúp lý trong nước càng cao thì sinh khối tảo càng lớn, giải tại sao đã gần 20 năm đê bao khép kín ở tỉnh An chứng tỏ tảo quang hợp cung cấp oxy hòa tan vào Giang, đất được trồng lúa liên tục 3 vụ/năm nhưng nước càng nhiều. Ngược lại khi trị số pH và nồng độ chưa có dấu hiệu bị thoái hóa về mặt hóa học, thay nitrate càng lớn thì sinh khối càng thấp. Hệ số xác vào đó là lượng NPK dạng tổng của đất ở trong đê lại định R2 = 0,871 chỉ ra rằng 87,1% sinh khối tảo trong cao khác biệt có ý nghĩa so với ở ngoài đê [15]. Qua ruộng lúa được tạo ra phụ thuộc có ý nghĩa vào trị số đó cho thấy vi tảo sống trong ruộng lúa có vai trò góp pH nước, nồng độ nitrate, phosphate và oxy hòa tan phần cải thiện môi trường đất trồng lúa. và 12,9% còn lại là do các yếu tố khác góp phần tạo 3.4. Mối liên hệ giữa sinh khối tảo phù du với nên sinh khối tảo. chất lượng nước 4. KẾT LUẬN Kết quả phân tích hồi quy cho thấy khi đưa đồng Hàng năm, vi tảo phù du và bám đáy sinh sống thời các yếu tố môi trường nước vào phương trình hồi trong ruộng lúa cung cấp 194 kg sinh khối N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021 109
  10. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ khô/ha/năm, tương đương với 1,08 tấn sinh khối Department of Soil Science and Plant nutrition, tươi/ha/năm cho mỗi ha đất trồng lúa, trong đó sinh Wageningen Agriculture University. Page 197. khối tảo đáy bằng 1,74 lần tảo phù du. 10. Kaushik B. D., 1994. Blue-green algae and Qua 3 vụ canh tác lúa, sinh khối tảo vào vụ hè sustainable agriculture. In: Natural resource thu bằng 1,14 và 2,1 lần so với vụ đông xuân và thu management for sustainable agriculture and đông. Lượng các chất dinh dưỡng từ tảo cung cấp development (ed.) Deb, L. Angkor Publs. Pvt. Ltd. cho đất trồng lúa cao nhất là kali, sau là nitrogen và New Delhi, 403-416. phosphorus tổng số. Do vậy, chúng là nguồn dưỡng 11. Kim G., Mujtaba G. and Lee K., 2016. Effects chất có khả năng góp phần cải thiện môi trường đất. of nitrogen sources on cell growth and biochemical TÀI LIỆU THAM KHẢO composition of marine chlorophyta Tetraselmis sp. 1. Boyd C. E. and Tucker C. S., 1992. Water for lipid production. The Korean Society of quality and pond soil analyses for aquaculture. Psychology, 31(3): 257-266. Alabama Agricultural Experiment Station, Auburn 12. Markou G., Vandamme D., and Muylaert K., University, United States, 183 pp. 2014. Microalgal and cyanobacterial cultivation: The 2. Boyd C. E., 2014. Water quality – An supply of nutrients. Water research, 65: 186-202. introduction. Second edition. Springer International 13. NASA, 2019. Số liệu về nhiệt độ và lượng Publishing AG Switzerland, 374 pp. mưa ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 3. Bùi Thị Mai Phụng, Võ Đan Thanh và Dương Truy cập từ website: Mai Linh, 2018. Đa dạng loài vi tảo nổi và mối liên hệ https://power.larc.nasa.gov/data-access-viewer/, giữa sinh khối với dinh dưỡng nước trong ruộng lúa ngày 10 tháng 9 năm 2019. vụ đông xuân năm 2016-2017 ở huyện Chợ Mới, tỉnh 14. Ngô Thụy Diễm Trang, 2009. Phương pháp An Giang. Đề tài NCKH cấp Trường. Trường Đại học phân tích các chỉ tiêu hóa học trong nước. Bài giảng An Giang. An Giang. cao học ngành Khoa học môi trường. Trường Đại 4. Bùi Thị Mai Phụng, Võ Đan Thanh và học Cần Thơ. Nguyễn Hữu Chiếm, 2019. Đa dạng loài tảo bám 15. Nguyễn Hữu Chiếm, Huỳnh Công Khánh, trong ruộng lúa thâm canh ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Nguyễn Xuân Lộc và Đinh Thị Việt Huỳnh, 2017. Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Đánh giá và so sánh tính chất lý-hóa học đất trồng Cần Thơ, số chuyên đề: Môi trường, 55: 53-67. lúa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang. 5. Công ty Syngenta Thụy Sĩ, 2013. Thông tin Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, số an toàn sản phẩm Chess 50WG, ngày truy cập chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu, 1: 86-92. 