intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng bệnh viện bắc Thăng Long năm 2013

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng kiến thức của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng về phòng và cấp cứu sốc phản vệ; đề xuất giải pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng và cấp cứu sốc phản vệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng bệnh viện bắc Thăng Long năm 2013

  1. Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng bệnh viện bắc Thăng Long năm 2013 TÓM TẮT Nguyễn Thanh Vân * Nghiên cứu (NC) mô tả cắt ngang về phòng và cấp cứu sốc phản vệ (SPV), được thực hiện tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Sở y tế Hà Nội năm * Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bắc Thăng Long 2013, với cỡ mẫu 137 điều dưỡng (ĐD) trong toàn bộ các khoa lâm sàng tham gia vào NC. Đối tượng NC đa số thuộc giới nữ và ở lứa tuổi trẻ, 38% ĐD có trình độ cao đẳng, đại học. Kết quả cho thấy >90% ĐD có kiến thức đúng về nguyên nhân SPV, các biện pháp dự phòng và cách xử trí. >90-100% ĐD có kiến thức đúng để nhận biết về các triệu chứng biểu hiện của SPV, cách sử dụng, liều dùng Adrenalin ở người lớn. Tuy nhiên còn 56.2% ĐD chọn thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên của SPV, 38% ĐD hiểu sai về liều dùng Adrenalin ở trẻ em (các ĐD này chủ yếu công tác tại khoa Đông y và khoa liên chuyên khoa), đặc biệt còn 47,4% ĐD cho là vẫn thử test kháng sinh với người bệnh (NB) đã bị dị ứng với kháng sinh đó, NC đã chỉ ra sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác với kiến thức của ĐD về SPV nhưng có sự liên quan giữa trình độ ĐD với kiến thức về SPV, ĐD cao đẳng, đại học có kiến thức đúng cao hơn so với ĐD trung cấp về: Thời điểm xuất hiện sốc, cách xử trí tại chỗ và khoảng cách tiêm Adrenalin. Từ kết quả NC bệnh viện có cơ sở thực hiện công tác đào tạo liên tục và thường xuyên kiểm tra, giám sát về kiến thức phòng và cấp cứu SPV, tăng sự an toàn cho và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc NB tại Bệnh viện Bắc Thăng Long. ABSTRACT Cross sectional study about anaphylaxis shock was taken in Bac Thang Long hospital in 2013. Study objects: 137 nurses, most of them are women at young age. 38% of study objects had college and university’s degree. The result show that, more than 90% of nurses had right knowledge about causes, prevention and treatment of anaphylaxis shock. More than 90% of nurses had right knowledge about anaphylaxis shock’s symptomps, adrenalin’s dose and usage for adult. However, only 56,2% nurses know when first anaphylaxis shock’s symptomp appeared 38% nurses had wrong understanding about adrenalin’s dose for children ( these nurses are working at traditional medical faculty and faculty of associated specialist), and 47,4% nurses still did antibiotic test for patient whom had allergy with the same antibiotic. There is no statistical difference between seniority and nurse’s knowledge about anaphylaxis shock. However, there is connection between nurse’s degree and knowledge about anaphylaxis shock. Nurses, who had 22 Taøi lieäu Hoäi nghò Khoa hoïc Quoác teá Ñieàu döôõng
  2. unversity’s degree, have better knowledge than nurses who had lyceum’s degree in following areas: Appearance of anaphylaxis shock, local treatment, interval between adrenalin’s injection. With study’s result, hospital will have the basis for continuous education, permanent control and monitoring the knowledge about prevention and emergency treatment of anaphylaxis shock. It will rise the safety, and quality of patient’s health care in Bac Thang Long hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sốc phản vệ là hội chứng lâm sàng biểu hiện 1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ điều dưỡng bằng tình trạng tụt huyết áp và giảm tưới máu tổ (ĐD) đang công tác tại các khoa lâm sàng (tổng chức, bản chất là phản ứng dị ứng rất nặng, sốc số: 137 điều dưỡng/12 khoa). phản vệ có thể do thuốc, máu và chế phẩm máu, hóa chất, thức ăn, nọc côn trùng… Thuốc đưa vào 2. Tiêu chuẩn loại trừ: Các điều dưỡng nghỉ phép, cơ thể bằng bất cứ đường nào đều có thể gây sốc nghỉ ốm, nghỉ thai sản vắng mặt trong thời gian phản vệ. Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay sau dùng nghiên cứu và các điều dưỡng không đồng ý tham thuốc lần đầu hoặc sau dùng thuốc vài lần, một gia nghiên cứu. người đã làm test nội bì âm tính vẫn có thể bị sốc 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2013 đến phản vệ với kháng sinh đó. Cấp cứu sốc phản vệ đòi tháng 10/2013. hỏi phải khẩn trương như cấp cứu ngừng tuần hoàn, phải tiến hành ngay tại chỗ, các tai biến và tỷ lệ tử 4. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bằng vong do sốc phản vệ có thể giảm khi điều dưỡng phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. nắm được kiến thức để thực hiện đúng cách phòng chống và chăm sóc người bệnh sốc phản vệ. 5. Nội dung NC: Phân tích đối tượng nghiên cứu về tuổi, giới, trình độ, học vấn, thâm niên công tác Bộ Y tế ban hành Thông tư 08/1999/TT-BYT và kiến thức về sốc phản vệ theo nội dung phiếu hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ quy định phỏng vấn. các bác sĩ, điều dưỡng phải nắm vững phác đồ cấp cứu sốc phản vệ để xử lý kịp thời khi phát hiện người KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN bệnh có biểu hiện của sốc phản vệ nhằm hạn chế 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu thấp nhất các tai biến cho người bệnh. Tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, yêu cầu bắt buộc đối với các bác Bảng 1. Phân bổ điều dưỡng theo tuổi và giới sĩ, điều dưỡng là phải nắm vững Thông tư 08/1999/ Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % TT-BYT nhằm đảm bảo việc chủ động tốt nhất để xử trí đạt hiệu quả tốt nhất khi phát hiện người bệnh có Nam 14 10.2 Giới biểu hiện sốc phản vệ. Để đánh giá kiến thức phòng Nữ 123 89.8 và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng Bệnh viện £35 105 76.6 Bắc Thăng Long, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm các mục tiêu sau: 36-45 23 16.8 Tuổi >45 9 6.6 1. Đánh giá thực trạng kiến thức của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng về phòng và cấp cứu Trung bình 31.9 ± 8.1 tuổi (22-55) sốc phản vệ. Nhận xét: Bảng 1 cho thấy đa số các ĐD thuộc 2. Đề xuất giải pháp can thiệp nhằm nâng cao giới nữ (chiếm 89.8%), tỷ lệ này phù hợp với đặc kiến thức, kỹ năng phòng và cấp cứu sốc phản vệ. điểm chung về giới của ngành ĐD, lứa tuổi ≤35 Naêm 2014 23
  3. chiếm tới 76.6% phản ánh lực lượng ĐD của Bệnh đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao (toàn quốc viện (BV) Bắc Thăng Long đa số là ở độ tuổi trẻ. khoảng 20%).  QăP 38%  62% Trung cấp  QăP Cao đẳng - •QăP Đại học Biểu đồ 2. Đặc điểm về thâm niên công tác Biểu đồ 1. Phân bố điều dưỡng theo trình độ Biểu đồ 2 phản ánh về thời gian công tác của Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ ĐD có trình độ ĐD
  4. Bảng 3. Kiến thức về các biện pháp dự phòng sốc phản vệ Đúng Sai Kiến thức SL TL% SL TL% Khai thác kỹ tiền sử dị ứng trước khi dùng thuốc 125 91,2 12 8,8 Có hộp chống sốc khi tiêm truyền, thử test 121 88,3 16 11,7 Nồng độ dung dịch kháng sinh (Penicilline, Streptomycin) thử test 30 21,9 107 78,1 là 100.000đv/ml Theo dõi NB trong và sau khi thử test 132 96,4 5 3,6 Thời gian đọc kết quả test lẩy da là sau 20 phút 8 5,8 129 94.2 Không được thử test kháng sinh khi NB có tiền sử dị ứng với kháng 72 52,6 65 47,4 sinh đó Danh mục quy định có trong hộp chống sốc 135 98,5 2 1,5 Nhận xét: Bảng 3 cho thấy phần lớn (91,2% - 98,5%) ĐD có kiến thức cơ bản, quan trọng về phòng sốc phản vệ như: khai thác kỹ NB tiền sử dị ứng, theo dõi NB trong và sau khi thử test và danh mục có trong hộp chống sốc, tuy nhiên còn 11,7% ĐD hiểu sai về việc phải có hộp chống sốc khi tiêm, đặc biệt còn tới 47.4% ĐD cho là vẫn thử test kháng sinh cho NB có tiền sử dị ứng với kháng sinh đó, điều này cho thấy sự thiếu hụt đáng kể về kiến thức cơ bản, quan trọng nhất mà ĐD phải hiểu để tránh sự nguy hiểm cho NB. . Biểu đồ 3. Kiến thức về nguyên nhân sốc phản vệ Theo biểu đồ 3 đa số (chiếm> 80-100%) ĐD hiểu đúng về các nguyên nhân gây sốc phản vệ. Tuy nhiên còn 10,2% ĐD cho rằng máu và các sinh phẩm của máu không phải là nguyên nhân gây sốc phản vệ. Biểu đồ 4. Kiến thức về triệu chứng của sốc phản vệ Naêm 2014 25
