intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh sử dụng vitamin D, canxi và bột đậu nành trong 6 tháng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu chuyển xương trong huyết thanh trước và sau 6 tháng sử dụng sữa bột đậu nành tăng cường vitamin D2 và canxi ở phụ nữ sau mãn kinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh sử dụng vitamin D, canxi và bột đậu nành trong 6 tháng

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ DẤU ẤN<br /> CHU CHUYỂN XƢƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN INH<br /> SỬ DỤNG VITAMIN D, CANXI VÀ BỘT ĐẬU NÀNH TRONG 6 THÁNG<br /> Hoàng Văn Dũng*; Lê Bạch Mai**; Nguyễn Thị Ngọc Lan***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu chuyển xương trong huyết thanh trước<br /> và sau 6 tháng sử dụng sữa bột đậu nành tăng cường vitamin D2 và canxi ở phụ nữ sau mãn<br /> kinh. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, can thiệp cộng đồng theo dõi trước và<br /> sau can thiệp 140 phụ nữ mãn kinh ≥ 5 năm, tuổi từ 50 - 70; chia thành 2 nhóm: nhóm can<br /> thiệp (n = 70) hàng ngày uống sản phẩm soyplus (50 gram sữa đậu nành có bổ sung 800 IU<br /> vitamin D2 và 400 mg canxi); nhóm chứng (n = 70): uống sản phẩm soyplus (50 gram sữa đậu<br /> nành đơn thuần) trong 6 tháng. Kết quả: sau 6 tháng can thiệp, nồng độ osteocalcin huyết<br /> thanh giảm từ 19,7 ± 5,2 ng/ml xuống 15,4 ± 3,6 ng/ml (giảm 21,3%), nồng độ CTX huyết thanh<br /> giảm từ 0,65 ± 0,2 ng/ml xuống 0,51 ± 0,2 ng/ml (giảm 21,5%), p < 0,01. Kết luận: sau 6 tháng<br /> sử dụng sản phẩm, có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê các dấu ấn chu chuyển xương<br /> (osteocalcin huyết thanh giảm 21,3%, CTX huyết thanh giảm 21,5%).<br /> * Từ khóa: Loãng xương; Phụ nữ sau mãn kinh; Chu chuyển xương; Osteocalcin; CTX.<br /> <br /> Evaluation of Changing Bone Tunrvover Markers in Postmenopausal<br /> Women Using Fortified Soy Milk plus Calcium and Vitamin D for<br /> 6 Months<br /> Summary<br /> Objectives: To assess changing serum bone markers after 6 months using fortified soy milk<br /> plus calcium and vitamin D2 in postmenopausal women. Subjects and methods: Prospective,<br /> community and follow-up study before and after the intervention was carried out on 140<br /> postmenopausal women in the age from 50 - 70. Intervention group (n = 70) drank 50 gram soy<br /> milk supplemented with 800 IU vitamin D2 and 400 mg calcium daily; control group (n = 70):<br /> 50 gram soy milk in 6 months. Result: After 6 months of the intervention, serum osteocalcin<br /> levels decreased from 19.7 ± 5.2 ng/ml to 15.4 ± 3.6 ng/ml (21.3%), serum CTX decreased from<br /> 0.65 ± 0.2 ng/ml to 0.51 ± 0.2 ng/ml (21.5%). The difference was statistically significant<br /> compared with the control group (p < 0.01). Conclusion: After 6 months of the intervention,<br /> serum osteocalcin concentrations decreased by 21.3%, 21.5% reduction in serum CTX.<br /> The difference compared with the control group with statistical significance (p < 0.01).<br /> * Key words: Osteoporosis; Postmenopaus; Bone turnover; Osteocalcin; CTX .<br /> * Bệnh viện Bạch Mai<br /> ** Viện Dinh dưỡng<br /> *** Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Văn Dũng (dungnoitru26@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/05/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 03/06/2016<br /> <br /> 61<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chu chuyển xương là quá trình thay cũ<br /> đổi mới của xương, diễn ra liên tục. Một<br /> chu kỳ chu chuyển xương gồm 3 giai đoạn<br /> và diễn ra trong 3 - 6 tháng: giai đoạn hủy<br /> xương (resorption), giai đoạn chuyển đổi<br /> (reversal) và giai đoạn tạo xương mới<br /> (formation). Dấu ấn chu chuyển xương<br /> được bài tiết vào máu trong quá trình hoạt<br /> động của tế bào hủy cốt bào (CTX…) hay<br /> tạo cốt bào (osteocalcin, P1NP…). Do đó,<br /> việc theo dõi thay đổi các dấu ấn chu<br /> chuyển xương phản ánh sự thay đổi của<br /> quá trình tạo xương và hủy xương. Nồng<br /> độ các dấu ấn chu chuyển xương tăng<br /> thể hiện tốc độ chu chuyển xương tăng và<br /> tăng nguy cơ loãng xương (LX) cũng như<br /> gãy xương [3].