15/6/2018. Địa chỉ 16. Pandey A. K., 1985. Effects of propanil on https://www.syngenta.com.vn/sites/g/files/zhg531 growth and cell constituents of Nostoc calcicola. /f/thong20tin20an20toan_chess2050wgmsds_0.pdf?t Pesticide Biochemistry and Physiology, 23(2): 157- oken=1495092896, ngày truy cập 16/10/2017. 162. 6. Đặng Đình Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền, 17. Park Y-K, Bae C-H., Kim B. S, Lee J-B., 2009. 1999. Công nghệ sinh học vi tảo. Giáo trình cao học The risk assessment of butachlor for the freshwater sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 194 aquatic organisms. The Korean Journal of pesticide trang. science, 13(1): 1-12. 7. Dương Đức Tiến, 1996. Phân loại vi khuẩn 18. Pingali P. L. and Roger P. A., 1995. The lam ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, impact of pesticides on rice field microflora: An 202 trang. analytical review of literature. Impact of pesticides on 8. FAO of the United Nations, 1981. Blue-green farmer health and the rice environment. Institute of algae for rice production. United Nations. Retrieved Research for Development. from http://www.fao.org/3/a-ar124e.pdf. 19. Reynaud P. A. and Roger P. A., 1978. N2- 9. Houba, V. J. G, Van Der Lee J. J. and fixing algal biomass in Senegal rice fields. In: Novozamsky I., 1995. Soil and plant analysis. Environmental role of nitrogen-fixing blue-green 110 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021
  11. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ algae and asymbiotic bacteria. Ecol. Bull. Stockholm, cyanobacteria. Environmental Pollution Series A, 26: 148-157. Ecological and Biological, 29(1): 71-80. 20. Solveig Johannesdottir, 2017. Algae and 22. The Columbia Encyclopedia (Bách khoa toàn cyanobacteria biomass and community structure in thư điện tử Columbia), 2019. Diatom, 6th Edition. an Icelandic stream receiving geothermal effluent. Columbia University Press. Available from Report of effects from geothermal effluents on Encyclopedia.com. freshwater ecosystems. Uppsala University, 36 pp. 23. Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 21. Stratton G. W. and Corke C. T., 1982. 2013. Giáo trình thực vật và động vật thủy sinh. Nhà Toxicity of the insecticide permethrin and some xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ, 342 degradation products towards algae and trang. ASSESSMENT SUPPLY ABILITY OF MICROALGAL BIOMASS AND NUTRITION IN THE INTENSIVE RICE FIELDS, CHO MOI DISTRICT, AN GIANG PROVINCE Bui Thi Mai Phung, Nguyen Tuan Anh, Nguyen Huu Chiem Summary The objective of study was to estimate total biomass of planktonic and benthic microalgae supply to the three-crop rice fields and the content nutrient of microalgae supply to rice soil. This research was carried out in Cho Moi district, An Giang province from 2016 to 2017 and applied some methods such as surveys, farmer interviews, and collecting water and algae samples in the rice fields. The IBM SPSS statistical software version 20.0 was used to examine the differences in algal biomass between the developmental stages of rice. The research results showed that microalgae provide 194 kg of dry biomass/ha/year equivalent to 1.08 tons of fresh biomass/ha/year, of which the benthic microalgae provide 123 kg of dry biomass/ha/year and the planktonic microalgae provides 70.7 kg of dry biomass/ha/year. The total content of nitrogen, phosphorus and potassium in microalgae were 1,766 mgN/kg, 1,054 mgP/kg and 6,749 mgK/kg, respectively. The nutrient content of microalgae supplied to the rice soil is highest in the summer- autumn crop, followed by the winter-spring and autumn-winter crops, 0.175 kgN - 0.086 kgP - 0.531 kgK, 0.191 kgN - 0.072 kgP - 0.471 kgK and 0.099 kgN - 0.039 kgP - 0.256 kgK per hectares of rice soil, respectively respectively. Keywords: Biomass, microalgae, nutrition, three-crop rice fields. Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà Ngày nhận bài: 17/6/2020 Ngày thông qua phản biện: 20/7/2020 Ngày duyệt đăng: 27/7/2020 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 5/2021 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2