  5. Theo biểu đồ 4, hầu hết (94,9-100%) ĐD biết về các biểu hiện về cảm giác và biểu hiện tuần hoàn, các biểu hiện của NB như: mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ và biết về các biểu hiệu bất thường về hô hấp, điều này cho thấy đạt tỷ lệ cao ĐD biết hướng dẫn để NB chủ động hợp tác và biết phát hiện các biểu hiện sớm của sốc phản vệ, tuy nhiên chỉ có 56.2% trả lời đúng về triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc một thời gian. Bảng 4. Liên quan giữa trình độ chuyên môn với kiến thức về thời gian và triệu chứng sốc phản vệ Thời gian xuất hiện Biểu hiện trên da Biểu hiện hô hấp Biểu hiện tiêu hóa Trình độ Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai Trung Cấp 41 44 84 1 81 4 76 9 (n=85) 48.2% 51.8% 98.8% 1.2% 95.3% 4.7% 89.4% 10.6% Cao đẳng, đại 36 16 50 2 49 3 46 6 học (n=52) 69.2% 30.8% 96.1% 5.9% 94.2% 5.8% 88.5% 11.5% p 0.05 >0.05 >0.05 Nhận xét: Bảng 4 cho thấy các ĐD cao đẳng, đại học hiểu đúng về thời gian xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ chiếm tỷ lệ cao hơn ĐD trung cấp, điều này phản ánh ĐD có trình độ cao hơn thì có kiến thức sâu hơn về cơ chế của sốc phản vệ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0.05 Nhận xét: Bảng 6 cho thấy tỷ lệ ĐD hiểu đúng về cách xử trí tại chỗ, liều Adrenalin ở trẻ em và khoảng cách tiêm Adrenalin khi NB có biểu hiện sốc phản vệ là tương đương, không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p>0.05). 26 Taøi lieäu Hoäi nghò Khoa hoïc Quoác teá Ñieàu döôõng
  6. KẾT LUẬN vệ nhưng có sự liên quan giữa trình độ ĐD với kiến thức về sốc phản vệ, điều này phản ánh lên rằng tỷ Toàn bộ ĐD các khoa lâm sàng tại BV Bắc lệ ĐD có trình độ cao đồng thuận với tỷ lệ kiến thức Thăng Long tham gia vào nghiên cứu, đa số thuộc đúng về sốc phản vệ như: Thời điểm xuất hiện sốc, giới nữ, còn trẻ có thời gian công tác 90%) ĐD có kiến thức đúng về kiến thức, kỹ năng phòng sốc phản vệ trong kế nguyên nhân gây sốc phản vệ, các biện pháp dự hoạch đào tạo liên tục cho toàn bộ ĐD làm việc phòng và cách xử trí. tại khoa lâm sàng, sử dụng kết quả từ nghiên cứu - Hầu hết (>90-100%) ĐD có kiến thức để này để tập huấn và giám sát điều dưỡng khi chăm nhận biết về các triệu chứng biểu hiện của sốc phản sóc NB. vệ, cách sử dụng, liều dùng Adrenalin ở người lớn. - Tổ kiểm tra bệnh viện kết hợp cùng phụ trách Tuy nhiên, tỷ lệ ĐD chọn thời điểm xuất hiện triệu khoa, ĐDT khoa thường xuyên kiểm tra, giám sát chứng đầu tiên của sốc phản vệ còn thấp (56.2%) và về kiến thức, kỹ năng phòng sốc phản vệ, ưu tiên còn tỷ lệ 38% ĐD hiểu sai về liều dùng Adrenalin ở nội dung này để kiểm tra và lấy kết quả để bình xét trẻ em (tập trung cao ở khoa Đông y và khoa Nhi), thi đua hàng tháng với cá nhân ĐD. đặc biệt là 47,4% ĐD cho là vẫn thử test kháng sinh - Tăng tỷ lệ ĐD cao đẳng, đại học: Khuyến với NB đã bị dị ứng với loại kháng sinh đó. khích cá nhân ĐD học lên trình độ cao hơn giúp - Nghiên cứu đã chỉ ra là không có sự liên quan người ĐD tự tin khi chăm sóc NB, tăng cường sự giữa thâm niên công tác với kiến thức về sốc phản an toàn cho NB. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Tập 1, Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ, Hà Nội, Tr. 72-73. 2. Bộ Y tế (2004), Kỹ thuật test lẩy da, Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Tập 2, Hà Nội, Tr. 57-60. 3. Bộ Y Tế (1999), Thông tư 08/1999-TT-BYT, Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ, Hà Nội . 4. Bệnh viện Bạch Mai (2011), Sốc phản vệ, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Tr.102-104, Hà Nội. 5. Bệnh viện Bắc Thăng Long (2013), Báo cáo đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch quý III năm 2013, Hà Nội. 6. Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Quá mẫn, Miễn dịch đại cương, Tr.135-184. Naêm 2014 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2