intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CHẤT KHÔ CÁC KHẨU PHẦN SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG, CÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN VỖ BÉO BÒ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

84
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đàn bò nước ta nói chung và của Daklak nói riêng những năm qua tăng trưởng mạnh. Tổng đàn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã làm khan hiếm thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, một xu hướng mới là sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò đang ngày càng được quan tâm. Thực tế cho thấy, bằng cách này đã mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Đây là một trong những biện pháp tích cực nhằm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CHẤT KHÔ CÁC KHẨU PHẦN SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG, CÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN VỖ BÉO BÒ

  1. TRƯƠNG LA - Đánh giá khả năng phân giả chất khô ... ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CHẤT KHÔ CÁC KHẨU PHẦN SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG, CÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN VỖ BÉO BÒ Trương La1*, Vũ Văn Nội 2, Trịnh Xuân Cư 2 và Vũ Chí Cương2 1 Viện KHKT Nông Lâm nghiệp - Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột 2 Viện Chăn nuôi Quốc gia *Tác giả liên hệ: Trương La Tel: 0500.862.790 / 0913.411.442; Email: trlanlntn@gmail.com. ABSTRACT Evaluating the dry matter degradability of rations using agro-industrial by-products to fatten cattle The experiments were conducted to evaluate the dry matter degradability of cattle fattened rations using maize cobs, maize stems and cotton seeds with different ratios. Two experiments were carried out by using on in sacco technique testing with nylon bag method of Orskov and Mc Donald (1979) and gas production testing of Menke and Steingass (1988). The results showed that: With three levels: 10%; 20% and 30% of maize cobs in rations, the dry matter degradable ratio and gas production was decreased when maize cobs rate increased. When using maize stems at three levels of 5%, 15% and 25%, the ration of 25% started to decrease dry matter degradable ratio and gas production in in vitro condition. Using cotton seeds at 9%, 18% and 27% did not influence to dry matter degradability and gas production in vitro of the rations. Key words: Maize cob, maize stem, cotton seed, in vitro, in sacco. ĐẶT VẤN ĐỀ Đàn bò nước ta nói chung và của Daklak nói riêng những năm qua tăng trưởng mạnh. Tổng đ àn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đ ã làm khan hiếm thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, một xu hướng mới là sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò đ ang ngày càng được quan tâm. Thực tế cho thấy, bằng cách này đã mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như b ảo vệ môi trường. Đây là một trong những biện pháp tích cực nhằm giải quyết sự thiếu hụt thức ăn cho đàn bò hiện nay. Tuy nhiên, các phụ phẩm nhìn chung có hàm lượng xơ và lignin cao đ ã làm giảm giá trị dinh d ưỡng của chúng (Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn, 2005). Vì vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn p hụ phẩm này đ ể nuôi vỗ béo bò cần phải chế biến hoặc phối hợp với các nguyên liệu khác giàu năng lượng và đạm như r ỉ mật, bột ngô, hạt bông, khô dầu lạc… Để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng và chọn lựa khẩu phần nuôi vỗ béo bò có hiệu quả, chúng tôi đ ã làm thí nghiệm: “Đánh giá khả năng phân giải chất khô các khẩu phần sử dụng phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn vỗ béo bò”. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU Nội dung nghiên cứu Xác định khả năng phân giải chất khô đối với các khẩu phần nuôi vỗ béo bò có sử dụng lõi ngô, thân cây ngô, hạt bông. 1
