intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động hạ axít uric máu của cao lỏng thống phong khang trên động vật thực nghiệm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu tác dụng hạ axít uric máu của cao lỏng Thống phong khang (TPK) trên động vật thực nghiệm gây tăng axít uric máu cấp và mạn. Đối tượng và phương pháp: cho chuột nhắt trắng uống cao lỏng TPK một liều duy nhất (điều trị cấp) hoặc uống dự phòng 5 ngày trước khi gây tăng axít uric máu cấp bằng kali oxonat tiêm phúc mạc 300 mg/kg.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động hạ axít uric máu của cao lỏng thống phong khang trên động vật thực nghiệm

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HẠ AXÍT URIC MÁU CỦA CAO LỎNG<br /> THỐNG PHONG KHANG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM<br /> Vũ Bình Dương*; Nguyễn Hoàng Ngân*<br /> Trần Quốc Bảo**; Trần Đăng Đức**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng hạ axít uric máu của cao lỏng Thống phong khang (TPK) trên<br /> động vật thực nghiệm gây tăng axít uric máu cấp và mạn. Đ i tượng và phương pháp: cho chuột<br /> nhắt trắng uống cao lỏng TPK một liều duy nhất (điều trị cấp) hoặc uống dự phòng 5 ngày trƣớc<br /> khi gây tăng axít uric máu cấp bằng kali oxonat tiêm phúc mạc 300 mg/kg. Mô hình gây tăng<br /> axít uric mạn bằng cách tiêm cách nhật kali oxonat liều giảm dần (từ 300 mg/kg xuống 150 mg/kg),<br /> uống thuốc liên tục trong 14 ngày. Kết quả: cao lỏng TPK làm giảm có ý nghĩa thống kê nồng<br /> độ axít uric máu cả trên mô hình gây tăng axít uric cấp và mạn, cả khi uống một liều duy nhất<br /> hay uống dự phòng 5 ngày. Tác dụng này tƣơng đƣơng với nhóm dùng allopurinol làm tham<br /> chiếu. Kết luận: cao lỏng TPK có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tăng axít uric máu.<br /> * Từ khóa: Cao lỏng Thống phong khang; Tăng axít uric; Chuột nhắt trắng.<br /> <br /> Study on Hypouricemic Effect of Thong phong khang Liquid Extracts<br /> on Animal Model<br /> Summary<br /> Objective: Study hypouricemic effect of Thong phong khang liquid extract on acute and chronic<br /> hyperuricemia animal model. Methods: In acute hyperuricemia model, oral administration of<br /> Thong phong thang liquid extract, only one dose (acute treatment) or 5 days (prophylactic<br /> treatment) before intraperitoneally injection of 300 mg/kg potassium-oxonate in mice. Chronic<br /> hyperuricemia model was induced by every other day intraperitoneally injection of descending<br /> dose of potassium-oxonate (from 300 mg/kg to 150 mg/kg), Thong phong thang liquid extract<br /> was oral administrated in 14 days. Results: Thong phong thang liquid extract produced a significant<br /> reduction in the serum uric acid level in both acute and chronic hyperuricemia model, both in<br /> acute and prophylactic treatment. This activity is equal to standard allopurinol. Conclusion:<br /> Thong phong thang liquid extract could be a potential candidate as a natural drug to treat<br /> hyperuricemic disease.<br /> * Key words: Thong phong khang liquid extract; Hyperuricemia; Mice.