intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu và vòng quay phải thu khách hàng của doanh nghiệp công nghệ viễn thông tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của nghiên cứu này là kiểm tra thực nghiệm chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu và vòng quay phải thu khách hàng của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu và vòng quay phải thu khách hàng của doanh nghiệp công nghệ viễn thông tại Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU VÀ VÒNG QUAY PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG TẠI VIỆT NAM TS. Đỗ Đức Tài, PGS, TS. Trần Mạnh Dũng, TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng TÓM TẮT Mục đích chính của nghiên cứu này là kiểm tra thực nghiệm chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu và vòng quay phải thu khách hàng của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây, số liệu của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông trong giai đoạn 2017- 2021. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng biến tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGR) và vòng quay phải thu khách hàng (RTR) để đo lường chỉ số tài chính của doanh nghiệp công nghệ viễn thông dựa trên phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Chúng tôi đã thực hiện một số phân tích mô tả, so sánh với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để đánh giá và đo lường các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp này. Sự khác biệt giữa tăng trưởng doanh thu và vòng quay phải thu khách hàng giữa các doanh nghiệp có số năm niêm yết từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại là không có ý nghĩa thống kê. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị được trình bày nhằm cải thiện các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông. Từ khóa: Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGR), vòng quay phải thu khách hàng (RTR), doanh nghiệp công nghệ viễn thông, chỉ số tài chính, kế toán ABSTRACT EVALUATION OF SALE GROWTH RATE AND RECEIVABLE TURNOVER RATIO OF TELECOMMUNICATIONS TECHNOLOGY FIRMS IN VIETNAM The main purpose of this study is to empirically test the sale growth rate (SGR), receivable turnover ratio (RTR) of telecommunications technology firms listed on the Vietnam stock market. The authors collected secondary data from previous studies, data of telecommunications technology firms for the period of 2017-2021. In this study we use variable of sale growth rate (SGR) and receivable turnover ratio (RTR) to measure the financial ratios of telecommunications technology firms based on mixed research methods. We have performed some descriptive analysis, compared with support by software Stata to evaluate and measure financial ratios of telecommunications technology firms. The results show that there is a big difference in financial ratios of these firms. The difference of sale growth rate and receivable turnover ratio between enterprises has the number years posted up is 10 years or higher and the remaining enterprises is not statistically significant. Based on the research results, some recommendations are presented to improve the financial indicators of telecommunications technology firms. Keywords: Sale Growth Rate (SGR), Receivable turnover ratio (RTR), telecommunications technology firms, financial ratios, accounting 1. GIỚI THIỆU Tính đến nay, có 22 doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đó là sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sở giao địch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Các doanh nghiệp này đang đóng góp vai trò quan trọng, tích 362
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, ngành Công nghệ Viễn thông ngày càng thu hút nguồn nhân lực trẻ đam mê khoa học công nghệ và là một trong những ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng không ngừng tăng cao. Bằng việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến theo nhiều phương thức khác nhau, ngành Công nghệ Viễn thông đã làm thay mọi mặt của cuộc sống, hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, mỗi quốc gia. Đại dịch Covid19 bùng phát và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Để ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid19, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đều tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, các gói thầu về công nghệ dự kiến được đẩy mạnh trong những năm tới. Mặt khác, thuê bao băng rộng cố định và mạng 5G sẽ là hai yếu tố ngày càng được nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng. Bên cạnh đó, nhu cầu chuyển đổi số tăng cao của khách hàng trên thế giới và tại Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp công nghệ viễn thông được hưởng lợi từ xuất khẩu phần mềm. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ viễn thông phải liên tục phát triển với khả năng tài chính đủ mạnh, và khẳng định được năng lực tài chính vững mạnh. Nghiên cứu này đánh giá và đo lường hai (02) chỉ số tài chính cơ bản bao gồm: tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGR) và vòng quay phải thu khách hàng (RTR). Nghiên cứu này được kết cấu gồm 6 phần: Phần 1 là giới thiệu, phần 2 trình bày cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu, phần 3 là phương pháp nghiên cứu, phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu, phần 5 là thảo luận và hàm ý quản trị, và phần 6 trình bày kết luận. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu Tốc độ tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy được nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tư, mở rộng sản xuất, đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà đầu tư. Tăng trưởng còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Về mặt lý thuyết, tăng trưởng có thể mang lại những lợi nhuận quan trọng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chưa chắc đã là một điều tốt vì nó có thể mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. Khi năng suất và khả năng quản lý không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì một tốc độ tăng trưởng phù hợp với năng suất và năng lực quản lý dựa trên một kế hoạch kinh doanh cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007); Onaolapo & Kajola (2010); Abbasali & Esfandiar (2012) cho thấy, tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) lại cho rằng tốc độ tăng trưởng không có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng được thể hiện bởi “tốc độ tăng trưởng doanh thu”. Tốc độ tăng trưởng doanh thu được xác định như sau: 363
