intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác quản lý sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm từ 2009-2011

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết thể hiện việc xác định tình hình sức khỏe và đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác quản lý sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm từ 2009-2011, gồm có 44 cán bộ là thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ (gồm đang làm việc và hưu trí) và cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đang nghỉ hưu trên địa bàn Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác quản lý sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm từ 2009-2011

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE<br /> CÁN BỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM TỪ 2009-2011<br /> Nguyễn Ngọc Long*, Nguyễn Đức Công*, Lưu Thành Giữ**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Xác định tình hình sức khoẻ và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe<br /> cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm từ 2009-2011.<br /> Đối tượng: Gồm 44 cán bộ là thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ (gồm đang làm việc và hưu trí)<br /> và cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đang nghỉ hưu trên địa bàn Vĩnh Long.<br /> Phương pháp: tiền cứu, mô tả cắt ngang<br /> Kết quả: Bệnh có tỷ lệ thường mắc nhất là tim mạch, rối loạn chuyển hoá lipid, đái tháo đường, gút… Xếp<br /> loại sức khỏe năm 2011 có 37/44 (84%) trường hợp đạt sức khỏe loại khá và trung bình mặc dù trong số đó có đến<br /> 26/44 (59,1%) trường hợp là đối tượng đã nghỉ hưu trí. Trong 3 năm đã có 6 trường hợp được chuyển về Bệnh<br /> viện Thống Nhất và những trường hợp này đều đã được can thiệp xử trí hợp lý kịp thời, thành công.<br /> Kết luận: Sự phối hợp giữa Bệnh viện Thống Nhất và Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long đã góp phần vào<br /> việc giữ ổn định kết quả sức khỏe cán bộ trong diện quản lý.<br /> Từ khóa: Quản lý sức khỏe cán bộ<br /> <br /> ABSTRACT<br /> INITIAL EVALUATION EFFECT OF THE PROTECTION HEALTH CARE OFFICIALS IN VINH LONG<br /> PROVINCE AMONG 3 YEARS FROM 2009-2011<br /> Nguyen Ngoc Long, Nguyen Duc Cong, Luu Thanh Giu.<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 1 - 5<br /> Objectives: Identify the health and evaluate the effective of the management, protection and health care<br /> officials in Vinh Long province among 3 years from 2009-2011.<br /> Subjects: 44 officials of Vinh Long Province (include working and retired)<br /> Methods: Prospective, cross-sectional descriptive<br /> Results: The most of disease is cardiology, lipid metabolism disorders, diabetes, gout ... Health class in 2011<br /> with 37/44 (84%) cases with good and average health though have 26/44 (59.1%) cases were subject to retirement.<br /> In three years there were 6 cases were transferred to the Thong Nhat Hospital and these cases have been treated<br /> rationally intervene promptly and successfully.<br /> Conclusions: The combination of the Thong Nhat Hospital and the Health protection committee of Vinh<br /> Long province has contributed to stabilizing the health outcomes of the management officials.