<br /> * Học viện Quân y<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương (vbduong2978t@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 07/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/09/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/09/2015<br /> <br /> 11<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay chứng tăng axít uric máu<br /> ngày càng trở nên phổ biến trong cộng<br /> đồng [2]. Ngoài việc gây ra bệnh gout,<br /> tình trạng tăng axít máu có thể gây tổn<br /> thƣơng cho nhiều cơ quan nhƣ thận,<br /> mạch máu, tim, mắt, màng não, cơ quan<br /> sinh dục... [3]. Các thuốc hóa dƣợc nhƣ<br /> allopurinol đƣợc dùng khá phổ biến trên<br /> lâm sàng với tác dụng làm hạ axít uric máu.<br /> Tuy nhiên, các thuốc này thƣờng gây ra<br /> tác dụng không mong muốn nhƣ viêm<br /> gan, bệnh lý ở thận, dị ứng… [4]. Vì vậy,<br /> việc phát triển các chế phẩm nguồn gốc<br /> tự nhiên sử dụng hiệu quả trong hạ axít<br /> uric máu và có tính an toàn cao rất cần<br /> thiết. Học viện Quân y đã nghiên cứu bào<br /> chế cao lỏng TPK từ các vị dƣợc liệu<br /> trong nƣớc nhằm tạo ra chế phẩm có tác<br /> dụng điều trị hạ axít uric máu tốt, hạn chế<br /> tác dụng không mong muốn. Để có căn<br /> cứ khoa học trong việc sử dụng sản<br /> phẩm trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành<br /> đánh giá tác dụng hạ axít uric máu của<br /> cao lỏng TPK trên động vật thực nghiệm.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Nguyên vật liệu, đối tƣợng và<br /> thiết bị.<br /> * Nguyên vật liệu h a chất:<br /> + Cao lỏng TPK 1:1, đạt tiêu chuẩn cơ<br /> sở (TCCS), do Trung tâm Nghiên cứu øng dụng Sản xuất thuốc, Học viện Quân<br /> y cung cấp.<br /> <br /> 12<br /> <br /> + Thuốc tham chiếu allopurinol (Công ty<br /> Domesco - Việt Nam).<br /> + Hóa chất: kali oxonat và một số hóa<br /> chất khác (Hãng Sigma, Hoa Kỳ).<br /> * Động vật thí nghiệm:<br /> - Chuột nhắt trắng trƣởng thành dòng<br /> Swiss, không phân biệt giống, đạt tiêu<br /> chuẩn thí nghiệm, cân nặng trung bình<br /> mỗi con 18 - 22 g.<br /> Động vật thí nghiệm do Ban Cung cấp<br /> động vật thí nghiệm, Học viện Quân y<br /> cung cấp, nuôi dƣỡng trong phòng nuôi<br /> động vật thí nghiệm ít nhất một tuần<br /> trƣớc khi tiến hành thí nghiệm. Động vật<br /> ăn thức ăn theo tiêu chuẩn thức ăn cho<br /> động vật nghiên cứu, nƣớc sạch đun sôi<br /> để nguội uống tự do. Hàng ngày theo dõi<br /> ghi chép diễn biến kết quả thí nghiệm.<br /> * Thiết bị và dụng cụ:<br /> Thiết bị nghiên cứu: máy xét nghiệm<br /> sinh hoá tự động Chemix 180 (Hãng<br /> Sysmex); kim đầu tù cho chuột uống<br /> thuốc và một số thiết bị, dụng cụ phụ trợ<br /> khác.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Đánh giá tác dụng hạ axít uric máu<br /> của cao lỏng TPK trên mô hình gây tăng<br /> axít uric cấp và mạn bằng kali oxonat ở<br /> chuột nhắt trắng, theo phƣơng pháp<br /> Daibeth [5], có cải tiến.<br /> * Đánh giá tác dụng trên mô hình gây<br /> tăng axít uric cấp:<br /> - Đánh giá tác dụng điều trị dự phòng.<br /> Chia chuột nhắt trắng ngẫu nhiên làm<br /> 5 lô, mỗi lô 10 con và cho uống với thể<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> tích cố định 0,2 ml/20 g trọng lƣợng cơ<br /> thể (TLCT) trong 05 ngày, mỗi ngày một<br /> lần vào giờ cố định nhƣ sau:<br /> + Lô 1 (chứng sinh lý): uống nƣớc cất.