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ă𝑚 𝑠𝑎𝑢 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 = 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 2.2. Hệ số hệ số vòng quay khoản phải thu Hệ số hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable turnover ratio) là một cách tính trong kế toán để kiểm tra mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp khi thực hiện việc thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của khách hàng. Dựa vào chỉ số này có thể đưa ra đánh giá khách quanh về mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Việc tính số vòng quay nợ phải thu có thể được thực hiện theo năm/quý/tháng. Cách tính số hệ số vòng quay khoản phải thu như sau: Hệ số hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng/Trung bình khoản phải thu. Trong đó (i), Doanh thu bán chịu ròng = Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ - Khoản doanh thu bán chịu mà khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. (ii) Trung bình khoản phải thu = Trung bình cộng của khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ Một doanh nghiệp mà có nhiều khoản phải thu cũng giống như việc cho khách hàng vay tiền mà không lấy lại được khoản tiền gốc và tiền lãi. Thông thường khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp phải kèm theo một điều khoản trong đó yêu cầu phía khách hàng phải thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ trong vòng từ 30 - 60 ngày. Dựa vào hệ số vòng quay khoản phải thu có thể đưa ra được những đánh giá ban đầu về khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp đó hay hiệu của việc cấp tín dụng tại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Dựa vào hệ số này cũng có thể biết được số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt trong doanh nghiệp. Hệ số vòng quay khoản phải thu là một trong những nhân tố ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp (Padachi, 2006; Lazaridis & Tryfonidis, 2006). Hệ số vòng quay khoản phải thu ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp (Napompech, 2012). Hệ số vòng quay khoản phải thu tác động ngược chiều đến rủi ro tài chính (Võ Minh Long, 2020). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu để đánh giá chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGR) và vòng quay phải thu khách hàng (RTR) của doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh việc thu thập các công trình nghiên cứu trước đây chúng tôi thực hiện việc phỏng vấn các chuyên gia là những giảng viên hàng đầu về tài chính, kế toán; giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp công nghệ viễn thông. Phương pháp nghiên cứu định tính định hướng và sàng lọc kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây; từ đó, nghiên cứu này kế thừa và áp dụng. Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng, dữ liệu được tổng hợp trong 5 năm, từ năm 2017 đến năm 2021. Căn cứ vào các trang web có uy tín như http://cafef.vn; https://financevietstock.vn, cophieu68.com.vn và công ty dịch vụ dữ liệu toàn cầu, chúng tôi thu thập dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như SGR, RTR. Mẫu nghiên cứu là 22 doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng 364
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” khoán Việt Nam (cophieu68.vn), với 2 chỉ tiêu tài chính trong 5 năm; chúng tôi đã thu thập được 110 quan sát. Sau đó chúng tôi đánh giá, phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1 cho biết chỉ số tài chính khi xét riêng từng doanh nghiệp công nghệ viễn thông trong từng năm, bên cạnh những doanh nghiệp có chỉ số tài chính tốt thì vẫn còn những doanh nghiệp có chỉ số tài chính hạn chế nhất định (nhìn bảng 1). Bảng 1: Chỉ số tài chính của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2017-2021 Mã CK Năm SGR RTR (lần) Mã CK Năm SGR RTR (lần) ADC 2021 -21,4% 6,06 SMT 2021 12,5% 3,09 ADC 2020 0,5% 17,98 SMT 2020 54,3% 8,49 ADC 2019 8,6% 15,85 SMT 2019 -49,7% 2,63 ADC 2018 14,8% 15,63 SMT 2018 34,6% 6,36 ADC 2017 26,9% 12,69 SMT 2017 5,9% 4,31 CKV 2021 11,2% 9,03 SRA 2021 -36,8% 0,38 CKV 2020 10,6% 7,82 SRA 2020 -33,4% 0,95 CKV 2019 46,3% 4,48 SRA 2019 -25,4% 3,78 CKV 2018 51,1% 4,27 SRA 2018 898,2% 3,87 CKV 2017 -14,9% 2,87 SRA 2017 212,0% 1,23 CMG 2021 -73,5% 0,96 ST8 2021 -30,6% 5,96 CMG 2020 6,5% 4,14 ST8 2020 -29,2% 6,27 CMG 2019 -6,2% 3,89 ST8 2019 -14,7% 17,66 CMG 2018 6,5% 4,24 ST8 2018 12,9% 17,69 CMG 2017 11,0% 4,86 ST8 2017 5,3% 23,49 ELC 2021 -17,8% 1,18 SVT 2021 23,7% 1,82 ELC 2020 -8,3% 1,25 SVT 2020 1,4% 1,94 ELC 2019 112,2% 1,05 SVT 2019 359,2% 3,15 ELC 2018 -26,6% 0,86 SVT 2018 -47,6% 0,91 ELC 2017 -56,9% 1,29 SVT 2017 -24,7% 2,02 FPT 2021 19,2% 5,06 TST 2021 1,6% 0,63 FPT 2020 7,7% 4,58 TST 2020 -1,3% 0,61 FPT 2019 19,5% 4,08 TST 2019 -24,2% 0,52 FPT 2018 -46,3% 3,55 TST 2018 -44,5% 0,73 FPT 2017 7,0% 6,68 TST 2017 93,5% 1,17 ITD 2021 -92,9% 0,23 TTZ 2021 1017,1% 0,25 ITD 2020 52,5% 2,01 TTZ 2020 -95,9% 0,01 ITD 2019 -12,4% 1,64 TTZ 2019 -93,1% 0,21 ITD 2018 10,3% 2,10 TTZ 2018 316,1% 3,30 ITD 2017 -56,0% 2,03 TTZ 2017 -56,7% 0,98 KST 2021 -62,4% 2,18 UNI 2021 -77,9% 2,17 KST 2020 25,9% 1,99 UNI 2020 -42,7% 1,85 KST 2019 -7,4% 1,45 UNI 2019 -15,9% 0,21 KST 2018 -31,0% 2,13 UNI 2018 -51,9% 0,20 KST 2017 20,2% 2,69 UNI 2017 -52,3% 0,38 ONE 2021 11,1% 2,17 VAT 2021 -12,5% 1,08 ONE 2020 64,6% 2,26 VAT 2020 7,4% 1,01 ONE 2019 1,0% 2,81 VAT 2019 -98,2% 0,02 ONE 2018 -12,5% 2,02 VAT 2018 -10,3% 0,96 ONE 2017 -23,4% 1,75 VAT 2017 -12,5% 1,08 POT 2021 2,6% 1,54 VIE 2021 -16,8% 1,83 POT 2020 -9,5% 1,94 VIE 2020 -18,3% 1,53 POT 2019 -27,6% 1,54 VIE 2019 133,2% 3,31 POT 2018 -4,7% 2,35 VIE 2018 14,4% 1,87 POT 2017 35,9% 1,51 VIE 2017 -29,4% 1,73 SAM 2021 -0,9% 0,90 VLA 2021 85,6% 3,17 SAM 2020 -33,8% 1,20 VLA 2020 -22,9% 3,31 SAM 2019 8,6% 1,90 VLA 2019 -21,6% 4,37 SAM 2018 20,3% 1,91 VLA 2018 47,1% 3,61 SAM 2017 21,8% 1,78 VLA 2017 -14,1% 4,10 SGT 2021 49,4% 0,52 VTC 2021 -67,1% 1,18 SGT 2020 -32,3% 0,52 VTC 2020 -34,4% 1,65 SGT 2019 2,3% 1,37 VTC 2019 33,2% 1,68 SGT 2018 -16,4% 0,99 VTC 2018 14,7% 1,54 SGT 2017 13,3% 1,28 VTC 2017 44,1% 1,42 Nguồn: https://finance.vietstock.vn/; http://cafef.vn, công ty dịch vụ dữ liệu toàn cầu và các tác giả tổng hợp 365