<br /> Keywords: Protection health care officials<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người<br /> và của toàn xã hội. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe<br /> <br /> cho mọi người là một trong những mục tiêu tốt<br /> đẹp nói lên tính ưu việt của chế độ ta, thể hiện<br /> sự quan tâm chu đáo của Đảng và Nhà nước<br /> đối với sức khỏe cộng đồng(2).<br /> <br /> **Ban bảo vệ CSSK cán bộ tỉnh Vĩnh Long<br /> * Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Long ĐT: 0986703456<br /> Email:nguyenngoclonghcm@yahoo.com.vn<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh<br /> Vĩnh Long là một trong những đơn vị được<br /> Bệnh viện Thống nhất trực tiếp hỗ trợ công tác<br /> quản lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ<br /> thuộc địa phương trong nhiều năm nay. Được<br /> sự quan tâm của Tỉnh ủy - UBND tỉnh, Ban bảo<br /> vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Long đã<br /> phối hợp với Bệnh viện Thống Nhất, định kỳ 3<br /> tháng một lần cử cán bộ có chuyên môn cao trực<br /> tiếp về hỗ trợ công tác khám, điều trị và quản lý<br /> sức khỏe cho cán bộ tại tỉnh nhà.<br /> <br /> Tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ<br /> tỉnh Vĩnh Long.<br /> <br /> Việc xác định tình trạng sức khỏe và bệnh tật<br /> thông qua phân tích tình hình cán bộ đến khám<br /> định kỳ là công việc cần thiết giúp cho Ban bảo<br /> vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ địa phương xây<br /> dựng được chương trình kế hoạch hoạt động sát<br /> thực, đề ra những chính sách phù hợp, đầu tư<br /> có chiều sâu và có trọng điểm trong công tác<br /> quản lý, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ(3).<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y<br /> học thông thường.<br /> <br /> Chính vì những lý do thiết thực nêu trên,<br /> chúng tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá sơ bộ hiệu<br /> quả công tác quản lý sức khỏe cán bộ tại tỉnh<br /> Vĩnh Long trong 3 năm 2009 - 2011" nhằm mục<br /> tiêu sau:<br /> 1. Xác định tình hình sức khoẻ bệnh tật cán bộ<br /> được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ<br /> tỉnh Vĩnh Long.<br /> 2. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và<br /> chăm sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Gồm 44 cán bộ thuộc đối tượng là Thường<br /> vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ (gồm<br /> đang làm việc và hưu trí) và cán bộ thuộc diện<br /> Trung ương quản lý đang nghỉ hưu trên địa bàn<br /> Vĩnh Long.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br /> Thời gian nghiên cứu<br /> Trong 3 năm từ năm 2009 - 2011.<br /> Địa điểm nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thu thập dữ liệu<br /> Các đối tượng được thu thập số liệu theo<br /> mẫu soạn sẵn.<br /> Nghiên cứu tình hình bệnh tật và các trường<br /> hợp có can thiệp lâm sàng.<br /> <br /> Xếp loại sức khỏe<br /> Theo quy định của Ban bảo vệ chăm sóc sức<br /> khỏe Trung ương.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu<br /> Bảng 1: Phân bố tuổi, giới theo nhóm quản lý<br /> Giới Nam<br /> Nữ<br /> Tổng<br /> Tuổi TB<br /> Nhóm<br /> n(%)<br /> N(%)<br /> N(%)<br /> cán bộ<br /> Đang công tác 16 (88,9%) 2.