intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá nguy cơ của người tiêu dùng đối với thuốc trừ sâu lindan do tiêu thụ động vật thân mềm và giáp xác ở Nha Trang

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về đánh giá nguy cơ của cư dân ven biển đối với thuốc trừ sâu lindan có trong động vật thân mềm và giáp xác. Kết hợp số liệu tiêu thụ động vật thân mềm, giáp xác và số liệu hàm lượng thuốc trừ sâu lindan có trong động vật thân mềm, giáp xác theo phương pháp xác suất với sự trợ giúp của phần mềm @Risk® cho kết quả về mức độ phơi nhiễm của sáu nhóm đối tượng (nam và nữ (18 - 29, 30 - 54 và trên 55 tuổi)).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá nguy cơ của người tiêu dùng đối với thuốc trừ sâu lindan do tiêu thụ động vật thân mềm và giáp xác ở Nha Trang

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI<br /> THUỐC TRỪ SÂU LINDAN DO TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM<br /> VÀ GIÁP XÁC Ở NHA TRANG<br /> <br /> RISK ASSESSMENT OF CONSUMER TO PESTICIDE (LINDANE) DUE TO MOLLUSK<br /> AND CRUSTACEAN CONSUMPTION IN NHA TRANG<br /> Nguyễn Thuần Anh1<br /> Ngày nhận bài: 17/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 31/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về đánh giá nguy cơ của cư dân ven biển đối với thuốc trừ sâu lindan có trong<br /> động vật thân mềm và giáp xác. Kết hợp số liệu tiêu thụ động vật thân mềm, giáp xác và số liệu hàm lượng thuốc trừ sâu<br /> lindan có trong động vật thân mềm, giáp xác theo phương pháp xác suất với sự trợ giúp của phần mềm @Risk® cho kết<br /> quả về mức độ phơi nhiễm của sáu nhóm đối tượng (nam và nữ (18 - 29, 30 - 54 và trên 55 tuổi)). Giá trị phơi nhiễm trung<br /> bình (0.0017mg/kg thể trọng/ngày) của người dân thành phố Nha Trang thấp hơn nhập lượng hàng ngày chấp nhận được<br /> ADI (Acceptable Daily Intake) của lindan (1mg/kg thể trọng/ngày). Kết quả nghiên cứu cho phép kết luận không có nguy<br /> cơ liên quan đến mức độ phơi nhiễm lindan của cư dân thành phố Nha Trang do tiêu thụ động vật thân mềm và giáp xác.<br /> Từ khóa: đánh giá nguy cơ, động vật thân mềm, giáp xác, lindan<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This is the first study in Vietnam about risk assessment to lindan (pesticide) in mollusks and crustaceans for the<br /> population in coastal regions. The mollusk and crustacean consumption data was combined with the lindan contamination<br /> data in mollusks, crustaceans by probabilistic analyses performed with @Risk international for Excel to estimate the lindan<br /> intake for six sub-population groups: men and women (18-29, 30-54 and 55 and over years old). The mean dietary intake<br /> (0.0017 mg/kg body weight/day) of lindan by the Nha Trang population is lower than the Acceptable Daily Intake (ADI) of<br /> lindan (1mg/kg b.w/day). The result of this study permit to conclude that there is no risk concerning the levels of exposure<br /> of Nha Trang consumers to lindan due to the mollusk and crustacean consumption.<br /> Keywords: risk assessment, mollusks, crustaceans, lindan<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Lindan là tên thường gọi của gamma1,2,3,4,5,6-Hexachlorocyclohexane (HCH) có công<br /> thức phân tử là C6H6Cl6, là thuốc trừ sâu gốc clo có<br /> độc tính cao đã bị cấm sử dụng (WHO/EHC, 1991).<br /> HCH là một hỗn hợp gồm α-HCH, β-HCH, γ-HCH,<br /> δ-HCH và ε-HCH (Sang và cộng sự, 1999). Lindan<br /> chiếm 99% của hỗn hợp (JMPR, 2002). Lindan gây<br /> kích thích hệ thần kinh trung ương và thoái hóa chức<br /> năng gan, cật, gây tình trạng thiếu máu. Lindan là<br /> một trong những thuốc trừ sâu có liên quan đến<br /> nguyên nhân gây ung thư (Fabre và cộng sự, 2005).