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Chỉ số SGR Bảng 2: Chỉ tiêu SGR bình quân qua các năm của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bình Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 quân 2017-2021 SGR% 5,76 53,08 11,82 -7,42 35,28 19,70 Nguồn: https://finance.vietstock.vn/; http://cafef.vn và các tác giả tổng hợp Bảng 3: Chỉ tiêu SGR bình quân qua các năm (2017-2021) của từng doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam SGR
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 5: Chỉ tiêu RTR bình quân qua các năm (2017-2021) của từng doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đơn vị tính: lần) STT RTR
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 6: Thống kê mô tả tổng quát và thống kê mô tả chi tiết Thống kê mô tả tổng quát Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max SGR 110 ,2023186 1,435797 -,98245 10,17063 RTR 110 3,315868 4,152859 ,0137542 23,48975 Thống kê mô tả chi tiết stats SGR RTR N 110 110 sum 22,25505 364,7455 range 11,15308 23,476 variance 2,061514 17,24624 cv 7,096714 1,25242 skewness 5,376775 2,802508 kurtosis 34,97589 11,11039 p50 -,0111336 1,922973 Sources: Authors synthesized and Stata Sofware 13 Theo các chuyên gia tài chính và các chuyên gia được phỏng vấn, thời gian niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Thời gian niêm yết để so sánh, đánh giá các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thông thường là theo chu kỳ 5 năm. Ngoài ra, ngày 28/7/200, trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, chúng tôi lựa chọn việc chia mẫu theo thời gian niêm yết từ 10 năm trở lên. Tiếp theo, so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp có thời gian niêm yết từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại. Thời gian niêm yết (YPU): Biến giả là 1 nếu doanh nghiệp có có thời gian niêm yết từ 10 năm trở lên và trường hợp còn lại bằng không (0). Bảng 7 và bảng 8 cho thấy, có 64 lượt doanh nghiệp có số năm đăng ký hoạt động từ 10 năm trở lên. Các doanh nghiệp có số năm đăng ký là 10 năm trở lên có SGR thấp hơn các doanh nghiệp khác. Sự khác biệt của SGR giữa các doanh nghiệp có số năm đăng ký từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại là không có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,3674> 0,05, giá trị chênh lệch 0,2514054) (Bryman & Cramer, 2001; Kohler & Kreuter, 2005; Torres-Reyna, 2007; Ditzen, 2018). Các doanh nghiệp có số năm đăng ký là 10 năm trở lên có RTR cao hơn các doanh nghiệp khác. Chênh lệch giữa RTR giữa các doanh nghiệp có số năm niêm yết từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại là không có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,5478> 0,05, giá trị chênh lệch 0,4854416) (Bryman & Cramer, 2001; Kohler & Kreuter, 2005; Torres-Reyna, 2007; Ditzen, 2018). 368
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 7: So sánh chỉ số SGR giữa doanh nghiệp có thời gian niêm yết từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại Ttest SGR, by (YPU) Two-sample t test with equal variances Group Ob Mean Std. Std. [95% Conf. s Err. Dev. Intervall] 0 46 ,34859 ,25523 1,7310 - ,86265 08 54 ,165468 04 8 1 64 ,09718 ,14787 1,1830 - ,39269 54 58 06 ,198320 16 7 Combine 11 ,20231 ,13689 1,4357 - ,47364 d 0 86 79 97 069008 58 6 Diff ,25140 - ,80198 54 ,2777672 ,299177 82 5 diff = mean (0) – mean (1) t = 0,9051 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 108 Ha: diff < 0 Ha: diff ! = 0 Ha: diff > 0 Pr (T < t) = 0,8163 Pr (|T| > |t|) = 0,3674 Pr (T > t) = 0,1837 Sources: Authors synthesized and Stata Sofware 13 Bảng 8: So sánh chỉ số RTR giữa doanh nghiệp có thời gian niêm yết từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại Ttest RTR by (YPU) Two-sample t test with equal variances Group Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Intervall] 0 46 3,03343 ,5121843 3,473803 2,001838 4,065022 1 64 3,518871 ,5744442 4,595554 2,370936 4,666807 Combined 110 3,315868 ,3959596 4,152859 2,531089 4,100647 Diff -,4854416 ,8050934 -2,081276 1,110393 diff = mean (0) – mean (1) t = -0,6030 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 108 Ha: diff < 0 Ha: diff ! = 0 Ha: diff > 0 Pr (T < t) = 0,2739 Pr (|T| > |t|) = 0,5478 Pr (T > t) = 0,7261 Sources: Authors synthesized and Stata Sofware 13 5. THẢO LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm buôn bán sản phẩm điện tử, tin học, thiết bị vật tư, sản xuất phần mềm vi tính, dịch vụ phần mềm và gia công phần mềm, dịch vụ tích hợp hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp, phân phối máy tính, dịch vụ hạ tầng viễn thông (Telecom) và một số ngành kinh doanh khác. Hầu hết các doanh nghiệp công nghệ viễn thông luôn duy trì một danh mục dàn trải nhiều công ty thành viên. Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: Vốn chủ sở hữu, tài sản, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất 369
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, vòng quay phải thu khách hàng... thì có thể khẳng định năng lực tài chính của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn có những hạn chế, rủi ro tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp so với các doanh nghiệp khác ngành. Đối với ngành công nghệ thông tin và ngành viễn thông, dịch bệnh Covid19 tạo ra thách thức nhưng cũng đem đến những cơ hội. Doanh nghiệp ngành này đã nhanh nhạy nắm bắt để vươn lên và phát triển bền vững. Dịch Covid19 đã đẩy nhanh làn sóng chuyển đổi số và đầu tư công nghệ tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Đồng thời, tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho các doanh nghiệp công nghệ tiên phong cung cấp các giải pháp, nền tảng, dịch vụ và sản phẩm chuyển đổi số. Doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin được hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới và cùng đó là sự gia tăng của các gói thầu đầu tư công nghệ. Đó là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp này cải thiện các chỉ số tài chính, trong đó bao gồm SGR và RTR. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp luôn phải bảo đảm hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển để có thế đứng vững trên thị trường. Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong suốt thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng giúp doanh nghiệp tích lũy về vốn, đầu tư cơ sở vật chất để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Vì vậy, tăng trưởng là cơ hội phát triển, mở rộng hoạt động và nâng cao lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hướng tới việc quản lý tốt tăng trưởng doanh thu bằng cách: (i) Cần tích cực thâm nhập vào đầu tư các dự án công nghệ cao: Nhu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh hiện nay tại Việt Nam đang rất lớn và Nhà nước đang có nhiều ưu đãi. Vì vậy, cần lựa chọn những dự án tốt về công nghệ, viễn thông để đầu tư. (ii) Cần đầu tư nguồn lực nhằm thiết lập kênh thông tin điều tra nhu cầu của khách hàng và thường xuyên nhận phản hồi từ khách hàng. Chính vì vậy, việc đầu tư nguồn lực nhằm hiểu nhu cầu khách hàng và nhận phản hồi từ khách hàng, từ đó, xác định được những điểm mạnh và điểm yếu để tiến hành những giải pháp cần thiết điều chỉnh nhằm cải thiện những mặt còn yếu là nhân tố rất quan trọng nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Các chuyên gia được phỏng vấn cho rằng, khi phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các DN cùng ngành, các DN cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý. Ngoài ra, khi phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu, cần đề cập đến: (i) Phương thức bán hàng của doanh nghiệp: Thông thường, ở các doanh nghiệp bán lẻ bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng thấp, ngược lại ở các doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, do chính sách bán hàng trả chậm của các doanh nghiệp này. (ii) Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Với những doanh nghiệp mà kỳ hạn tín dụng dài, số dư nợ định mức cho khách hàng cao thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Do tín dụng bán hàng là phương thức kích thích tiêu thụ nên xem xét, đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh 370
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghiệp. (iii) Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Đây cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị chỉ tiêu này. Nếu khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ hai trường hợp trên thì tỷ trọng này càng cao thể hiện tình hình sử dụng vốn chưa được tốt. Doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; như: giảm mức dư nợ định mức cho các khách hàng thanh toán chậm, ngưng cung cấp hàng hóa dịch vụ, bán các khoản nợ cho các công ty quản lý nợ, nhờ pháp luật can thiệp. 6. KẾT LUẬN Nhu cầu về chuyển đổi số, sử dụng công nghệ trong các hoạt động ngày càng mở rộng ở tất cả các tổ chức, doanh nghiệp… chứng tỏ tầm quan trọng của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá, phân tích và đo lường 02 chỉ số tài chính bao gồm SGR và RTR của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự khác biệt giữa tăng trưởng doanh thu (SGR) và vòng quay phải thu khách hàng (RTR) giữa các doanh nghiệp có số năm niêm yết từ 10 năm trở lên và các doanh nghiệp còn lại là không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu góp phần vào sự hoàn thiện khung lý thuyết về tài chính doanh nghiệp, kế toán. Nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá và đo lường 02 chỉ số tài chính bao gồm SGR và RTR của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng trên thực tế, có nhiều chỉ tiêu tài chính khác cũng cần được làm rõ. Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung các chỉ tiêu tài chính khác để nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu lớn hơn, đa dạng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Võ Minh Long (2020). Một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính – Nghiên cứu doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX), Tạp chí khoa học - Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, 03, 77-88 2. Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011). Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Ngành Xây dựng niêm yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 3. Websites: cophieu68.vn; cafef.vn; https://vietstock.vn [Vietnamese]… Tài liệu tham khảo tiếng Anh 4. Abbasali, P., & Esfandiar, M. (2012). The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange. International Journal of Business and Commerce, 1(9), 166-181. 5. Bryman, A., & Cramer, D. (2001). Quantitative data analysis with SPSS release 10 for windows: A guide for social scientists. 6. Ditzen (2018). Estimating dynamic common-correlated effects in Stata. The Stata Journal, 18(3), 585-617. https://doi.org/10.1177/1536867X1801800306 7. Kohler, U., & Kreuter, F. (2005). Data Analysis Using Stata. College Station, TX: Stata Press. 371
  11. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 8. Lazaridis, I., & Tryfonidis, D. (2006). Relationship Between Working Capital Management and Profitability of Listed Companies in the Athens Stock Exchange. Journal of Financial Management and Analysis, 19(1), 26-35. 9. Napompech, K. (2012). Effects of Working Capital Management on the Profitability of Thai Listed Firms. International Journal of Trade, Economics and Finance, 3, 227-232. https://doi.org/10.7763/IJTEF.2012.V3.205 10. Onaolapo, A. A., & Kajola, S. O. (2010). Capital structure and firm performance: Evidence from Nigeria. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 25, 70-82. 11. Padachi, K. (2006). Trends in Working Capital Management and Its Impact on Firms’ Performance: An Analysis of Mauritian Small Manufacturing Firms. International Review of Business Research Papers, 2, 45-58. 12. Torres-Reyna, O. (2007). Panel Data Analysis Fixed and Random Effects Using Stata (v. 4.2). Data & Statistical Services, Priceton University. 13. Zeitun, R., & Tian, G. G. (2007): Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan. Australasian Accounting Business and Finance Journal, 1(4), 40-61. --- Thông tin tác giả - TS. Đỗ Đức Tài, Trường Đại học Lao động – Xã hội, 43 Trần Duy Hưng, Hà Nội Email: taiketoanquocte@gmail.com Điện thoại: 0904509101 Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: Kế toán, kiểm toán và phân tích - PGS, TS. Trần Mạnh Dũng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng, Hà Nội Email: manhdung@ktpt.edu.vn Điện thoại: 0947120510 Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: Kế toán, kiểm toán và phân tích - TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Số 298 Cầu Diễn, Hà Nội Email: nguyenthixuanhong@haui.edu.vn Điện thoại: 0988010980 Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: Kế toán, kiểm toán và phân tích 372