(1,1%) 18 (40,9) 57,2 ± 3,4<br /> Hưu trí<br /> 23 (88,8%) 3 (1,2%) 26 (59,1) 72,8 ± 8,4<br /> Chung<br /> 39 (88,6%) 05 (11,4%) 44 (100) 66,5 ±10,3<br /> <br /> Trong tổng số cán bộ thuộc diện quản lý có<br /> 88,6% là nam và 11,4% là cán bộ nữ. Có 40,9% là<br /> nhóm cán bộ đang công tác và 59,1% là nhóm<br /> cán bộ đã nghỉ hưu trí.<br /> Tuổi trung bình của cả nhóm quản lý chung<br /> là 66,5 ± 10,3 tuổi.<br /> Tuổi trung bình của nhóm cán bộ đang công<br /> tác 57,2 ± 3,4 tuổi.<br /> Tuổi trung bình của nhóm cán bộ hưu trí<br /> 72,8 ± 8,4 tuổi.<br /> Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi và giới<br /> Giới<br /> Độ tuổi<br /> 45 - 55<br /> 56 - 60<br /> 61 - 70<br /> 71 - 80<br /> > 80<br /> Cộng<br /> <br /> n<br /> 3<br /> 13<br /> 8<br /> 9<br /> 6<br /> 39<br /> <br /> Nam<br /> %<br /> 6,8<br /> 29,6<br /> 18,2<br /> 20,4<br /> 13,6<br /> 88,6<br /> <br /> Nữ<br /> n<br /> 1<br /> 1<br /> 2<br /> 1<br /> 0<br /> 5<br /> <br /> %<br /> 2,3<br /> 2,3<br /> 4,5<br /> 2,3<br /> 0<br /> 11,4<br /> <br /> Chung<br /> n<br /> %<br /> 4<br /> 9,1<br /> 14<br /> 31,8<br /> 10<br /> 22,7<br /> 10<br /> 22,7<br /> 6<br /> 13,7<br /> 44<br /> 100<br /> <br /> Độ tuổi là cán bộ đã nghỉ hưu (từ 61 - 80)<br /> chiếm tỷ lệ cao 45,4%, có 6 trường hợp đã trên<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> 80 tuổi chiếm 13,7%. Cán bộ đang làm việc có 18<br /> người chiếm 40,9%.<br /> Tuổi thấp nhất là 52 và cao nhất là 82.<br /> <br /> Các bệnh lý thường gặp<br /> Bảng 3: Tình hình bệnh tật của nhóm cán bộ đang<br /> làm việc (n=18)<br /> Năm<br /> <br /> 2009<br /> Bệnh<br /> n %<br /> Tăng huyết áp<br /> 3 16,7<br /> Thiếu máu cơ tim 8 44,4<br /> Rối loạn nhịp tim<br /> 3 16,7<br /> Hội chứng Brugada 1 5,6<br /> Rối loạn mỡ máu 12 66,7<br /> Gan nhiễm mỡ<br /> 7 38,9<br /> Gút<br /> 4 22,2<br /> Đái tháo đường<br /> 1 5,6<br /> Sỏi mật<br /> 1 5,6<br /> Sỏi tiết niệu<br /> 2 11,1<br /> Viêm gan mạn<br /> 1 5,6<br /> Suy tĩnh mạch chân 1 5,6<br /> Thoái hóa khớp<br /> 3 16,7<br /> <br /> 2010<br /> n %<br /> 3 16,7<br /> 6 33,3<br /> 2 11,1<br /> 1 5,6<br /> 12 66,7<br /> 8 44,4<br /> 6 33,3<br /> 2 11,1<br /> 1 5,6<br /> 2 11,1<br /> 1 5,6<br /> 1 5,6<br /> 3 16,7<br /> <br /> 2011<br /> n %<br /> 3 16,7<br /> 5 27,8<br /> 2 11,1<br /> 1 5,6<br /> 13 72,2<br /> 8 44,4<br /> 6 33,3<br /> 2 11,1<br /> 1 5,6<br /> 3 16,7<br /> 1 5,6<br /> 1 5,6<br /> 3 16,7<br /> <br /> p<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> <br /> Tỷ lệ cán bộ đang làm việc mắc các bệnh tim<br /> mạch chiếm tỷ lệ cao trên 80%, trong đó cao<br /> nhất là bệnh thiếu máu cơ tim và tăng huyết áp.<br /> Tiếp đến là bệnh nội tiết - chuyển hoá như rối<br /> loạn mỡ máu chiếm 66,7%. Sự khác biệt giữa các<br /> nhóm bệnh qua 3 năm không có sự khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê (p>0,05).