intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tình trạng hạ phospho máu ở bệnh nhân thở máy

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ, các mức độ và các yếu tố ảnh hưởng hạ phospho máu ở các bệnh nhân thở máy tại phòng hồi sức. Nghiên cứu tiến hành trên 112 bệnh nhân thở máy từ tháng 7/2013 đến 4/2014 tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tình trạng hạ phospho máu ở bệnh nhân thở máy

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HẠ PHOSPHO MÁU Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY<br /> Bùi Tấn Dũng*, Nguyễn Thị Thanh**, Dương Thị Nhị**, Nguyễn Anh Thư**<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, các mức độ và các yếu tố ảnh hưởng hạ phospho máu ở các bệnh nhân thở máy tại<br /> phòng hồi sức.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và phân tích,112 bệnh nhân(BN) thở<br /> máy từ tháng 7/2013 đến 4/2014 tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM ghi nhận: Bệnh lý chính, nguyên nhân thở<br /> máy, thời gian thở máy. Xét nghiệm phostpho máu: trước khi thở máy và các thời điểm thở máy, ngày thứ 01 thở<br /> máy: (To), Ngày thứ 03: (T1) ngày thứ 06: (T2), Ngày thứ 09: (T3).<br /> Các yếu tố ảnh hưởng hạ phospho: Tuổi, giới, thời gian thở máy, thuốc lợi tiểu, chế độ dinh dưỡng, tình<br /> trạng nhiễm trùng, lọc máu liên tục.<br /> Kết quả: Tỷ lệ hạ phospho máu ở các BN thở máy là 73 trường hợp (65,17%) 25 BN hạ phospho máu mức<br /> độ nhẹ (34,25%), 44 BN máu mức độ trung (60,27%), 4 BN máu mức độ nặng (5,48%).<br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến hạ phospho máu như: Thời gian thở máy kéo dài (p= 0,035). Nhiễm trùng có<br /> nguy cơ hạ phospho máu (p=0,02). Sử dụng thuốc lợi tiểu trong quá trình điều trị có nguy cơ hạ phospho (p =<br /> 0,006). Bệnh nhân nuôi duỡng tĩnh mạch đơn thuần nguy cơ hạ phospho cao hơn bệnh nhân đuợc nuôi dưỡng<br /> kết hợp (p = 0,005).<br /> Kết luận: Hạ phospho máu chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh nhân thở máy. Bổ sung xét nghiệm phospho<br /> máu như là một xét nghiệm thường quy. Cần phải bù phospho trong các trường hợp giảm phospho trung bình và<br /> nặng ở những bệnh nhân thở máy ở phòng hồi sức.<br /> Từ khóa: Hạ phospho máu<br /> <br /> ABSTRACT<br /> HYPOPHOSPHATEMIAIN VENTILATED PATIENTS<br /> Bui Tan Dung, Nguyen Thi Thanh, Duong Thi Nhi, Nguyen Anh Thu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 442 - 447<br /> Objective: To determine ratio, level and factors that influencedhypophosphatemia in mechanically ventilated<br /> patients in the recovery room.<br /> Subjects and Methods: a prospective study, described and analyzed, 112 mechanically ventilated patients<br /> from July 2013 to March 2014 at Thong Nhat hospital in Ho Chi Minh City. Recorded: Pathology major causes<br /> of mechanical ventilation, duration of mechanical ventilation. Phospho blood tests: before ventilator and ventilator<br /> time, 01 day of mechanical ventilation (To), Day 03: (T1) Day 06: (T2), Day 09 (T3). Factors affecting<br /> hypophosphatemia: age, gender, duration of mechanical ventilation, diuretics, diet, infections, continuous<br /> hemodialysis.<br /> Results: Prevalence of hypophosphatemia in mechanically ventilated patients was 73 cases (65.17%) 25<br /> patients with mild hypophosphatemia (34.25%), 44 patients with moderate hypophosphatemia (60.27%), 4<br /> patients with severe hypophosphatemia (5.48%). Factors affecting hypophosphatemia such as prolonged duration<br /> of mechanical ventilation (p = 0.035). Lower infection risk of blood phosphorus (p = 0.02). Use of diuretics in the<br /> treatment of lower risk of phosphorus (p = 0.006). Parenteral nutrition had higher risk of hypophosphatemia than<br /> * Khoa GMHS, BVThống Nhất<br /> ** BM GMHS, ĐHYD Tp.HCM<br /> Tác giả liên lạc: Bs.CK2. Bùi Tấn Dũng,<br /> ĐT: 0918222751<br /> Email: buitandung2364@yahoo.com<br /> <br /> 442<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> enteral and parenteral nutrition (p = 0.005).