  12. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHỐI HỢP HIỆU QUẢ GIỮA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA NỀN KINH TẾ ThS. Đỗ Thị Thủy, ThS. Trương Thị Luân TÓM TẮT Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn ở Việt Nam, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán là hai thị trường bộ phận của thị trường tài chính, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lãi suất tăng, thị trường chứng khoán sụt giảm, vốn từ thị trường chứng khoán có xu hướng chạy sang thị trường tiền tệ. Ngược lại, khi thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt, lãi suất trên thị trường tiền tệ thấp, vốn có xu hướng chạy sang thị trường chứng khoán. Bài viết về thực tiễn Việt Nam, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, phân tích thực trạng mối quan hệ đó trong 2 năm 2020-2021 và 6 tháng đầu năm 2022 ở nước ta, khuyến nghị giải pháp góp phần phát triển bền vững hai thị trường này. Từ khóa: thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, phối hợp hiệu quả, bối cảnh mới ABSTRACT EFFECTIVE COOPERATION BETWEEN MONEY MARKET AND STOCK MARKET IN THE NEW CONTEXT OF THE ECONOMY Theoretically as well as practically in Vietnam, the money market and the stock market are two part markets of the financial market, closely related to each other. When interest rates rise, the stock market declines, capital from the stock market tends to flow to the money market. Conversely, when the stock market is doing well, interest rates in the money market are low, which tends to flow to the stock market. The article is about Vietnamese practice, using traditional qualitative research methods, analyzing the current situation of that relationship in the two years 2020-2021 and the first six months of 2022 in our country, recommending solutions to contribute to the development of Vietnam. sustainable development of these two market. Keywords: money market, stock market, effective coordination, new context 1. MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Thị trường tiền tệ Việt Nam chính thức ra đời từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi nước ta thực hiện đổi mới hoạt động ngân hàng. Đến nay hai thị trường này đã có bước phát triển vượt bậc theo hướng hội nhập với cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Sự phối hơp các dòng chảy vốn giữa hai thị trường góp phần tạo vốn và cung ứng vốn với lãi suất ngày càng hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh mới của kinh tế Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay. Tuy nhiên thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về sự phối hợp điều hành quản lý hai thị trường này cũng như điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Việc phân tích thực trạng phát triển hai thị trường nói trên đưa ra khuyến nghị có liên quan là có ý nghĩa hết sức thiết thực trong giai đoạn hiện nay tại Viêt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tham luận của nhóm tác giả nghiên cứu về thực tiễn, không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên số liệu và tư 373
  13. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” liệu thứ cấp của một số cơ quan, tổ chức, tiến hành đánh giá, nhận xét và đưa ra khuyến nghị giải pháp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan một số góc độ liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán 3.1.1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Cho đến giữa năm 2022, đại dịch Covid 19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đặc biệt là tại Trung Quốc vẫn phải giãn cách xã hội ở nhiều thành phố lớn và thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên trong năm 2020 - 2021 và đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến theo hai chiều, phát triển nhanh trong 2 năm 2020 - 2021 và bị điều chỉnh mạnh từ đầu năm 2022 trong bối cảnh mới. Tổng số tài khoản các nhà đầu tư mở tại các Công ty chứng khoán (CTCK), số dư tiền gửi bình quân của các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tại các CTCK, dư nợ cho vay của các CTCK đối với các nhà đâu tư, doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán đều tăng lên mức kỷ lục. Tình hình đó ảnh hưởng nhất định đến thị trường tiền tệ (TTTT), đến điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, cũng như điều hành chính sách tài chính (CSTC) của Bộ Tài chính. Trong năm đầu tiên diễn ra đại dịch Covid-19, đó là năm 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã diễn ra những kết quả ấn tượng. Tính đến hết năm 2020, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các CTCK vào khoảng 60.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm và đây là con số kỷ lục trong lịch sử. Trong đó chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31/12/2020. Tuy nhiên đến năm 2021, năm thứ hai diễn ra đại dịch, TTCK tiếp tục đạt được những kỷ lục mới (SSC 2019-2022). Năm 2021 tiếp tục có số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán tăng kỷ lục. Tính đến hết ngày 31/12/2021, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2021 đạt 1.552.634 tài khoản, bằng con số của hơn 4 năm trước cộng lại. Con số kỷ lục này đã góp phần nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đến hết năm 2021 đạt trên 4,3 triệu tài khoản, trong khi giai đoạn đầu của TTCK Việt Nam chỉ có 3.000 tài khoản chứng khoán. Đặc biệt, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã tăng khoảng gấp 6,5 lần trong vòng 10 năm qua và đến hết năm 2021 đạt khoảng 50 tỷ USD (SSC 2019-2022) Tham khảo diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong 4 năm qua ở hình số 1 dưới đây. 374
