intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Chia sẻ: Batman_1 Batman_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:471

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật

  1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật 5
  2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Tên viết tắt sử dụng trong báo cáo 11 Phần I đặt vấn đề 12 Phần II Đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động hợp tác 15 với nước ngoài về pháp luật I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt 15 động hợp tác với nước ngoài về pháp luật II. Những ưu điểm của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật 18 1. Xác định rõ phạm vi áp dụng và nguyên tắc hợp tác với nước 18 ngoài về pháp luật 2. Quy định khá rõ ràng, chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục từ khâu vận động, hình thành, xin phép và thực hiện chương trình, kế 19 hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật 2.1 Khâu vận động 19 2.2 Khâu hình thành 19 2.3 Khâu xin phép, thẩm định 19 3. Xác định rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp 20 tác với nước ngoài về pháp luật 4. Nhận xét chung 20 III. Những điểm bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp 21 luật 1. Phạm vi áp dụng còn hẹp 21 2. Trình tự, thủ tục hình thành dự án, chương trình hợp tác quốc 6
  3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật tế về pháp luật còn có điểm chưa hài hòa thống nhất 22 3. Chưa quy định cơ chế cụ thể để Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác 22 4. Chưa quy định cụ thể về cơ chế điều phối chung giữa các nhà tài trợ 23 5. Biện pháp xử lý vi phạm còn thiếu 23 Phần III Đánh giá tình hình hợp tác với nước ngoài về pháp luật từ khi ban hành Nghị định 103(năm 1998) đến nay 24 I. Đánh giá những thành tựu của các dự án, chương trình, 24 hoạt động hợp tác 1. Điểm qua tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật 24 2. Những thành tựu do hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật mang lại 26 2.1. Hỗ trợ tích cực công tác xây dựng thể chế 26 2.2. Hỗ trợ tăng cường năng lực các thiết chế thi hành pháp luật 29 2.3. Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật 30 2.4. Hỗ trợ công tác thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý 33 2.5. Nhận xét chung 35 II. Đánh giá những mặt làm được của công tác quản lý nhà 36 nước trong hợp tác quốc tế về pháp luật 1. Những nỗ lực của Bộ Tư pháp 36 1.1. Thẩm định về nội dung các, dự án chương trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật 36 7
  4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật 1.2. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án, chương trình hợp 37 tác 1.3. Tăng cường năng lực cho thiết chế giúp Bộ trưởng thực hiện 37 chức năng quản lý nhà nước 2. Những nỗ lực của các bộ, ngành khác có liên quan 38 III. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân 38 1. Những hạn chế, bất cập trong hoạt động hợp tác quốc tế về 38 pháp luật 1.1. Nhận thức ch ưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hợp tác 38 quốc tế về pháp luật 1.2. Thiếu tính chủ động trong quá trình hợp tác 38 1.3. Nội dung hợp tác còn chưa cân đối 39 1.4. Phạm vi hợp tác chỉ tập trung ở trung ương 39 1.5. Tình trạng trùng lặp trong hoạt động hợp tác 39 2. Nguyên nhân 40 Phần IV 41 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát 41 I. Kết quả điều tra 1. Phạm vi điều tra 41 2. Kết quả điều tra và phân tích sơ bộ 42 2.1. Về vấn đề có hay không có hoạt động hợp tác 42 2.2. Vấn đề đồng ý hay không đồng ý việc mở rộng phạm vi điều 42 chỉnh của Nghị định 103 xuống địa phương 2.3. Vấn đề đồng ý hay không đồng ý việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 103 đối với các cơ quan ngoài Chính phủ 43 2.4. Vấn đề giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hay Sở Tư pháp làm đầu mối 43 8