  2. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12- Tháng 6-2008 Phương pháp nghiên cứu Các khẩu phần thí nghiệm Sử dụng 3 loại phụ phẩm: lõi ngô, thân cây ngô sau thu hoạch, hạt bông. Mỗi loại phụ phẩm bố trí 3 khẩu phần, cụ thể như sau: Công thức thức ăn hỗn hợp sử dụng lõi ngô Lo ại thức ăn (%) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu p hần 3 Rỉ mật 40 40 40 Bột sắn 24 14 4 Lõi ngô 10 20 30 Hạt bông 11 11 11 Khô d ầu lạc 13 13 13 U rê 1 1 1 Premix khoáng 1 1 1 Tổng 100 100 100 Công thức thức ăn hỗn hợp sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch Lo ại thức ăn (%) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3 Rỉ mật 46 36 30 Bột ngô 0 10 16 Bột sắn 25 15 5 Thân cây ngô sau thu ho ạch 5 15 25 Hạt bông 11 11 11 Khô d ầu lạc 11 11 11 U rê 1 1 1 Premix khoáng 1 1 1 Tổng 100 100 100 Công thức thức ăn hỗn hợp sử dụng hạt bông Lo ại thức ăn (%) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3 Rỉ mật 35 35 35 Bột sắn 29 34 39 Hạt bông 27 18 9 Khô d ầu lạc 7 11 15 U rê 1 1 1 Premix khoáng 1 1 1 Tổng 100 100 100 2
  3. TRƯƠNG LA - Đánh giá khả năng phân giả chất khô ... Phương pháp xác định khả năng phân giải chất khô Các khẩu phần trên được đánh giá khả năng phân giải chất khô bằng cả 2 phương pháp tiêu hóa d ạ cỏ- in sacco và in vitro-gas production. Thí nghiệm tiêu hoá dạ cỏ (in sacco ): đ ược tiến hành theo phương pháp túi ni lông của Orskov và cs, (1980). Mẫu thức ăn của các khẩu phần cho vào túi ni lông, sau đó đưa vào d ạ cỏ của bò mổ lỗ dò. Sau các thời gian ủ: 4; 8; 16; 24; 48 và 72 giờ trong dạ cỏ, mẫu được lấy ra, xử lý và ghi kết quả. Thí nghiệm đo lượng khí sinh ra khi lên men thức ăn theo phương pháp in vitro (gas production): Sử dụng theo quy trình củ a Menke và Steingass (1988). Dịch dạ cỏ của 2 bò đ ược lấy ra và bảo quản trong môi trường có điều kiện giống như trong dạ cỏ. Mẫu thức ăn các khẩu phần cho vào các ố ng xi lanh, sau đó cho dung dịch dạ cỏ vào, đưa các xi lanh và tủ ấm 38 oC, sau 3; 6; 12; 24; 48; 72 và 96 giờ ủ, lấy ra đọc kết quả về lượng khí sinh ra. Xử lý số liệu Động thái sinh khí khi lên men in vitro tích lu ỹ trong 96 giờ được tính theo quy trình của Orskov và Mc Donald (1979) P = a + b (1 - e -ct ) Trong đó: P: Lượng khí sinh ra ở thời điểm t a: Lượng khí ban đầu b: Lượng khí sinh ra trong khi lên men a + b : Tiềm năng khí sinh ra e: Logarit tự nhiên Kết qủa ghi chép ở thí nghiệm in sacco và in vitro được xử lý bằng phần mềm NEWAY của Chen, (1997) dựa trên hàm số mũ của Orskov và Mc.Donald , (1979). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tỉ lệ, tốc độ và đặc điểm phân giải chất khô của các khẩu phần sử dụng lõi ngô Kết quả tỉ lệ phân giải chất khô ở các thời điểm ủ trong dạ cỏ đ ược trình bày ở Bảng 1 Bảng 1. Tỉ lệ phân giải chất khô in sacco của các khẩu phần sử dụng lõi ngô sau thời gian ủ trong dạ cỏ (%) Khẩu Tỉ lệ phân giải chất khô in sacco (%) p hần 4 giờ 8 giờ 16 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 73,50a a a a 89,84 a 92,50a I 81,93 86,13 88,64 (1,86) (1,85) (0,76) (0,85) (0,31) (1,71) 65,30b b b b 85,39 b 90,09 ab II 74,44 78,29 80,74 (1,16) (0,49) (1,99) (1,51) (1,26) (2,66) 62,05b c b b 84,64 b 85,75 b III 71,83 76,45 80,15 (3,13) (1,18) (3,07) (5,53) (1,76) (1,58) Tỉ lệ phân giải chất khô của các khẩu phần ở các thời điểm là khác nhau, tỉ lệ này có xu hướng 3
