intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá thái độ học trực tuyến và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền tảng học tập trực tuyến đã trở nên quan trọng trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, hình thức này không phải lúc nào cũng được triển khai thành công bởi chịu tác động đáng kể của sự sẵn sàng tiếp nhận và thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập mới. Bài viết trình bày đánh giá thái độ học trực tuyến và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá thái độ học trực tuyến và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

  1. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ HỌC TRỰC TUYẾN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG Huỳnh Thị Ly*, Nguyễn Thị Ân Nhân, Đinh Thị Thế Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng *Email: htly@dhktyduocdn.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nền tảng học tập trực tuyến đã trở nên quan trọng trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, hình thức này không phải lúc nào cũng được triển khai thành công bởi chịu tác động đáng kể của sự sẵn sàng tiếp nhận và thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập mới. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thái độ học trực tuyến và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 389 sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi Scale to Measure Student Attitudes Towards E-learning – SMATE để đánh giá thái độ học trực tuyến của sinh viên. Kết quả: Điểm trung bình về thái độ học trực tuyến của sinh viên đạt mức trung bình (127,8±10,2). Năm học của sinh viên và chất lượng dịch vụ internet có mối liên quan với thái độ học trực tuyến của sinh viên (p
  2. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Học tập trực tuyến là phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin, đáp ứng được nhu cầu của người học bởi tính linh hoạt và tiện dụng, có thể sử dụng bất cứ khi nào, ở đâu và có thể học được nhiều lần theo nhu cầu của từng người [1]. Các nền tảng học tập trực tuyến được các trường đào tạo y khoa trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều và bao gồm các hướng dẫn thích ứng, video nghe nhìn và mô hình ảo. Những phương tiện giáo dục này có một số lợi ích khác biệt so với mô hình dạy học giáo khoa truyền thống, bao gồm khả năng cập nhật tài liệu kịp thời để đảm bảo cung cấp nội dung dựa trên bằng chứng mới nhất cho học viên. Học tập trực tuyến đã được chứng minh có hiệu quả và có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình học tập tự định hướng. Nó khuyến khích sinh viên y khoa kiểm soát tốt hơn việc học của họ bằng cách cho phép khả năng đi qua các nội dung nhanh chóng và linh động. Với mô hình học tập trực tuyến này, các nhà giáo dục có thể đánh giá năng lực một cách khách quan thông qua các bài đánh giá trực tuyến, sinh viên có thể nhận được phản hồi và tự cải thiện bản thân [5]. Theo tổng quan một số y văn trên thế giới, người học y khoa có thái độ khác nhau về học tập trực tuyến. Một nghiên cứu cho kết quả phần lớn sinh viên y khoa cho rằng việc học trực tuyến là thú vị, hiệu quả và giúp cải thiện kỹ năng về tư vấn [10]. Mặt khác, một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Hacettepe trên 414 sinh viên y khoa cho thấy thái độ của sinh viên đối với việc học tập trực tuyến là trung lập [8]. Tại Việt Nam, việc học trực tuyến đã trở nên phổ biến khoảng hơn hai thập kỷ trước, một số trường đại học đã triển khai hình thức hội nghị/dạy học trực tuyến, và bước đầu thu được một số kết quả nhất định [2]. Cùng với sự dịch chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học trực tuyến, người học đồng thời sẽ gặp không ít trở ngại. Điều này đòi hỏi người học phải có thái độ phù hợp, đúng đắn cũng như sự sẵn sàng khi tiếp cận, thích nghi với hình thức dạy và học mới này. Từ thực tế trên, nghiên cứu “Đánh giá thái độ học trực tuyến và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng” được thực hiện với mục tiêu: (1) Đánh giá thái độ học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thái độ học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. - Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức: σ2 n = Z2(1-α/2) 𝑑2 Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu cần có; α = 0,05 là mức ý nghĩa thống kê được chọn, tương ứng Z (1- α/2) = 1,96. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Simona Hvalic Touzery (2015) [6] có độ lệch chuẩn về thái độ đối với học trực tuyến của sinh viên điều dưỡng là 0,92. Chọn độ chính xác tuyệt đối d = 0,1. Thay vào công thức ta tính được n = 318. HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ MỞ RỘNG LẦN THỨ II NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG 139