<br /> + Lô 2 (chứng bệnh lý): uống nƣớc cất.<br /> + Lô 3 (allopurinol): uống allopurinol<br /> liều 5 mg/kg/24 giờ.<br /> + Lô 4 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br /> TPK liều 40 g/kg/24 giờ.<br /> + Lô 5 (cao lỏng liều 2): uống cao lỏng<br /> TPK liều 80 g/kg/24 giờ.<br /> Vào ngày thứ 05, chuột ở các lô 2, 3,<br /> 4, 5 đƣợc tiêm phúc mạc ổ bụng dung<br /> dịch kali oxonat liều 300 mg/kg TLCT một<br /> giờ trƣớc khi cho uống thuốc liều cuối<br /> cùng. Lô 1 đƣợc tiêm phúc mạc nƣớc<br /> muối sinh lý. Hai giờ sau tiêm, lấy máu<br /> đuôi chuột để xét nghiệm axít uric.<br /> - Đánh giá tác dụng điều trị cấp.<br /> Chia chuột nhắt trắng ngẫu nhiên làm<br /> 5 lô, mỗi lô 10 con. Chuột ở các lô 2, 3, 4,<br /> 5 đƣợc tiêm phúc mạc ổ bụng dung dịch<br /> kali oxonat liều 300 mg/kg TLCT. Một giờ<br /> sau tiêm, chuột đƣợc uống với thể tích cố<br /> định 0,2 ml/20 g TLCT.<br /> + Lô 1 (chứng sinh lý): uống nƣớc cất.<br /> + Lô 2 (chứng bệnh lý): uống nƣớc cất.<br /> + Lô 3 (allopurinol): uống allopurinol liều<br /> 10 mg/kg/24 giờ.<br /> + Lô 4 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br /> TPK liều 40 g/kg/24 giờ.<br /> + Lô 5 (cao lỏng liều 2): uống cao lỏng<br /> TPK liều 80 g/kg/24 giờ.<br /> <br /> Hai giờ sau tiêm, lấy máu đuôi chuột<br /> xét nghiệm axít uric.<br /> * Đánh giá tác dụng trên mô hình gây<br /> tăng axít uric mạn:<br /> Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng đủ<br /> tiêu chuẩn thí nghiệm làm 5 lô, mỗi lô<br /> 10 con. Cho chuột uống hàng ngày, trong<br /> 14 ngày, với thể tích cố định 0,2 ml/20 g<br /> TLCT/24 giờ.<br /> + Lô 1 (chứng sinh lý): uống nƣớc cất.<br /> + Lô 2 (chứng bệnh lý): uống nƣớc cất.<br /> + Lô 3 (allopurinol): uống alopurinol liều<br /> 10 kg/24 giờ.<br /> + Lô 4 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br /> TPK liều 40 g/kg/24 giờ.<br /> + Lô 5 (cao lỏng liều 2): uống cao lỏng<br /> TPK liều 80 g/kg/24 giờ.<br /> Chuột ở các lô 2, 3, 4, 5 đƣợc tiêm<br /> phúc mạc ổ bụng dung dịch kali oxonat<br /> cách ngày, bắt đầu từ liều 300 mg/kg TLCT<br /> (ngày 1), giảm dần xuống 250 mg/kg TLCT<br /> (ngày 3), 200 mg/kg TLCT (ngày 5) và duy<br /> trì ở liều 150 mg/kg TLCT (ngày 7, 9, 11,<br /> 13). Lấy máu đuôi chuột ở các thời điểm<br /> ngày 1, 7 (2 giờ sau tiêm) và ngày 14 để<br /> xét nghiệm axít uric.<br /> * Xử lý s liệu:<br /> Biểu thị kết quả bằng trị số trung bình<br /> và so sánh thống kê đánh giá sự khác<br /> biệt giữa các lô nghiên cứu bằng One-way<br /> ANOVA test, sử dụng phần mềm SPSS<br /> 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi<br /> p < 0,05.<br /> 13<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Kết quả đánh giá tác dụng trên mô hình gây tăng axít uric cấp.<br /> Bảng 1: Nồng độ axít uric máu ở các lô nghiên cứu đánh giá tác dụng trên mô hình<br /> gây tăng axít uric cấp (XTB ± SD).