  5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật 2.5. Về vấn đề các nội dung cần ưu tiên hợp tác về pháp luật 44 2.6. Về những khó khăn, vướng mắc th ường gặp trong quá trình triển khai các dự án, chương trình, hoạt động hợp tác 45 2 .7. Về các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của Nghị đ ịnh 103 46 2.8. Về các biện pháp xử lý đối với hành vi không chấp hành chế 46 độ báo cáo II. Tổng hợp kết quả khảo sát thực tế tại 09 tỉnh 46 1. Giới thiệu sơ bộ 46 2. Kết quả khảo sát và phân tích 47 2.1. Tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật tại các tỉnh được 47 chọn khảo sát 2.2. Về vấn đề mở rộng phạm vi áp dụng của Nghị định 103 49 2.3. Về khả năng tiếp nhận dự án, chương trình hợp tác 49 2.4. Về khả năng tìm kiếm đối tác 50 2.5. Về phạm vi các lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác ở địa phương 50 2.6. Về các lĩnh vực cần Bộ Tư pháp hỗ trợ nếu được tiếp nhận 51 dự án, chương trình hợp tác Phần V một số Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 103 và các văn bản 53 có liên quan I. Khuyến nghị sửa đổi thể chế 53 1.Về vấn đề mở rộng phạm vi áp dụng của Nghị định 103 53 2. Về cơ quan có nhi ệm vụ chủ trì, điều phối hoạt động hợp tác 54 quốc tế về pháp luật 3. Về thẩm quyền phê duyệt, dự án chương trình hợp tác với 9
  6. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật nước ngoài về pháp luật 54 4. Về thủ tục thẩm định của Bộ Tư pháp 55 5. Về các biện pháp chế tài 55 II. Khuyến nghị tổ chức thực hiện thể chế 56 1 . Về lộ trình thực hiện mở rộng phạm vi áp dụng xuống địa p hương 56 2. Về cơ chế đảm bảo thực hiện những kiến nghị sửa đổi, bổ 56 sung nêu trên 2.1. Sớm thông qua Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống 56 pháp luật Việt Nam đến năm 2010 2.2. Nâng cao hiệu quả công tác điều phối, quản lý chung hoạt 57 động hợp tác quốc tế về pháp luật 2.3. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền 57 2.4. Hỗ trợ nâng cao kỹ năng thực hiện, quản lý các dự án hợp 57 tác với nước ngoài về pháp luật 2.5. Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin 57 Phần Phụ lục Phụ lục I Các dự trình hỗ án, chương trợ xây dựng 61 thể chế Phụ lục II 70 Các dự án, chương trình hỗ trợ thiết chế Phụ lục III Các dự án, chương trình hợp tác về đào tạo pháp luật 73 Phụ lục IV các dự án, chương trình hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo 75 dục pháp luật, trợ giúp pháp lý 10
  7. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Phụ lục V Bảng tổng hợp kết quả rà soát, đối chiếu Nghị định số 103/1998/NĐ- CP với Nghị định số 17/2001/NĐ-CP, Quyết định số 64/2001/Qđ-TTg, Quyết 77 định số 122/2001/QĐ-TTg Phụ lục VI 111 Bảng tổng hợp phiếu điều tra các sở Tư pháp Phụ lục VII 115 T ổng hợp phiếu điều tra Uỷ ban nhân dân các tỉnh Phụ lục VIII T ổng hợp Phiếu điều tra dành cho các cơ quan, tổ chức việt nam ở 118 cấp trung ương Phụ lục IX 125 Bảng tổng hợp trả lời của các nhà tài trợ Phụ lục X Tổng hợp ý kiến của các đại biểu tại hội thảo góp ý sửa đổi Nghị định số 132 103/1998/NĐ-CP tại Đồ Sơn, Hải Phòng Tên viết tắt sử dụng trong Báo cáo 11
  8. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Tên đầy đủ Tên đầy đủ Tên viết tắt bằng tiếng Việt bằng tiếng Anh Asian Development Ngân hàng phát triển châu á ADB Bank Australian Agency for Cơ quan phát triển quốc tế AusAID International Ôxtrâylia Development Cơ quan phát triển quốc tế Canadian International CIDA Canada Development Agency Cơ quan phát triển quốc tế Đan Danish International DANIDA Mạch Development Agency EU Liên minh châu Âu European Union Viện FES FES Frederich Ebert Stiftung International Monetary Qu ỹ tiền tệ quốc tế IMF Funds Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Japanese International J ICA Bản Cooperation Agency Tổ chức Oxfam Hà Lan Novib Oxfam Netherlands New Zealand Agency for Cơ quan phát triển quốc tế New NZAID International Zealand Development Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức ODA Assistance Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển SCS Save Children Swiden Cơ quan hợp tác và phát triển Swiss Development and SDC Thu ỵ Sỹ Cooperation Agency Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Swidish International Sida Điển Development Agency United Nation Chương trình phát triển của Liên UNDP Development hợp quốc Programme 12