  3. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 Để dự phòng các phiếu không hợp lệ, nhóm nghiên cứu lấy thêm 20% cỡ mẫu. Cỡ mẫu thực tế thu được là 389 sinh viên. - Phương pháp chọn mẫu: Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng đào tạo 7 ngành khác nhau, để chọn được các sinh viên tham gia vào nghiên cứu, nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. + Giai đoạn 1: Chọn mẫu tỷ lệ cho từng ngành dựa vào số lượng sinh viên từng ngành, áp dụng công thức: nh = (Nh/n)*N Trong đó: nh là số sinh viên cần nghiên cứu từng ngành, Nh là số sinh viên từng ngành, N là cỡ mẫu cần lấy của toàn trường, n là tổng số sinh viên của toàn trường. + Giai đoạn 2: Chọn mẫu thuận tiện trong từng ngành bằng cách gửi biểu mẫu khảo sát đến email của lớp, sau đó ban cán sự lớp sẽ chuyển đến các thành viên trong lớp thông qua email và nhóm zalo của lớp. Nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi qua email và đóng link khảo sát khi đạt đủ số lượng mẫu trong từng ngành học. - Công cụ nghiên cứu và cách đánh giá: Công cụ nghiên cứu gồm 2 phần: Phần 1 là các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu như giới, năm học, ngành học, nơi ở hiện tại, thiết bị điện tử được sử dụng trong học trực tuyến, dịch vụ internet sử dụng, chất lượng dịch vụ internet và kiến thức về công nghệ thông tin; Phần 2 là công cụ đo lường thái độ về học tập trực tuyến của sinh viên sử dụng bộ câu hỏi đo lường thái độ học trực tuyến của sinh viên được phát triển bởi Nu’man M. Al-Musawi năm 2014 (Scale to Measure Student Attitudes Towards E-learning - SMATE) [4]. SMATE gồm 44 câu hỏi thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, bao gồm các câu hỏi mang nghĩa tích cực và các câu hỏi mang nghĩa tiêu cực. Đối với các câu hỏi tích cực, thang điểm đánh giá từ 1 “Rất không đồng ý”, 2 “Không đồng ý”, 3 “Trung lập”, 4 “Đồng ý”, 5 “Đồng ý mức độ rất cao”. Điểm của các câu hỏi mang nghĩa tiêu cực sẽ được đảo ngược so với câu hỏi tích cực. Bộ công cụ đo lường thái độ học trực tuyến gồm 3 khía cạnh: Thuận lợi và khó khăn khi học trực tuyến (10 câu), Trải nghiệm của sinh viên khi học trực tuyến tại trường (22 câu) và Hỗ trợ kỹ thuật và giảng dạy tại trường (12 câu). Điểm thái độ học trực tuyến của sinh viên được tính bằng tổng điểm của 44 câu hỏi. Điểm càng cao, cho thấy sinh viên càng có thái độ tích cực trong việc học trực tuyến. SMATE đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo quy trình dịch ngược. Để kiểm tra độ chính xác, bộ câu hỏi được gửi xin ý kiến của 3 chuyên gia. Sau khi nhận được đề xuất của các chuyên gia, bộ câu hỏi được điều chỉnh và tiến hành thử nghiệm trên 30 sinh viên có đặc điểm tương tự mẫu nghiên cứu để kiểm tra tính nhất quán nội bộ và độ tin cậy. Kết quả Cronbach’s Alpha của toàn bộ công cụ trong nghiên cứu này là 0,95; của từng khía cạnh theo thứ tự như sau: Thuận lợi và khó khăn khi học trực tuyến là 0,91; Trải nghiệm của sinh viên khi học trực tuyến tại trường là 0,90 và Hỗ trợ kỹ thuật và giảng dạy tại trường là 0,92. - Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng SPSS 20.0. Thống kê mô tả được sử dụng mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Kiểm định ANOVA, Pearson’s, Point Biserial và Spearman dùng để kiểm tra mối liên quan giữa thái độ học trực tuyến với các biến. HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ MỞ RỘNG LẦN THỨ II NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG 140