<br /> Bảng 4: Tình hình bệnh tật của nhóm cán bộ hưu trí<br /> (n=26)<br /> Năm<br /> <br /> 2009<br /> Bệnh<br /> n %<br /> Tăng huyết áp<br /> 14 50,0<br /> Thiếu máu cơ tim<br /> 9 32,1<br /> Rối loạn nhịp tim<br /> 2 7,1<br /> Suy tim<br /> 2 7,1<br /> Hội chứng Brugada 1 3,6<br /> Viêm gan mãn tính 4 14,3<br /> Xơ gan<br /> 0 0<br /> Gan nhiễm mỡ<br /> 12 42,8<br /> Sỏi mật<br /> 1 3,6<br /> Sỏi tiết niệu<br /> 3 10,7<br /> U xơ tiền liệt tuyến 5 17,8<br /> Suy thận<br /> 0 0<br /> Đái tháo đường<br /> 13 46,4<br /> Gút<br /> 14 50,0<br /> <br /> 2010<br /> n %<br /> 14 50,0<br /> 8 28,6<br /> 2 7,1<br /> 2 7,1<br /> 1 3,6<br /> 5 17,8<br /> 1 3,6<br /> 11 39,3<br /> 2 7,1<br /> 3 10,7<br /> 5 17,8<br /> 1 3,6<br /> 14 50,0<br /> 14 50,0<br /> <br /> 2011<br /> n %<br /> 12 42,8<br /> 8 28,6<br /> 2 7,1<br /> 2 7,1<br /> 1 3,6<br /> 5 17,8<br /> 1 3,6<br /> 12 42,8<br /> 2 7,1<br /> 3 10,7<br /> 5 17,8<br /> 1 3,6<br /> 14 50,0<br /> 14 50,0<br /> <br /> p<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> <br /> Năm<br /> Bệnh<br /> Rối loạn mỡ máu<br /> Thoái hóa khớp<br /> Suy tĩnh mạch chân<br /> Ung thư (đã phẫu<br /> thuật)<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> 2009<br /> n %<br /> 20 71,4<br /> 8 28,6<br /> 3 10,7<br /> <br /> 2010<br /> n %<br /> 21 75,0<br /> 8 28,6<br /> 3 10,7<br /> <br /> 2011<br /> p<br /> n %<br /> 21 75,0 >0,05<br /> 9 32,1 >0,05<br /> 3 10,7 >0,05<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 7,1 >0,05<br /> <br /> Tỷ lệ cán bộ hưu trí mắc các bệnh tim<br /> mạch chiếm tỷ lệ cao trên 90%, trong đó bệnh<br /> tăng huyết áp là 50%. Tiếp đến là bệnh nội tiết<br /> - chuyển hoá, rối loạn mỡ máu, đái tháo<br /> đường. Sự khác biệt giữa các nhóm bệnh qua<br /> 3 năm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br /> kê (p>0,05).<br /> <br /> Các biện pháp can thiệp<br /> Bảng 5: Các biện pháp can thiệp điều trị<br /> Năm<br /> Biện pháp<br /> Điều trị tại địa<br /> phương<br /> Chuyển về BVTN<br /> (can thiệp lâm sàng)<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> <br /> 2009<br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> 2010<br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> 2011<br /> %<br /> <br /> 40<br /> <br /> 90,9<br /> <br /> 43<br /> <br /> 97,7<br /> <br /> 43<br /> <br /> 97,7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 9,1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 44<br /> <br /> 100<br /> <br /> 44<br /> <br /> 100<br /> <br /> 44<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đa số các trường hợp được quản lý theo dõi<br /> và điều trị tại địa phương, tất cả các trường hợp<br /> chuyển về Bệnh viện Thống Nhất đều được xử<br /> trí bằng các biện pháp can thiệp lâm sàng.<br /> Bảng 6: Các biện pháp can thiệp lâm sàng<br /> Năm 2009<br /> Bệnh pháp<br /> n<br /> Phẫu thuật ngoại khoa<br /> 1<br /> Đặt Stent động mạch vành<br /> 2<br /> Đặt máy tạo nhịp tim<br /> 1<br /> Tổng<br /> 4<br /> <br /> 2010<br /> n<br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 2011<br /> n<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Năm 2009 có 4 trường hợp được chuyển về<br /> Bệnh viện Thống Nhất và đều được can thiệp<br /> bằng các phương pháp như: 1 trường hợp phẫu<br /> thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến, 2 trường hợp được<br /> đặt Stent động mạch vành và 1 trường hợp được<br /> đặt máy tạo nhịp tim.<br /> Năm 2010 và 2011 có 2 trường hợp đặt máy<br /> tạo nhịp.