  9. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Tên đầy đủ Tên đầy đủ Tên viết tắt bằng tiếng Việt bằng tiếng Anh Ngân hàng thế giới WB World Bank 13
  10. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Phần I đặt vấn đề Sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, Việt Nam đã đ ạt đ ược nhiều thành tựu đáng ghi nhận về mọi mặt: kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) lần đầu tiên đã chính thức thể chế hoá chủ tr ương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây d ựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước pháp q uyền - một khái niệm vốn thiên nhiều về phạm trù lu ật học - đã chính thức trở thành một nguyên tắc mang tính hiến định. Đây không chỉ thuần túy là vấn đề thuộc về kỹ thuật lập pháp mà nó thể hiện một sự thay đổi về chất trong tư duy, trong nhận thức về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống p háp luật là nếu so sánh với qu ãng thời gian 40 năm (1945-1985), thì trong gần 20 năm qua, số văn bản luật, pháp lệnh đ ược ban hành nhiều gấp hơn 2 lần so với cả 40 năm trước đó cộng lại1. Hệ thống pháp luật thực định đã đ ược hình thành tương đối đồng bộ, toàn diện, về cơ bản đáp ứng được những đ òi hỏi của tình hình thực tế; công tác tổ chức thực hiện pháp luật ngày càng phát huy hiệu quả, người dân ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận hệ thống pháp luật; ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý ngày càng được nâng cao. Hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày càng đảm bảo tính công khai, các quyền tự do dân chủ của công dân ngày càng được tôn trọng và đ ảm bảo thực thi. Những thành tựu đáng ghi nhận đó không chỉ là sự đánh 1 Báo cáo về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010. 14
  11. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật giá một chiều của phía Việt Nam mà còn được cộng đồng quốc tế thừa nhận2. Đóng góp vào những thành tựu bước đầu đó là do yếu tố phát huy nội lực, tự thân vận động là chính. Bên cạnh đó, có sự đóng góp tích cực rất đ áng ghi nhận của cộng đồng quốc tế thông qua các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Song song với việc thực hiện nhiều biện pháp nhằm đổi mới, phát triển và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp lu ật và tư pháp b ằng các nguồn lực trong nước, Chính phủ Việt Nam đã luôn cố gắng trong việc vận động, khai thác các ngu ồn tài trợ của nước ngoài trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và với phương châm: ‘‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước’’. Trong b ối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu đặt ra cho công cu ộc phát triển hệ thống pháp luật và tư pháp nói chung cũng như việc hợp tác quốc tế về pháp luật nói riêng ngày một cao, thách thức ngày càng lớn. Lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong khuôn khổ AFTA, các hiệp đ ịnh thương mại, hiệp định khuyến khích và b ảo hộ đầu tư, đ ặc biệt là Hiệp đ ịnh thương mại Việt - M ỹ, cũng như quá trình chuẩn bị các điều kiện pháp lý để trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đ ang tạo cho Việt Nam những cơ hội mới trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ, những thách thức to lớn về mặt pháp lý. Việc tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm giúp Việt Nam nhanh chóng hài hoà được khung pháp luật của mình với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và khu vực là công việc vừa để đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược bền vững và lâu dài. 2 Trong quá trình xây dựng Báo cáo về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 có sự tham gia tích cực của các chuyên gia quốc tế. Hội nghị các nhà tài trợ về pháp luật đã được tổ chức 02 lần để góp ý cho Báo cáo này. 15