<br /> ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ<br /> LÔ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Tỷ lệ (%) tăng<br /> Tỷ lệ (%)<br /> Hàm lƣợng axít<br /> Tỷ lệ (%)<br /> Tỷ lệ (%) giảm<br /> Nồng độ axít uric<br /> so với chứng giảm so với<br /> uric máu<br /> tăng so với so với chứng<br /> máu (μmol/l)<br /> sinh lý<br /> chứng bệnh lý<br /> (μmol/l)<br /> chứng sinh lý<br /> bệnh lý<br /> <br /> (n = 10)<br /> <br /> Chứng sinh lý<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CẤP<br /> <br /> DỰ PHÕNG<br /> <br /> (1)<br /> <br /> 158,03 ± 20,60<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 160,39 ± 21,13<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> Chứng bệnh lý (2)<br /> <br /> 311,90 ± 27,36<br /> <br /> 97,37%<br /> <br /> -<br /> <br /> 310,32 ± 29,71<br /> <br /> 96,37%<br /> <br /> -<br /> <br /> Allopurinol<br /> <br /> (3)<br /> <br /> 210,21 ± 31,99<br /> <br /> 33,02%<br /> <br /> 32,60%<br /> <br /> 211,02 ± 27,68<br /> <br /> 33,53%<br /> <br /> 32,34%<br /> <br /> Cao lỏng liều<br /> 40 g/kg<br /> <br /> (4)<br /> <br /> 220,29 ± 22,32<br /> <br /> 39,40%<br /> <br /> 29,37%<br /> <br /> 224,15 ± 25,41<br /> <br /> 41,84%<br /> <br /> 28,13%<br /> <br /> Cao lỏng liều<br /> 80 g/kg<br /> <br /> (5)<br /> <br /> 211,16 ± 20,92<br /> <br /> 33,62%<br /> <br /> 32,30%<br /> <br /> 211,80 ± 22,48<br /> <br /> 34,03%<br /> <br /> 32,09%<br /> <br /> p2-1 < 0,001; p3,4,5-1 < 0,01; p3,4,5-2 < 0,01; p4,5-3 > 0,05; p5-4 > 0,05<br /> <br /> Lô chứng bệnh lý tiêm kali oxonat có<br /> nồng độ axít uric máu tăng 96,37 - 97,37%,<br /> đạt ý nghĩa thống kê (p2-1 < 0,001) so với<br /> lô chứng sinh lý. Điều đó chứng tỏ: kali<br /> oxalate với liều 300 mg/kg tiêm phúc mạc<br /> ổ bụng có tác dụng ức chế enzym uricase,<br /> làm tăng nồng độ axít uric máu trên thực<br /> nghiệm.<br /> Ở các lô 3, 4, 5 nồng độ axít uric máu<br /> cũng tăng so với lô chứng sinh lý, nhƣng<br /> mức tăng giảm hơn so với lô chứng bệnh<br /> lý. Đánh giá trên mô hình tác dụng điều trị<br /> dự phòng và mô hình tác dụng điều trị cấp,<br /> nồng độ axít uric máu của các lô dùng<br /> thuốc (allopurinol và cao lỏng liều 40 g/kg,<br /> liều 80 g/kg) đều giảm có ý nghĩa thống<br /> kê so với lô chứng bệnh lý (p3,4,5-2 < 0,01).<br /> Theo đánh giá tác dụng điều trị dự<br /> phòng, nồng độ axít uric máu của lô<br /> allopurinol giảm 32,60%, lô cao lỏng liều<br /> <br /> 14<br /> <br /> 40 g/kg giảm 29,37% và liều 80 g/kg giảm<br /> 32,30% so với lô chứng bệnh lý.<br /> Theo đánh giá tác dụng điều trị cấp<br /> (dùng một liều duy nhất), nồng độ axít<br /> uric máu của lô allopurinol giảm 32,34%,<br /> lô cao lỏng liều 1 giảm 28,13% và liều 2<br /> giảm 32,09% so với lô chứng bệnh lý.<br /> Kết quả nghiên cứu chứng tỏ cả<br /> allopurinol và cao lỏng TPK ở hai mức<br /> liều sử dụng, ở cả phác đồ dự phòng<br /> (dùng 5 ngày trƣớc khi gây tăng axít uric<br /> máu) và điều trị cấp (dùng một liều duy<br /> nhất) đều có tác dụng làm hạ axít uric<br /> máu rõ rệt.<br /> So sánh nồng độ axít uric máu giữa 2<br /> lô dùng cao lỏng TPK với lô dùng thuốc<br /> đối chiếu allopurinol trên cả mô hình<br /> dự phòng và mô hình điều trị cấp thấy<br /> sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê<br /> (p4,5-3 > 0,05).