<br /> <br /> Phân loại sức khoẻ cán bộ dựa theo Ban<br /> bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 3<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 7: Xếp loại sức khỏe nhóm cán bộ<br /> Năm<br /> Xếp loại<br /> Loại A<br /> Loại B1<br /> Loại B2<br /> Loại C<br /> Loại D<br /> Tổng<br /> <br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> n<br /> %<br /> n<br /> %<br /> n<br /> %<br /> 1 2,3 1<br /> 2,3 1<br /> 2,3<br /> 17 38,6 16 36,3 16 36,3<br /> 21 47,7 22 50,0 21 47,7<br /> 4 9,1 4<br /> 9,1 5 11,4<br /> 1 2,3 1<br /> 2,3 1<br /> 2,3<br /> 44 100 44 100 44 100<br /> <br /> p<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> <br /> Xếp loại sức khỏe là B1 và B2 (sức khỏe khá<br /> và trung bình) chiếm tỷ lệ cao trong 3 năm.<br /> Thống kê năm 2011 có đến 37/44 trường hợp đạt<br /> loại B1 và B2 (chiếm 84%), 1 trường hợp Loại A.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> Qua số liệu về đối tượng nghiên cứu, nhận<br /> thấy tỷ lệ đối tượng cán bộ hưu trí cao gấp 2/3 tỷ<br /> lệ cán bộ đang công tác và tỷ lệ cán bộ nam cả 2<br /> nhóm cán bộ đang công tác và hưu trí đều cao<br /> hơn nhiều lần so với nữ.<br /> Về tuổi tác thì tuổi trung bình của nhóm cán<br /> bộ đang công tác là 57,2 ± 3,4 tuổi, nhóm cán bộ<br /> hưu trí là 72,8 ± 8,4 tuổi, chung cho tất cả số đối<br /> tượng trong nghiên cứu là 66,5 ± 10,3 tuổi. Với<br /> số liệu trên cho thấy tuổi tác sẽ có ảnh hưởng<br /> đến sức khỏe, bệnh tật và tình hình sức khỏe<br /> bệnh tật cũng nghiên về xu hướng của người<br /> lớn tuổi.<br /> <br /> Tình hình bệnh tật<br /> Về tình hình cán bộ mắc các bệnh, qua<br /> nghiên cứu nhận thấy bệnh về tim mạch như<br /> tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ cao<br /> trong cả 2 nhóm đang công tác và hưu trí, kế<br /> đến là rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo<br /> đường, gút… Nhóm hưu trí có tỷ lệ bệnh cao<br /> hơn nhóm đang công tác.<br /> Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình<br /> bệnh tật chung của các đối tượng nhiều tuổi(4).<br /> Với kết quả này cho thấy tỷ lệ bệnh tim mạchchuyển hóa cao là phù hợp với xu hướng bệnh<br /> hiện nay của các nước đang phát triển, đối với<br /> nước ta với phát triển về kinh tế, khoa học kỹ<br /> thuật, sự cải thiện về thu nhập đưa mức sống<br /> nhân dân ngày càng cao cho nên xu hướng bệnh<br /> <br /> 4<br /> <br /> cũng thay đổi, các bệnh như tăng huyết áp,<br /> bệnh về mạch vành, bệnh chuyển hóa có chiều<br /> hướng tăng.<br /> Qua nghiên cứu này chúng ta biết được mô<br /> hình bệnh tật của cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long, để<br /> từ đó Bệnh viện Thống Nhất trong công tác chỉ<br /> đạo tuyến có chiến lược đào tạo, hỗ trợ nguồn<br /> nhân lực y tế, cũng như các trang thiết bị phục<br /> vụ cho công tác phòng và điều trị bệnh.<br /> <br /> Về các biện pháp can thiệp lâm sàng<br /> Qua 3 năm đã có 6 trường hợp được<br /> chuyển về Bệnh viện Thống Nhất can thiệp<br /> bằng các phương pháp như: 1 trường hợp<br /> phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến, 2 trường<br /> hợp được đặt Stent động mạch vành và 3<br /> trường hợp được đặt máy tạo nhịp. Đây là<br /> những trường hợp đòi hỏi phương tiện và<br /> trình độ kỹ thuật cao thực hiện. Các trường<br /> hợp này đều được điều trị thành công.