<br /> Sử dụng các dấu ấn chu chuyển<br /> xương trong theo dõi điều trị LX rất hiệu<br /> quả do nồng độ các dấu ấn chu chuyển<br /> xương thay đổi phản ánh hiệu quả tác<br /> động của thuốc điều trị LX theo cơ chế<br /> tác động đặc hiệu trên chuyển hóa<br /> xương, từ đó cho biết sự cải thiện về chất<br /> lượng xương. Đồng thời cho phép đánh<br /> giá hiệu quả can thiệp sớm sau 3 - 6<br /> tháng so với thay đổi mật độ xương chậm<br /> 1 - 2 năm khi đo mật độ xương. Bình<br /> thường theo diễn biến tự nhiên, nồng độ<br /> dấu ấn chuyển xương tăng lên trong LX<br /> và giảm đi khi điều trị LX bằng thuốc<br /> chống hủy xương. Nghiên cứu ứng dụng<br /> các dấu ấn chu chuyển xương để theo<br /> dõi đáp ứng điều trị LX là một hướng<br /> nghiên cứu mới, có tính khoa học và độ<br /> chính xác cao [3]. Khuyến cáo sử dụng 1<br /> dấu ấn huỷ xương (CTX) kết hợp với một<br /> dấu ấn tạo xương (osteocalcin, P1NP,<br /> hoặc BSAP) để đánh giá một chu chuyển<br /> 62<br /> <br /> xương, cũng như tốc độ chu chuyển<br /> xương. Theo nghiên cứu của Marlena và<br /> CS (2010) về hiệu quả can thiệp của sữa<br /> công thức (Anlene) có tăng cường 400 UI<br /> vitamin D và 1.200 mg canxi mỗi ngày,<br /> theo dõi sau 4 tháng ở phụ nữ mãn kinh<br /> > 5 năm tại Indonesia và Philippine cho<br /> thấy nồng độ các dấu ấn chu chuyển<br /> xương giảm rõ rệt: CTX huyết thanh<br /> giảm 40%, osteocalcin giảm 30 - 35% [4].<br /> Tại Việt Nam, nghiên cứu về dấu ấn<br /> chu chuyển xương đang được thực hiện.<br /> Đề tài này được tiến hành với mục tiêu:<br /> Đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu<br /> chuyển xương trong huyết thanh sau<br /> 6 tháng sử dụng sản phẩm sữa bột đậu<br /> nành tăng cường vitamin D2 và canxi ở<br /> phụ nữ sau mãn kinh.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 140 phụ nữ mãn kinh ≥ 5 năm, tuổi<br /> 50 - 70, khẩu phần canxi ≤ 400 mg/ngày<br /> và đồng ý tham gia nghiên cứu, được<br /> chia thành hai nhóm: nhóm can thiệp<br /> (n = 70): hàng ngày uống sản phẩm:<br /> 50 gram sữa đậu nành có bổ sung 800 IU<br /> vitamin D2 và 400 mg canxi trong 6 tháng;<br /> nhóm đối chứng (n = 70): hàng ngày<br /> uống sản phẩm: 50 gram sữa đậu nành<br /> đơn thuần trong 6 tháng. Loại trừ những<br /> phụ mãn kinh do phẫu thuật, mắc các<br /> bệnh liên quan đến chuyển hóa (đái tháo<br /> đường, Basedow), người có dị tật xương khớp bẩm sinh, người mắc các bệnh: ung<br /> thư, suy thận, gãy xương, phẫu thuật<br /> xương khớp trong vòng 5 năm, đang<br /> dùng các thuốc điều trị LX: calcitonin,<br /> estrogen, corticoid trong vòng 6 tháng<br /> gần đây.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> - Nghiên cứu tiến hành tại xã Tam Hưng,<br /> huyện Thanh Oai, Hà Nội.<br /> - Thời gian từ tháng 1 - 2013 đến 6 2013 (6 tháng can thiệp).<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp cộng<br /> đồng, có đối chứng, theo dõi trước can<br /> thiệp (T0) và sau can thiệp 6 tháng (T6).<br /> - 2 nhóm nghiên cứu được ghép cặp<br /> tương đồng về tuổi, thời gian mãn kinh,<br /> giữ nguyên chế độ ăn, hoạt động thể lực,<br /> tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như<br /> thường lệ trong suốt quá trình nghiên<br /> cứu.