  12. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Bên cạnh những thành tựu to lớn trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư p háp trong thời gian vừa qua, cũng đ ã bộc lộ một số tồn tại, bất cập làm hạn chế đáng kể hiệu quả và tác dụng của việc hợp tác, đặc biệt là xét theo yêu cầu đổi mới về chất của quá trình hợp tác cũng như yêu cầu ngày càng cao của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. Việc phân tích và đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học những thành tựu, đóng góp của hoạt động hợp tác và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong lĩnh vực pháp lu ật, cũng như rút ra những kinh nghiệm từ những tồn tại trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đó vạch ra phương hướng và biện pháp để củng cố và hoàn thiện thể chế, thiết chế quản lý hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật là một việc làm rất cần thiết. Đó cũng chính là mục đích và nội dung của Báo cáo này. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi cố gắng phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học khung pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật; đánh giá những thành tựu cũng như những điểm bất cập của hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật trong thời gian qua, đồng thời lý giải những nguyên nhân tồn tại nhằm đ ưa ra những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đ iều chỉnh hoạt động này (như Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26/12/1998 về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật, Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài...), cũng như các kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của các thiết chế quản lý và thực hiện các dự án, chương trình hợp tác, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực p háp luật, phục vụ đắc lực công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đo ạn hiện nay. Trước mắt, Báo cáo này có thể làm cơ sở cho việc thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam với các nhà tài trợ trong khuôn khổ một hội thảo dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 7/2004. 16
  13. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Báo cáo này tập trung chủ yếu vào: - Đánh giá thực trạng những quy định hiện hành về quản lý hoạt động hợp tác với nước ngo ài về pháp luật, rà soát, phát hiện những quy định chồng chéo, bất cập; - Đánh giá một cách khách quan, to àn diện những đóng góp của hoạt động hợp tác quốc tế và sử dụng hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật cũng như những tồn tại, bất cập của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; - Phân tích nguyên nhân của những tồn tại, bất cập; - Đưa ra các khuyến nghị sửa đ ổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy p hạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật cũng như các khuyến nghị về cơ chế thực thi các quy định đó trong thực tế. Phần II Đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác 3 với nước ngoài về pháp luật Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngo ài về pháp luật chủ yếu gồm có các văn bản sau: - N gh ị định số 103/1998/NĐ -CP ngày 26/12/1998 về quản lý hợp tác với nướ c ngoài về pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định 103); - Thông tư số 10/1999/TT-BTP ngày 10/4/1999 của Bộ Tư pháp hướng 3 Về chi tiết đề nghị xem Bảng rà soát Nghị định 103 ở Phần Phụ lục V của Báo cáo này. 17
  14. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật d ẫn thi hành Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26/12/1998 về quản lý hợp tác với nước ngo ài về pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư 10); - Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là Nghị định 17); - Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngo ài (sau đây gọi tắt là Quyết định 64); - Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ngày 21/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế (sau đây gọi tắt là Quyết định 122). - Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngà y 20/02/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 20). Trong đó có 03 văn b ản chủ yếu là Nghị định 103, Nghị định 17 và Quyết định 64. - Mối quan hệ giữa Nghị định 103, Nghị định 17 và Quyết định 64: + Cả ba văn bản đều có nội dung cơ b ản điều chỉnh vấn đề thu hút ngu ồn tài trợ của nước ngo ài. Do đó, về mặt lý thuyết, có thể dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau, đặc biệt là giữa Nghị định 103 và Nghị định 17 (là văn bản ngang cấp, nếu mâu thuẫn nhau sẽ rất khó áp dụng). + Về phạm vi áp dụng: Nghị định 17 điều chỉnh vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA; Quyết định 64 điều chỉnh vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ phi chính phủ nước ngo ài; còn Nghị định 103 điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật (cả ODA và phi chính phủ). Như vậy, có thể thấy ba văn bản này có những điểm giao nhau. Để hình thành một chương trình, d ự án trong lĩnh vực pháp luật trước hết 18