  14. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hình số 1: Diễn biến chỉ số VN–Index và thanh khoản trên Thị trường chứng khoán Nguồn: Dữ liệ FiinPro, Agriseco Research và SSC 2019 - 2022 Trong năm 2021 dòng tiền đầu tư tiếp tục chảy mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng tài khoản NĐT mở mới cũng tiếp tục tăng mạnh. Dự báo trong năm 2022 dòng tiền và số lượng tài khoản chứng khoán mở mới giếp tục tăng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 405.000 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản) (SSC 2019-2022). Trong 6 tháng đầu năm 2022, các Nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 1,8 triệu tài khoản, vượt qua con số kỷ lục 1,5 triệu tài khoản trong cả năm ngoái. Lượng tài khoản mở mới trong 6 tháng đầu năm chiếm đến 1/3 tổng số tài khoản chứng khoán trong hơn 22 năm hoạt động. Đáng chú ý, lượng tài khoản mới lớn chưa từng có trong lịch sử TTCK Việt Nam lại xuất hiện đúng vào giai đoạn sóng gió nhất của thị trường trong nhiều năm trở lại đây. Từ đầu năm 2022 đến hết tháng 6/2022, VN-Index giảm hơn 20% với 70% số cổ phiếu giảm điểm. Trong đó, gần một nửa số cổ phiếu trên 3 sàn chứng khoán có mức giảm lớn hơn VN-Index, 1/4 số cổ phiếu trên sàn giảm gấp đôi chỉ số này từ đầu năm. Tính tới cuối tháng 6/2022, tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước đạt hơn 5,0 triệu, tương đương khoảng 5,1% dân số. Đồng thời, triển vọng TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi, ra mắt các sản phẩm mới, như: T0, phái sinh, bán khống. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới tăng mạnh cho thấy triển vọng và tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam, góp phần trong việc duy trì thanh khoản của thị trường (SSC 2019-2022). Phân tích về lĩnh vực phát hành Cổ phiếu và Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), đến hết năm 2021 tổng giá trị hai loại chứng khoán này đạt 155.588 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 375
  15. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2020; huy động vốn cho ngân sách nhà nước qua hình thức phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP) đạt 318.000 tỷ đồng. Kỳ hạn huy động phát hành TPCP bình quân dài nhất là 13,92 năm, với mức lãi suất huy động bình quân thấp nhất đạt 2,3% năm, góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công của Chính phủ. Ngoài ra, huy động vốn qua phát hành TPDN đạt kỷ lục trên 500.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay (SSC 2019-2022). Bên cạnh việc nhà đầu tư mở tài khoản mới, sự bùng nổ thanh khoản trong mỗi phiên giao dịch cũng rất lớn; trong đó, một nguồn vốn đầu tư rất lớn đó là sự hỗ trợ từ dòng tiền margin, tức là các Công ty chứng khoán cho nhà đầu tư, khách hàng đang mở tài khoản của công ty, cầm cố cổ phiếu đang sở hữu để vay tiền đầu tư mua thêm cổ phiếu trên thị trường. Đến cuối năm 2021, ước tính dư nợ cho khách hàng vay đầu tư chứng khoán, mà chủ yếu là cho vay margin tại các công ty chứng khoán trên toàn Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt khoảng 193.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8,4 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện tại, tăng gần 90% so với thời điểm tháng 6/2021. Đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Đó là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên, tức là Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế có thể lên tới hơn 200.000 tỷ đồng, ước tính lên tới 250.000 tỷ đồng (SSC 2019-2022). Như vậy một lượng lớn tiền nằm trên thị trường tiền tệ, thì trong những tháng cuối năm 2020 đã được chuyển mạnh mẽ sang thị trường chứng khoán, thể hiện ở số dư tiền của nhà đầu tư tại CTCK tăng vọt trong quý cuối năm 2020, nhưng số dư tiền gửi cá nhân tại nhiều NHTM giảm nhẹ hay không tăng như thường lệ nhiều năm trước đó. Nguồn tài trợ cho vay của các công ty chứng khoán ngoài vốn chủ sở hữu phần còn lại đến chủ yếu từ nguồn vốn vay, bao gồm: vay các NHTM Việt Nam, phát hành trái phiếu ngắn và dài hạn. Đến cuối năm 2021, tính dư nợ cho khách hàng vay đầu tư chứng khoán, mà chủ yếu là cho vay margin tại các CTCK trên toàn TTCK Việt Nam đạt khoảng 193.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8,4 tỷ USD (tính theo tỷ giá hiện tại), tăng gần 90% so với thời điểm tháng 6/2021. Đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Đó là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên, tức là NHTM, CTCK và nhà đầu tư (NĐT). Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế có thể lên tới hơn 200.000 tỷ đồng, ước tính lên tới 250.000 tỷ đồng (SSC 2019-2022). Đến cuối tháng 6/2022, dư nợ cho khách hàng vay đầu tư chứng khoán, mà chủ yếu là cho vay margin tại các CTCK trên toàn TTCK Việt Nam đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, giảm hơn 30.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Bên cạnh đó, nhiều khoản vay với mục đích tiêu dùng của khách hàng tại các NHTM và công ty tài chính tiêu dùng, nhưng thực chất là đầu tư chứng khoán. Nên con số thực tế vốn vay từ các định chế tài chính: công ty chứng khoán, công ty tài chính tiêu dùng, NHTM… để đầu tư chứng khoán trên toàn TTCK Việt Nam đến hết tháng 6 năm 2022 là rất lớn. Dòng tiền vốn margin từ các NĐT trong nước đã góp phần quan trọng giúp TTCK Việt Nam đứng vững trước áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối NĐT nước ngoài ở các thời điểm cuối tháng 12/2021 và trong các tháng đầu năm 2022 (SSC 2019-2022). Cho khách hàng vay Margin và ứng trước tiền bán chứng khoán cũng như cho vay 3 bên là nguồn thu nhập rất quan trọng của mỗi Công ty chứng khoán. Bởi vì lãi suất cho vay lên tới 14 -15%/năm, thậm chí là cao hơn và lãi tính theo ngày, trong khi lãi suất đầu vào chỉ khoảng 7 - 9%, thậm chí là chiếm dụng được tiền bán chứng khoán của nhà đầu tư vì nghiệp vụ T+2. Nếu 1 CTCK có dư nợ cho vay bình quân 1.000 tỷ đồng, mỗi năm có thu nhập tối chiểu 50 - 376