<br /> * Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công<br /> thức tính cỡ mẫu kiểm định sự khác nhau<br /> giữa nồng độ CTX huyết thanh trung bình<br /> trước và sau can thiệp của mỗi nhóm.<br /> <br /> n=2<br /> <br /> (Z + Z)2 2<br /> (dc - ct) 2<br /> <br /> Trong đó: n cỡ mẫu cho can thiệp;<br /> Z = 1,96; Z = 0,84; : độ lệch chuẩn<br /> trung bình (ước tính 0,2 ng/ml); dc: trị số<br /> khác biệt trước và sau can thiệp của<br /> nhóm đối chứng (ước tính -0,05 ng/ml);<br /> ct: trị số khác biệt trước và sau can thiệp<br /> của nhóm can thiệp (ước tính -0,15 ng/ml);<br /> từ đó tính được n = 140 đối tượng.<br /> * Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> - Đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI<br /> trước và sau can thiệp 6 tháng.<br /> - Đo mật độ xương bằng phương pháp<br /> siêu âm định lượng vị trí gót chân: sử<br /> dụng máy đo Sonost-2000 (Hãng Osteosys,<br /> Hàn Quốc) trước và sau 6 tháng: so sánh<br /> các chỉ số T-score, Z-score, SOS.<br /> <br /> - Một số xét nghiệm thực hiện đánh giá (bảng 1):<br /> Tên xét<br /> nghiệm<br /> <br /> Đơn vị<br /> tính<br /> <br /> Phƣơng pháp<br /> đánh giá<br /> <br /> Thiết bị sử dụng<br /> <br /> Định lượng<br /> osteocalcin<br /> <br /> ng/ml<br /> <br /> Điện hóa phát<br /> quang miễn dịch<br /> <br /> Máy Elecsys<br /> (2010, Hãng<br /> Roche)<br /> <br /> Định lượng<br /> CTX<br /> <br /> ng/ml<br /> <br /> Điện hóa phát Máy Elecsys (2010,<br /> quang miễn dịch<br /> Hãng Roche)<br /> <br /> Định lượng<br /> nmol/l<br /> 25(OHD)<br /> <br /> Phương pháp<br /> miễn dịch hóa<br /> phát quang<br /> <br /> Máy miễn dịch tự<br /> động ARCHITECT<br /> (Labo Hóa sinh,<br /> Viện Dinh dưỡng)<br /> <br /> Thời điểm<br /> đánh giá<br /> <br /> Đơn vị thực hiện<br /> <br /> Trước và sau Trung tâm Nghiên cứu Y can thiệp 6<br /> Dược học Quân sự,<br /> tháng<br /> Học viện Quân y<br /> Trước và sau Trung tâm Nghiên cứu Y can thiệp 6<br /> Dược học Quân sự,<br /> tháng<br /> Học viện Quân y<br /> Trước và sau<br /> can thiệp 6<br /> tháng<br /> <br /> Labo Hóa sinh<br /> (Viện Dinh dưỡng)<br /> <br /> * Phân tích và xử lý số liệu:<br /> - Trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ dùng để mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br /> - Test "χ2" dùng kiểm định sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ.<br /> 63<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> - Test “t” dùng kiểm định sự khác biệt giữa 2 trị số trung bình.<br /> - Khoảng tin cậy 95% áp dụng cho toàn bộ các test. Sự khác biệt khi giá trị p < 0,05.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu trƣớc khi can thiệp (n = 140).<br /> Bảng 2:<br /> Nhóm can thiệp<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> <br /> (n = 70)<br /> <br /> (n = 70)<br /> <br /> Tuổi (năm)<br /> <br /> 58,5 ± 4,9<br /> <br /> 59,0 ± 5,0<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tuổi mãn kinh (năm)<br /> <br /> 48,1 ± 3,7<br /> <br /> 47,5 ± 6,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Số năm mãn kinh<br /> <br /> 10,4 ± 5,7<br /> <br /> 10,5 ± 5,6<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Số con<br /> <br /> 3,3 ± 1,4<br /> <br /> 3,1 ± 1,2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 21,6 ± 2,5<br /> <br /> 21,9 ± 2,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Khẩu phần canxi (mg/ngày)<br /> <br /> 270,3 ± 66,8<br /> <br /> 257,0 ± 62,3<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> T-score<br /> <br /> -2,48 ± 0,71<br /> <br /> -2,47 ± 0,74<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Biến số<br /> <br /> 2<br /> <br /> BMI (kg/m )<br /> <br /> p<br /> <br /> Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các yếu tố đã khảo sát ở 2<br /> nhóm nghiên cứu trước can thiệp.