  4. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12- Tháng 6-2008 giảm dần từ khẩu phần I đến khẩu phần III. Tỉ lệ phân giải chất khô cao sau ủ 4 giờ (> 60%). Sở dĩ như vậy là do trong khẩu phần có mặt nhiều chất dễ hoà tan như bột ngô, rỉ mật. Ở thời điểm ủ sau 24 giờ trong dạ cỏ, cả 3 khẩu phần đều có tỉ lệ phân giải chất khô đạt trên 80% và đ ã có sự khác biệt giữa khẩu phần I với khẩu phần II và III. Trong đó khẩu phần I có tỉ lệ phân giải cao nhất: 88,64%, khẩu phần II và III lần lượt là 80,74%; 80,15%. Thời điểm sau 72 giờ ủ, tỉ lệ phân giải cao nhất là khẩu phần I, tiếp theo là khẩu phần II và có sự sai khác với khẩu phần III (p
  5. TRƯƠNG LA - Đánh giá khả năng phân giả chất khô ... Khẩu phần a+b c RSD 71,13 ± 1,19a 2,648 ± 0,11a I 0,067 65,47 ± 1,10b 1,832 ± 0,02 b II 0,070 56,40 ± 0,82c 0,919 ± 0,34c III 0,061 Tỉ lệ, tốc độ và đặc điểm phân giải chất khô của các khẩu phần sử dụng thân cây ngô Kết quả bảng 5 cho thấy, tỉ lệ phân giải chất khô của các khẩu phần trong khoảng thời gian đ ầu 4 giờ, 8 giờ sau khi ủ có sự sai khác đáng kể (p0,05). Bảng 5. Tỉ lệ phân giải chất khô in sacco của các khẩu phần sử dụng thân cây ngô sau kho ảng thời gian ủ trong dạ cỏ (%) Khẩu Tỉ lệ phân giải chất khô in sacco (%) p hần 4 giờ 8 giờ 16 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 75,25 a a a a 87,90a 91,78 a I 80,78 83,56 85,79 (3,36) (1,80) (3,83) (3,42) (1,73) (1,70) 70,12 b b a a 87,85a 89,58 a II 76,08 82,87 84,51 (0,38) (0,79) (2,55) (2,17) (1,43) (1,19) 56,84 c c b b 83,52b 84,73 a III 63,06 73,57 78,54 (0,25) (1,05) (1,05) (4,81) (3,63) (4,20) Tiềm năng phân giải chất khô các khẩu phần giảm dần từ khẩu phần I đến khẩu phần III là do tỉ lệ các chất dễ hoà tan như r ỉ mật và bột sắn giảm dần, trong khi tỉ lệ thân cây ngô lại tăng d ần. Tỉ lệ thân cây ngô đ ã phần nào ảnh hưởng đến tiềm năng phân giải chất khô đối với các khẩu phần. Bảng 6. Đặc điểm phân giải chất khô của các khẩu phần sử dụng thân cây ngô sau 72 giờ ủ trong dạ cỏ Khẩu phần A B A+B c RSD ED(0,05) 97,77 a 75,52 a I 69,70 28,57 0,02 3,75 (1,65) (3,87) (3,87) (0,01) (0,14) (3,95) 89,80 b 78,91 a II 64,80 25,00 0,08 0,88 (1,04) (0,87) (0,70) (0,03) (0,13) (1,85) 86,03 b 69,88 b III 52,80 33,23 0,07 2,40 (1,36) (4,00) (4,00) (0,01) (1,47) (1,60) Tỉ lệ phân giải hiệu quả ED cũng có sự sai khác giữa các khẩu phần. Khẩu phần I: 75,52%; khẩu phần II: 78,91% và khẩu phần III: 69,88%. Tỉ lệ, tốc độ và đặc điểm tạo khí in vitro của các khẩu phần sử dụng thân cây ngô 5
  6. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12- Tháng 6-2008 Sự tạo khí tăng dần theo thời gian và khác nhau ở các khẩu phần. Từ thời điểm ủ 12 giờ đến 96 giờ, lượng khí sinh ra ở công thức I và II là tương đương nhau ở các thời điểm và đ ều cao hơn lượng khí sinh ra ở lô III (p
  7. TRƯƠNG LA - Đánh giá khả năng phân giả chất khô ... nhau của hạt bông đã không ảnh hưởng đến tỉ lệ phân giải chất khô của khẩu phần. Ở thời điểm 8 giờ, 16 giờ và 24 giờ kết quả về tỉ lệ phân giải của các khẩu phần tương tự như lúc 4 giờ. Khẩu phần II và III cho tỉ lệ phân giải cao hơn khẩu phần I. Tuy nhiên, lúc 48 và 72 giờ thì tỉ lệ phân giải chất khô 3 khẩu phần là như nhau (p>0,05).Đến thời điểm này khả năng phân giải chất khô của các khẩu phần hầu như bảo ho à và bị phân giải phần lớn (>91%). Như vậy, khi sử dụng hạt bông với các tỉ lệ khác nhau (9%; 18% và 27%) thì chưa thấy ảnh hưởng đến tỉ lệ p hân giải chất khô của các khẩu phần. Bảng 10. Đặc điểm phân giải chất khô của các khẩu phần sử dụng hạt bông sau 72 giờ ủ trong dạ cỏ Khẩu phần A B A+B c RSD ED(0,05) 60,80 c 32,80 a 93,60a 72,55 b I 0,05 3,75 (2,63) (6,08) (6,07) (0,05) (0,14) (5,49) 69,20 a 21,67 c 90,87a 84,05 a II 0,13 0,88 (1,04) (0,32) (0,72) (0,01) (0,13) (0,27) 66,70 b 26,83b 93,53a 81,73 a III 0,11 2,40 (1,75) (0,99) (1,24) (0,05) (1,47) (3,10) Tiềm năng