  16. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 60 tỷ đồng, nếu dư nợ bình quân 10.000 tỷ đồng thì mỗi năm thu chênh lệch lãi tới 500 - 600 tỷ đồng nay 40-50 tỷ đồng/tháng (SSC 2019-2022). 3.1.2. Sự phát triển của thị trường tiền tệ Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến hết tháng 4/2022, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD). Tính từ đầu năm 2022, tiền gửi của cư dân đã có 4 tháng tăng liên tiếp, đạt 5,532 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 4, cao hơn 4,37% so với cuối năm 2021 NHNN (2019-2022). Hình số 2: Diễn biến quy mô số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng Nguồn: NHNN (2019-2022) Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý I/2022 số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống TCTD đạt 1,04 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm và cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021. Tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thông ngân hàng tăng liên tục 8 quý liên tiếp từ quý I/2020 NHNN (2019-2022). Cùng với đà tăng tiền gửi tài khoản thanh toán cá nhân, đến hết tháng 3/2022, toàn hệ thống TCTD có 118,6 triệu tài khoản thanh toán thuộc sở hữu của khách hàng cá nhân, tăng 3% so với cuối năm 2021 và cao hơn 14% so với quý I năm trước, ứng với khoảng 14,5 triệu tài khoản được mở mới NHNN (2019-2022). Tiền gửi cùa dân cư giảm có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do quan trọng là một lượng đáng kể số vốn này trên thị trưởng tiền tệ chảy sang thị trường chứng khoán trong điều kiện lãi suất tiền gửi NHTM có xu hướng giảm, TTCK tăng trưởng nóng, tiếp theo đó là kênh đầu tư bất động sản. Phân tích về nguyên nhân tiền gửi doanh nghiệp có tốc độ tăng cao hơn tiền gửi dân cư có thể thấy, trong điều kiện đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp, phải thực hiện dãn cách xã hội, nhiều hoạt động bị đứt gẫy chuỗi cung ứng, nhiều lĩnh vực dịch vụ bị ngưng trệ. Do đó nhiều doanh nghiệp không triển khai được dự án hay triển khai dự án chậm hơn như dự kiến HOSE (2015-2021). Phân tích chi tiết hơn nguyên nhân tiền gửi dân cư tại các TCTD tăng quá thấp, có thể thấy, thu nhập của nhiều người dân, hộ gia đình bị ảnh hưởng, không có tiền gửi NHTM, không có thu nhập từ tiền lương và tiền công, hoạt động sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, nên thậm chí nhiều người phải rút tiền gửi tiết kiệm ra để chi tiêu. Một loạt hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân bị ngưng trệ, không có doanh thu để gửi NHTM, thậm 377
  17. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chí phải rút ra trả nợ, thanh toán tiền thuê nhà, chi trả tiền công. Một nguyên nhân khác, đó là do phải thực hiện giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Một nguyên nhân khá quan trọng khác, đó là nhiều người sử dụng tiền gửi để đầu tư chứng khoán. Một khối lượng đáng kể tiền gửi dân cư tại NHTM chạy sang kênh đầu tư chứng khoán và đầu tư bất động sản. Theo nguồn số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thuộc UBCK NN, tính chung năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, lớn gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm 2017; 2018; 2019 và 2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản). Tổng dư nợ cho nhà đầu tư cá nhân vay mua chứng khoán đến hết năm 2021 đạt 193.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2020. Một lượng lớn tiền của dân cư chạy sang Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản (SSC 2019-2022). Phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Nhìn tổng thể trong năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng đột biến đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường tăng mạnh. Phiên giao dịch gần đây nhất, ngày 19/11/2021, lần đầu tiên nhà đầu tư chứng kiến tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường lên hơn 56.195 tỷ đồng, xấp xỉ 2,5 tỷ USD. Trong 2 tháng 10 và 11/2021, doanh số giao dịch trong mỗi phiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục phá kỷ lục, bình quân cao gấp 3 lần các tháng tương ứng của năm 2019, bình quân tháng 11/2021 đạt trên 40.000 tỷ đồng/ngày (SSI 2019-2022). Diễn biến rất đáng chú ý của TTCK Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 đó là trong khi thanh khoản thị trường liên tục sụt giảm, trái ngược với xu hướng tăng của số tài khoản mở mới. Liên tục giảm từ đỉnh vào cuối năm 2021, giá trị khớp lệnh bình quân trên TTCK trong tháng 6/2022 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Hình số 3: Tương quan diễn biến giữa thanh khoản và tài khoản mở mới tại Công ty chứng khoán Nguồn: SSI 2019-2022 Như vậy có thể thấy, thanh khoản của TTCK Việt Nam diễn ra ngược chiều với số lượng tài khoản của các Nhà đầu tư cá nhân mở mới trong 6 tháng đầu năm 2022. Có nhiều yếu tố có 378
  18. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thể lý giải cho sự sụt giảm thanh khoản trên thị trường như xu hướng tăng lãi suất, ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu, hoạt động siết margin,… Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư đang lỗ sâu, chấp nhận "gồng" đến khi "về bờ" do không chịu sức ép buộc phải bán. "Đóng bảng đi làm việc" trở thành câu khẩu hiệu khá quen thuộc trên các diễn đàn chứng khoán, giao dịch thị trường trở nên ảm đạm cũng không quá bất ngờ. Trước đó, tính từ cuối tháng 11/2021 trở về trước, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng đột biến đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường tăng mạnh. Phiên giao dịch ngày 19/11/2021, lần đầu tiên nhà đầu tư chứng kiến tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường lên hơn 56.195 tỷ đồng, xấp xỉ 2,5 tỷ USD. Trong 2 tháng 10 và 11/2021, doanh số giao dịch trong mỗi phiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục phá kỷ lục, bình quân cao gấp 3 lần các tháng tương ứng của năm 2019, bình quân tháng 11/2021 đạt trên 40.000 tỷ đồng/ngày (SSI 2019-2022). 3.2. Một số nhận xét và đánh giá Các doanh nghiệp cố phần số tiền mặt lớn gửi tại các NHTM cũng là các công ty cổ phần và Tổng công ty cổ phần có mức vốn hóa lớn, có giá cổ phiếu cao và nhiều thời điểm tăng cao trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2 năm gần đây. Bộ Tài chính, NHNN chủ động và kịp thời trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quan trọng phát triển TTCK, sửa đổi, bổ sung quy định về phát hành TPDN; NHNN ban hành Thông tư siết chặt quy định NHTM đầu tư vốn vào TPDN trong điều kiện của đại dịch covid 19. NHNN cũng triển khai các biện pháp phát triển các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nhằm nâng cao hiệu lực điều hành CSTT của NHNN, các công cụ phát triển TTCK trong điều hành chính sách tài khóa của Bộ Tài chính. Hệ sinh thái phát triển các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; điều hành CSTT và CSTK, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, đặt lệnh mua bán chứng khoán điện tử,… đã được hình thành với sự kết nối giữa các CTCK, các NHTM và khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; đồng thời hệ sinh thái đó còn tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến, tạo sự liên thông vốn giữa TTTT và TTCK. Sự phát triển nóng của TTCK trong quý 4/2020, nhiều thời điểm trong năm 