  15. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật phải tuân thủ quy định của Nghị định 103, sau đó nếu chương trình, dự án đó có sử dụng vốn ODA thì phải đồng thời tuân thủ Nghị định 17; nếu sử dụng nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ thì phải đồng thời tuân thủ Quyết định 64. Như vậy, rất khó có thể nói văn bản nào trùm lên văn b ản nào. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là Nghị định 103 chỉ điều chỉnh khía cạnh pháp lý của chương trình, dự án (chủ yếu thể hiện qua khâu thẩm định của Bộ Tư pháp), còn các vấn đề về vốn, kỹ thuật, quy trình giải ngân… thì do Nghị định 17 và Quyết định 64 điều chỉnh. + Về đối tượng điều chỉnh : Nghị định 103 chưa điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật của các địa phương, trong khi đó Nghị định 17 và Quyết định 64 điều chỉnh tất cả các cơ quan từ trung ương tới địa p hương. Vì vậy, có thể khẳng định đối tượng của Nghị định 17 rộng hơn Nghị định 103. + Nhận xét chung : về cơ b ản nội dung của các văn bản trên là hài hòa, tương thích với nhau. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan cũng được phân định khá rõ ràng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối chung về ODA và phi chính phủ, còn Bộ Tư pháp chủ yếu đảm nhiệm vai trò thẩm đ ịnh khía cạnh pháp lý của dự án, chương trình hợp tác. Cũng cần phải nói thêm rằng Nghị định 103 ra đời vào năm 1998, chủ yếu căn cứ vào Nghị định 87 về ODA (ban hành năm 1997). Hiện nay, Nghị đ ịnh 87 đ ã bị thay thế bởi Nghị định 17 và b ản thân Nghị định 17 cũng đang sắp được sửa đổi, bổ sung. Do vậy, nhiều nội dung trong Nghị định 103 không còn phù hợp với tình hình thực tế. II. Những ưu điểm của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật Nhìn một cách tổng thể, hệ thống các văn b ản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật theo chúng tôi là tương đối đồng bộ, chi tiết, điều chỉnh khá chặt chẽ to àn b ộ các khâu của quá trình hợp tác từ vận động, hình thành, xin phép, thẩm định, phê duyệt, thực hiện... đ ến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật. Nhờ 19
  16. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật vậy, trong những năm qua, hoạt động này đ ã dần dần đ ược đ ưa vào nền nếp, có đ ịnh hướng tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên nhằm góp phần tích cực p hục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những ưu điểm của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật, đặc biệt là Nghị định 103 và Thông tư 10 thể hiện ở những điểm chính như sau: 1. Xác định rõ phạm vi áp dụng và nguyên tắc hợp tác với nước ngoài về pháp luật - Nghị định 103 và Thông tư 10 đã xác đ ịnh rõ phạm vi hợp tác với nước ngo ài về pháp luật dừng ở các cơ quan, tổ chức ở cấp trung ương, bao gồm các bộ, cơ quan ngang b ộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Như vậy, Nghị định không điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật của các ban của Đảng, Văn phòng Qu ốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chưa cho phép các chính quyền địa phương được quyền chủ động đàm phán, hình thành các dự án, chương trình, hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật. - Nghị định 103 và Thông tư 10 đã đề ra các nguyên tắc hợp tác với nước ngo ài về pháp luật như: đ ảm b ảo độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phong tục tập quán của dân tộc, đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và tránh trùng lặp... Các nguyên tắc này cũng đã đ ược tái thể hiện trong Nghị định 17, Quyết định 64 được ban hành sau này. 2. Quy định khá rõ ràng, chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục từ khâu vận động, hình thành, xin phép và thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật 2.1 Khâu vận động Quá trình vận động nguồn tài trợ (cả ODA và phi chính phủ) phải căn cứ vào đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác và khả năng hợp tác của phía Việt Nam (Điều 2 20