  4. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 - Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Thông tin chung n (%) Nam 89 (22,9) Giới tính Nữ 300 (77,1) Năm một 115 (29,6) Năm hai 105 (27,0) Năm ba 66 (17,0) Năm học Năm tư 84 (21,6) Năm năm 7 (1,8) Năm sáu 12 (3,0) Điều dưỡng 129 (33,1) Y khoa 93 (23,9) Dược học 86 (22,1) Ngành học KT XNYH 28 (7,2) KT HAYH 24 (6,2) KT PHCN 22 (5,7) YTCC 7 (1,8) Thành thị 261 (67,1) Nơi ở hiện tại Nông thôn 128 (32,9) Máy tính 232 (59,64) Thiết bị điện tử sử dụng học trực tuyến Ipad 130 (33,42) Điện thoại thông minh 27 (6,94) LAN 207 (53,2) 4G 146 (37,5) Dịch vụ internet 3G 27 (6,95) ADSL 9 (2,35) Kém 20 (5,15) Trung bình 218 (56,0) Chất lượng dịch vụ internet Tốt 145 (37,3) Rất tốt 6 (1,55) GTTB ± ĐLC (Khoảng) Kiến thức về CNTT 22,3±2,9 (8-40) Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm phần lớn (77,1%), đa số là sinh viên ngành Điều dưỡng (33,1%), Y khoa (23,9%) và Dược học (22,1%). Sinh viên năm thứ nhất (29,6%), thứ hai (27,0%) và thứ tư (21,6%) có tỷ lệ tham gia nhiều hơn các năm còn lại. Sinh viên sử dụng máy tính (59,64%) và mạng LAN (53,2%) để học trực tuyến chiếm tỷ lệ cao. Có 61,15% sinh viên đánh giá chất lượng dịch vụ internet là trung bình và kém. Điểm trung bình về kiến thức CNTT của sinh viên là không cao (22,3±2,9). HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ MỞ RỘNG LẦN THỨ II NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG 141
  5. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 3.2. Thái độ học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng Bảng 2. Thái độ học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng Lĩnh vực GTTB ĐLC GTNN-GTLN Khoảng Thuận lợi và khó khăn khi học trực tuyến 29,9 3,0 17-42 10-50 Trải nghiệm của sinh viên khi học trực tuyến tại trường 63,6 7,2 37-99 22-110 Hỗ trợ kỹ thuật và giảng dạy tại trường 34,2 2,7 25-43 12-60 Thái độ học trực tuyến 127,8 10,2 84-168 44-220 Nhận xét: Điểm trung bình về thái độ học trực tuyến của sinh viên là 127,8±10,2; điểm trung bình của từng khía cạnh về Thuận lợi và khó khăn khi học trực tuyến, Trải nghiệm của sinh viên khi học trực tuyến tại trường và Hỗ trợ kỹ thuật và giảng dạy tại trường lần lượt là 29,9±3,0; 63,6±7,2 và 34,2±2,7. 3.3. Mối liên quan với thái độ học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng Bảng 3. Mối liên quan với thái độ học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng Thái độ học trực tuyến Nội dung n GTTB p Giới tính r =-0,041 0,417b Nơi ở hiện tại r =-0,095 0,06b Năm học r =-0,126 0,005c Ngành học Điều dưỡng 129 127,4 0,662d KT PHCN 22 127,9 KT XNYH 28 128,8 KT HAYH 24 126,4 YTCC 7 127,1 Dược học 86 126,8 Y khoa 93 129,5 Thiết bị điện tử sử Máy tính 232 127,7 0,93d dụng học trực tuyến Điện thoại 27 127,8 Ipad 130 128,1 Dịch vụ internet 3G 27 125,2 0,43d 4G 146 127,9 ADSL 9 125,1 LAN 207 128,2 Chất lượng dịch vụ internet r=0,139 0,002c Kiến thức về CNTT r=-0,66 0,193a a Pearson’s correlation test; b Point Biserial correlation test; c Spearman correlation test; d One-way ANOVA. Nhận xét: Có mối liên quan giữa thái độ học trực tuyến với năm học của sinh viên và chất lượng dịch vụ internet (p0,05). Không có sự khác biệt về thái độ học trực tuyến của sinh viên HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ MỞ RỘNG LẦN THỨ II NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG 142
  6. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 giữa các nhóm ngành học, giữa các nhóm sử dụng thiết bị điện tử khác nhau và giữa các nhóm dịch vụ internet khác nhau (p
  7. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 58/2023 sử dụng thiết bị máy tính đối với hiệu quả học tập trong học trực tuyến [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy có sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm sinh viên sử dụng các thiết bị điện tử học trực tuyến khác nhau (p=0,071). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng không tìm thấy mối liên quan giữa thái độ học tập trực tuyến với kiến thức về công nghệ thông tin của sinh viên (p=0,193). Ngược lại, nghiên cứu trên sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Ljubjana cho ra kết quả rằng những sinh viên có kinh nghiệm hơn với hệ thống e-learning, người sử dụng thiết lập lớp học điện tử trong nhiều môn học hơn có xu hướng có thái độ tích cực hơn với học tập trực tuyến [6]. V. KẾT LUẬN Điểm trung bình về thái độ học tập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng ở mức trung bình (127,8±10,2). Thái độ học trực tuyến của sinh viên có liên quan với năm học của sinh viên (p=0,005) và chất lượng dịch vụ internet (p=0,002) (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2