2021, thu hút lượng lớn tiền từ TTTT sang TTCK gây ra rủi ro cho cả TTTT và TTCK. Không loại trừ nhiều khoản cho vay của NHTM được khách hàng đầu tư chứng khoán, gây tiềm ẩn rủi ro nếu khách hàng thua lỗ trong đầu tư chứng khoán. Một số CTCK tăng quy mô vay vốn NHTM để cho khách hàng vay đầu tư chứng khoán. Lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam cao hơn mặt bằng lãi suất cho vay của các nước trong khu vực có trình độ phát triển tương đồng và lãi suất cho vay các CTCK cũng vào loại cao nhất. Đây cũng là một sự tiềm ẩn rủi ro và một nguyên nhân làm cho lãi suất cho vay chung trong nền kinh tế khó giảm. 3.3. Kết luận và khuyến nghị Từ những nội dung phân tích và đánh giá nói trên, để góp phần phát triển bền vững hai thị trường như đã đề cập, bài viết xin có một số khuyến nghị sau: Một là, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm phát triển ổn định, bền vững cả TTTT và TTCK. CSTT là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính quốc gia. Do vậy, CSTT và các chính sách vĩ mô khác có quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng hướng tới thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô cho phát triển bền vững của thị trường tài 379
  19. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chính. Các DN đa dạng hóa kênh huy động vốn trên TTCK, không lệ luộc vào kênh tín dụng NHTM. Do vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách vĩ mô (trong đó có CSTT), càng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với các chính sách vĩ mô khác trong nâng cao chất lượng đầu tư công, thu hút cổ đông chiến lược vào các DN đã cổ phần hóa, thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK, thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần; tăng vốn chủ sở hữu cho 3 NHTM NN đã cổ phần hóa bằng hình thức chia cổ tức hàng năm cho đến năm 2025; đồng thời thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa Agribank trong năm 2022. Hai là, Bộ Tài chính và NHNN cần phải kết hợp chặt chẽ trong việc điều hành CSTT và chính sách tài khóa. Đảm bảo sự phối hợp tích cực, đồng bộ từ phía các Bộ, Ngành trong hoạt động của TTTT và TTCK. Ba là, các Công ty tài chính, Công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác cũng là chủ thể có vai trò quan trọng tham gia trên thị trường tiền tệ, trên TTCK cần có biện pháp cụ thể nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho chính mình, chủ động ứng phó trong mọi tình huống biến động bất thường của TTCK Việt Nam. Xét lâu dài, sự phát triển về số lượng và chất lượng của các Công ty tài chính, CTCK, các định chế tài chính khác tham gia trên thị trường tiền tệ, trên TTCK là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh của các thành viên tham gia, thúc đẩy sự phát triển của TTTT, của TTCK. Do vậy, ngoài việc thu hút các CTTC, Công ty chứng khoán, các định chế tài chính khác tham gia trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán thì cũng chính các công ty, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần đưa ra các biện pháp hiệu quả nâng cao uy tín và đảm bảo năng lực tài chính lành mạnh của nhóm chủ thể này. Giải pháp cụ thể xin được đề xuất đối với các CTTC, công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác cũng giống như giải pháp đề ra đối với các NHTM, đó là nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, khả năng phân tích dự báo thị trường, áp dụng các công cụ và phương thức quản lý hiện đại; tập trung giải quyết các khoản nợ xấu; tăng cường hơn nữa tiềm lực tài chính, vốn chủ sở hữu; tăng cường đưa ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và phát triển sản phẩm dịch vụ chứng khoán; thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, năng lực kinh doanh và am hiểu hoạt động của thị trường tiền tệ, của thị trường chứng khoán. Bốn là, để đảm bảo hơn nữa tính an toàn trong hoạt động của các công ty chứng khoán, CTTC và các định chế tài chính khác. Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và NHNN cần tăng cường mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể này, nhất là các hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán. 4. KẾT LUẬN Chính phủ cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và thường xuyên; NHNN và Bộ Tài chính cần chủ động và phối hợp chặt chẽ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Các TCTD và các CTTC, CTCK cần không ngừng đổi mới, tăng cường quản trị rủi ro. Tất cả các chuyển động đó sẽ góp phần phát triển bền vững thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CTCK (2018-2021). Báo cáo tài chính các năm 2019 - 2021 của các Công ty chứng khoán. truy cập từ ngày 1/3/2022 đến ngày 10/4/2022, Truy cập trên trang web của các Công ty chứng khoán được lựa chọn. 2. HNX (2019-2021). Số liệu về giao dịch thị trường hàng ngày tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, truy cập từ ngày 1/3/2022 đến ngày 10/4/2022, www.hnx.vn. 380
  20. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. HoSE (2015-2021). Số liệu về giao dịch thị trường hàng ngày tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM; truy cập tại: www.hose.vn; thời gian truy cập từ ngày 11/7/2022 đến ngày 14/7/2022. 4. NHNN (2019-2022). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề ban hành tháng 11/2020, tháng 1/2021 và tháng 1/2022. 5. SSC (2019-2022), thông tin thị trường tài chính, các tháng trong các năm 2019-2021 và 3 tháng đầu năm 2022, truy cập từ ngày 11/7/2022 đến ngày 14/7/2022, www.ssc.gov.vn. 6. SSI (2019-2022): Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng, các tháng trong các năm 2019 – 2021 và đến tháng 3/2022, Công ty CP chứng khoán Sài Gòn - file mềm gửi qua thư điện tử cho các Nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội. --- Thông tin tác giả: - Th.s. Đỗ Thị Thủy, Trung tâm tuyển sinh và truyền thông – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đơn vị, Dân Tiến - Khoái Châu - Hưng Yên. Email: dothuydh@gmail.com Số điện thoại: 0975015325 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán, Quản Trị Kinh doanh. - Th.S. Trương Thị Luân, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc, Phường Chiềng Ngần – thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. Số điện thoại: 0977727994 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính, Ngân hàng. 381
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2