<br /> Điều này cho thấy sự tăng cường của cán bộ<br /> y tế tuyến trên cho tuyến dưới theo đề án 1816<br /> của Bộ Y tế, đã giúp phát hiện được những<br /> trường hợp khó và có hướng điều trị kịp thời.<br /> Sự hỗ trợ này cần được tăng cường và tiếp tục<br /> duy trì để làm tốt hơn công tác bảo vệ sức khỏe<br /> cán bộ tại địa phương.<br /> <br /> Phân loại sức khỏe<br /> Về phân loại sức khỏe cán bộ theo phân loại<br /> của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương<br /> thì theo phân loại này sức khỏe được chia ra 5<br /> loại: A, B1, B2, C và D(1). Đa số cán bộ trong<br /> nhóm nghiên cứu có sức khoẻ loại B1 và B2<br /> (năm 2011 chiếm 84%), chỉ có 2,3% xếp loại D.<br /> Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ này phù hợp bởi vì<br /> cán bộ hưu trí tuổi cao sức yếu phần lớn có<br /> nhiều bệnh.<br /> So sánh việc xếp loại sức khỏe trong 3 năm<br /> nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống<br /> kê (p>0,05). Việc giữ ổn định kết quả xếp lại sức<br /> khỏe cán bộ cũng là cơ sở đánh giá hiệu quả của<br /> công tác quản lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán<br /> bộ của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ<br /> tỉnh Vĩnh Long. Trong 3 năm qua không có<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> trường hợp nào tử vong mặc dù nhóm đối<br /> tượng này đều đã cao tuổi, đó cũng là thành tích<br /> đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ sức khỏe<br /> cán bộ tỉnh.<br /> <br /> trường hợp này đều đã được can thiệp xử trí<br /> hợp lý kịp thời, thành công. Đây là bằng chứng<br /> cho sự phối hợp và hỗ trợ kịp thời hiệu quả của<br /> cơ sở chuyên môn tuyến trên.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh<br /> Vĩnh Long đã thực hiện tốt công tác theo dõi,<br /> điều trị ngoại trú cho các đối tượng thuộc diện<br /> quản lý, phối hợp tốt với Bệnh viện Thống Nhất<br /> trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ.<br /> <br /> Qua đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác bảo<br /> vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Long<br /> trong 3 năm từ 2009 đến 2011 chúng tôi có kết<br /> luận như sau:<br /> Bệnh có tỷ lệ thường mắc nhất là Tim<br /> mạch, Rối loạn chuyển hoá lipid, Đái tháo<br /> đường, Gút…<br /> Xếp loại sức khỏe năm 2011 có 37/44 (84%)<br /> trường hợp đạt sức khỏe loại khá và trung bình<br /> mặc dù trong số đó có đến 26/44 (59,1%) trường<br /> hợp là đối tượng đã nghỉ hưu trí.<br /> Trong 3 năm đã có 6 trường hợp được<br /> chuyển về Bệnh viện Thống Nhất và những<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương (2005), Tiêu<br /> chuẩn phân loại sức khoẻ hàng năm. Nhà xuất bản Hà Nội<br /> Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương (2006), Sáu mươi năm công tác<br /> bảo vệ sức khỏe cán bộ (1945- 2005), Nhà xuất bản Hà Nội.<br /> Quyết định số 85 - QĐ/BBVCSSK của Ban bảo vệ chăm sóc sức<br /> khỏe cán bộ Trung ương (2009), Về việc kiện toàn các Hội đồng<br /> chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương và các miền.<br /> Sổ tay hướng dẫn Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ của Ban bảo<br /> vệ (2010), chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Nhà xuất bản<br /> Y học.<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2