<br /> <br /> 1<br /> <br /> Triệu chứng ngộ độc bao gồm: viêm màng kết, làm<br /> máu bầm, đau đầu, choáng, sốt, buồn nôn, mửa,<br /> đau dạ dày, bệnh tiêu chảy, rối loạn tâm thần, gây<br /> chứng chuột rút, kích thích hệ hô hấp, gây mụn nhọt<br /> và phát ban. Lindan có mặt trong môi trường là do<br /> các hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu của con người<br /> đã làm ô nhiễm đất và không khí, tiếp theo mưa và<br /> quá trình rửa trôi đất đã làm nước bị ô nhiễm lindan.<br /> Từ 1989 đến 1991 hàm lượng lindan trong nước<br /> sông ở Việt Nam khoảng từ 360 đến 5300pg/l, trong<br /> không khí là 2,8 đến 3,9pg/m3 (Fabre và cộng sự,<br /> 2005). Mặc dù Việt nam là một trong 52 nước đã<br /> <br /> TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 3<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> cấm sử dụng lindan trong tất cả các lĩnh vực (QĐ,<br /> 2000; CEC, 2006), nhưng nghiên cứu của Hung và<br /> Thienman (2002) đã cho thấy hàm lượng lindan cao<br /> trong các mẫu nước ở Việt Nam. Mặt khác lindan đã<br /> được phát hiện thấy trong ốc nước ngọt (Dang và<br /> cộng sự, 2001). Mặt khác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ<br /> là loài ăn lọc có khả năng tích lũy lindan. Các cư dân<br /> sống ở khu vực ven biển được coi là đối tượng tiêu<br /> thụ nhiều động vật thân mềm và giáp xác. Thành<br /> phố Nha Trang được chọn làm đại diện của khu<br /> vực ven biển Việt Nam trong tiêu thụ động vật thân<br /> mềm và giáp xác. Nghiên cứu này được thực hiện<br /> để đánh giá phơi nhiễm thuốc trừ sâu lindan do ăn<br /> động vật thân mềm và giáp xác ở thành phố Nha<br /> Trang. Các số liệu này cung cấp các thông tin một<br /> cách chặt chẽ, khoa học, giúp các nhà hoạch định<br /> chính sách xác định được các giải pháp để bảo vệ<br /> sức khỏe cho cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu<br /> sẽ là tiền đề để đề xuất các giải pháp quản lý nguy<br /> cơ cho chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an<br /> toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời chúng rất hữu<br /> ích trong trao đổi, thương mại của Việt Nam và các<br /> đối tác nước ngoài. Hơn thế nữa, nghiên cứu này<br /> góp phần vào việc hòa nhập với xu thế của thế giới<br /> là: các quốc gia dùng công cụ đánh giá về an toàn<br /> thực phẩm phải dựa trên đánh giá nguy cơ. Một lý<br /> do quan trọng nữa là: Việt Nam đã ký kết tham gia<br /> Hiệp định Vệ sinh ATTP và kiểm dịch động thực vật<br /> (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới vì vậy cần<br /> có khả năng chứng tỏ: chúng ta hiểu về những nguy<br /> cơ gắn liền với các sản phẩm của chúng ta.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Tính toán phơi nhiễm lindan<br /> Dựa trên số liệu tiêu thụ các động vật thân mềm,<br /> giáp xác và hàm lượng lindan trong động vật thân<br /> mềm, giáp xác; việc đánh giá phơi nhiễm lindan của<br /> người tiêu dùng được thực hiện theo phân tích xác<br /> suất (probabilistic analyses) (Kroes et al., 2002), sử<br /> dụng phần mềm tính toán phơi nhiễm @Risk 4.5.6.<br /> Phương pháp Monte Carlo và lấy mẫu theo phương<br /> pháp siêu lập phương Latin (Latin Hypercube) đã<br /> được thực hiện. Số lần lặp lại của Monte Carlo<br /> cho các tính toán là 10.000 (Monte Carlo, 2003;<br /> Feinberg et al., 2006).<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> trọng) của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được<br /> chia thành 6 nhóm: đàn ông và phụ nữ (18 - 29,<br /> 30 - 54 và trên 55 tuổi)<br /> Qi: Phân bố của tiêu thụ động vật thân mềm<br /> và giáp xác i (g/kg thể trọng/ngày), với i là các loài<br /> hai mảnh vỏ, các loài chân bụng, các loài chân đầu<br /> hoặc giáp xác<br /> Qi được lấy trong bộ số liệu của cuộc điều tra<br /> tiêu thụ động vật thân mềm tại 27 xã phương thuộc<br /> thành phố Nha Trang của Nguyễn và các cộng sự<br /> (2010) được thực hiện bằng phương pháp FFQ<br /> (Food Frequency Questionnaire) và phương pháp<br /> SDRM (Seven Days Recall Method).