phân giải của khẩu phần I, II và III là như nhau (P>0,05). Điều đó càng cho thấy với các tỉ lệ khác nhau của hạt bông đã không ảnh hưởng đến khả năng phân giải chất khô. Tỉ lệ, tốc độ và đặc điểm tạo khí in vitro của các khẩu phần sử dụng hạt bông Bảng 11. Lượng khí sinh ra của các khẩu phần tại thời điểm ủ mẫu in vitro khác nhau (ml/200mg CK) Khẩu Lượng khí sinh ra sau các thời điểm ủ mẫu (ml/200mg CK) p hần 3 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 6,98a a a a b 68,78a 70,77 b I 15,35 38,28 56,22 65,19 (0,72) (1,02) (1,49) (2,20) (2,62) (2,49) (2,38) 7,15a a a a b 69,99ab 72,11ab II 13,73 36,93 56,45 65,16 (0,57) (0,83) (1,61) (1,72) (2,14) (2,81) (1,49) 5,58b b a a a 73,64a 75,13 a III 11,34 38,49 60,61 69,73 (0,30) (0,71) (1,66) (1,94) (1,50) (1,28) (1,46) Qua bảng 11 ta thấy, lượng khí sinh ra tích luỹ sau 24 giờ ở các khẩu phần là như nhau: khẩu p hần I: 56,22ml; khẩu phần II: 56,45ml; khẩu phần III: 60,61ml. Vào thời điểm 72 giờ, kết quả lượng khí sinh ra cũng có quy luật giống lúc 24 giờ. Như vậy, với các tỉ lệ khác nhau của hạt bông trong khẩu phần đ ã không làm thay đổi lượng khí tạo ra và khả năng phân giải chất khô của các khẩu phần. Bảng 12. Đặc điểm sinh khí in vitro sau 96 giờ ủ (ml/200mg CK) 7
  8. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12- Tháng 6-2008 Khẩu phần a+b c RSD 69,37 ± 2,48 b 2,199 ± 0,11b I 0,074 70,73 ± 2,05 ab 1,782 ± 0,15c II 0,069 74,33 ± 1,38 a 3,454 ± 0,19a III 0,073 Tóm lại, khi sử dụng hạt bông để nuôi vỗ béo bò thịt với các mức khác nhau thì không làm giảm khả năng phân giải chất khô của khẩu phần. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Với các tỉ lệ lõi ngô khác nhau đã có ảnh hưởng đến tỉ lệ phân giải chất khô và lượng khí tạo ra in vitro của khẩu phần. Tỉ lệ lõi ngô càng tăng thì tỉ lệ phân giải chất khô và lượng khí tạo ra càng giảm. Sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch trong khẩu phần với tỉ lệ 25% thì bắt đầu làm giảm tỉ lệ p hân giải chất khô và làm thay đổi đặc điểm phân giải chất khô của khẩu phần. Với tỉ lệ này cũng làm giảm lượng khí tạo ra trong điều kiện in vitro. Sử dụng hạt bông với các tỉ lệ khác nhau đã không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ phân giải chất khô và lượng khí tạo ra in vitro của các khẩu phần. Đề nghị Nghiên cứu khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế khi áp dụng các khẩu phần có sử dụng lõi ngô, thân cây ngô và hạt bông để nuôi vỗ béo bò trong sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Blummed, M and Orskov, E. R; (1993). Comparison of in vitro gas production and nylon bag degradabili ty of roughages in predicting feed intake in cattle. Animal Feed Science and Technology, pp. 40. Chen X.B. (1997) Neway Excel: A utility for processing data of feed degradability and in vitro gas production (Version 5.0) , Rowett Research Institute. UK. Menke. K. H. and H. Steingass, (1988). Estimation of the energenic feed value obtained from chemical analysis and in vitro gas production using rumen fluid. Anim. Res. Develop. 28: pp. 7-55. Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Li ễn, (2005). Kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp và thủy hải sản làm thức ăn chăn nuôi. Hà Nội. Orskov.E.R. and I. McDonald (1979). “The estimation of protein degradability in the rument from incubation measurements weighted according to rate of passage “ J.Agric. Sci., Camb. 90, pp. 499-503. Orskov, E. R., Deb Hovell, F. D. and Mould, F, (1980). The use of the nylon bag technique for the evaluation of feedtaffs. Trop. Anim. Prod, 5, pp. 195 - 213. *Người phản biện: TS. Đỗ Viết Minh; TS. Đinh Văn Tuyền 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2