<br /> 2. Thay đổi T-score sau 6 tháng can thiệp.<br /> Bảng 3: Đặc điểm T-score trung bình trước và sau 6 tháng can thiệp.<br /> <br /> Thời điểm<br /> <br /> Nhóm can thiệp<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> <br /> (n = 65)<br /> <br /> (n = 65)<br /> <br /> p<br /> <br /> X ± SD<br /> T-score tại T0<br /> <br /> -2,48 ± 0,71<br /> <br /> -2,47 ± 0,74<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> T-score tại T6<br /> <br /> -2,67 ± 0,67<br /> <br /> -2,72 ± 0,74<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Hiệu số T6 - T0<br /> <br /> -0,15 ± 0,31<br /> <br /> -0,21 ± 0,28<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> -6,0%<br /> <br /> -8,5%<br /> <br /> Mức độ thay đổi (%)<br /> <br /> Sau 6 tháng can thiệp, T-score trung bình cả 2 nhóm đều giảm, giảm nhiều hơn ở<br /> nhóm chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br /> 64<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> 3. Thay đổi nồng độ osteocalcin, CTX và vitamin D huyết thanh trƣớc và sau<br /> 6 tháng can thiệp.<br /> Bảng 4: Thay đổi nồng độ osteocalcin và CTX huyết thanh trước và sau 6 tháng<br /> can thiệp.<br /> Biến số<br /> <br /> Thời điểm<br /> <br /> Nhóm can thiệp<br /> (n = 65)<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> (n = 65)<br /> <br /> p<br /> <br /> T0<br /> <br /> 19,7 ± 5,2<br /> <br /> 20,1 ± 5,5<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Osteocalcin (ng/ml)<br /> <br /> T6<br /> <br /> 15,4 ± 3,6<br /> <br /> 18,8 ± 5,1<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Hiệu số T6 - T0<br /> <br /> -4,2 ± 3,8<br /> <br /> -1,3 ± 3,5<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Mức độ giảm%<br /> <br /> -21,3<br /> <br /> -6,5<br /> <br /> T0<br /> <br /> 0,65 ± 0,2<br /> <br /> 0,65 ± 0,17<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> T6<br /> <br /> 0,51 ± 0,2<br /> <br /> 0,59 ± 0,2<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Hiệu số T6 - T0<br /> <br /> - 0,14 ± 0,2<br /> <br /> - 0,07 ± 0,2<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> -21,5<br /> <br /> -10,7<br /> <br /> (T6 - T0)/T0<br /> CTX (ng/ml)<br /> <br /> Mức độ giảm % ((T6 - T0)/T0)<br /> <br /> - Nồng độ osteocalcin huyết thanh giảm ở cả 2 nhóm sau 6 tháng can thiệp: nhóm<br /> can thiệp giảm 21,3%; nhóm chứng giảm 6,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br /> p < 0,01.<br /> - Nồng độ CTX huyết thanh giảm ở cả 2 nhóm sau 6 tháng can thiệp: nhóm can<br /> thiệp giảm 21,5%; nhóm chứng giảm 10,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br /> p < 0,05.<br /> Bảng 5: Mối liên quan giữa thay đổi nồng độ osteocalcin (OC) sau can thiệp với<br /> T-score trước can thiệp (nhóm can thiệp).<br /> LX<br /> (T-score ≤ -2.5)<br /> <br /> Không LX<br /> (T-score > -2,5)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Tăng (T6 - T0 ≥ 0 )<br /> <br /> 5 (12,5%)<br /> <br /> 10 (31,2%)<br /> <br /> 15<br /> <br /> Giảm (T6 - T0 < 0 )<br /> <br /> 28 (87,5%)<br /> <br /> 22 (68,8%)<br /> <br /> 50<br /> <br /> 33 (100%)<br /> <br /> 32 (100%)<br /> <br /> 65 (100%)<br /> <br /> T-score tại T0<br /> <br /> Thay đổi nồng độ OC<br /> sau can thiệp (T6 - T0)<br /> Tổng<br /> OR (CI:95%); p<br /> <br /> OR:2,5 (0,8 - 8,5); p > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ giảm nồng độ osteocalcin sau 6 tháng ở nhóm có LX tại T0 (87,5%) cao hơn<br /> nhóm không LX (68,8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với<br /> p > 0,05.<br /> 65<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2