<br /> Ci: Hàm lượng tối đa của lindan trong động vật<br /> thân mềm i (μg/kg), với i là các loài hai mảnh vỏ,<br /> các loài chân bụng, các loài chân đầu hoặc giáp xác<br /> Ci được lấy trong bộ số liệu hàm lượng thuốc<br /> trừ sâu lindan của bốn nhóm động vật thân mềm<br /> (các loài hai mảnh vỏ, các loài chân bụng, các loài<br /> chân đầu hoặc giáp xác) được lấy ở các chợ và nhà<br /> hàng thuộc thành phố Nha Trang đã xác định được<br /> trong hai mùa (mùa mưa và mùa khô) bằng phương<br /> pháp GC-EDC (AOAC, 1995). (Nguyễn, 2011). Giá<br /> trị giới hạn xác định (LD: Limit of detection) được<br /> dùng thay thế cho các kết quả dưới LD trong tính<br /> toán phơi nhiễm.<br /> 2. Xác định đặc tính nguy cơ<br /> Mức độ phơi nhiễm lindan (E) được so sánh<br /> với ADI (Acceptable Daily Intake)(1μg. kg-1thể trọng.<br /> ngày-1) (JMPR, 2002) và được trình bày dưới dạng<br /> % của ADI: (E*100 / ADI)(%).<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Kết quả đánh giá phơi nhiễm và đánh giá<br /> nguy cơ<br /> Các mức độ phơi nhiễm lindan của cư dân<br /> thành phố Nha Trang ở các mức độ tiêu thụ động<br /> vật thân mềm và giáp xác khác nhau được trình bày<br /> ở hình 1. Giá trị phơi nhiễm lindan trung bình xác<br /> định được là 0.0017μg/kg thể trọng/ngày.<br /> <br /> Tính toán phơi nhiễm lindan theo công thức sau:<br /> n<br /> <br /> D = ∑ Qi Ci<br /> i=1<br /> <br /> D: Phân bố của phơi nhiễm lindan (mg/kg thể<br /> <br /> 4 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Hình 1. Phơi nhiễm lindan (µg/kg thể trọng/ngày) do ăn<br /> động vật thân mềm và giáp xác<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Kết quả so sánh các mức độ phơi nhiễm lindan<br /> so với “nhập lượng hàng ngày chấp nhận được” ADI<br /> (Acceptable Daily Intake)(1μg/kg thể trọng/ngày)<br /> được trình bày ở hình 2 cho thấy các mức độ phơi<br /> nhiễm này rất thấp so với ADI của lindan ( nữ 18 - 29 tuổi>nam trên 55 tuổi và nữ trên 55<br /> tuổi> nam 18 - 29 tuổi và nam 30 - 54 tuổi.<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> Nhóm nhuyễn thể hai mảnh vỏ góp phần nhiều<br /> nhất vào việc làm phơi nhiễm lindan (67%), sau<br /> đó đến nhóm giáp xác (33%). Nhóm chân bụng và<br /> nhóm chân đầu không hề tham gia vào việc làm<br /> phơi nhiễm lindan (do không phát hiện thấy lindan<br /> trong mẫu phân tích của các nhóm này (Nguyễn,<br /> 2011)) (hình 4).<br /> <br /> Hình 4. Sự tham gia của các nhóm giáp xác và nhóm hai<br /> mảnh vỏ vào việc phơi nhiễm lindan<br /> <br /> Ở Việt Nam và trên thế giới chưa có các<br /> nghiên cứu đánh giá nguy cơ lindan do ăn động<br /> vật thân mềm nào được thực hiện do vậy việc so<br /> sánh không thể thực hiện được. Tuy nhiên, có<br /> các dữ liệu về phơi nhiễm HCH tổng số (bao gồm<br /> (α HCH, β HCH và γ HCH (lindane)) do ăn thực<br /> phẩm nhưng số lượng rất ít. Mức độ phơi nhiễm<br /> lindan có trong thức ăn nói chung ở các nước theo<br /> thứ tự như sau: Ý>Hà Lan. Tây Ban Nha>Đức>Việt<br /> Nam>Thụy sĩ>Canada> Thái Lan>Úc>Nhật>Mĩ<br /> (Kannan và cộng sự, 1997).<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> Phơi nhiễm lindan do tiêu thu động vật thân<br /> mềm của người dân Nha Trang ở các nhóm tuổi và<br /> giới tính khác nhau là rất thấp so với “nhập lượng<br /> hàng ngày chấp nhận được” (ADI) được thiết lập<br /> bởi JMPR ngay cả khi nồng độ tối đa của lindan và<br /> giá trị giới hạn xác định (LD: Limit of detection) được<br /> dùng thay thế cho các kết quả dưới LD trong tính<br /> toán phơi nhiễm. Kết quả đạt được cho phép kết<br /> luận mức độ phơi nhiễm lindan do tiêu thu động vật<br /> thân mềm của cư dân thành phố Nha Trang không<br /> phải là vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên cần có các<br /> nghiên cứu bổ sung để đánh giá phơi nhiễm lindan<br /> do ăn các thực phẩm khác.