  17. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật Nghị định 103, Điều 6 và 7 Nghị định 17, Điều 4 Quyết định 64). Cơ quan đ ầu mối vận động ODA là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn cơ quan đầu mối vận động tài trợ trong lĩnh vực pháp luật là Bộ Tư pháp. 2.2 Khâu hình thành Cơ quan nào có nhu cầu hình thành dự án, chương trình, hoạt động hợp tác về pháp luật và đã có đối tác phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp đ ể hình thành nội dung hợp tác. 2.3 Khâu xin phép, thẩm định Cơ quan đầu mối có trách nhiệm thẩm định chung đối với các dự án ODA và phi chính phủ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn cơ quan đ ầu mối thẩm định các dự án, chương trình hợp tác về pháp luật là Bộ Tư pháp. Có một điểm đáng lưu ý là trong lĩnh vực pháp luật, thì mọi dự án, chương trình, không phụ thuộc vào quy mô vốn, đều phải trình Thủ tướng Chính p hủ phê duyệt. 3. Xác định rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đ ã xác định rõ nội dung quản lý nhà nước, cơ quan làm đầu mối quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về p háp luật là Bộ Tư pháp (thẩm định dự án, hỗ trợ tìm kiếm đối tác, tổng hợp b áo cáo, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm) cũng như các cơ quan phối hợp trong công tác này như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính và các bộ, ngành hữu quan khác. 4. Nhận xét chung Theo đánh giá sơ b ộ của chúng tôi, nhìn chung các quy đ ịnh của Nghị định 103, Thông tư 10 và các văn b ản quy phạm pháp luật khác có liên quan điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật là tương đ ối đ ồng bộ. Mối quan hệ giữa các văn bản tr ên (chủ yếu là giữa Nghị định 1 03 với Nghị định 17 và Quyết định 64) là mối quan hệ tương hỗ, văn 21
  18. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật b ản này b ổ sung cho văn bản kia, không có văn bản nào bao trùm lên văn b ản nào. Các quy đ ịnh trong các văn bản đó có tính khả thi t ương đối cao, chính vì vậy nó đ ã phát huy tác dụng nhất định trong thực tế. Cụ thể là: - Về cơ b ản, hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật này đã dần dần đi vào nền nếp. Nhìn chung, các ho ạt động được triển khai đều tuân thủ nguyên tắc hợp tác với nước ngo ài về pháp luật, bảo đảm yêu cầu về trình tự, thủ tục, bám sát các mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đ ạt được nhiều hiệu quả thiết thực. - Vai trò quản lý nhà nước nói chung, vai trò của Bộ Tư pháp nói riêng trong lĩnh vực này ngày càng được khẳng định. III. Những điểm bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật Bên cạnh những ưu điểm như vừa nêu trên, qua rà soát, chúng tôi nhận thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngo ài về pháp luật cũng đã tỏ ra có nhiều điểm bất cập: 1. Phạm vi áp dụng còn hẹp Phạm vi áp dụng của Nghị định 103 mới chỉ dừng lại ở các cơ quan trung ương mà chưa điều chỉnh hoạt động hợp tác với nước ngo ài về pháp lu ật của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh. Chính quyền địa p hương cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, trong điều kiện nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế thì sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài là rất cần thiết để giúp chính quyền đ ịa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ này. Ngay trong các cơ quan trung ương thì Nghị định 103 cũng chưa quy đ ịnh phạm vi áp dụng đối với các cơ quan ngoài Chính phủ (như các Ban của Đảng, Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, To à án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...). Trên thực tế trong số các cơ quan này đ ã có cơ quan đang chủ trì ho ặc phối hợp thực hiện một hoặc một số dự án, chương trình hoặc hoạt động hợp tác 22