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> So sánh giữa 2 lô dùng cao lỏng TPK với nhau, trên cả mô hình dự phòng và mô<br /> hình điều trị cấp, nồng độ axít uric máu ở lô dùng liều cao giảm hơn so lô dùng liều<br /> thấp, sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p4-5 > 0,05).<br /> 2. Kết quả đánh giá tác dụng trên mô hình gây tăng axít uric mạn.<br /> Bảng 2: Nồng độ axít uric máu ở các lô nghiên cứu đánh giá tác dụng trên mô hình<br /> gây tăng axít uric mạn (XTB ± SD).<br /> NỒNG ĐỘ AXÍT URIC MÁU (μmol/l)<br /> LÔ NGHIÊN CỨU (n = 10)<br /> <br /> Ngày 1<br /> <br /> Ngày 7<br /> <br /> Ngày 14<br /> <br /> Chứng sinh lý<br /> <br /> (1)<br /> <br /> 160,39 ± 21,13<br /> <br /> 160,10 ± 22,06<br /> <br /> 158,51 ± 23,90<br /> <br /> Chứng bệnh lý<br /> <br /> (2)<br /> <br /> 310,32 ± 29,71<br /> <br /> 314,91 ± 37,50<br /> <br /> 310,82 ± 40,55<br /> <br /> Allopurinol<br /> <br /> (3)<br /> <br /> 211,02 ± 27,68<br /> <br /> 212,72 ± 28,92<br /> <br /> 210,91 ± 26,26<br /> <br /> Cao lỏng liều 40 g/kg<br /> <br /> (4)<br /> <br /> 224,15 ± 25,41<br /> <br /> 225,25 ± 26,38<br /> <br /> 222,18 ± 29,69<br /> <br /> Cao lỏng liều 80 g/kg<br /> <br /> (5)<br /> <br /> 211,80 ± 22,48<br /> <br /> 213,11 ± 24,12<br /> <br /> 208,89 ± 23,39<br /> <br /> p2-1 < 0,001; p3,4,5-1 < 0,01; p3,4,5-2 < 0,01; p4,5-3 > 0,05; p5-4 > 0,05<br /> <br /> Lô chứng bệnh lý tiêm kali oxonat có<br /> nồng độ axít uric máu tăng 96,37% (ngày 1),<br /> 99,27% ngày 7 và 96,68% ngày 14 đạt<br /> ý nghĩa thống kê (p2-1 < 0,001) so với lô<br /> chứng sinh lý, chứng tỏ kali oxonat tiêm<br /> cách nhật trong 7 - 14 ngày có tác dụng<br /> ức chế enzym uricase, làm tăng nồng độ<br /> axít uric máu trên thực nghiệm.<br /> Cao lỏng TPK liều 40 g/kg, liều 80 g/kg<br /> cho uống 1, 7 ngày và kéo dài đến 14 ngày<br /> đều làm giảm nồng độ axít uric máu có<br /> ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý<br /> (p3,4,5-2 < 0,01). So với lô dùng allopurinol<br /> liều 10 mg/kg/24 giờ, tại cả 3 thời điểm<br /> xét nghiệm (ngày 1, 7, 14), cao lỏng TPK<br /> (ở cả 2 mức liều dùng) có tác dụng hạ<br /> axít uric máu tƣơng đƣơng (p4,5-3 > 0,05).<br /> Nhƣ vậy, cao lỏng TPK có tác dụng rõ rệt<br /> làm hạ axít uric máu trên mô hình gây<br /> tăng axít uric mạn, tác dụng tƣơng đƣơng<br /> với thuốc tham chiếu allopurinol.<br /> <br /> So sánh giữa 2 lô dùng TPK, ở lô dùng<br /> liều cao có nồng độ axít uric máu giảm rõ<br /> hơn so với lô dùng liều thấp, nhƣng sự<br /> khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê.<br /> BÀN LUẬN<br /> Kali oxonat là chất ức chế enzym<br /> uricase đƣợc sử dụng rộng rãi để gây<br /> tăng axít uric máu trên động vật thực<br /> nghiệm. Trên cả mô hình gây tăng axít<br /> uric máu cấp và mạn, lô chứng bệnh lý<br /> đều có nồng độ axít uric máu tăng cao rõ<br /> rệt (96,37 - 99,27%), có ý nghĩa thống kê<br /> với p2-1 < 0,001 so với lô chứng sinh lý.<br /> Kết quả thực nghiệm cho thấy tính ổn<br /> định của mô hình, kết quả này phù hợp<br /> với nghiên cứu của các tác giả trong và<br /> ngoài nƣớc khi sử dụng các mô hình này<br /> để đánh giá tác dụng hạ axít uric của thuốc.<br /> Cao lỏng TPK có tác dụng hạ axít uric<br /> máu trên cả mô hình gây tăng axít uric<br /> 15<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2