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> AOAC, 1995. Organochlorine and organophosphorous pesticide residues: General multiresidue method. Sec. 10.1.01,<br /> Method 970.52. In Official Methods of Analysis of AOAC International, 16th ed., P.A. Cunniff (Ed.)., p. 1-10. AOAC<br /> International, Gaithersburg, MD.<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 5<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> 2.<br /> <br /> CEC (Commission for Environmental Cooperation). The North American Regional Action Plan (NARAP) on Lindane and<br /> Other Hexachlorocyclohexane (HCH) Isomers, 2006, 51p. http://www.cec.org/files/pdf/POLLUTANTS/Lindane-NARAPPublic-Comment_en.pdf<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Dang DN, Carvalho FB, Nguyen MA, Nguyen QT, Nguyen THY, Villeneuve JP, Cattini C, 2001. Chlorinated pesticides and<br /> PCBs in sediments and molluscs from freshwater canals in the Hanoi region. Environmental Pollution, 112, p.311-320<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Fabre B, Roth E, Heintz V, 2005. Les isomers de l’herxachlorocyclohexane. Rapport bibliographique élaboré dans le cadre<br /> d’une collaboration UHA – ADEME (Université de Haute Alsace- Agence de l’Environement de la Maîtrise de l’Energie).<br /> 126p. http://www.ademe.fr/alsace/pdf/PDF_LINDANE.pdf<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Feinberg M, Bertail P, Tressou J, Verger Ph, 2006. Analyse des risques alimentaires. Paris: Techniques & Documentation,<br /> 398p.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Hung DQ, Thiemann W, 2002. Contamination by selected chlorinated pesticides in surface waters in Hanoi, Vietnam.<br /> Chemosphere, 47, p.357-367.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> JMPR (Joint Meeting on Pesticide Residues), 2002. Pesticide residues in food. Report of the Joint Meeting of the FAO Panel<br /> of Experts on Pesticide Residues in Food and the Environment and the WHO Core Assessment Group on Pesticide Residues<br /> Rome, Italy 16- 25 September 2002. http://www.inchem.org/documents/jmpr/jmpmono/2002pr01.htm<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Kannan K, Tanabe Sh, Giesy JP, Tatsukawa R, 1997. Organochlorine pesticides and polychlorinated biphenyls in foodstuffs<br /> from Asian and Oceanic countries, Reviews of Environmental Contamination & Toxicology, 152, p.1-55.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Kroes R, Muller D, Lambec J, Lowik MRH, van Klaverene J, Kleinerf J, Massey R, Mayer S, Urietai I, Verger P, Viscontik<br /> A, 2002. Assessment of intake from the diet. Food and chemical Toxicology, 40, p.327-385.<br /> <br /> 10. Monte Carlo, 2003. Guidelines on the application of probabilistic modelling to the estimation of exposure to food chemicals.<br /> Prepared by the Monte Carlo project, 24p. http://montecarlo.tchpc.tcd.ie/reports/guidelines/Document1.pdf<br /> 11. Nguyen TA, Tran TL, Carpentier F-G, Roudot A-C, Parent Massin D, 2010. Survey of shellfish consumption in south coastal<br /> Vietnam (Nha trang). Proceedings of the 7th international conference on Molluscan Shellfish Safety, Nante, France, 14th-19th<br /> June, 2009.<br /> 12. Nguyễn Thuần Anh, 2011. Hàm lượng thuốc trừ sâu lindan trong nhuyễn thể ở Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ<br /> Thủy sản, số 4/2011.<br /> 13. QĐ, 2000. Quyết định 88/2000/QĐ-BTM (18/1/2000) của Bộ Thương mại. Danh mục cấm sử dụng, 55p. www.most.gov.<br /> vn/c_vbqp/cb_tracuu/tap3/<br /> <br /> 6 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2