  19. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật quốc tế về pháp luật. Mặc dù Nghị định 103 chưa quy định nhưng trên thực tế Bộ Tư pháp vẫn đang phải làm nhiệm vụ điều phối, tổng hợp các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về pháp luật do các cơ quan này thực hiện4 Do vậy, cần thiết phải ‘‘chính thức hóa’’ ho ạt động quản lý này giống như trong Nghị định 17 đ ã có quy định5. 2. Trình tự, thủ tục hình thành dự án, chương trình hợp tác quốc tế về pháp luật còn có điểm chưa hài hòa thống nhất - Theo Nghị định 103 thì cơ quan, tổ chức Việt Nam sau khi có dự án hợp tác phải gửi Công văn yêu cầu Bộ Tư pháp thẩm định. Thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, chương trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật (dù có sử dụng ODA hay không) đều nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. - Tuy nhiên, theo Nghị định 17 (ban hành sau Nghị định 103) thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại là cơ quan chủ trì thẩm định dự án ODA về pháp luật và cũng chính là cơ quan đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định về mặt pháp luật. Nghị đ ịnh 17 chưa có quy định nào nêu rõ trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định chung đối với các dự án ODA nhất thiết phải thông qua thủ tục thẩm định của Bộ Tư pháp đối với các dự án pháp luật có sử dụng ODA. Như vậy, có thể thấy rằng trình tự thủ tục giữa hai văn bản này chưa 4 Mặc dù Nghị định 103 chưa quy định cụ thể nhưng một số cơ quan như Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm (gửi Bộ Tư pháp). 5 Điều 46 của Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001: Quy định áp dụng đối với các cơ quan thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội có tiếp nhận ODA. Q uy chế n ày cũ ng đ ượ c áp d ụng chung cho các cơ q uan t huộ c Qu ố c hộ i, Toà án nhân dân t ối cao, các tổ ch ứ c chính t rị, chính tr ị- xã hộ i có ti ếp nh ậ n ODA. 23
  20. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều phối hoạt động hợp tác với nước ngoàI về pháp luật thống nhất với nhau. Chính vì vậy mà trên thực tế hoàn toàn có thể xảy ra khả năng là có thể có dự án, chương trình hợp tác quốc tế về pháp luật đ ược hình thành, phê duyệt nhưng chưa qua khâu thẩm định của Bộ Tư pháp. 3. Chưa quy định cơ chế cụ thể để Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác Nghị định 103 quy định Bộ T ư pháp có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan, tổ chức Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác, song chưa có quy đ ịnh cụ thể về cơ chế thực hiện quy định này (như thường xuyên tiến hành đánh giá nhu cầu hợp tác quốc tế về pháp luật, tổ chức hội nghị thường niên với các nhà tài trợ...), nên trên thực tế Bộ T ư p háp chư a có đ ầy đủ điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ này. 4. Chưa quy định cụ thể về cơ chế điều phối chung giữa các nhà tài t rợ Mục đích của cơ chế này là nhằm tổng hợp, phân bổ các nguồn tài trợ sao cho có hiệu quả nhất, tránh tình trạng cùng m ột hoạt động thì có nhiều ngu ồn tài trợ trong khi có hoạt động cần tài trợ thì lại không có. Hiện nay, Dự án VIE/02/015 ‘‘Hỗ trợ thực hiện chiến lược xây dựng pháp luật Việt Nam đ ến năm 2010 ’’ đang cố gắng hỗ trợ để giải quyết phần nào vấn đề này. Tuy nhiên, từ góc độ quản lý nhà nước nên chăng cũng cần phải quy đ ịnh về cơ chế tổng hợp, điều phối nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các cơ quan qu ản lý phối hợp hoạt động. 5. Biện pháp xử lý vi phạm còn thiếu Cụ thể, qua rà soát, chúng tôi nhận thấy Nghị định 103 chưa có quy đ ịnh biện pháp chế tài áp dụng đối với trường hợp: - Chương trình, dự án đ ược hình thành mà không thông qua khâu thẩm đ ịnh của Bộ Tư pháp; - Cơ quan, tổ chức không tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục hình thành, xin phép, triển khai dự án, chương trình hợp tác; - Cơ quan, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo... 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2