<br /> Conclusion: Mechanically ventilated patients have high ratio of hypophosphatemia. Additional testing of<br /> blood phosphorus as a routine laboratory tests. Need to compensate for reduced phosphorus in the case of medium<br /> and heavy phosphorus in mechanically ventilated patients .<br /> Key words: Lower blood phosphorus.<br /> <br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> Suy hô hấp là bệnh khá phổ biến thường gặp<br /> ở các phòng hồi sức. Thở máy được chỉ định khi<br /> bệnh nhân có suy hô hấp. Mục đích quan trọng<br /> nhất của thở máy là nhằm cải thiện tình trạng<br /> trao đổi khí và làm giảm công thở cho bệnh<br /> nhân giải quyết được tình trạng giảm oxy hóa<br /> máu, tình trạng toan hô hấp cấp, phòng và điều<br /> trị được xẹp phổi, vấn đề mệt cơ hô hấp, giảm<br /> mức tiêu thụ ôxy của tổ chức hoặc mức tiêu thụ<br /> oxy của cơ tim. Vấn đề thở máy kéo dài có thể<br /> đẩy bệnh nhân đến nhiều biến chứng: chấn<br /> thương phổi do áp lực, nhiễm trùng huyết, suy<br /> thận cấp, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng cơ<br /> hội, suy đa tạng, suy dinh dưỡng(5,7).<br /> Nguyên nhân thất bại của cai máy: Bệnh<br /> nhân tự thở yếu, họat động cơ hô hấp bị rối lọan<br /> do nhiều yếu tố như: hạ phospho máu, do căn<br /> nguyên chưa điều trị triệt để, dinh dưỡng kém<br /> có bệnh lý đi kèm suy tim, thiếu máu, nhiễm<br /> trùng bệnh viện, rối lọan điện giải (3,5,7).<br /> Đã có các nghiên cứu tình trạng hạ phospho<br /> máu nhưng các nghiên cứu đa số chỉ đề cập đến<br /> tình trạng hạ phospho máu ở các bệnh nhân<br /> nhập viện ở phòng hồi sức nội chưa đề cập đến<br /> tình trạng hạ phospho máu trên các bệnh nhân<br /> thở máy(1,2). Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu này nhằm xác định tỷ lệ hạ phospho máu ở<br /> các bệnh nhân thở máy, xác định mức độ hạ<br /> phospho và các yếu tố ảnh hưởng đến hạ<br /> phospho máu.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Xác định tỷ lệ hạ phospho máu ở các bệnh<br /> nhân thở máy tại phòng hồi sức.<br /> - Xác định các mức độ hạ phospho máu<br /> trong thời gian thở máy<br /> <br /> Gây Mê Hồi Sức<br /> <br /> - Khảo sát liên quan của hạ phospho máu với<br /> các yếu tố ảnh hưởng: Tuổi, giới, thời gian thở<br /> máy, thuốc lợi tiểu, chế độ dinh dưỡng, tình<br /> trạng nhiễm trùng, lọc máu liên tục<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và phân tích.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên nhập phòng<br /> hồi sức có chỉ định thở máy, từ tháng 7- 2013 đến<br /> tháng 4- 2014 tại bệnh viện Thống Nhất thành<br /> phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân ngộ độc thuốc phospho hữu cơ.<br /> Bệnh nhân suy thận mạn. Bệnh nhân hạ<br /> phospho trước khi thở máy.<br /> <br /> Cách thức tiến hành<br /> Tất cả những bệnh nhân có chỉ định thở máy<br /> được đưa vào nghiên cứu, khám lâm sàng, làm bệnh<br /> án nghiên cứu. Các số liệu thu thập được ghi trong<br /> phiếu thu thập dữ liệu, mỗi bệnh nhân một phiếu.<br /> - Xét nghiệm phostpho máu: Trước ngày thở<br /> máy, ngày thứ 01 (Thời điểm To), ngày thứ 03:<br /> (Thời điểm T1), ngày thứ 06: (Thời điểm T2),<br /> ngày thứ 09: (Thời điểm T3). Ngưng xét nghiệm<br /> khi chỉ số phospho máu giảm.<br /> - Ghi nhận: Tuổi bệnh nhân, giới tính, bệnh<br /> lý chính của bệnh nhân (bệnh nền), nguyên nhân<br /> thở máy, thời gian thở máy. Kết quả xét nghiệm<br /> phospho máu ở các thời điểm thở máy.Tình<br /> trạng nhiễm trùng, chế độ dinh dưỡng: tĩnh<br /> mạch, kết hợp, thuốc lợi tiểu, lọc máu liên tục.<br /> Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử<br /> dụng các phép kiểm định trung bình và độ lệch<br /> chuẩn, phép kiểm T-Test, phép kiểm χ2 (chi bình<br /> phương), ngưỡng ý nghĩa thống kê p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2